Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

' 5000 Km Xuyên Việt: YÊN BÁI -- ĐỀN HÙNG/ PHÚ THỌ -- HÀ NỘI ' / trích đoạn bút ký Thế Phong

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

5000 km xuyên việt:  yên bái -- đền hùng/ phú thọ -- bút ký thế phong.


hà nội 40 năm xa- thế phong-
nxb thanh niên

                                                       
                   ...  yên bái-- đền hùng/ phú thọ-- hà nội
                                       bút ký : thế phong

  
                             Thế Phong ngồi bó gối trước một khách sạn ở Yên Bái
                                                                              (ảnh chụp năm 2006) 
                      
                                 trong một quán cà phê ở Yên Bái 
                                                                            (ảnh chụp 2006

                                                                 ảnh dưới: chụp ở Thác Bà ( Sapa)





                                         
                                                                          

Có một lần, thầy giáo X... ( tôi quên tên) mời ba tôi lên xã Hiền lương chơi, dặn tôi trông nhà cẩn thận, không được đi đâu, ai hỏi không mở cửa, ở trong nhà hỏi vọng ra,  phải lễ phép, xin ghi lại phương danh khách đến giờ, ngày nào, lý do đến- rồi về trình lại.

Trời mưa như trút, gần tối vẫn chưa thấy bố về, vưa sốt ruột, vừa sợ, tôi đành liều khóa cửa, đi tìm bố.  Khi gần tới trường Hiền lương, có một cầu khỉ, chỉ có một cây gỗ lớn bắc ngang, dưới kia,nước chảy xiết -- tôi đành liều bò qua,  2 chân sau nhích từng bước theo 2 tay nhích từ phía trước, hệt một chú chó.   Nhờ ánh sáng lễ hội  trống chiêng từ đền Mẫu Âu Cơ gần đó, qua được     cầu dễ dàng hơn.  Tôi đưa tay lau mồ hôi giỏ giọt trên trán, vì quá sợ-- chẳng hiểu tại sao ba tôi đang ngồi dự tiệc, ông lại nhìn thấy tôi.  Ông gọi vào, chẳng hỏi han gì, giáng ngay mấy cái tát nổ đom đóm  mắt. Mọi người trong lễ hội đứng ra can.  Tôi ôm mặt, không dám khóc, tìm một chỗ xa xa nép mình,  lòng đầy căm giận.

 Ba tôi lại trở lại bàn dự tiệc cùng các bô lão, chức sắc trong đền -- hàng năm sau tết ta, vào ngày 7 tháng giêng ta, xã Hiền lương gióng chuông trống, mổ lợn, gà, đãi tiệc thật lớn nhớ lại tích Mẫu Âu Cơ dẫn 50 con trai lên rừng, còn lang quân với 50 cậu xuống biển. 

Lợi dụng thời cơ, tôi lẻn ra bến đò huyện Hạ hòa,  tìm đò xuôi làng Vần, huyện Trấn yên- Yên bái,  rồi đi qua làng Đại lịch, để về nông trại ở làng Bữu(xã Thượng bằng la, huyện Văn chấn- Yên bái) . Tôi bất chấp gian nguy dọc đường, dầu hổ, báo vẫn thường xuất hiện vồ mồi, kể cả người-- cũng mặc -- tôi đem theo mấy nhánh tỏi xoa vào mũi, tin rằng  hổ, báo sẽ không  ngửi thấy hơi người, tự nhiên có sức mạnh lạ kỳ.  Giả thiết, lần này về được nhà, tôi xin mẹ cho phép ở nhà, không đi theo ba nữa,

Vừa bước xuống bến, có người từ phía sau nắm cổ áo tội giật ngược, quay lại, thì là ba tôi.  Giật tay khỏi ông, định thần chạy thì không kịp nữa -- tôi chắc mẩm, thế nào cũng sẽ được ăn trận đòn thừa sống thiếu chết đây-- nhưng không,  lần này tôi nghe được lời nói rất dịu dàng,

"Ba xin lỗi để con ở nhà một mình, mà trời lại mưa gió như thế này, con sợ là phải thôi.  Thôi ta về, ba sẽ không đánh con đâu, đừng sợ."

Đó là kỷ niệm cuối cùng của đứa trẻ 10 tuổi, đối với bố -- một lần duy nhất, ông có lời nói thật dịu dàng, vuốt tóc con, ôm chặt vào lòng-- vào một đêm mưa gió ở bến đò xã Hiền lương, huyện Hạ hoà, tỉnh Phú thọ.


                                                             ***

 Rồi,  khoảng cuối năm 1945-  một buổi chiều,  dân làng nghe tin có đoàn quân Pháp thất trận của tướng Alexandrie , chạy trốn Nhật đảo chính, từ mạn Phú yên đi về xã Thượng bằng la, men qua Nghĩa Lộ ,Tú Lệ, Lào cai, sang Vân Nam-Trung hoa lánh nạn.   Lực lượng Việt Minh mở chiến dịch 'vườn không, nhà trống', ra lệnh cho dân chúng di tản, người thì chạy vào rừng sâu ẩn nấp, kẻ theo đường mòn ra Đại lịch, làng Vần, huyện Trấn yện, trốn chạy quân Pháp thất trận.  Và, gia đình tôi từ ngày đó ly tán- Việt Minh cầm giữ ông giáo Đỗ văn Đức giỏi tiếng Pháp,  họ cho ông giáo dễ dàng làm tay sai, hoặc, theo đoàn quân Pháp sang Tàu. 

Gia đình tôi chỉ còn mẹ tôi, chị Bích (con nuôi) và tôi lếch thếch trốn chạy, tôi nhớ rõ trong túi còn tờ giấy bạc 20 đồng, tiền mới in ra- mẹ tôi buộc phải xé, tiếc qúa, tôi lấy dao phạt cây nứa, nhét tờ giấy bạc vào đó giấu. 


                                                            ***
                                                               
                                                  Thế Phong và vợ 
                                                                       ( cổng lên đền Hùng, Phú thọ, 2006)
      
Khúc phim dĩ vãng tắt, tôi bừng tỉnh, vợ chồng tôi đang  ở Nhà Bảo tàng đền Hùng- Phú thọ,  đoàn du lịch đã leo lên đền thượng ở trên núi. Chỉ còn 3 người, vợ chồng tôi, và một bà già trầu Nam bộ,  đi loanh quanh trong khu vườn cây um tùm, màu xanh mướt, có nhiều khóm cọ mới trồng.  Phú thọ vốn nổi tiếng đất trồng cọ, dân miền trung châu Phú thọ, Yên bái, thường dùng lá cọ lợp nhà, lá cọ cuốn dày hơn lá cọ xẻ, lợp mái lá cọ cuốn dày có thể trụ được dăm, mười năm, mới phải lợp lại.

Nhìn đồi cọ, tôi  nhớ lại nông trại gia đình tôi ở  làng Bữu, đồi cọ cao vút mười mấy thước, chim yểng [nhồng] hàng đàn về làm tổ trên ngọn cọ, hót líu lo vào chiều tối, nơi nào đất lành thì chim đậu.  Nhưng, tới một buổi sang đầu mùa xuân, chúng bay đi, buổi chiều tối hôm ấy, không còn được nghe tiếng hót nữa, dàn chim yểng lông đen nhánh, mỏ đỏ nữa, chúng đã bỏ đi thật rồi- mẹ tôi bảo sẽ có điềm gở xảy ra.  Thì, mùa thu năm ấy cuộc kháng chiến bùng nổ, loạn lạc, gia đình ly tán, vợ chồng, con cái, mẹ cha thất lạc nhau trên đường chạy loạn.  Khẩu hiệu 'vườn không, nhà trống' triệt để áp dụng, du kích xã cầm súng đến, hùng hỗ, buộc đốt nhà, bỏ của cải , lên đường đi di tản.

Tôi nói với vợ, " cứ nhìn thấy lá cọ là nhớ đến nông trại, nhớ ba, nhớ me, mà ,giờ đây không thể hình dung nổi khuôn mặt người ra sao nữa!". 

                                              Thế Phong nói với vợ:
                                             " cứ nhìn thấy lá cọ là nhớ đến nông trại, nhớ ba, nhớ mẹ..."


                                                            ***

Bữa cơm trưa tại nhà hàng Lồng Đỏ, 2195 đường Hùng Vương, đại lộ thênh thang của Khu Công nghiệpThủy vân- Việt trì, thật vừa miệng.  Số nhà mang 4 hàng số, tôi ghi đủ- chứng tỏ trục lộ không những dài tăm tắp, 2 làn đường rộng mênh mông, chiều ngang mấy chục thước-  khác xa với 'đường cách mạng thênh thang 8 thước'/ thơTố Hữu đã ước ao, nay tụt hậu rồi!  Xe hơi nối đuôi nhau chạy, khiến người muốn băng qua đường phải vất vả hết sức, hết nhìn trước, nhìn sau, ngang, dọc, đôi mắt láo liên canh chừng khoảng cách an toàn tối thiểu, để khỏi bị tai nạn, què, cụt, mất mạng như chơi.   Còn muốn ngước mắt lên ư, phải rướn cổ, mà chưa nhìn rõ tầng chót lâu đài khách sạn cao vút từng mây- tôi có cảm tưởng  mình như chàng nhà quê ra phố lần đấu ngớơc mắt nhìn nhà cao trong  tác phẩm Les lettres Persannes. 

Tự thầm thì, như đang nói chuyện với người cô ruột, bà Đỗ thị Thảo:

                                                         bà  Đỗ thị Thảo  khi định cư ở Mỹ. ( ảnh 1 và 2) 


 "cô Thảo của cháu ơi, cháu đã về nguyên quán, hệt như tên mất gốc của dòng họ Đỗ, có lẽ ,trưởng tộc đã bị bật rễ rồi, chẳng còn tìm thấy nhà ông bà nội Đỗ văn Phác+ Phạm thị Thắm- vì, Việt trì hoàn toàn đổi khác 100% đối với cháu, một thành phố rất xa lạ.  Cô Thảo ơi, cháu định viết một lá thư ngỏ gửi kèm những tấm ảnh chụp tại Khu Công nghiệp Thủy Vân-Việt trì-Phú thọ- gửi bà Đỗ thị Thảo *, hiện đang sống vật vã trong một khu nursing home nào đó ở Vancouver, thì phải?   Chồng bà qua đời, còn 4 trai, 1 gái, thì 3 trai thành đạt: 2 kiến trúc sư, 1 thạc sĩ khoa học, trai út công nhân, gái bị tâm thần nhẹ, hành nghề "baby -sit".  Trưởng nam Dương mạnh Hùng [1942- ? ], tốt nghiệp kiến trúc sư ở Saigon, chuẩn úy Võ bị Thủ Đức, sang Mỹ tu nghiệp đúng vào đầu 1974, và 30-4- 75, Saigon thay chủ-  cậu ta ở  lại luôn- sau làm chủ sở hữu 2 căn nhà. Bố mẹ được bảo lãnh qua, trưởng nam cho thuê lại, lấy 400 đô- la/ tháng.  Làm cho một công ty của Mỹ, sang công tác ở Trung Đông qua đời, hình như doanh trại bị đột kích.   Con trai thứ 2 du học ở Australia từ 1967, thạc sĩ khoa học bị "mát dâykhùng khùng ", lấy vợ trễ- một thứ nam khác tốt nghiệp kiến trúc sư ở Saigon, vượt biên sang Mỹ, học lại, tốt nghiệp kiến trúc sư Hoa Kỳ- còn đứa con gái duy nhất, cử nhân việt-hán Saigon,  bị thất tình, hơi  khùng khùng. Cả mấy đứa con ruột đều coi mẹ mình như dì ghẻ.  Bà mẹ sinh năm 1917, sống thui thủi nơi trại dưỡng lão, không con cái thăm nom - ai hỏi, chỉ lắc đầu, " tôi vốn dĩ "tứ cố vô thân", sang Mỹ theo chương trình nhân đạo, con cái thì không, chẳng họ hàng, nào còn có ai đâu mà nương với tựa, cha mẹ tôi, chính là 'American welfare'." 

                                                 Dương mạnh Hùng  Nga [vợ]
                                                                               ảnh do Nga cung cấp, 1995. 

                                    bà mẹ sinh năm 1917 [ Đỗ thị Thảo] thời còn xuân sắc.

                                              6000 KM XUYÊN VIỆT  / THẾ PHONG
                                                                    chân dung bà Đỗ thị Thảo  ( giữa)

-------------
*   " 5000 KM XUYÊN VIẾT", nơi trang 4, có lời 
       ghi  'tặng bà Đỗ thị Thảo '- cô ruột tác giả.


                                                                                     ***

" Anh Năm ơi, xe sắp qua ranh giới Việt trì, phải vậy không? Cảm ơn thật nhiều!
Chẳng hiểu sao, tôi lại cảm ơn, và cảm ơn ai - cảm ơn cái gìtại sao cảm ơn! chẳng ai hiểu, kể cả bác tài.(lẽ đương nhiên như vậy rồi.) 


14 giớ 15 đến thủ đô.   

Nắng còn gắt, giữa một chiều rực rỡ.

Chụp một bức ảnh thứ 2 toàn đoàn, trước lăng Bác-  một phó nháy lém lỉnh, láu cá, láu tôm bậc thượng thừa, biết chốp thời cơ, thảo thuận rất nhanh với hướng dẫn viên Tua, để thực hiện bài bản chụp ảnh cả đoàn .
  
                                      hướng dẫn viên Tua ( bên phải) + tác giả 

Tầt cả anh chị em, cô bác tranh thủ tập trung tại chỗ này, xếp thành 2 hàng - cô bác lớn tuổi đứng sau, các vị trẻ tuổi, hoặc già gân, thì ngồi hàng đầu.  Đứng hay ngồi- xin cô, bác, ông, bà, anh, chị, em luôn luôn giữ tư thế vui vẻ, đời người chẳng ai tắm 2 lần trên cùng dòng sông- qúy vị  sẽ chẳng bao giờ được chụp chung một tấm thứ 2 đông đủ, hào hứng, như buổi chiều đẹp trời của ngày 13 tháng 10 năm 2006, trước lăng Bác như thế này. Xin tập hợp nhanh nhanh, tranh thủ còn nắng, ảnh mới đẹp...

                                                         Thế Phong  vợ( chụp ở khu nhà Sàn Bác Hồ)
                                                 
                                                   ,  trước cổng chùa Trấn Quốc

                           Thế Phong  vợ,  đứng bên này bờ  Bến Hải (hướng Nam, Bắc)
                                                              (ảnh chụp 2006) 


Chương trình vào thăm lăng Bác không thể thực hiện được, vì, Lăng  Bácđang trongthời kỳ đóng cửa để tu sửa.  Chúng ta khẩn trương thật nhanh, để còn có thời gian  tham quan phủ Chủ tịch.  Xin quí vị nhớ cho, tự thân đến đây không dễ có cơ may được thăm riêng rẽ; chỉ phái đoàn, hay, đoàn du lịch mới được chấp thuận đăng ký tham quan - lời hướng dẫn viên Tua oang oang, hai tay vỗ vào nhau. 

Chung tôi ngồi ăn kem ở căng-tin Khu nhà Sàn bác Hồ, đã nhìn thấy chàng thợ ảnh có mặt, tay cầm một lô ảnh, tay huơ huơ, miệng nói dẻo quẹo,

" Mời cô bác, anh chị nhận phóng ảnh 13x18 thật đẹp, tấm ảnh lịch sử có một không 2- một lần tới thủ đô và có một lần đi về mang theo tấm ảnh kỷ niệm đã đặt chân lên thủ đô đúng vào ngày kỷ niệm 10 tháng 10-  lần thứ 52 thủ đô Hà nội được giải phóng.  Cô bác hãy nhanh tay lên, số phóng ảnh được in ra có hạn."

Vừa cầm ly kem, vừa chạy tới, xòe tiền ra chốp ngay 1 tấm. Ảnh chụp rất nét, mọi người vui vẻ, trừ hướng dẫn viên Tua đứng ở hàng đầu, góc bên trái, không cười.  Chẳng biết phải, cô vợ Bắc kỳ nho nhỏ vừa đang bế con, vừa gọi di động," sao giờ này chưa thấy anh về hoan hỉ vời em và con." 

Ăn bánh tôm Cổ Ngư, phía bên hồ Trúc Bạch, nơi hoa tiêu John Mac Cain lái B52, bị bắn, máy bay rơi xuống hồ Trúc Bạch, ai tính ý, vẫn nhìn thấy tấm bia lưu niệm ' giặc lái Mỹ John Mac Cain rơi xuống đây vào... giờ, ngày..., tháng..., năm ...'. Phi công sinh 1935, nếu ông ta ứng cử tổng thống Mỹ khóa tới, với mác phi công Hoa Kỳ đầu tiên, từng được "nghỉ ngơi, an dưỡng tại khách sạn Hilton Hà nội" * - biết đâu dân chúng Hợp chủng quốc chẳng dồn phiếu tối đa --   vì, hội chứng chiến tranh Việt nam+ Mỹ vẫn còn khó quên đi! 
----
*  Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ tù binh chiến tranh. 

Di động của tôi reo vang, thì ra Nguyễn đăng Khải hẹn thết bánh tôm tối nay, trên đường Thanh niên- có cả vợ chồng Kiều liên Sơn + Cao bá Ân+ Nguyễn gia Vinh.
 ( bạn học củ từ thời đoạn 1950 ở Hà nội.)

"Nhớ đúng 5 giờ chiều ở quán Cổ Ngư, nếu đến trước, cứ ngồi vào bàn, đợi nhé. Tao ra lệnh," đứa nào không đem vợ theo, thì không được ăn bánh tôm Cổ Ngư cùng vợ chồng thằng Tường đâu nhé.  Thằng Dzư hẹn cô giáo Thái (vợ nó lại trùng tên với vợ tao) bữa nay tao đãi, đến dự cho biết mặt vợ Thế Phong." 

Tôi nói với vợ, chúng ta đành phải từ chối thôi, chẳng lẽ ăn bánh tôm Cổ Ngư, rồi lại ăn nữa được sao?  và Nguyễn đăng Khải hẹn sẽ lại lại vợ chồng tôi sau 8 giờ tối ở khách sạn Phùng Hưng.


                                                              ***

Hướng dẫn viên Tua mời đòan du lịch sang thăm chùa Trấn quốc. Với tôi, bây giờ chùa có bộ mặt rất khác, sau mấy chục năm .  Giờ đây, trong vườn có 1 tháp cao ngất ngưởng mới xây, đếm được 11 tầng, mấy cậy cọ gần đó cao vút, nhìn từ ngọn cũng chỉ ngang tầng thứ 8. Vậy ra, cây cọ lão niên còn thấp hơn đến 4 tầng, so với tháp mới.  tất nhiên là tháp mới này hấp dẫn mấy cặp khách tây, đầm, họ đang chen chúc đứng trước tháp chụp ảnh-  chúng tôi chờ mãi mới tới lượt, đưa máy ảnh lên, bấm lia lịa, vì phía sau còn nhiều khách chờ.  Vậy ra, vị hòa thượng chùa Trấn quốc trụ trì viên tịch sau ngày thủ đô được giải phóng, được khách tây, ta tham quan rất ư sùng bái !

Vợ hỏi, Petit Đồ Sơn xưa, ở đâu ?   Kìa, nhà hàng nổi to đùng đang dập dềnh trên sóng nước đầy ắp thực khách đấy thôi, tôi lấy tay chỉ về hướng đó.  Xa xa hơn, còn mấy tòa lâu đài khách sạn 5 sao mới xây cất trên triền đồi, dốc Cổ Ngư nằm trên hành lang đê Yên Phụ- vợ tôi nhìn theo, thầm khen khách sạn cao tầng hoành tráng vô cùng !

Trở về khách sạn Phùng Hưng nhận phòng, cô Huyền nhàxe NimbusTourist sắp chúng tôi ở lầu 2- tắm xong, leo lên giường nằm, đang thiu thiu ngủ khoan khoái- bỗng, chuông điện thoại bàn , reo inh ỏi: tiếp tân báo phòng 201 có khách đợi ở dưới nhà.

Chắc chắn vợ chồng Khải+ Thái, Cao bá Ân  ... tới rồi đây; tuy thiếu vợ chồng Kiều Liên Sơn;  thì có thi sĩ Nguyễn Khôi, ở Ngã tư Vọng.

Chị  Quản ThịxThái, vợ Khải giờ gói cốm vòng, nải chuối tiêu vỏ lốm đốm-  chuối này ở Hà nội không có, vậy có ai nhận ra xuất xứ chuối ở đâu không?  Vợ tôi sống ở Đà lạt khá lâu, chẳng lạ lẫm gì chuối  La Ba dẻo quánh, đem đi xa không dễ bị giập, để vài ngày dù thời tiết nóng cũng không sao.  

Vợ chồng Dzư+ Thái (vợ Kiều liên Sơn, cũng tên Thái, trùng tên vợ Nguyễn đăng Khải)  giải thích: 'lấy cớ đi từ Xuân Phương, đi ra khách sạn Đường Thành rồi về, khoảng 20 cây số, được ăn bát cháo, lội 3 cánh đồng ,chẳng bõ, xin kiếu, hẹn lần sau, vợ chồng Tường ra Hànội, gặp chúng nó vào ban ngày ban mặt, thì đã chết ông tây, bà đầm nào đâu mà sợ?'  Khải có lối nói đùa dễ xa nhau, nếu không hiểu bản tính bộc trực, chơi với bạn là chơi hết lòng - thì dễ giận lẩy. 

Trò chuyện hồi lâu, chụp ảnh lưu niệm, một số các cô trong đoàn đi chơi về,  gặp cốm vòng, chuối La Ba, cùng thưởng thức, khen hết lời.  

Riêng hướng dẫn viên Tua ngồi ở một góc, vừa nhai cốm, vừa thở ngắn, than dài- chẳng biết có phải đang nhớ cô vợ Bắc kỳ nho nhỏ-  hay chàng hướng dẫn viên bẻm mép nổ chơi  : rằng " ta cũng giỏi tán gái, lấy được vợ là cô gái Bắc Kỳ nho nhỏ Tân Gia Ba cơ đấy!". 

Cô con gái mặc quần jean xanh, bấm chuông xe gắn máy inh ỏi, Cao bá Ân  nghe quen tai, ngó ra, " con gái đến đón, phải nói lời từ giã bạn bè thôi, bởi lẽ, vợ tớ người Thái,  dù tốt nết, đẹp gái- nhưng,  tớ về muộn là không xong đâu, tớ ở tận Định Công, cuối thành phố cơ mà !". 

                                  
Nhớ lại đám bạn cũ cùng học ở thời đoạn 1950, trường trung học chuyên khoa tư thục Phan đình Phùng (nay Phan chu Trinh) , 40-42 Hàng Đẫy- thằng Ân nhất lớp, thằng Khải số 2, cô Oanh số 3, thằng Tường nhất Pháp văn, xếp hạng chung thứ 20, thằng Dzư  hạng bét, độn sổ... Giàu nhất là thằng Khải, con  chủ hiệu bán vải Tân Vinh  ở Hàng Đào- đã giúp tiền cho thằng Tường tiền  mua vé  tàu thủy Ville de Saigon vào Saigon trước ngày di cư 1954.  Cô Oanh con chủ hiệu Pigalle Đội Cấn, giỏi Pháp văn thượng thừa, vào Nam,  từng làm y tá Nhà thương Chợ Rẫy, người tình 'có con lại không bao giờ cưới' của thằng 'Phong Phải Gió' .  Thằng Khải nhắc, "nói nhỏ thôi vợ thằng Tường nghe thấy thì nó khổ..."

                                                Cao bá Ân  -  Nguyễn đăng Khải 
                                                                      -Dương đức Dzư [ Kiều Liên Sơn]
                                                                        và Đỗ mạnh Tường [Thế Phong]

"  Không sao đâu, thằng 'Phong Phải Gió' đã kể cho vợ nghe hết rồi, "...đường tình ái gập ghềnh có tới 4, 5 bà chi đó -- và, bút danh  ĐƯỜNG BÁ BỔN -  nói lái thành  ĐƯỜNG BỐN BẢ"  ./.

 THẾ PHONG

(sđd: trang 151- 157.)

                                                                   
                                        Thế Phong và vợ--  ( ảnh chụp năm 2014)

     

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ