về nhà thơ trữ tình CUNG TRẦM TƯỞNG [ i.e. Cung Thức Cần 1932- ] Du Tử Lê 's blog
Hành trình vào thế giới thơ CUNG TRẦM TƯỞNG
PHAN NI TẤN
Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn trên văn đàn thi ca Việt Nam. Hành trình vào thế giới thơ Cung Trầm Tưởng, người đọc không thể không đi sâu vào thế giới những hình tượng và tâm hồn nội dung thơ để tìm hiểu về cung cách và sự quan hệ của thi sĩ với con người và cuộc đời.
Thơ Cung Trầm Tưởng có một phong thái rất riêng. Ngay những sáng tác đầu tay, ông đã đến với người yêu thơ bằng vóc dáng của một nhà thơ mà trong con người ông hiển lộ những tài hoa, sâu sắc, buồn vui, ơn nghĩa và quan trọng hơn cả là sự chân thật với chính mình, với con người.
Thi sĩ luôn phóng khoáng, nghĩa là họ vẫn duy trì cái bản ngã uyên nguyên của mình, luôn luôn rưng rưng một cảm hứng trước những vẻ đẹp trần thế.
Trong tình yêu, hầu như con người ai cũng hăm hở, đam mê và cường tráng. Đọc thơ, đặc biệt về thơ tình của Cung Trầm Tưởng chẳng hạn, ta thấy xuyên suốt một niềm vui, niềm hạnh phúc dạt dào và niềm đam mê vô lượng. Tất cả những cảm tính này đều được thi sĩ biểu hiện trên trang giấy một thứ tình yêu da diết trước những vẻ đẹp thăng hoa của dòng đời sinh hóa.
Trong tình yêu, hầu như con người ai cũng hăm hở, đam mê và cường tráng. Đọc thơ, đặc biệt về thơ tình của Cung Trầm Tưởng chẳng hạn, ta thấy xuyên suốt một niềm vui, niềm hạnh phúc dạt dào và niềm đam mê vô lượng. Tất cả những cảm tính này đều được thi sĩ biểu hiện trên trang giấy một thứ tình yêu da diết trước những vẻ đẹp thăng hoa của dòng đời sinh hóa.
Người ta nói đời ngắn ngủi, xốc vác, hỗn độn mà thành sinh động. Khí thơ của Cung Trầm Tưởng nhờ thế đã phát tiết nhiều tinh túy về màu sắc, hình tượng, nhạc điệu, rung cảm, tình, ý… ánh lên những vẻ đẹp ngọc bích, kể cả những vẻ đẹp của dòng sống phức tạp xuyên qua những khía cạnh ngọt ngào và khổ đau.
Làm thơ là một nghề. Cung Trầm Tưởng làm thơ từ cuối thập niên 1940 dai dẳng cho đến ngày nay, ông quả là một “thi sĩ nhà nghề”. Nhưng cũng chính vì nghề như thế mà tôi cho rằng khi làm thơ, những cái gọi là kinh nghiệm sống ở đời, những loại cá tính, những thứ tạp niệm, những trực giác tâm linh giữa sinh, ký, tử, quy v.v… đều được thi sĩ xóa bỏ khỏi tâm não thể lý để hình thành một cõi thơ vô lượng những tri thức, những kiến trúc mới, những âm tiết lạ, qua đó, thơ thực sự hữu ích cho đời sống cộng đồng.
Sinh ra dưới một ngôi sao sáng, từ nhỏ Cung Trầm Tưởng đã được nuôi dưỡng bằng những nụ cười may mắn. Nhà thơ đã từng sống trong vùng hào quang diễm lệ và thở bằng một thế giới hạnh phúc của tuổi trẻ mộng mơ. Để tạo những cảm quan mới lạ qua tư tưởng nghệ thuật, Cung Trầm Tưởng từng hứng khởi quơ tay nắm bắt những cái đẹp từ thướt tha yểu điệu, dịu dàng e ấp tới những cái đẹp phương phi, dạn dĩ, phong trần, qua đó thi sĩ làm thơ để tung hê ý tình. Đặc biệt tình yêu mà Cung Trầm Tưởng thăng hoa không phải là thứ tình yêu như gió thổi, như bọt nước, như mây bay. Chính vì thế, qua cảm hứng nghệ thuật thẩm mỹ của thi ca, Cung Trầm Tưởng đã vẽ rộng ra cái đẹp thuần túy của tình yêu và cõi nhớ, rất riêng, rất gợi cảm, rất Tây, rất Cung Trầm Tưởng.
Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về xứ Mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn…
(Tiễn Em)
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về xứ Mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn…
(Tiễn Em)
Thập niên 50, thơ Cung Trầm Tưởng đã có sắc thái rất mới và lạ, từ hình ảnh, ngôn từ và nhạc điệu luôn luôn được tác giả diễn tả bằng một tâm trạng kỳ thú với tất cả sự rung cảm chân thành. Bài thơ nói trên là bài ngũ ngôn Chưa Bao Giờ Buồn Thế, Phạm Duy phổ nhạc đổi thành Tiễn Em. Thông thường lúc tiễn nhau người ta thường nói những lời tiễn biệt, thì thầm những câu hứa hẹn, người ta bịn rịn nắm tay nhau mà dặn dò, an ủi, khích lệ, khuyên răn… Riêng Cung Trầm Tưởng, ngôn ngữ từ biệt người tình của ông rất “tịch lặng, vô ngôn”, nghĩa là ông không thèm nói một lời nào hết, ngoài cử chỉ và hành động rất Tây, rất Cung Trầm Tưởng:
Hôn!
Năm 1954, Cung Trầm Tưởng mới ngoài 20 đi Tây du học. Đối với giới trẻ Việt Nam, nước Pháp lúc đó là thiên đàng mộng mơ, là ước vọng của một thời. Khi đặt chân tới Kinh Đô Ánh Sáng Paris, thi sĩ đã phơi phới một mối tình với cô gái mắt nâu, tóc vàng sợi nhỏ. Từ đó bài thơ Mùa Thu Paris ra đời trong bối cảnh lãng mạn, trữ tình, giàu chất thơ, thấm đẫm một vẻ đẹp của tình người dị chủng:
Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu…
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm
Mùa thu nơi đâu
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu…
Thời học trung học ở bên nhà có dạn dĩ lắm chúng tôi cũng chỉ dám liếc ngang mái tóc huyền tha thướt xõa bờ vai chớ làm gì may mắn như thi sĩ mà biết “tóc vàng sợi nhỏ” ở tận trời Âu. Thành ra nếu đem so sánh giữa hai loại tóc Đông phương và Tây phương chắc chắn có nhiều điều thú vị.
Hai bài thơ ngũ ngôn trên nằm trong thi tập Tình Ca của Cung Trầm Tưởng xuất bản từ năm 1959, trong đó chỉ có 13 bài thơ, Phạm Duy phổ nhạc 6 bài, ngoài ra còn có tranh phụ bản của Ngy Cao Uyên. Đây là một công trình bắc cầu giữa ba bộ môn nghệ thuật thi ca, âm nhạc và hội họa đẩy thơ Cung Trầm Tưởng bay cao hơn, đi xa hơn.
Tôi còn nhớ hồi ở bên nhà lần đầu tiên nghe ca sĩ Thái Thanh hát những ca khúc Phạm Duy phổ thơ Cung Trầm Tưởng, từ những bài lục bát, ngũ ngôn với phong cách độc đáo về tình yêu trong thơ ca đã gợi lên trong tôi hình ảnh một con tàu: “Người về trong lúc tàu đi. Rớt nhanh một nét tường vi hoang đường”. Người đã về, con tàu vẫn lạnh lùng băng nguồn xuyên sơn, không có dấu hiệu hứa hẹn dừng chân ở một bến đỗ nào.
Chiều đông tuyết lũng âm u
Bâng khuâng chiều tới tiếp thu chiều buồn
Ngày đi tàu cũng đi luôn
Ga thôn trơ nỗi băng nguồn héo hon
Đường xa nhịp sắt bon bon
Tàu như dưới tỉnh núi non vọng ầm
Nhà ga dột mái lâm râm
Máu đi có nhớ hồi tâm chiều nào…
(Chiều Đông)
Bâng khuâng chiều tới tiếp thu chiều buồn
Ngày đi tàu cũng đi luôn
Ga thôn trơ nỗi băng nguồn héo hon
Đường xa nhịp sắt bon bon
Tàu như dưới tỉnh núi non vọng ầm
Nhà ga dột mái lâm râm
Máu đi có nhớ hồi tâm chiều nào…
(Chiều Đông)
Sau này ra hải ngoại, trong những buổi sinh hoạt văn nghệ, gặp nhạc sĩ Phạm Duy, tôi có nói với ông về cảm tưởng của tôi khi nghe nhạc ông phổ thơ Cung Trầm Tưởng, cũng như đọc những bài thơ mới của thi sĩ, dù có đổi khác theo dòng đời dâu bể nhưng hình ảnh con tàu với tiếng còi thét lên ngất ngư trong đêm sương lạnh vẫn cứ băng băng trên đường thiên lý không có trạm dừng chân. Bây giờ Phạm Duy đã ra đi, Thái Thanh đã rơi vào trạng thái lãng quên, nhưng sự kết hợp toàn bích giữa thi ca và âm nhạc một thời vẫn còn đó, vẫn âm vang qua giọng hát từng được mệnh danh là vượt thời gian của Thái Thanh. Và con tàu đó, con tàu thi ca và âm nhạc của hai cây đại thụ cho đến tận bây giờ vẫn miệt mài kéo theo những toa tàu vạch ra một cuộc hành trình xuyên qua không gian và thời gian. Có những con tàu từ sân ga quạnh quẽ và có những con tàu không sân ga luôn luôn đuổi nhau lao vào màn sương đêm, xoáy vào những góc cạnh cuộc đời trên những nẻo đường âm u, khuất nẻo rồi biến mất giữa lưng chừng mệt mỏi. Sân ga tượng hình biệt ly. Nhưng sân ga cũng tượng hình cho tình yêu, là nơi hẹn hò của đôi lứa. Cả hai vẫn chở theo một nỗi niềm.
Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng…
(Chưa Bao Giờ Buồn Thế)
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng…
(Chưa Bao Giờ Buồn Thế)
Thời gian không chờ ai, vẫn lặng lẽ trôi về phía trước. Ngày nay mỗi khi nghe lại những bài nhạc Phạm Duy/Cung Trầm Tưởng, tôi vẫn nghĩ rằng thi sĩ Cung Trầm Tưởng luôn luôn lắng nghe hồn mình trải rộng trên những toa tàu và thầm ước tìm lại chút hơi thở của một thời vọng lại. Ở đó, trên nền tảng của không gian và thời gian đã dựng nên một thời Paris, có phố cổ Mouffetard với quán xá vỉa hè và những cửa hàng truyền thống, có dòng sông Sein mặc áo sương mù, có tranh trường phái Ấn tượng Monet, Renoir và tranh chủ nghĩa Lập thể Braque, Picasso chưng trong những viện bảo tàng, có huyền thoại và văn hoá Honoré de Balzac, Victor Hugo, Alexandra Dumas, Marcel Proust, André Gide, Albert Camus, J.P.Sartre, Saint Exupéry…, có một chút âm nhạc mang hơi hướm thu về từ vườn Luxembourg v.v… Cho tới bây giờ, Cung Trầm Tưởng vẫn coi Paris như là người tình muôn thuở trong tâm hồn nghệ sĩ của ông.
Nói đến thi ca, tôi nghĩ rằng Cung Trầm Tưởng không làm thơ mà làm thi sĩ,vì ông là nhà thơ của trí tuệ, của cái đẹp giữa nhân tình gần gũi, bình dị, thuần lương. Ông chỉ sử dụng văn chương để gởi gắm tự sự tâm tình của mình, nhờ thế sáng tác của ông chia sẻ cùng người đọc vui với niềm vui của ông, cười chung với ông một nụ cười hạnh phúc, nhưng ông cũng không quên gợi lên những tình cảm xót xa, khơi dậy ở người đọc thấm thía một nỗi buồn xoáy vào giải đất tan tác đau thương và thân phận bi thảm của con người. Sau cơn bão thời thế, đất nước bị thống trị bởi tập đoàn, phe cánh, mọi vẻ đẹp trên đời đều bị chà đạp, bắt bớ, đày ải và giam tù. Trong thời kỳ này, Cung Trầm Tưởng, bằng phương thức đột khởi trong ý thức đấu tranh đã khẳng khái chống lại chế độ cường quyền ác bá, một thứ kẻ thù đã dồn, đã đẩy cả dân tộc đứng lên đòi quyền làm người. Trước cuộc sống phẫn nộ, Cung Trầm Tưởng đã dùng tứ thơ cũ để nói lên nỗi nhức nhối rã rời chứa đựng trọn vẹn nỗi bất bình chế độ trong đó chính ông đã bị bắt bớ, đày ải, giam tù. Và sau mười năm lao lý, Cung Trầm Tưởng đã hoàn toàn thay đổi chiều hướng sáng tác từ trữ tình sang dấn thân, thơ tù của ông kết hợp từ thực chất cuộc sống trở nên đanh hơn, hiện thực hơn. Chính sự đối nghịch làm cho thơ phản kháng của ông có một phong cách đứng thẳng. Đứng thẳng như vầu, cây cùng họ với tre, là biểu tượng bất khuất của người quân tử.
Lòng ta đứng vững như vầu
Thân cao lòng thẳng giữa bầu trời xanh
Thân cao lòng thẳng giữa bầu trời xanh
Hoặc
Vầu đanh như thép sáng ngời
Nắng mưa thì cũng trọn đời đứng ngay
(Biểu Tượng)
Nắng mưa thì cũng trọn đời đứng ngay
(Biểu Tượng)
Trong thời chiến, thơ văn viết về chiến tranh là văn học của những bậc anh hùng, ngàn đời được con người kính phục. Bài Vạn Vạn Lý trầm buồn mà hào sảng sau đây nói lên lòng tưởng nhớ những tù hùng đã tuẫn tứ:
Xa xưa… trống lên đường
Tiếng quân hô hào sảng
Nẻo cồn vàng bãi trắng
Sa trường hề sa trường!
Tiếc tháo quắc đau thương
Chinh nhân ngàn dặm ruổi
Gió lên như địch thổi
Đưa ai qua trường giang
Nay cô liêu bạt ngàn
Tiễn ta vào bất tử
Đau thương là vinh dự
Chân đi hất hồng trần
Anh hùng phải quên thân
Hy sinh là tất yếu…
(Vạn Vạn Lý)
Tiếng quân hô hào sảng
Nẻo cồn vàng bãi trắng
Sa trường hề sa trường!
Tiếc tháo quắc đau thương
Chinh nhân ngàn dặm ruổi
Gió lên như địch thổi
Đưa ai qua trường giang
Nay cô liêu bạt ngàn
Tiễn ta vào bất tử
Đau thương là vinh dự
Chân đi hất hồng trần
Anh hùng phải quên thân
Hy sinh là tất yếu…
(Vạn Vạn Lý)
Thi sĩ cũng lên án chế độ sa đích tạo nên một thời kỳ đen tối của lich sử, trong đó cái tang chung mà cả một dân tộc bất hạnh phải gánh chịu:
Tội chúng kéo dài hận cách ly
Chia sông rẽ núi với phân kỳ
Chồng xa cách vợ, con lìa mẹ
Chẳng một người về trăm chuyến đi
(Lũng Kín)
Chia sông rẽ núi với phân kỳ
Chồng xa cách vợ, con lìa mẹ
Chẳng một người về trăm chuyến đi
(Lũng Kín)
Mười năm lao lý với biết bao khổ nạn chung với những đời tù, dù ngút ngát thù hận, xanh xao huyền sử vẫn không đánh mất cái bản ngã thuần lương của một người tù thi sĩ; tấm lòng ông vẫn còn đó cái bồng bềnh, lãng mạng và thủy chung với cõi thơ.
Chữ yêu thương thắm vô vàn
Non đau nước quặn nồng nàn lời ru
Lời thầm tách đá âm u
Ùa reo ánh sáng vi vu gió nguồn…
(Bài Ca Níu Quan Tài, khúc 14)
Non đau nước quặn nồng nàn lời ru
Lời thầm tách đá âm u
Ùa reo ánh sáng vi vu gió nguồn…
(Bài Ca Níu Quan Tài, khúc 14)
Về cái đẹp lóng lánh, cô động của ngũ ngôn:
Cả trời rót nắng ngọt
Sương nhỏ giọt tròn xinh
Hân hoan đến tài tình
Những giọt hồn vô tội…
(Tiếng Chim)
Sương nhỏ giọt tròn xinh
Hân hoan đến tài tình
Những giọt hồn vô tội…
(Tiếng Chim)
Và cái tình muôn thuở của lục bát, cái khí thơ bàng bạc một màu ca dao:
Tôi đi mua nắng huy hoàng
Về nung thành ngọc, thành vàng cho tim
Lửa đời luyện thép rèn kim
Thép già biết chảy khi chìm mến thương…
(Chuyến Chót)
Về nung thành ngọc, thành vàng cho tim
Lửa đời luyện thép rèn kim
Thép già biết chảy khi chìm mến thương…
(Chuyến Chót)
Đọc thơ Cung Trầm Tưởng ta thấy nghệ thuật dùng chữ của ông thường toát ra những hình ảnh sinh động, giàu chất thơ và nhạc điệu tạo nên mặt tươi sáng nhất, đáng yêu nhất trong đời sống con người. Từ đó cho đến nay, Cung Trầm Tưởng vẫn có một vị trí sáng chói trên nền trời thi ca Việt Nam, luôn luôn tạo ấn tượng tốt đẹp về phẩm cách, chiếm được cảm tình và sự tin yêu của người đọc.
Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thúc Cần. Ông sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Du học tại Pháp và Hoa Kỳ. Tốt nghiệp kỹ sư Trường Võ Bị Không Quân Pháp, Cao Học Khí Tượng tại Saint Louis, Hoa Kỳ và Quản Trị An Ninh Quốc Gia Và Tài Nguyên Quốc Phòng Hoa Kỳ (hậu đại học). Về nước phục vụ ngành Quân Chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975, đi tù Cộng sản đến năm 1985 đươc thả về và bị quản chế ba năm tại địa phương. Từ năm 1993 cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ đến nay.
Về hoạt động văn hóa, trước và sau 1975, ông từng cộng tác với nhiều tạp chí Việt – Mỹ trong và ngoài nước. Hội viên liên kết của Văn Bút Pháp và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Từng phát biểu về văn hoá, văn học và đọc thơ tại nhiều nơi trên thế giới.
Tác phẩm đã xuất bản gồm:
– Tình Ca (thơ 1959)
– Lục Bát Cung Trầm Tưởng (Con Đuông 1973)
– Thám Hiểm Không Gian (dịch, Dziên Hồng)
– Lời Viết Hai Tay (thơ 1993, tái bản 1999)
– Bài Ca Níu Quan Tài (thơ 2001)
– Những Dấu Chân Ngang Trên Một Triền Phiếm Định (thơ 2002)
Năm 2012 vừa qua, ngoài tác phẩm dịch thuật kể trên, năm tập thơ còn lại cộng với ba tập thơ mới :Thi Bá – Con Tắc Kè và Bà Góa Phụ, Mỗi Dặm Đường Một Nghìn Bài Thơ và Sáng Ký Về Người Tình Đầu đã được tác giả Cung Trầm Tưởng gom lại thành một tuyển tập mang tên Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tại Virginia, Hoa Kỳ ấn hành. Nhìn chung trong tuyển tập này tác giả chia ra nhiều đề tài chính mà mỗi đề tài đều dựa vào sự cảm hứng trước cái đẹp, sư hạnh phúc và nỗi đau khổ về tình yêu, thân phận, cuộc đời, phong cách sáng tạo và nghệ thuật văn chương của tác giả. Thi ca nói chung và kích thước của tập thơ nói riêng như gói trọn trong tâm hồn nhà thơ để nó trở thành dòng huyết quản, trở thành xương máu, da thịt. Tập thơ như đứa con tinh thần khôi ngô, tuấn tú, sẽ còn đó và mãi mãi còn đó.
Sau sáu mươi năm, thi sĩ Cung Trầm Tưởng góp mặt vào làng thơ đến nay ông vẫn không ngừng canh tác trên cánh đồng thi ca trù phú những hình tượng nghệ thuật sống động về tình yêu, về thân phận và những mảnh đời hiện thực, chứa đựng những nét đặc sắc của nền văn học Việt Nam. ./.
Phan Ni Tấn
------------------------------
trích từ Du Tử Lê' s blog
=================
nhạc sĩ Phan Ni Tấn [Ban Mê Thuột 1948- ]
(courtsey photo:Newvietart.com (fr.)
(Bt)
(courtsey photo:Newvietart.com (fr.)
(Bt)
trích từ Du Tử Lê' s blog
=================
được đăng bởi khedo@outlook.com @ 13:18 0 Nhận xét
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ