Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

'bài liên quan đến nhà gia phả học DÃ LAN-NGUYỄN ĐỨC DỤ [1919-- 2002 saigon.] / Thế Phong

Thứ Tư, ngày 01 tháng 7 năm 2015

'... nội tôi tên đỗ thích," bởi ông tôi thích gì làm nấy..." thế phong ( 5000 km xuyên Việt )

5000 km xuyên việt/ thế phong
saigon 2008.


                                          "... nội tôi tên đỗ thích,
                                  'bởi ông tôi thích gì làm nấy'
                                                      bút ký : thế phong


                                          bìa 1    5000 KM XUYÊN VIẾT/ THẾ PHONG

                                                                      - ảnh nhỏ trên cùng - 3 người  ,-  trái qua  :
                                                                                Trần thị Bông Giấy  -- Ý Nhi -- Lê Duyên
                                                                      -   ảnh lớn   trên cùng -- 3 người - trái qua :
                                                  -  RP Nguyễn ngọc Lan --  bà  Đỗ thị Thảo -- ông Nguyễn quốc Bảo

                                                               Thế Phong và vợ  
                                                trong chuyến xuyên viết , do Nimbus Tourist
                                                      tổ chức- từ 5/10 dến 21/10/2006.

                                      đoàn du khách di xuyên viết do Nimbus Tourist tổ chức 
                                                          ngồi, hàng đầu:   Thế Phong ( từ phải qua, người thứ 2).
                                                                          (courtesy photonewvietart.com)
                                                  

   (...)

Thị xã Ninh Bình có nhiều khu du lịch, đi thăm cố đô Hoa lư, khu Tràng an, Vườn quốc gia Cúc phương, suối nước nóng Kênh Gà, Nhà thờ Phát diệm v.v ...-- nhưng chỉ đến đây  dăm, bảy tiếng đông hồ -- thì gia đình Nimbus chỉ thăm được động Tam Cốc thôi.  Và đa số chúng tôi chuẩn bị xuống thuyền đi thăm Tam Cốc.

Cứ 4 người một thuyền nan, không gắn máy như thuyền máy trên sông Son- Quảng bình.  Bà lão chèo thuyền cho chúng tôi, tóc bạc rồi vẫn lam lũ kiếm sống trên dòng sông, hàng ngày đôi ba chuyến; có khi bà ngồi không cần dùng tay chèo, mà dùng 2 chân chèo như đôi tay.  Thật tuyệt diệu!  

Nước xanh mầu lục, 2 bên núi đá dựng lên như tường thành cao vút-- sắp tới Hang Cả -- nhìn thấy trên đỉnh núi, phía  bên phải tay tôi, có một đốm trắng lay động ngoài mỏm đá cheo leoi.  Ánh nắng chiều loang loáng trên núi, tôi không thể phân biệt châm trắng di động kia là vật gì -- chưa kịp hỏi, bà lão đoán được ý khách -- "chú dê vươn mình ra ngắt nhánh lá, bỏm bẻm nhai trên gành đá đó thôi."

Ông bạn ngồi bên cạnh quay phim, bấm nút review cho xem, hình dáng chú dê đực cao lớn, bảnh bao, hoang đàng, lông trắng như tóc bà lão chèo thuyền, bỏm bẻm ăn lá cây tựa bà trầu.  Không những dê hoang được săn bắt đem bán cho nhà hàng, dê nhà nuôi cũng nhiều, thường được quảng cáo ở nhà hàng trên đường Trần khánh Dư-Tân định- Sài gòn -- dê có xuất xứ từ Ninh bình đem vào.

Thời chú bé họ Đinh chăn thuê bò cho chú, dám cả gan xẻ thịt một con để khao lũ bạn, thời đó dê chưa là đặc sản Ninh bình.

Hướng dẫn viên Tua [tạm thay tên thật]  giải thích,  đến Ninh bình- thứ nhất: không xơi thịt dê sẽ là thiếu sót lớn trong đời của quý ông -- thứ hai, : ăn thử rồi biết hiệu quả : trên bảo dưới tuân theo tắp-lự -- nhại lời một nhà cầm quyền  than 'trên bảo dưới không nghe'; lệnh trên ban, dưới bất tuân.  Cách nói tưng tửng dễ gây cười, vui vui, làm quện đường xa, chân mỏi rã rời --'hãy cười lên cho răng dzàng lấp lánh'.

                                  Tua (bên phảibẻm mép, tự bchăn chung, ngủ chạ ..
                                                             có con chính thức với một cô vợ Bắc ...".


Anh chàng hướng dẫn viên, tên Tua  bẻm mép tự bạch: ăn chung, ngủ chạ, không bậy bạ, có con chính thức với một cô vợ gốc bắc, thường hay xài 'tắp- lự, tất tần tật, cực kỳ, thi thoảng, cứ vô tư đi, tự nhiên như người Hà nội, rất là '...v.v ... lại thanh minh-thanh nga,  'em chả dám pha tiếng bắc của  mấy chú, bác, anh chị  đâu nhé !' 

Qua Hang Cả đến Hang II, rồi Hang III, trở về khách sạn trên đường Phan đình Phùng.

Phố xá đông vui, nhà cao to đùng, không thể de xe vào, bác tài lại bốc di động cho người ra dẫn đường --  nùi tí nữa đi bác tài !'

Anh Năm đốp chát,

-... nùi gì mà nùi, xe tớ "thắng kịch " một cái ; xe dừng lại ngay;  không phải phanh không xơi đâu nhé!



Kch sạn Kinh đô... đường Phan đình Phùng, nhà hàng to đùng, xây 2 căn liền kề 3 tấm rất ấn tượng; và, gần đó còn nhiều khách sạn xây cất lớn ngang ngửa -- phòng ốc trang bị nội thất tối tân, giường, tủ, bàn phấn các bà, các cô -- gỗ gụ đánh vẹc-ni rất bóng, toa-lét bồn tắ đầy đủ nước nóng, tủ lạnh nhỏ đầy đủ thức uống -- phòng ăn, hội trường rộng rãi, và quầy rượu rất bắt mắt.

Thường ra dinh thự, khách sạn nguy nga ở miền bắc xây chóp trên nóc - với Kinh đô không khác hơn --hoặc , bắt gặp  bất cứ căn nhà bề thế ở Sài gòn, nhà đều có chóp trên đỉnh-- đích thị chủ nhân là gốc bắc rồi.  

Chủ nhân khách sạn Kinh đô, ở độ tuổi trung niên, thân hình đẫy đà, dáng đi chắc chắn, mặc quần áo ngủ hàng hiệu, ra lệnh nhân viên phải làm việc đúng lệnh của chủ nhân.  Hỏi ra, từng là sĩ quan trung cấp về hưu, chủ  họ Đỗ.  Có thể ông tổ là Đỗ Thích không chừng--tôi định làm quen, rồi lân la sẽ dò hỏi lai lịch bố con họ Đỗ đầu độc vua Cờ Lau ra sao -- thì bỗng nhiên tôi liên tưởng chuyện một nhà gia phả học đến gặp tôi, để lấy tư liệu phổ trạng dòng họ Đỗ, để viết trong bản thảo mà ông ta đang soạn ' Phổ trạng các nhà văn miền Nam đương đại ' *

---
*  bản thảo đã hoàn tất,  chưa được in ra --  hiện di cảo được trưởng nam của tác giả (Nguyễn đức Lân) lưu giữ ở bang Utah.  (Hoa Kỳ).          (Bt)

                                nhà gia phả học DÃ LAN  [i.e. nguyễn đức dụ 1919- 2002]
 "... ví dụ như họ nhà Mạc ở Đông triều- Hải dương-- sau khi bị  chúa Trịnh  truy lùng, phải đổi họ thành họ                Lều,  họ Phạm, họ Hoàng, họ Liễu, họ Vạn. họ Bùi ... Thủy tổ cụ Hoàng Diệu chính là gốc họ Mạc này ..."
                                 -- Dã Lan trả  lời phỏng vấn Nguyễn đắc Xuân .

                                              (courtesy photo:  Blog Nguyễn đắc Xuân)


                                                                Thế Phong qua ống kính Trần Cao Lĩnh ( Saigon '70's )


   Gia phả & khảo luận/ Dã Lan- Nguyễn đức Dụ.
một tác phẩm nổi tiếng, 
          lần đầu in mimeographed  ở Sài gòn trước 1975 --  
sau 1975, sách được táu bản rất nhiều lần.
(courtesy photo: nhà sách VIỆT)


Dã Lan - Nguyễn đức D  (bên phải - hàng đu) tới thăm Ý Nhi
ở Chi nhánh hội Nhà văn Việt nam ở đường Hai bà Trưng, quận 3 .tp.H CM
(ảnh : Lữ Quốc Văn)


Đầu tiên, ông  Dã Lan hỏi lý lịch:

- Tên bố?
-  Đỗ văn Đức - tôi trả lời
-  năm sinh?
-  hình như năm 1896.
-  năm qua đời?
-  1947
-  tên ông nội?
-  tôi không còn nhớ, xin cho thêm thời gian , để xem lại gia phả, sẽ trả lời sau.
-  ông nội cũng không nhớ là sao, thế mà là nhà văn được à -- thật lạ kỳ!
-  nhớ ra rồi, tên nội Đỗ Thích -- bởi nội tôi thích gì làm nấy.

Khi nhìn ông Dã Lan- Nguyễn đức Dụ mở sổ tay ra ghi chép, nhận ra ngay cách đùa vô ý thức không nên có -- và, tôi vội khai tên ông nội ra ngay.

Đã có một lần trước năm 1975, ông buôc đưa lại gặp bà cô ruột và chú dượng tôi- để tra xét lý lịch chính xác hơn.  Nhờ vậy, bà cô ruột tiết lộ cho ông hay -  tôi còn một bà cô ruột khác, tên Đỗ thị Kha, có đứa con trai, tên Lê Minh-Hoàng thái Sơn.  Anh chàng này từng bỏ nhà vào Nam,  đi giang hồ, xuất ngoại làm lính thủy, trở về Sài gòn, bắt đầu viết báo, từng là tay chơi, buôn lậu khét tiếng vào thập niên 5, 6 mươi.  Anh ta tổ chức du lịch bịp, đăng báo rêu rao đi Hồng Kông, Nhật bản -- du lịch cùng trời khắp đất giá rẻ -- thì hãy đến với chương trình Đi và Sống, đóng tiền trước đặt cọc.  Thời kỳ ấy, anh ta là chủ nhiệm  Đi và Sống, báo lá cải bán rất chạy-- khách hàng đóng tiền, không được đi du lịch, đưa đơn khởi tố kiện v.v ...  Tôi cũng không theo dõi vụ án tòa giải quyết ra sao.  Mãi sau này, nhờ ông dã Lan-Nguyễn đức Dụ; tôi mới biết Lê Minh-Hoàng thái Sơn là con cô, cậu ruột -- mà ban đầu không hề hay biết -- anh ta hơn tôi chừng dăm, bẩy tuổi --đã có đôi lần gặp ở nhật báo Dân đen (chủ nhiệm: Nguyễn duy Hinh) -- tướng tá cao ráo, mặt mày bặm trợn, ít nói, lầm lì -- đúng là tay mưu sĩ, lại giỏi hành động.

- ... bây giờ nhà văn đã phải khai tên ông nội rồi hả?  Viết phổ trạng là phải biết từ 3 đời trở lên -- làm việc này, tôi đã trải qua rất nhiều cực nhọc, phải biết nhẫn nại,; có gia đình tôi phải đến 7. 8 lần mới được tiếp đấy. -- ông Dã Lan nói.

-... như với gia đình nào chẳng hạn? tôi hỏi.

-... gia đình cụ Trần trọng Kim, tôi đến lần thứ 5; bà cụ đành mở cổng; và, cô con gái duy nhất của sử gia trách khéo mẹ : 'bác ấy là người giúp cho thế hệ mai sau hiểu biết phổ trạng gia đình ta, sao mẹ lại thế?" . Và sau này cô con gái đã tặng tôi bản thảo viết tay 'Một thời gió bụ'i, với chữ ký của cụ [Trần trọng Kim] rành rành,'viết xong ở Phnom Penh'  đấy ông ạ.  À này, mà tên nội của ông sao nghe quen quen, có trùng hợp với tên ai không nhỉ?  -- ông Dã  Lan trả lời.

Và, quả thực, nhá gia phả học Dã Lan không còn nhớ ai tên Đỗ Thích, được chép trong trang sử đất Hoa lư.


                                                bản thảo  đánh máy Phổ trạng Đỗ Mạnh Tường/ Thế Phong 
                                                      do nhà gia học Dã Lan-Nguyễn đức Dụ viết.
                                                                                                 
                                          trang 3 Phổ trạng Đỗ mạnh Tường/ Thế Phong
                                                     do Dã Lan-Nguyễn đức D viết.


 Thấy bảng quảng cáo Kinh đô Hôtel, ngồ ngộ, tôi đến gần để đọc, thì chủ nhân như đang theo dõi, 

" Thanks for choosing KINH DO CAFE TOURS hopefully you will give us the best ideas to help hotel server BESTER day by day have good time to you.  Thanks! "

Tôi thầm nghĩ, cách viết đích thực là văn chương bình dân Việt: cách viết tiếng tây diễn  ý người việt suy nghĩ -- BESTER  sai có đáng gì  để làm ầm ỹ.  Cả tây lẫn ta đọc, vẫn hiểu được đủ.  Nhưng chũ NOEL thì không, nếu thiếu dấu 'tréma' trên đầu chữ E -- thì sẽ đọc thành NOEN, chứ không là NÔ-EN..  

Cứ đến dịp Giáng sinh, các báo chí đêu  in chữ NOEL, đủ kích cỡ, lớn dùng kích cỡ chữ 48, nhỏ thì 6, 8.  Lấy thí dụ, một bài  báo được viết ra-- bắt đầu là phóng viên, chuyển qua biên tập, thông qua thư ký tòa soạn, trình biên ủy, cuối cùng là tổng biên tập duyệt -- dường như tất cả, 100% nhất trí diệt dấu  hấm tréma * trên đầu chữ E.
---
*  dấu đặt cạnh 2 nguyên âm đối nhau, như e, u...- khi nhận biết vậy, phải dùng dấu 'tréma'( 2 chấm trên đầu chữ) -- người đọc sẽ biết tách ra  thành 2 âm.  Thí dụ:  cigué na-if  ; Noel(có  đẩu tréma trên đầu chữ E).
    (theo  Larousse en Couleurs ( nouvelle édition, Paris 1994).

 Vẫn là chuyện chẳng đáng gì, nếu thiểu số độc giả 'biết' thì sẽ không làm theo cái 'không biết' -- còn đa số 'không biết', thì sẽ vẫn làm theo điều mà báo chí viết -- thì hỏi xem đã có ông tây, bà đầm nào dám ti-toe phản đối ...'đồ dốt đặc tiếng Pháp đâu?'

  Lão luyện như nhà báo Phan Quang, hoặc cả tác giả Đặng Anh Đào, cũng không được miễn trừ !

Thà phiên âm tiếng việt Nô-Ên tốt hơn nhiều, vừa dễ đọc, chẳng ông tây nào cười mỉm, cũng không có cô đầm nào đang học tiếng việt, bị bối rối -- vì 'bé cái lầm'.

Nhớ lại đều thập niên 90, từ một nhân viên an toàn giao thông; tôi bị chuyển sang làm bảo vệ, rồi lại bị tống ra phụ xe, ăn lương theo 'chấm công trực tiếp'.  Cũng chỉ vì tay thư ký công đoàn bộ phận, [cựu airman]  Phùng đăng Hải rắp tâm 'đì' sói trán.  -- tôi  vẫn thường xuyên vào Đội xe 4 chấm công, , có một lần đụng dầu giam đốc Công ty xe khách thành,  ông đang tiếp chuyện một người Pháp, qua thông ngôn viên.  Ông giám đốc ngoắc tôi lại, đưa ngay cuốn Sciences et Communications -- và, ra lệnh: sáng mai có mặt vào lớp học tại văn phòng Công ty..

 Giám đốc Nguyễn văn Minh chẳng cần hỏi ý phụ xe Đỗ mạnh Tường ra sao -- và cho biết: được học tiếng tây, là được đặc cách; vì lớp học này chỉ tuyển từ cấp đội phó trở lên.

  "Nay mai, người Pháp sang đầu tư ào ào, ta cần nhiều nhân viên biết nói tiếng Pháp." -- ông giám đốc phán vậy.

Cầm sách, tôi mở trang 3, bên phải câu đàm thoại tiếng việt, bên trái tiếng pháp,

 " Tên anh, chị (ông, bà, cô, cậu) là gì?  -- Vous appellez comment ?" 

Kỷ niệm xưa bật dậy; gần 60 năm xưa -- ba tôi bắt dịch câu tiếng viết sang tiếng pháp, hệt như câu trong tráng sách 'Sciences et Communications' hỏi: tên anh, chị, ông, bả, cô , cậu là gì?.  Tự mãn cho mình là giỏi, tôi không cần suy nghĩ , trả lời,

" Vous appellez comment?" -- rồi cười khẩy.

Nhưng không, ba tô vào bàn, lấy cây thước, bắt xòe tay, đánh ới tấp, liển tù-tì-- tôi đến được một chục : " con ơi là con, dịch với thuật giống hệt bọn bồi tây. Quỳ xuống, úp mặt vào tường, nhắc lại mười lần," Comment vous appellez vous?"


                                                                   ***

Năm ấy tôi học ở trường Tiểu học  Đại lịch ( huyện Trấn yên, tỉnh Yên bái) -- mà hiệu  trưởng là ba tôi, ông Đỗ văn Đức.  

Cuối năm ấy, tôi  cưỡi ngựa một mình vào Nghĩa lộ ( huyện Văn chấn, tỉnh Yên bái) thi tiểu học, bảng vàng xướng danh: 

" trò Đỗ mạnh Tường, trường Đại Lịch, huyện Trấn Yên,  đậu hạng 1. Đáng  khen !  Mes  filicitations!". 

Viên kiểm học Nguyễn Đình Thường gọi tôi lên, xoa đầu, khen vậy .

THẾ PHONG

 ( tr. 70-  78   5000 KM XUYÊN VIỆT/  Chi nhánh nxb Thanh niên tại tp. HCM đã cấp phép; ( 2007) giao cho Doanh nghiệp tư nhân T.N.  in ấn, phát hành.  (chưa phát hành.)


cánh gà 1;
trên: vợ chồng Thế Phong -- dưới:  gặp bạn học cũ ở Hà nội từ thập niên 50:
TP-- Kiều Liên Sơn (Dương đức Dzư) -- Nguyễn đăng Khải -- Cao bá Ân.



-----------------------------------------------------------------------
tưởng niệm nha gia phả học DÃ LAN-NGUYỄN ĐỨC DỤ
Blog Virgil Gheorghiu
  -------------------------------------------------------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ