Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

" tôi không có bí quyết gì khi viết văn... nghề này là nghề bất trắc " nguyễn nhật ánh trả lời phỏng vấn -- tuoitre online

Cuối năm với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: nghề văn bất trắc!

31/12/2017 11:34 GMT+7    ·    LAM ĐIỀN thực hiện

TTO - Nhìn lại năm 2017 và đón chào năm 2018, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dành cho Tuổi Trẻ Online cuộc trao đổi tâm tình về nghề nghiệp với sự bình tâm: Chuyện đọc văn không nên sốt ruột quá...

Cuối năm với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: nghề văn bất trắc! - Ảnh 1.
Nguyễn Nhật Ánh trong khu vườn của mình -ảẢnh: QUANG ĐỊNH
Tôi viết sách từ sự ám ảnh tuổi thơ, bạn đọc tìm thấy hình ảnh của chính mình, của thầy cô bố mẹ ông bà mình trong đó, nên các em thích. Còn người đã qua rồi tuổi thơ có đọc thì bắt gặp lại những ký ức của mình, coi như được quay về tắm lại trong dòng sông tuổi thơ, nói một cách văn hóa là như vậy.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 
Trên khoảnh sân thượng nhỏ bốn bề đầy cây xanh của anh, câu chuyện tràn qua nhiều lĩnh vực...  

Nhà văn - đạo diễn canh tác trên hai thửa đất khác nhau 

* Năm 2017 đã dần khép lại, nhìn qua thị trường sách và câu chuyện đọc sách trong năm, có điều gì gây cho anh chú ý?
- Ấn tượng trong năm vừa qua là nhiều nơi trong cả nước có đường sách, bắt đầu từ TP.HCM, bây giờ ở Hà Nội cũng có, Vũng Tàu cũng sắp sửa có đường sách, TP.HCM sắp tới lại làm thêm mấy đường sách nữa... 
Hiện tượng ấy ít ra cũng là thêm điều kiện, cơ hội để những người yêu thích sách có chỗ lui tới. Anh cầm cuốn sách lên, ngắm bìa, ngửi mùi mực thơm, rồi từ đó anh sẽ quen dần với chuyện mua sách và đọc sách. Đây là dấu hiệu tích cực.
Chuyện mình hay nói là tình trạng đọc sách xuống cấp, bão hòa, thì tôi cho rằng không nên sốt ruột lắm. Vì tình trạng này không chỉ riêng Việt Nam. 
Chẳng hạn lần tôi ra mắt sách ở Thái Lan, qua gặp báo chí bên đó người ta cứ tưởng trẻ em VN đọc sách nhiều, họ hỏi tôi có bí quyết nào để cho trẻ em Thái đọc nhiều sách như trẻ em Việt không, vì bên này trẻ em cũng mải chơi game, bị thu hút bởi công nghệ giải trí mà lơ đãng việc đọc sách. 
Điều đó cho ta thấy đây là vấn nạn không riêng VN. Từ từ mình sẽ có cách giải quyết, tất nhiên là cần giải pháp đồng bộ từ gia đình nhà trường và xã hội. Và thậm chí là từ Chính phủ nữa.
Video tạm dừng
-nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trả lời Tuổi Trẻ Online ngày cuối năm 2017 - Video: QUANG ĐỊNH
* Đến nay, sau bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, hẳn nhiều người còn ấn tượng với phim Cô gái đến từ hôm qua là hai phim chuyển thể từ tác phẩm của ông, ông có suy nghĩ gì về những "giá trị cộng thêm" khi từ một tác phẩm văn chương ra đến tác phẩm điện ảnh?
- Chỉ có giá trị cộng thêm xét theo khía cạnh quảng bá, ví dụ như có độc giả đã đọc truyện rồi, và khi thấy truyện này được chuyển thành phim, thì người ta cũng háo hức tò mò đi xem phim "thử thế nào".
Cũng có những độc giả chưa đọc sách này nhưng sau khi xem phim, có thể họ háo hức tò mò đi tìm đọc sách để xem truyện và phim có gì giống nhau khác nhau hay không. Đây là sự tác động qua lại giữa văn chương và điện ảnh.
Cộng thêm về giá trị văn học thì không, vì nhà văn và đạo diễn canh tác trên hai thửa đất khác nhau, hai loại hình khác nhau, thành ra nhà văn chịu trách nhiệm về chất lượng văn học của tác phẩm văn chương của mình, còn đạo diễn chịu trách nhiệm điện ảnh của bộ phim của mình. Nếu bộ phim làm hay thì người ta khen đạo diễn, nếu phim không hay thì đạo diễn sẽ bị trách, chứ không ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp gì đến tác phẩm của nhà văn.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Cuối năm với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: nghề văn bất trắc! - Ảnh 5.
-hiếm có một nhà văn viết cho tuổi thơ mà sách bán được nhiều nh

Tôi không có bí quyết gì khi viết văn 

ư Nguyễn Nhật Ánh -ảnh: QUANG ĐỊNH
* Sau mấy chục năm viết văn, sách của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thuộc hàng best-seller chứng tỏ nhiều thế hệ bạn đọc nối tiếp nhau đều yêu thích văn của anh. Theo anh, điều gì đã khiến họ yêu thích như vậy?
Viết sách thì theo tôi không có bí quyết gì đặc biệt hết. Vì văn chương là chuyện giấy trắng mực đen, mọi thứ phơi ra dưới ánh mặt trời, và mọi nhà văn đều sử dụng một loại nguyên vật liệu như nhau đó là 24 con chữ cái, và ráp lại theo cách nào đó nó cho ra tác phẩm này, theo cách nào đó nó cho ra tác phẩm khác. 
Tức là đọc tác phẩm nhà văn thì có thể thấy ai cũng có thể viết được, nó không có bí quyết gì phía sau. Thành ra bây giờ hỏi bí quyết gì thì tôi cũng chịu.
Trong các cuộc đi ký tặng sách, tôi bắt gặp nhiều cảnh bố mẹ dẫn con, ông bà dẫn cháu đến mua sách và xin chữ ký. Tôi nghĩ như vậy số độc giả được cộng hưởng từ nhiều thế hệ và số lượng tăng lên theo thời gian, cũng là một may mắn trong đời viết văn của mình. 
Đây là những gì tôi nghe được nên nói lại, chứ bản thân người viết văn mà hỏi tại sao anh viết sách được đông đảo bạn đọc đón nhận thì tôi cũng không trả lời được.
Cuối năm với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: nghề văn bất trắc! - Ảnh 6.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong một buổi ra mắt sách - ảnh: LAM ĐIỀN
* Những thế hệ bạn đọc của ông đã lớn lên, những khẩu vị, thị hiếu đọc truyện của từng thế hệ cũng thay đổi, và liệu có thể hình dung ông cũng thay đổi theo kiểu "thay đổi để vừa với khẩu vị người đọc hôm nay, mà lại cũng không mất đi hương vị chất lượng của mình" không?
- Thật ra tôi có thay đổi gì đâu. Tôi viết theo tâm tính của mình, theo phong cách của mình, theo sở thích, mặt mạnh của mình. Trong ba mươi năm qua tôi chỉ viết theo những gì mình thích chứ không viết theo thị hiếu của bạn đọc. 
Tôi nghĩ một nhà văn chạy theo thị hiếu của bạn đọc là không thể được. Tại vì thị hiếu của bạn đọc thì quá nhiều thành phần, nhiều đối tượng, nhiều sở thích khác nhau, qua thời gian những thị hiếu cũng thay đổi. 
Mà nhà văn như bản thân tôi làm gì có tài năng đến mức bạn đọc đổi thị hiếu là mình có thể đổi theo được. Mà mình đổi theo được thì mình lại đánh mất chính mình, cái văn của mình không còn duyên dáng không còn đặc thù của văn mình nữa...
Cuối năm với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: nghề văn bất trắc! - Ảnh 7.
Nguyễn Nhật Ánh bảo ông chỉ viết cái gì mình thích - ảnh: QUANG ĐỊNH
Mình thay đổi để làm gì? Ngay từ đầu đi vào nghề viết văn là vì mình yêu thích nghề viết, yêu thích nghệ thuật sáng tạo thì viết thôi, chứ lúc đó mình viết đâu có nghĩ gì tới người mua hay tới khẩu vị của ai đâu. Tôi nghĩ chắc là nhà văn nào cũng vậy. Cho nên có sự đồng cảm tự nhiên với người đọc, người ta đọc văn mình và thích, đó là sự may mắn trong cuộc đời của mình.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 

  Ngh này là nghề bất trắc!

* Nhà văn không thể đồng thời làm cả hai: vừa thay đổi vừa giữ lại?
- Không thể được. Ví dụ như anh sản xuất nước chấm, người ta năm nay thích ăn mặn thì anh làm mặn, còn năm sau bạn đọc thích ăn ngọt thì anh sửa chữa công thức để nó ngọt. 
Chứ còn văn chương thì tôi nghĩ nó không thể lúc anh viết mặn lúc anh viết ngọt được. Nhà văn chỉ có viết theo sự ám ảnh của mình, viết theo tâm tính tính cách của mình. Chứ còn viết theo thị hiếu bạn đọc thì tôi nghĩ là không khả thi.
Nhưng nếu nhà văn được bạn đọc đón đọc nhiều thì đó là sự may mắn, may mắn có sự đồng cảm tự nhiên giữa tâm hồn nhà văn và tâm hồn người đọc. 
Mình viết một cuốn sách, viết một trang văn, mà mình thấy nó buồn cười thì bạn đọc cũng thấy buồn cười, mình viết một trang văn mà thấy rưng rưng thì bạn đọc cũng thấy cảm động thấy rưng rưng. Đó là sự đồng cảm tự nhiên. 
Nếu chiều theo khẩu vị bạn đọc thì nhà văn sẽ đánh mất chính mình. Bởi vì có những cái ám ảnh mình trong thời điểm đó, mình muốn viết trong thời điểm đó nhưng cứ sợ cuốn này ra rồi bạn đọc sẽ thất vọng, rằng bạn đọc vốn quen kiểu viết kia rồi, nếu viết khác đi bạn đọc sẽ không mua sách mình nữa... 
Nghĩ như vậy thì nhà văn sẽ không có cơ hội làm những điều mình thích. 
Cuối năm với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: nghề văn bất trắc! - Ảnh 9.-nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho tác phẩm Ngày xưa có một chuyện tình (NXB Trẻ) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
-nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng độc giả cuốn Ngày xưa có một chuyện tình - ảnh: QUANG ĐỊNH
* Bao nhiêu năm nhìn lại, vẫn thấy đội ngũ nhà văn Việt Nam viết cho thiếu nhi, cho tuổi mới lớn còn thiếu, anh có nghĩ đến cái sự thiếu này là do đâu?
- Cái này là do cơ duyên thôi. Cái nghề mà không hề có tuyển sinh, không hề có đào tạo như anh nhà văn, thì đi tìm nguyên nhân đó hơi khó. 
Viết văn là việc tự nguyện, không ai bắt buộc ai ngồi vô bàn mỗi ngày viết 4-5 tiếng đồng hồ cả. Người khác nhìn vô thấy giống như việc cực hình, ngày nào cũng như ngày nào như lao động khổ sai. 
Người viết phải tìm thấy hứng thú trong công việc đó mới được, chứ đang ngồi viết mà đứa bạn này rủ đi nhậu, đứa bạn kia rủ đi xem phim, đứa bạn khác rủ đi du lịch... thì mình thấy những cái đó thú vị hơn là ngồi gõ con chữ chứ. Cho nên phải có đam mê.
Mà cái nghề này đam mê với nó, mất nhiều thời gian cho nó, mất nhiều tâm sức cho nó, nhưng chưa chắc đã thành công, cho nên nó là nghề rất bất trắc. 
Nên để theo đuổi thì anh phải mê lắm, phải thích, chứ anh cứ nghĩ đến thành bại được mất thì anh sẽ không chọn việc viết văn. Và nếu anh chọn, anh cũng không theo đuổi lâu dài được. Tôi nghĩ vì vậy mà nghề văn có ít người chọn, mà nghề viết văn cho thanh thiếu niên thì càng ít hơn nữa.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh 
Cuối năm với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: nghề văn bất trắc! - Ảnh 11.
-nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và nhà báo Lam Điền -ảnh: NVCC



-------------------------------------------
trích báo tui tr online ( tp. hcm)
--------------------------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ