Kiên Giang (nhà thơ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kiên Giang
SinhTrương Khương Trinh
17 tháng 2 năm 1929
An BiênKiên Giang
Mất31 tháng 10, 2014 (85 tuổi)
Bến CátBình Dương
Quốc giaCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Quốc tịchCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Nghề nghiệpNhà thơ
Ký giả
Soạn giả
Nổi tiếng vìCải lương
Tác phẩm nổi bậtHoa trắng thôi cài trên áo tím
Áo cưới trước cổng chùa
Người vợ không bao giờ cưới
Quê quánKiên Giang
Kiên Giang (tên thật: Trương Khương Trinh19292014) là nhà thơký giảsoạn giả cải lương Việt Nam, nổi tiếng với bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím". Ông còn được xem là thầy của hai soạn giả nổi tiếng khác là Hà Triều – Hoa Phượng. Ông còn có bút danh là Hà Huy Hà.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Kiên Giang sinh ngày 17 tháng 2 năm 1929 tại làng Đông Thái, huyện An Biêntỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), là đồng hương của nhà văn Sơn Nam. Năm 1943, ông theo học trường tư Lê Bá Cang tại Sài Gòn.
Ngoài làm thơ, Kiên Giang – với nghệ danh là Hà Huy Hà – còn là soạn giả cải lương rất nổi tiếng thời đó, cùng với Năm ChâuViễn ChâuHà Triều – Hoa PhượngQuy Sắc,... Các tác phẩm cải lương của ông có thể kể đến Áo cưới trước cổng chùaNgười vợ không bao giờ cưới, trong đó, Người vợ không bao giờ cưới đã giúp cho nghệ sĩ Thanh Nga đạt giải Thanh Tâm và trở thành một ngôi sao trong giới cải lương.
Trước 1975, Kiên Giang còn làm ký giả kịch trường cho nhiều tờ báo lớn của Sài Gòn như Tiếng chuôngTiếng dộiLập trườngĐiện tínTia sáng,... Ông từng tham gia phong trào ký giả đi ăn mày và dẫn đầu đoàn biểu tình chống lại những quy chế khắt khe do chính quyền Việt Nam Cộng hòa áp đặt lên giới báo chí. Vì hành động này mà Kiên Giang phải vào tù.[1]
Sau 1975, Kiên Giang làm Phó Đoàn cải lương Thanh Nga, kiêm cán bộ Phòng nghệ thuật sân khấu. Ông từng làm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh qua 3 nhiệm kỳ.
Hồi 18 giờ ngày 31 tháng 10 năm 2014, nhà thơ Kiên Giang qua đời tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 86 tuổi. Ông được an táng tại Nghĩa trang Bình Dương, phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.[2]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hoa trắng thôi cài trên áo tím (1962)
  • Lúa sạ miền Nam (1970)
  • Quê hương thơ ấu

Cải lương[sửa | sửa mã nguồn]

  • Người đẹp bán tơ (1956)
  • Con đò Thủ Thiêm (1957)
  • Người vợ không bao giờ cưới (1958 – với Phúc - Nguyên)
  • Ngưu Lang Chức Nữ
  • Áo cưới trước cổng chùa
  • Phấn lá men rừng
  • Từ trường học đến trường làng
  • Dòng nước ngược
  • Chia đều hạnh phúc
  • Trương Chi Mỵ Nương
  • Mây chiều xuyên nguyệt thôn
  • Sương phủ nửa chừng xuân
  • Chén cơm sông núi
  • Hồi trống trường làng
  • Lưu Bình - Dương Lễ

Tân cổ giao duyên[sửa | sửa mã nguồn]

Trái gùi Bến Cát, Đội gạo đường xa, Tim đá mạ vàng, Ngồi trâu thổi sáo, Ánh đèn soi ếch, Người đẹp bán tơ, Hương cao quê ngoại, Trái tim cò trắng, Vắt sữa nai nuôi mẹ, Hương sắc gái Cà Mau, Lập quán kén chồng, Ni cô và lão ăn mày, Khói lò gạch, Cô gái miền Tây...

Hoa trắng thôi cài trên áo tím[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Trường trung học tư thục Nam Hưng.
"Hoa trắng thôi cài trên áo tím" có lẽ là bài thơ nổi tiếng nhất của Kiên Giang, đã được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. Tác giả cho biết: "Đây là tâm tình người trai ngoại đạo đối với cô gái có đạo. Mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần. Năm 1944, tôi ở Cần Thơ học lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ) trường tư thục Nam Hưng/ Vốn có khiếu văn chương nên anh được các thầy giao cho thực hiện một tờ báo tường lấy tên là Ngày xanh. Kiên Giang biên tập bài vở và trình bày (vẽ, trang trí…), còn cô bạn Nguyễn Thị Nhiều thì nắn nót chép bài vở. Tuy mang cái tên rất dân dã nhưng Nhiều rất đẹp với khuôn mặt thanh tú và mái tóc dài ôm xõa bờ vai. Gia đình nàng theo đạo Thiên Chúa nên mỗi sáng chủ nhật nàng thường đi lễ nhà thờ Cần Thơ. Kiên Giang không theo đạo nhưng sáng chủ nhật nào cũng “rình” trước cổng nhà thờ để được “tháp tùng” nàng trên đường đi lễ về. “Yêu nhau” chỉ có… vậy: ngoài những cái liếc mắt và những nụ cười thẹn thùng, e ấp thì hai người chẳng còn thứ gì để “trao đổi” nữa cả! Tuy thế, cả hai đều cảm nhận được những tình cảm sâu kín mà họ dành cho nhau…
Rồi cuộc Kháng chiến chống Pháp nổ ra, việc học hành bị gián đoạn. Kiên Giang và bạn bè thân thiết (Nguyễn BínhSơn Nam) vào Khu 8, tham gia kháng chiến, và rồi ông lập gia đình trong thời gian này. Điều xót xa (sau này mới biết) là trong những tháng ngày loạn lạc đó, Nhiều vẫn âm thầm chờ đợi tôi. Năm 1955, nàng quyết gặp mặt tôi một lần rồi mới lấy chồng. Tình cảm ấy cứ ám ảnh tôi khôn nguôi. Tôi đưa tâm sự của hai đứa vào bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím, làm tại Bến Tre năm 1957. Ở đoạn kết có những câu: Ba năm sau, chiếc xe hoa cũ/ Chở áo tím về giữa áo quan/ Chuông đạo ngân vang hồi tiễn biệt/ Khi anh ngồi kết vòng hoa tang…, tôi đã 'cho' người mình thầm yêu phải chết đi, để mối tình kia còn nguyên vẹn là của riêng mình.
Tuy nhiên, một thời gian sau tôi có dịp 'gặp lại cố nhân' ở Sóc Trăng (lúc này đã có chồng). Sau cuộc gặp gỡ đó, tôi lại muốn mình (người bạn trai trong bài thơ) chết đi để bảo vệ quê hương, không còn vương vấn mối tình thuở học trò. Tôi đã sửa lại đoạn kết như thế ở Hàng Xanh (Gia Định năm 1958), nhưng hầu như bạn đọc chỉ thích giữ nguyên tác, nhất là khi nó được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ thành ca khúc thì bài thơ lại càng nổi tiếng, lan tỏa… Trong thơ là thế nhưng sự thật ngoài đời chẳng có ai chết cả! Năm 1977, chúng tôi lại có dịp gặp nhau. 33 năm đã trôi qua, gặp lại, hai mái đầu đã bạc… Cả hai cố tránh không nhắc nhớ về cái thời cùng học dưới mái trường Nam Hưng, nhưng tự trong sâu thẳm tâm hồn cả hai vẫn trân trọng “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”.[3]
Năm 1999, hãng phim TFS Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh có làm phim "Chiếc giỏ đời người" (nhà thơ Kiên Giang đi đâu cũng kè kè một chiếc giỏ, mặt ngoài vẽ chi chít chữ), khi trở về Cần Thơquay lại cảnh trường cũ, mới hay tin là bà Nhiều mất năm 1998. Đúng là
Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh
Từng cài trên áo tím ngây thơ
Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng
Anh kết tình tang gởi xuống mồ"

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nhà thơ Kiên Giang - hoa trắng thôi cài trên áo tím

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]