về thi sĩ KIM TUẤN [i.e. Nguyễn Phước Vĩnh- Khuê 1938- 2003 saigon.] -- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Kim Tuấn (nhà thơ)
Kim Tuấn | |
---|---|
Chân dung nhà thơ Kim Tuấn thời trẻ
| |
Sinh | 1938 Hà Tĩnh, Việt Nam |
Mất | 11 tháng 9 năm 2003 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Công việc | nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, phóng viên chiến trường |
Kim Tuấn (1938-2003) là một nhà thơ nổi tiếng trước 1975. Hai ca khúc phổ thơ của ông nổi tiếng là Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền) & Những bước chân âm thầm (Y Vân).
Mục lục
[ẩn]Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, ông sinh năm 1938 tại Huế nhưng quê gốc ở Hà Tĩnh.[1] Ông là hậu duệ 5 đời Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Là con trai duy nhất của gia đình. Thuở nhỏ sống cùng gia đình ở Phan Thiết. Lớn lên vào Sài Gòn học. Ông có tính cách hiền lành; ngoại hình mập mạp, da hơi ngăm đen, nụ cười híp mắt. Năm 20 tuổi cưới người vợ đầu là Hồ Thị Mộng Sương (em Hồ Đình Phương). Sau 1975 hai người ly dị, Mộng Sương sang Pháp, Kim Tuấn cưới người vợ thứ nhì là chị Minh Phương và có hai người con trai.[2]
Kim Tuấn làm thơ từ năm 13 tuổi. Bắt đầu có thơ đăng trên các tạp chí đầu thập niên 1960. Tập thơ đầu tiên xuất bản là tập Hoa Mười Phương. Ông từng có một thời gian nhập ngũ và làm thông dịch viên tiếng Anh cho Quân đoàn II tại Pleiku. Thời gian này ông còn là phóng viên chiến trường với ký danh Vĩnh Khuê. Sau thời gian làm việc ông thường về nhà phụ vợ bán thuốc tây tại nhà riêng - hiệu thuốc cùng tên Kim Tuấn trên đường Phan Bội Châu.[3]
Năm 1977, ông về Thành phố Hồ Chí Minh làm hiệu trưởng Trường Anh văn và dạy nghề Thăng Long ở quận 4 - một ngôi trường do người Anh tài trợ dành cho trẻ em lang thang và dạy học ở đó cho đến cuối đời. Ngày 11/9/2003, sau khi tham dự một buổi văn nghệ phát quà Trung thu cho trẻ em nghèo tại trường, ông về nhà ăn bánh, uống trà, ngắm trăng với vợ con rồi đột ngột bị nhồi máu cơ tim và mất trên đường đưa đến bệnh viện.[4]
Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]
Đa số thơ của Kim Tuấn đều là thơ năm chữ với vần điệu êm ả, dịu dàng; mang nhiều hình ảnh đặc trưng của mỗi vùng đất mà ông viết. Cái hay của thơ Kim Tuấn là nắm bắt được tính cô động, "kiệm lời" của thể thơ năm chữ.
Thơ của ông được in trên nhiều báo, tạp chí trước và sau 1975. Ngoài ra ông còn được nhà thơ Du Tử Lê gọi là "chiếc cầu nối huy hoắc giữa thơ ca và âm nhạc trước 1975" với nhiều bài thơ phổ nhạc đặc sắc mà tiêu biểu là Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền) và Những bước chân âm thầm (Y Vân).[5]
Đã xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]
- Hoa mười phương (1959) ~ Trường Giang
- Ngàn thương (chung với Định Giang, Vương Đức Lệ, 1961)
- Dấu bụi hồng (1971) ~ Minh Đức
- Thơ Kim Tuấn 1962-1972 (1974) ~ Gìn Vàng Giữ Ngọc
- Thời của trái tim hồng (1990) ~ Nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé
- Tuổi phượng hồng (1991) ~ Nhà xuất bản Trẻ
- Tạ tình phương Nam (1994)
- Thơ Lý và thơ ngắn (2002) ~ Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM
Những ca khúc phổ thơ Kim Tuấn[sửa | sửa mã nguồn]
- Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền) - phổ từ bài Nụ hoa vàng ngày xuân
- Những bước chân âm thầm (Y Vân) - phổ từ bài Kỷ niệm
- Nhớ em lý bông mai (Trương Quang Tuấn) - phổ từ bài Lý bông mai
- Tự tình lý cây bông (Trương Quang Tuấn) - phổ từ bài Lý cây bông
- Duyên tình lý ngựa ô (Trương Quang Tuấn)
- Ầu ơ lý ru con (Trương Quang Tuấn)
- Khi tôi về (Phạm Duy)
- Ta ở trời tây (Phạm Đình Chương)
- Khi xa Sài Gòn (Lê Uyên Phương)
- Còn thương nhau hoài (Trúc Sơn)
- Nối lại tình thương (Trúc Sơn)
- Sao anh không về (Trúc Sơn)
- Nói với mùa thu (Thanh Trang)
- Xuân tận miền xa (Thanh Trang)
- Nếu còn yêu nhau (Hoàng Bảo)
- Nhớ anh vẫn đợi anh về (Hoàng Bảo)
- Ga nhỏ chiều mưa (Tấn An)
- Lòng vẫn còn thương (Tấn An)
- Tình vẫn còn thương (Tấn An)
- Tháng đợi năm chờ (Tấn An)
- Còn nhớ còn thương (Minh Mỹ)
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Nhiều tài liệu ghi ông sinh năm 1940. Tuy nhiên theo nhà thơ Tô Mặc Giang - bạn thân của Kim Tuấn từ những năm thập niên 1950 thì Kim Tuấn sinh năm 1938 tại Hà Tĩnh.
- ^ Du Tử Lê (ngày 9 tháng 7 năm 2012). “Kim Tuấn - Nụ hoa vàng ngày xuân”.
- ^ Hoàng Khởi Phong. “Kim Tuấn - Những điều thấy trong giấc ngủ”.
- ^ Nguyễn Xuân Hoàng (ngày 5 tháng 1 năm 2012). “Kim Tuấn - Chiều đông nào nhung nhớ”. VOA.
- ^ Du Tử Lê (ngày 26 tháng 8 năm 2012). “Kim Tuấn, chiếc cầu nối huy hoắc giữa thi ca và, âm nhạc”.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Video Anh cho em mùa xuân Hồ Hoàng Yến
- Video Những bước chân âm thầm Tường Nguyên & Tường Khuê
- Video Nhớ em lý bông mai Như Quỳnh
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ