Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

bài liên quan, " Nguyễn Ngọc Lan & Những Nhà Tu tiếp tay VC / Nguyễn Văn Lục -- toi ac-congsan.blogspot.com/


    trái qua: Huỳnh Thanh Vân (phu nhân NNLan) + Nguyễn Ngọc Lan + Chân Tín
 + Quản Mỹ Lan + Hà Sĩ Phu
(ảnh: courtesy of Nguyễn Ngọc Giao (Paris)
 (Bt)


Adieux aux armes / Gĩa từ tất cả


Nguyễn Văn Lục
(bài: Việt Sĩ gửi đến)

 ( ...)



Còn nhớ, cách đây 9 năm, ngày 3/5/1998, ông Lan đến chở cha Chân Tín đi dự đám tang nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Trấn. Ngay khi ra khỏi nhà thờ, số 38 đường Kỳ Đồng thì bị một bọn ba bốn người đi kẹp hai bên, đạp vào bánh xe trước của ông làm hai người té nhàọ Nguyễn Ngọc Lan bị chấn thương não bất tỉnh. Người như ông, một cú đạp đó cũng đủ tiêu đời rồị

Trả lời báo Deutsche Presse-Argentur, sau khi tai nạn xảy ra, lm Chân Tín nói rằng lúc đó có 4, 5 cảnh sát đứng gần đó, nhưng họ đã không can thiệp.

Ông Lan phải nằm nhà thương tý chết. Lúc đó ông chỉ cân được 35 kí lô, cao 1 thước bảy, và được 68 tuổị
Với chỉ 35 kí lô, ông đã cố gắng sống để được nói lên lời, để chống đối nhưng cũng để sống còn dưới chế độ Cộng sản cho đến ngày hôm naỵ

Như thế, cũng đủ cho một đời ngườị Ở hải ngoại, đã có thời kỳ, người ta coi như tấm gương kẻ sĩ trong gông cùm CS.

Trước 1963, ít ai nghe nói đến Nguyễn Ngọc Lan. Ông là một linh mục thuộc tu hội dòng Chúa Cứu thế cùng với một linh mục đàn anh là linh mục Chân Tín. Ông được gửi đi du học bên Pháp, theo học ngành triết lý khoa học và đỗ tiến sĩ ở đại học Sorbonne vớI luận án về thuyết tiến hóa. Ông về lại VN dạy các thầy Đại chủng viện dòng Chúa Cứu thế.
Cuộc đời tu trì của ông có khúc quanh, khúc quanh đó vận hành theo khúc quanh vận nước khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Tôi nhận ra rằng, sau ông Diệm đổ, nhiều thứ đổ theo .. Nhưng cũng nhiều thứ từ đó Đứng dậy, trong đó có các tu sĩ tôn giáo thời ông Diệm chỉ có một lãnh tụ, sau ông Diệm thì có nhiềụ.  Mà chỗ thì trước sau cũng chỉ có Một.
Rối beng từ đó.
Sau 1963, ông mon men ra khỏi cổng nhà dòng, mon men hoạt động chính trị. Thánh giá một bên tay phải, bên kia quên tràng hạt. Cũng thế, một bên tay trái, bên kia quên dùị.
Phần lớn chuyện tranh đấu, ông sử dụng ngòi bút khá sắc bén, thông minh và riễu cợt. Khả năng thuyết phục cũng có. Phần còn lại là nhập cuộc, xuống đường. Đúng sai lại là một chuyện khác.

Trong giai đoạn 1964-1975, ông sống nửa đời tu trì, nửa kia tranh đấu chính trị. Có nghĩa là ông tranh đấu chính trị với tư cách một tu sĩ, một linh mục.

Nhưng chiến tranh càng lúc càng leo thang, càng bạo liệt. Thế chống đối, thế đối lập của ông càng rõ. Vai trò tu sĩ dần nhường chỗ cho vai trò trí thức phản chiến, rồi thành phần thứ ba Chọn lựa cuối cùng của ông là đi theo MTGPMN như nhiều trí thức khác.
Nguyễn Ngọc Lan viết báo: ông nằm trong thành phần trí thức khuynh tả cùng với Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Thế Nguyên, Trương Đình Hòe , Trương Bá C ần, Nguyễn Quốc Thái, Diễm Châu, Nguyễn Hữu Tấn Đức vv…Họ chủ trương các tờ báo Hành Trình, Đất Nước v.v.  ...
Phần Nguyễn Ngọc Lan đã đóng góp nhiều bài trên tờ Hành Trình như: "Những kẻ sợ Hòa Bình. Chính trị, tôn giáo hay ảo thuật." Tài liệu và nhận xét bổ túc bài chính trị, tôn giáo hay ảo thuật. Đó là giai đoạn từ 1964 đến 1968. Trên tờ Đất nước, ông tố cáo:" Khi viện trợ Mỹ trở thành quốc sách". Trên tờ Đối Diện, ông viết:" Con trâu trở về hạt cát."

Những bài viết trong giai đoạn này phần lớn đều có tính cách nghiên cứu và nghiêm chỉnh khác hẳn lối viết khích bác và chế riễu sau nàỵ.
Ông chỉ viết bài cho tờ Tin Sáng mà không viết cho tờ Đại dân tộc, mặc dầu cả hai tờ có lúc cùng một cha mẹ đẻ ra, và sau này viết trên tờ Đối Diện do chính ông làm chủ bút.

Hầu hết các bài viết của ông trên tờ Tin Sáng, vào năm 1970-1971 sau này được chọn in thành sách vào 15/10/1971 với lời đề tựa của linh mục Chân Tín.

Đó là cuốn cho Cây Rừng còn xanh lá. Cuốn sách tập hợp 50 bài viết của ông đăng trên các tờ báo kể trên, trong đó có đến 13 bài viết về chiến tranh và hòa bình, 9 bài phê phán thế giới tự do, 10 bài về đế quốc Mỹ, 7 bài về giới sinh viên, 6 bài về tôn giáo …
Có thể nói trong giai đoạn 70 trở đi, Nguyễn Ngọc Lan là cây viết nhiều nhất, xông xáo nhất và viết mạnh mẽ nhất trong nhóm trí thức phản chiến.
Mối quan tâm hàng đầu của ông trước 75 vẫn là hòa bình cho Việt Nam và chống đối sự có mặt của người Mỹ ở Việt Nam . Ông lên án cuộc chiến tranh ở miền Nam . Ông nói về tác hại của cuộc chiến đó với bom đạn và kêu gọi một khát vọng về hòa bình giữa hai phía.

Tất cả nội dung những bài viết đó nay cho thấy chỉ là thứ ảo tưởng trí thức thành thị. Đó cũng là điều mà Nguyễn Văn Trung đã tự phê với tư cách một người cầm bút thuộc nhóm trí thức khuynh tả, được đăng trên tạp chí Văn học Hoa K ỳ, số 174, tháng 10/2000. Và Nguyễn Văn Trung đã đưa ra một lời cay đắng: ” Tham gia Cách mạng là tham gia vào một quá trình tự tiêu diệt sau này”. 

Nguyễn Ngọc Lan, con người của hành động: ông chẳng những năng nổ trong chuyện viết lách, ông còn hăng say tham gia vào tất các sinh hoạt của trí thức phản chiến như đi biểu tình, nếm mùi lựu đạn cay, dùi cui cảnh sát của Trang Sĩ T ấn. Tham dự vào các cuộc biểu tình của sv, ủng hộ sv Huế Sàigòn, ủng hộ sv HuỳnhTấn Mẫm trong việc ra tranh cử Tổng hội Sinh viên. Đi dự các phiên tòa xử các sinh viên như: Nguyễn Thành Công, Long, Tòng, Kiệt trong phiên tòa án Mặt Trận. Ông gọi tất cả những sv đồng hành là những người anh em của ông như Hu ỳnh Tấn Mẫm, Lưu Hoàng Thao, Võ Ba, Hồng Liên, Kim Liên, Tố Nga, Quế Hương. Rồi những anh em như Th ắng, Bút, Khiêm, Đầy, Tài cũng nằm trong danh sách sinh viên ra tòa, nhưng không có mặt vì bị bệnh.

Ông thăm tất cả và cũng nhớ tất cả.
Lần khác cùng với những chiếc áo chùng thâm như Huỳnh Công Minh, Phan Kh ắc Từ, Trần Thế Luân (đã mất) đối diện với cảnh sát của Trang Sĩ T ấn tại bùng binh hồ nước Nguyễn Huệ, trước cửa hạ viện ..Trang Sĩ Tấn dẹp tan biểu tình và còn mình Nguyễn Ngọc Lan nằm phơi nắng ở hồ nước Nguyễn Huệ. Nhóm Hồ Ngọc Nhuận lôi được ông về, ông chỉ kịp thều thào:” Nó đánh trúng d thì đi đứt ". (trích "Hồi Ký Hồ Ngọc Nhuận").
Biểu tình nào mà không có ông: Phụ nữ đòi quyền sống bên cạnh bà Thành, ni sư Huỳnh Liên, đạo quân áo vàng. Biểu tình Ký giả đi ăn mày ,bên cạnh là  Nguyễn Kiên Giang, Tô Nguyệt Đình, Nam Đình, Huỳnh Thành Vị, Thiếu Sơn, Trần Tấn Quốc.
Ông Nguyễn Ngọc Lan  cũng nón lá, cây gậy ăn mày.Tôi gọi đó là một thứ lãng mạn chính trị. Tuyền những ăn mày giả.

Những lần khác, ông cùng với Lý Chánh Trung, Châu Tâm Luân, Nguyễn Văn Trung tìm vào thăm Nguyễn Thành Công ở khám Chí Hòạ

Trong buổi lể tưởng niệm Nhất Chi Mai, bốn năm sau, tức ngày 8/4/1971, Nguyễn Ngọc Lan, với tư cách đại diện ban chủ lễ ấy đã phát biểu:” Người thiếu nữ đã gục xuống trong thầm lặng và cô đơn. Nhưng ý nguyện Hòa bình của Nhất Chi Mai đã vươn cánh bay cao… Bạo lực đã muốn chận ngang cả tiếng nói cuối cùng của người đã “ sống không thể nói, chết mới được ra lời” .

Và đây là lời tường thuật của báo Tin Sáng:” Giọng nói trong và âm vang như bay lên trời cao để tất cả quần chúng có thể nghe được …đám đông bà con đứng bên kia đường Bà Hạt vội chen nhau bước nấc thang chùa Từ Nghiêm để được nhìn rõ mặt vị linh mục trẻ mà tên tuổi thật quen thuộc... " .(trích bản thảo hồi ký HNN)
Và cái bước nhảy chọn lựa cuối cùng của ông là chọn lựa theo MTGPMN. Cùng đồng hành với ông có những người như Lý Chánh Trung, Nguyễn Trọng Văn, Hồ Ngọc Nhuận vv…

Câu chuyện sau 1975

Sau 1975, ông là người của phía bên kia rồi, phía của những kẻ thắng trận. Như những người đồng hành cùng chí hướng với ông, ông “ hồ hởi” đón mừng “ngày giải phóng” đất nước.
Có lẽ ông là người duy nhất có cái can đảm hay “ cả gan “ dùng những danh từ thần học Kitô giáo để gán cho ngày giải phóng. Trong Ky -giáo thường dùng những chữ như Tin mừng ngày Chúa ra đời hay Tin mừng ơn cứu độ. Chữ Tin mừng ở đây hiểu theo nghĩa một thông điệp từ Trời cao gửi đến cho nhân loạị .Chữ đó đã bị Nguyễn Ngọc Lan thế tục hóa thành Tin mừng ngày giải phóng. Hay ông sử dụng tinh thần Hiến chế: 'Gaudium et Spes' cho mục đích chính trị. Gaudium et Spes nay được hiểu là: anh em ơi, hãy vui mừng, đó là tin mừng cứu độ đã được gửi tới anh em ..

Trước 1975, ông cũng dùng thứ ngôn ngữ tôn giáo đó cho những mưu cầu chính trị như: Chúa hôm nay vẫn ở ngoài đường. Xin được chối từ thiên đường. Chiến tranh của 500.000 “ lính Chúa Ky- tô”, là sai lầm, bất công. Chúa đang sắp vác chiếu ra tòạ
Đó là một xúc phạm. Nhiều người Thiên Chúa giáo cảm thấy bị sốc, dị ứng về lối chơi chữ của ông.

Ông  Nguyễn Ngọc Lan cũng là người duy nhất sau 1975, cởi bỏ áo nhà tu, hoàn tục và lấy vợ công khaị Nói đúng ra, trước 1975, ông che dấụ. Sau này, ông đã quyết định tuyên bố công khai trên tờ Đứng Dậy do ông làm chủ bút và làm lễ cưới đàng hoàng tại hai địa điểm: nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế và Câu lạc bộ Phục Hưng của các cha dòng Đa Minh. Như thế là gián tiếp có sự đồng thuận của cả hai dòng tu nàỵ.Đằng sau đám cưới là lm Nguyễn Huy Lịch và Nguyễn Đình Đầu điều động, chạy lăng xăng hết mình có Nguyễn Quốc Thái, bạn thân của ông. Cũng có mặt đủ bá quan văn võ, phần đông là giới trí thức trẻ thuộc thành phần tả phái trước 1975. Lúc ở Câu lạc bộ Phục Hưng thì có một số bạn bè trẻ làm một “ hàng rào danh dự ” do Hồ Công Hưng, Vũ Sinh Hiên? Và cả quan khách để đề phòng ngừa đám giáo dân Vườn Xoài đến hỏi chuyện. Nhưng đã không có chuyện gì xảy ra .Cái này, hầu hết viết lại theo trí nhớ, có thể sai sót.

Nhiều anh em coi đó là một quyết định can đảm và trung thực hơn là cứ dấm dúi, lén lút. Tu được thì tu, không được thì cởi áo, hoàn tục. Có những trường hợp như ông linh mục Phan Kh ắc Từ, có vợ, có con, mời cán bộ đảng viên đến ăn thôi nôi mà vẫn khoác áo nhà tu. Coi không được. Nhưng nào phải ông muốn thế. Ông xin cởi áo, hoàn tục. Họ không cho. Nhưng chính cái đảng của ông ép buộc ông cứ phải đóng vai linh mục như thế. Mới đây nhất, tôi được bạn bè trong nước gửi cho số báo Công giáo và Dân tộc, tôi vẫn thấy chình ình tên: LM Phan Kh ắcTừ trong nhóm người cộng tác.

Chẳng phải chỉ có bên Công giáo đâu, bên Phật cũng có những ông sư như thế. Dại gì kể ra để bị chụp mũ. (...) * Mới đây lại có cái bả vinh danh 17 người Hải ngoại, tôi có người quen không dám nhận, vì sợ hiểu lầm thấy sang bắt quàng làm họ. Tôi ngứa tay muốn viết rồị.

-----------
* - tạm lược một số chữ . (Bt)

Ở Việt Nam, có nhiều điều phải về mới biết, phải sống tại chỗ mới hiểụ
Rõ nhất là câu chuyện sau đây, tôi đưa ra để mọi người hiểu cho rõ. Trong buổi tiếp kiến phái đoàn miền Nam ra Bắc dự Hội nghị Hiệp thương thống nhất, cả Lê Đ ức Thọ và Xuân Thủy đều đồng ý không được phép gọi là ngụy quân, ngụy quyền nữạ Và đến đầu năm 1976 mới nặn ra được một thông cáo về vấn đề nàỵ Đọc cho rõ:

Cục Báo chi xuất bản. số 06/BCXB

Kính gửi: các cơ quan Thông Tấn xã, Đài phát thanh và Đài truyền hình, các báo chí Miền, Thành phố và các Tỉnh.
Chấp hành ý kiến của lãnh đạo, chúng tôi xin thông báo đến các đồng chí được rõ:
Kể từ nay, các bài viết đăng trên báo và phát trên đài, ta nên thống nhất dùng chữ” những người trong quân đội và chánh quyền của chế độ cũ” thay cho chữ” ngụy quân và ngụy quyền Sàigòn” đã dùng trước đâỵ
Mong các đồng chí chú ý thực hiện đúng.

Ngày 17 tháng 2 năm 1976
TM Ban lãnh đạo
Cục báo chí xuất bản
(ký tên và đóng dấu)
T.T.T

Nay đã trên 30 năm, như trong bài viết Sử phi Sử của tôi, tôi cho mọi người thấy được rằng, họ vẫn chính thức gọi là " bọn ngụy quân, ngụy quyền."
Ai tin , cứ việc tin.

Hà nội tôi thế đó

Ông là một trong số 25 nhân vật được mời ra Hà nội tham quan Hội Nghị Hiệp Thương Thống Nhất vào đầu tháng 9/1975. Thật ra đúng cái tên của nó phải gọi là: Hiệp thương chánh trị thống nhất tổ quốc về mặt nhà nước. Tôi xin kể tên vài người: nữ nghệ sĩ Kim Cương, linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung, Lê Hi ếu Đằng, Ni sư trưởng Huỳnh Liên. Trưởng phái đòan miền Nam là Phạm Hùng, luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm phó. Nhưng kiếm mỏi mắt cũng không ai thấy Nguyễn Hữu Thọ đâu. Phía Hà Nội là ông Trường Chinh và Xuân Thủỵ. Khi về, có ba bốn người viết bài ghi lại chuyến tham quan nàỵ Có bài viết của Lý Chánh Trung, rất tròn không sửa vào đâu được. Có bài viết của Hồ Ngọc Nhuận, cũng khá tròn. Tý nữa ta đọc thử.
Và đây là bài trả bài của Lê Hi ếu Đằng đăng trên Tin Sáng :” Những cái hôn thắm thiêt, những bàn tay siết chặt tưởng chừng như không không muốn rời ra. Đây là cuộc Bắc Nam sum họp một nhà cảm động và đông đủ 
nhất …"
Kể ra mấy tay Nam Kỳ cũng thuộc bài đến là lẹ như cái hôn thắm thiết.. tay siết chặt, không gỡ ra được. Chưa hết đâu. Phải tham dự đủ “các tiệc tiêu chuẩn”, Phải gặp gỡ tất cả vì thương, vì nhớ vì muốn gặp mặt nên ai cũng muốn.. Nào cơm nhà Nguyễn Đình Thi, thịt chó nhà Tô Hoài, nhà thơ Bảo Định Giang. Ấy là chưa kể các buổi gặp gỡ các lãnh đạo tư tưởng như Hoàng Tùng, Tố Hữu rồi các nhà thơ Cù Huy Cận, Nguyễn Tuân.
Chưa kể kỳ nữ Kim Cương ngồi nghệt mặt và đờ người ra nghe đại tướng Võ Nguyên Giáp thuyết trình về Cái lá sầu riêng của mình.
Còn Ni sử trưởng Huỳnh Liên không hiểu bằng cách nào vẫn ngồi kiết tọa lắng nghe ông Lê Duẩn nói rồi tỉnh bơ lên tiếng:” Ông nói tiếng gì nãy giờ tôi không hiểu gì hết “
Ông Lê Duẩn cười: Tôi nói tiếng Quảng Trị hơi khó nghe, lại có tật nói lắp. (...)

Khi về lại Sàigòn, LCT có kể như thế này: Ra Bắc, gặp một cô gái lái đò, cô hỏi: có phải là giáo sư LCT không? Đúng là tôị .Trước 1975, cháu có đọc nhiều bài viết của chú, cháu thích lắm. Ở Hà Nội, cả một phái đoàn đông đảo như thế. Có một thanh niên nói to: Ai là LCT cho biết. Là tôi đâỵ. Cũng bài bản như cô lái đò: tôi có đọc…. LCT tấm tắc đưa ra nhận xét: Trình độ văn hóa ngoài Bắc cao. Chiến tranh như thế mà một cô lái đò cũng tìm đọc LCT ở trong Nam ..
Màn kịch đó vẫn còn tiếp diễn.
Khi đoàn đại biểu thành phố Hồ Chí Minh được xướng danh, ai cũng được thăng lên chức cụ hết. Vì thế mới có màn cụ Huỳnh Tấn Mẫm, cụ Lê Văn Nuôi, đại diện cho sinh viên, học sinh Sài gòn.
Khi về lại Sàigòn thì các ông này được điều động để nói về chuyến đi của mình tại hai địa điểm là rạp Rex và tại Đại học do Ủy ban Mặt trận dân tộc khu Sài gòn Gia định tổ chức. Xin thưa là lúc đó còn mồ ma MTDTGP.
Anh nào từ Hà nội về cũng đều phải trả bàị Lớn trước bé sau .. Anh nói trước thì dễ, anh nói sau thì khó, vì chả lẽ lặp lại …Đó là cái khó của đàn em Hồ Ngọc Nhuận phải phát biểu sau cùng. Ông nói: ”Là người phát biểu sau cùng, tôi thấy lúng túng .. Tất cả những góc cạnh, nếp sống miền Bắc, các đại biểu lên trước tôi đã hầu như nói hết cả rồi” …
Và cuối cùng Hồ Ngọc Nhuận cũng rặn ra được mấy câu sau đây:”Chủ nghĩa xã hội là con đường tiến lên tất yếu đó … Và chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi tin rằng độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc phải được gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Câu chuyện 25 năm sau, chính Hồ Ngọc Nhuận viết lại và xin được trích nguyên văn: “Khi tôi bước khỏi bục nói lúc bấy giờ, có nhiều thính gỉả đến bên tôi khen ngợi, tán thưởng …Những bà con đó bây giờ ở đâu ? Có bao nhiêu bà con đã ra đi ? Và dù ở đây hay ở đâu, có bao nhiêu bà con vẫn tán thưởng, và có bao nhiêu bà con nhìn đi chỗ khác ?..
Phảị.Có bao nhiêu bà con nhìn đi chỗ khác? Hồ Ngọc Nhuận phải thấm đòn lắm mới viết được một câu như vậỵ
Và tôi nữa, sau 25 năm, khi đọc lại chính mình, tôi tìm thấy được bao nhiêu phần trăm của tôi hôm nay trong đó ? Trong những gì mình viết, suy nghĩ, khẳng định năm xưa.
Tất cả sự nghiệp tranh đấu, viết lách, phá rối miền Nam , cuối cùng chỉ còn lại mấy lời bộc bạch ở trên?
Riêng Nguyễn Ngọc Lan thì xui xẻo hơn với bài “Hànội tôi thế đó”. Nguyễn Ngọc Lan viết với thiện ý. Hà Nội tôi thế đó có nghĩa là có xấu, có tốt. Chẳng hạn căn nhà lúc rời Hà Nội thế nào, quét vôi màu gì thì sau mấy chục năm vẫn là nước quét vôi đó. Nghèo lắm. Nhưng đáng thương, đáng quý vì phải dành công của để đánh thắng giặc Mỹ. Nhưng đảng và nhà nước không hiểu như thế thắc mắc: Hà nội tôi thế đó là như thế nàỏ Thay vì Hà nội tôi thế đó thì chỉ cần thêm một cái dấu huyền là nó chửi xéo mình: Hà Nội tồi như thế đó.
Chỉ có thể một thế thôi .Mà cái thế đó cứ thế mà kéo dài như thế, thế hết năm này sang năm khác.
Kết quả, linh mục Huỳnh Công Minh đến nói phải quấy với Nguyễn Ngọc Lan. Thôi thì tờ Đứng Dậy đã “hoàn thành nhiệm vụ” của nó rồi, mình tính sang chuyện khác. Lãnh đạo tính nhờ anh đứng chủ bút tờ báo Thần học Công giáo ; [vì] Đứng Dậy nghỉ chơị.  Xét ra cũng phảị Tình cờ mà có đến ba tờ báo Công giáo sau 75: Tin Sáng do Ngô Công Đức, người Công giáo đứng tên. Đứng Dậy do Nguyễn Ngọc Lan. Rồi còn Công giáo và Dân tộc thì đương nhiên CG do Trương Bá C ần chủ bút. Coi sao được. Vậy là lần lượt Đứng Dậy không Đứng Dậy được nữa, Tin Sáng trở thành Tin tốị Cuối cùng còn lại có Công giáo và Dân tộc.
............ ......... ......... ............ ......... ..
Chuyện còn dài xong .Chết là hết.  . /.

nvl
(bài: Việt Sĩ gửi đến.)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ