Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

'KHẢI TRIỀU: 'người làm chứng cho đức tin của làng đạo' [Công giáo ]/ điểm sách: ngọc tự -- http://t-van.net?p=34239



                                            khải triều:'người làm chứng 
                         cho đức tin làng đạo'[công giáo]
                                          (nhân đọc'Những Người Đồng Hương'/ truyện kể, tác giả Khải Triều.)
                                                                    ngọctự


Ngoại trừ  những người sinh trưởng ở thành thị, con thường ra ai trong chúng ta cũng đều gắn bó ít nhiều với một làng quê nào đó.  Đây là nơi chôn nhau cắt rốn và khởi đầu đi vào đời của mỗi người. Nơi này ghi dấu biết bao  kỷ niệm êm đềm quên nhớ khôn nguôi.

Làng quê đã hiện diện trong tâm thức từng người, đã tràn ngập các câu ca dao, âm nhạc, thi ca, phim ảnh, văn chương ... Cách riêng trong văn chương, có nhiều nhà văn và những tác phẩm viết về đời sống, sinh hoạt của làng quê; qua từng thời khoảng, địa phương.

Đặc biệt đề tài liên quan đến làng đạo, hiểu như là một làng đạo Công giáo; có thể thấy Hồi chuông tắt lửa (Saigon 1964) -- tác giả Thế Nguyên [ i.e. Trần Gia Thoại 1942-- 1989 saigon].  Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ thỏang qua chút góc tối của một làng đạo [Công giáo.].(*)

------
*  - xem thêm bài ' Hồi chuông tắt lửa & cái nhìn hiện tượng luận/ Huỳnh Như Phương .(Bt)

Hay trước đó trong xã hội Cộng sản miền Bắc, đã có những tác phẩm viết về làng đạo Công giáo; mà nội dung chỉ nhằm mục đích tuyên truyền cho chế độ; và, tấn công, báng bổ, đả kích đời sống đức tin của những người theo đạo, hầu mong có thể làm thui chột dần; để đi chỗ triệt tiêu.  Sớm nhất là Xung Đột ( Hà Nội, 1961) của Nguyễn Khải. [1930- 2008].  Tác phẩm này lấy bối cảnh làng đạo thôn Quỹ Nhất, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, tỉnh Bùi Chu. Rầm rộ và gây tiếng vang ồn ào hơn là Bão Biển (Hà Nội 1969) của Chu Văn [i.e. Nguyễn Văn Chữ 1922- 1994]; cũng được dựng thành phim Ngày lễ Thánh năm 1976. Nội dung Bão Biển gồm 2 tập, gần 900 trang giấy;qua lăng kính đấu tranh giai cấp, nói về các chuyện xảy ra tại một làng Công giáo toàn tòng tại vùng ven biển Bùi Chu; sau cuộc di cư ồ ạt vào Nam tìm tự do . (tháng 7/ 1954 , khi hiệp định Genève đã ký kết.)

                                                       Khải Triều [i.e. Nguyễn Văn Tuy 1936-    ]
                                                                   (ảnh X....-- chụp tại tư thất tác giả / Sài gòn 03/ 01/ 2018.)
                                                                                                                             (Bt)

Những Người Đồng Hương/ Khải Triều là chuyện kể về làng đạo làng An Mỹ, Phú Xuyên, Hà Đông, thuộc vùng  đồng bằng sông Cửu Long, gần kề Hà Nội.  Trong đó, không có nhiều những bóng ma chính trị lẩn khuất; nhưng dù chỉ là các diễn biến tự nhiên của đời sống, vẫn đem đến nhiều  thứ, điều chuyện liên quan tới con người, gia đình và làng quê. Tác giả đã kể lại các điều chuyện bình thường ấy; và nhân đó, bày tỏ những suy tư, thao thức của mình.

Mạch chuyện diễn tiến qua chiều dài thời gian+ các hoàn cảnh, nơi chỗ khác nhau.  Có những lúc sau này chen lấn sự trở ngược về ngày xưa, với nhiều bắt gặp xúc động.  Đi theo nhân vật chính, thấp thoáng bóng dáng cùng hình ảnh của tác giả; từ ngày giã từ làng quê; cùng cuộc sống nơi phương Nam  xa cách; và, những lần tìm về thăm lại cố hương.  Bên cạnh đó, đan xen ngang qua cuộc đời của mấy người cùng làng; với những tương quan gần gũi; mà ở nơi xa xứ đã trở thành đồng hương của nhau.

Chung quanh cuộc sống những người đồng hương ấy, cũng như những người nơi làng cũ; dưới ánh mắt quan sát và ghi nhận được của nhân vật chính; trong vòng xoay tất yếu của thế gian; sự biến đổi bên ngoài tác động đến sự đổi thay của từng con người, của gia đình; cũng như các mối giao hảo tốt đẹp một thời. Điều này cũng tạo thành nhiều điều tế nhị, phức tạp cả đạo lẫn đời.

Có những tan nát đổ vỡ đau xót; vì sức công phá mãnh liệt của vật chất -- và, người ta dễ dàng bị tha hóa bỏ quên mất đức tin. Nhưng cũng có những kỷ niệm đậm đà thật đạo hạnh; được nhớ lại như một nhắc nhở thường xuyên cho người làm con cái Chúa.

Khi tuổi già mỏi mệt và những chứng kiến bao điều chuyện xa gần như thế nơi cuộc sống tha hương, tác giả đưa nhân vật chính quay về đốidiện với làng cũ của mình; trong tâm tưởng thấm đượm tình quê hương dạt dào; tình yêu gia đình yêu thương nồng ấm.

Dẫu biết rằng người ở quê nhà , cũng như những người đồng hương chốn xa; không sao tránh khỏi những mối đe dọa, rình rập; những cách thức tấn công vào tâm hồn, luôn tiếp diễn đủ mọi mặt.  [Và,] tin tưởng mãnh liệt bằng đời sống đức tin, luôn biết tin thác nơi Chúa+ nếp sống đạo mẫu mực sẵn có từ lâu đời; bên ngôi giáo đường thân yêu quen thuộc.  Cạnh đó, còn thêm các giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông vẫn lưu giữ được; tác giả đoan chắc rằng làng đạo quê mình cùng với những người đồng hương đang sinh sống tại quê mới, sẽ vượt qua được mọi thử thách, mọi cám dỗ sa ngã; để tiếp tục vững bước trên hành trình trần thế, dưới sự soi sáng của ơn Thánh Linh.

Qua Những Người Đồng Hương, biết đâu người đọc cũng có thể có một liên tưởng nào đó về những người đồng hương của mình -- nơi một câu chuyện+ một hoàn cảnh khác.  ./.



ngọctự



 ----------------------------------------
  trích từ  blog T.Vấn & Bạn Hữu
-----------------------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ