Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

NHẬT KÝ NGUYỄN NGỌC LAN , NHÌN TỪ ... / bài viết:gs Nguyễn Văn Trung [1930- ] -- thang-phai.blogspot.com/

hứ Hai, 16 tháng 7, 2012

nhật ký nguyễn ngọc lan, nhìn từ .... / nguyễn văn trung

(kỳ chót)


'Nhật Ký Nguyễn Ngọc Lan/ nhìn từ .../ Nguyễn Văn Trung
( bản thảo hạn chế/ Saigon 1995

                                                                    giáo sư Nguyễn Văn Trung [1930-    ]  (phải) + Thế Phong
                                                                          (ảnh: Lữ Quốc Văn.)

                                 trái qua :
                                     linh mục văn sĩ Nguyễn Ngọc Lan [1930- 26/02/ 2007   saigon]
                                                       + Ý Nhi [ 1944-  ] + Thế Phong  [1932-  ] 






                         NHKÝ NGUYN NGLAN ,
                        NHÌN TỪ PHÍA NGƯỜI ĐỌC TRONG NƯỚC 
                                                     (bản thảo hạn chế/ 1995) 
                                                       Nguyễn Văn Trung



Lời dẫn: - " NHẬT KÝ NGUYỄN NGỌC LAN, NHÌN TỪ NGƯỜI ĐỌC TRONG NƯỚC ", cái tựa đềđã có 2 vế: 

1) "Nhật Ký Nguyễn Ngọc Lan" là tác phẩm gồm nhiều tập đã xuất bản. 
 2)  '"nhìn từ phía người đọc từ trong nước" (' người  đọc trong nước', đây là giáo sư Nguyễn Văn Trung.) 

C ả 2  vị đã từng có lần ngồi sau xe gắn máy Honda 78 ,do tôi chở ; cùng rong chơi  trên đường phố Saigon , cà-phê, cà pháo nhiều lần   (ấy là Nguyễn Ngọc Lan) -- thế rồi có một lần, 'tác giả" Nhật Ký N.N.Lan trao tôi "bản thảo đánh máy , đâu đó hơn 2 chục tờ pelure 21 x 27 đánh máy, : " ông đọc đi, rồi cho tôi biết ý kiến nhé."  

 Khoảng vài năm sau, giáo sư Nguyễn Văn  Trung  từ Canada về Saigon  thăm con gái ở quận 7; hẹn gặp tôi, rồi chúng tôi  cùng rong chơi một buổi, cũng lại cà phê, cà pháo--  tôi cho  anh biết :"là tôi đã đọc " Nhật Ký NNL", 'nhìn từ phía người đọc trong nước "-- tác giả Nguyễn Văn Trung cho biết, " đây là bài viết rất chân tình  đối với một bạn đồng nghiệp". ( từng dạy ở đại học+ viết báo+ làm văn chương) -- rồi hỏi tôi: " vụ Nxb Công an nhân dân tái bản việt ngữ VIỆT NAM BI THẢM ĐÔNG DƯƠNG,  do tôi dịch của Louis Roubaud; in trước giải phóng  -- không những không xin phép trước; còn" chê bai bản dịch thiếu trong sáng 'v.v..."  ; thếmà ông dám  lên tiếng kiện cáo ; quả ông là tên " điếc không sợ súng". Cuối cùng,   họ cũng phải trả bản quyền " mạt" cho ông rồi, phải không?" -- lời ông Trung nói với đâu đó vào khoảng năm 2003, 2004, gì đó. 

  Tôi cũng đã cho post  toàn văn ' NHẬT KÝ NGUYỄN NGỌC LAN/ NHÌN TỪ PHÍA NGƯỜI ĐỌC TRONG NƯỚC.--và,  bài kết của tập"bản thảo hạn chế" được đăng lại, để: 

-    KỶ NIỆM  10 NĂM LINH MỤC, VĂN SĨ NGUYỄN NGỌC LAN QUA ĐỜI   [ 1930- 26/ 02/ 2007 .]
+  giáo sư NGUYỄN VĂN TRUNG[ 1930-  ]  , hiện đang " đi vào, đi ra bằng xe lăn" ở Canada, thì phải!?"

    THẾ PHONG
   Saigon Dec. 15, 2017. 



                                 
               ( tiếp theo  và hết )

                 4.   AGAPÉ 

T uy nhiên cho đến nay, Nguyễn Ngọc Lan (NNL)  còn 2 đệ tử trung thành, cũng cựu tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế  - mà NNL ưu ái, trân trọng  , luôn xưng hô bằng anh .  Hai người này  là  Hồ Công Hưng và Vũ Sinh Hiên , thường tổ chức các buổi nhậu.   Theo tôi,  chính những buổi nhậu nhẹt, lại vang,  lại Bordeaux , như NNL  hãnh diện ghi lại trong NHẬT KÝ, có cả những người không Công giáo, đã là đầu mối sinh tội , vì ngoài việc đấu láo, tán phét; còn có mục chỉ trích, nói xấu bạn bè   vắng mặt ...  Một người bạn ngoài Công giáo, nhưng vợ anh lại có đạo ( mà NNL đã từng nhiều lần đến nhà ăn uống) , sau khi đọc xong  tập NHẬT KÝ I,  đã nói với tôi  là không nên liên lạc với ông ấy.   Toàn chuyện ngồi lê  đôi mách.    Chính những buổi nhậu này đã cung cấp cho  NNL , những tin thất thiệt, như nhà văn Thế Phong  đi học tập cải tạo   ... , những tin làm quà bôi xấu những người bạn thân cũ - thế rồi- NNL ghi vào NHẬT KÝ .   Ở xa, anh em Tin Nhà ,  lại  coi những buổi nhậu nhẹt, đó là những AGAPÉ, giữa các tín hữu chia sẻ bữa ăn, sau 1 buổi sinh hoạt tôn giáo.   Chẳng lã  AGAPÉ lại dung tục đến thế sao ?

Vũ Sinh Hiên  là 1 trong  tác giả sọan thảo 2 thư gửi Hội đồng giám mục và Tổng giám mục Sài Gòn   hồi 1999.   Trong 1 tài liệu đánh máy, đề ngày  22 / 12/ 1989, Ngô  Văn Ân  ghi lại quá trình  hình thành và phổ biến 2 thư ' đã khai với C.A  và 2 tác giả đã bị C.A gọi lên làm việc nhiều lần.  '  Chính NNL  trong NHẬT KÝ II  , cũng  xác nhận  như thế.   Nhưng dư luận, nói chung, dư luận Công giáo, nói riêng - phổ biến ở nước ngoài, đều coi Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín , như chủ xướng ,   còn nhóm giáo dân  chỉ là theo đuôi.   Sự kiện này  đã được 2 người viết sử Giáo hội làm một cách nghiêm túc, ghi nhận, đúc kết,  trong tạp chí 1 năm xuất bản 2 lần của Instituit francais des Relations internationales - Rames 92,  - Le monde et son  évolution  - Dunod, trang 367:
        Plus tard , le même prêtre ( chỉ Chân Tín )  accompagné   d'un certain nombre  de laics signait une seconde lettre  adressée à la Conférence épiscopale '.
ọ có thể hiểu  lầm, vì những giáo dân ký trong 2 bức thư, ít được dư luận biết đến  bằng Nguyễn Ngọc Lan và  Chân Tín , bởi họ không tự biết quảng cáo.   Nhưng không phải vì thế  mà NNL và CT có đầy đủ sách báo phương tây, nói về  mình, cứ  để người ta hiểu lầm mình là chủ xướng ( animateur ) -  và nhóm giáo dân  chỉ là bọn ăn theo  , rồi không cải chính, để  'trả cái gì của Xê-Da cho Xê-Da  ' và cũng ' thật  là công bình và chính đáng  'chứ ! 

T ôi biết, có người đã ký vào thư gửi Hội đồng giám mục, rất bực mình  về thái độ mạo nhận , không cải chính  của Nguyễn Ngọc Lan .   Còn theo   một người gần gũi với Vũ Sinh Hiên, cũng ký tên trong 2 bức thư trên ( gửi Hội đồng giám mục và Tổng giám mục Sài Gòn ) , Vũ Sinh Hiên đang đầu tư cho Nguyễn Ngọc Lan , Chân Tín - cho chuyến đi Mỹ sắp tới của gia đình- trong đó Nguyễn Ngọc Lan được giới thiệu như một  Lech Valesa , còn Giám mục Xuân Lộc, Chủ tịch Hội đồng giám mục, coi như đức Hồng y  Glemp,   đằng sau là tập thể  giáo dân Việtnam ủng hộ.    Cầu chúc cho dự định của Vũ Sinh Hiên  được thành quả, không gặp rủi ro, bị ăn đòn như nhà văn Duyên Anh , nếu chẳng may , có người thắc mắc về thái độ của Vũ Sinh Hiên  , chân thành quyết tâm tự nguyện theo cách mạng và đả  kích những tướng lãnh chống cộng, chỉ là những tay võ biền ... làm chỉnh lý, chỉnh liếc - nay lại tự nguyện đầu quân dưới tướng mấy ông võ biền ở bên Mỹ !

hân kỷ niệm  20 năm Cách mạng tháng Tám, trong bài  CMT8 và những người đến sau  
 ( Đối Diện số 71, ngày 19 / 8 / 1975),  Vũ Sinh Hiên viết :
CMT8  tôi  tròn 4 tuổi rưỡi   ... cho đến khi lớn lên .  Bẵng đi một thời gian , cho đến lúc vào đại học, chẳng ai dạy tôi về CMT8.  Bây giờ tuy tôi đã không có mặt lúc khởi điểm , nhưng những công việc bề bộn còn đó ... đòi hỏi sự đóng góp của mọi người.   Tôi xin được  xếp hàng vào hàng  những người  đến sau chân thành này  '.    ( NVTrung gạch dưới - tr. 27) .

K hi Đại  hội Đảng  họp, Vũ Sinh Hiên  mượn cơ hội này, viết thư gửi Gửi một người xa quê hương,  nêu  1 vài ý nghĩa về sự kiện quan trọng, có tính cách lịch sử đang diễn - mà nếu tác giả ở địa vị kẻ xa kia , thì không thể nào có được  ...   Những lần Đại hội Đảng  trước, tác giả không được ai cho biết; nhưng lần này, tác giả được sống trọn vẹn từng ngày, chuẩn bị họp đại hội, nên hiểu được những mái tóc bạc phơ ấy, đâu có phải 1 tay võ biền từ trời rớt xuống,  1 trò công kênh, sau 1 cú chỉnh lý chỉnh liếc.   Cứ nhìn các kẻ thù đã thua chạy, từ thực dân Pháp , phát xít Nhật, đến đế quốc Mỹ; cứ nhìn lại các chặng đường đã đi, dài dằng dặc, những kiên trì, liên tục, sáng tạo và đều đặn ấy ... Tôi hiểu được rằng Đảng phải  thế nào đó, mới có thể lãnh đạo dân tộc đi những bước kỳ diệu như chúng ta đã thấy ...'   Đứng Dậy số 91-92, tr. 21-20 ) .


   5.   chống cộng ?

N hững năm đầu  sau 30 /4 / 1975, một đàng  Nguyễn Ngọc Lan  khẳng định tin theo c / m tới cùng, sau khi phủ nhận triệt để toàn diện xã  hội miền Nam, thế giới tự do - bằng một 1 quan niệm Thần học, dựa và lời Chúa: 1 xã hội, 1 thế giới - mà theo NNL , thì Chúa  lãnh đạo tư tưởng, nhất là về mặt tôn giáo bằng 1 cơ quan tư nhân mà NNL chủ động.   Khi được  c/ m trao  cho quyền qui tụ, lãnh đạo tư tưởng ( điều khiền tờ Đối Diện ) , Nguyễn Ngọc Lan  đâu có phê phán công khai những linh mục, trí thức Công giáo đồng chí của mình , ở các cơ quan khác.   NNL chỉ phê phán họ, khi không được trao quyền hành qui tụ, điều khiển.    Cần lưu ý , Nguyễn Ngọc Lan là người của c / m , có công với c / m , là người tổ chức, cơ sở ...  Cho đến nay, NNL chưa hế nói  thẳng , dứt khoát   chống đối chế độ 1 cách triệt để, toàn diện như  NNL đã làm đối với 
chế độ Sài Gòn  trước đây và những người lãnh đạo  CS cũng chưa hề kết án  Nguyễn Ngọc Lan là phản động , như họ thường làm  với những phần tử ngoài đảng, ngoài tổ chức.

K hi thành lập  Câu lạc bộ những người Kháng chiến cũ tp. HCM , Chân Tín  và Nguyễn Ngọc Lan   được ông Tạ Bá Tòng  trao chức vụ điều hành Khối Công giáo, tôi có mặt hôm đó, có cả Huỳnh Công Minh,  Phan Khắc Từ, Chân Tín ... ,   và Tạ Bá Tòng điều khiển  buổi họp - Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ ngồi dưới một mình , rồi lặng lẽ ra về ... Tổ chức này không tồn tại lâu: Tạ Bá Tòng, rồi sau đó Nguyễn Ngọc Lan  và Chân Tín đều bị quản thúc  ..., quyền lãnh đạo bị lấy đi .
rong thời gian  bị quản thúc, nhiều cán bộ, đảng viên trung, cao cấp vẫn đến thăm Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín .   Còn Trần Bạch Đằng, người mà Nguyễn  Ngọc Lan đã gặp   hồi Tết   Mậu Thân ( 1968 ), thỉnh thoảng vẫn ca tụng Nguyễn Ngọc Lan ,  trên sách báo :
' Vấn đề là các  nền văn nghệ kia góp sức vời những ngòi bút lớn : Vũ Hạnh, Sơn Nam, Lữ Phương,  Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan , Nguyễn Hiến Lê  ...' (* ) 

ên một ngày nào đó , Nguyễn Ngọc Lan lại được trao cho quyền hành qui tụ, lãnh đạo - thì NNL  có từ chối không ?
--------------------
*  Trần Bạch Đằng : Một thời và mãi mãi  - trích  Tiếng hát những người đi tới.   ( Nxb Trẻ, tp. HCM 1993 - tr. 14). Theo  truyền thống CS, 1 đồng chí , đồng hành, nay có vấn đề -   phương chi bị tù, bị quản thúc -  không được nhắc đến, dù giữ 1 chức vụ chủ chốt, như trường hợp Trần Văn Giầu thời kỳ 1945.  
               ( NVTrung chú thích ) 
----------------------------------------------

ột thái độ  phải chăng là nhập nhằng :  chống đối  mà như thể không chống đối thực sự ?   Không rõ rệt, dứt khoát; như một Châu Tâm Luân , Thế Nguyên  đã chọn .   Một người  thất vọng, nhưng tự trọng, vượt biên cho đến nay vẫn giữ im lặng, không phê phán, đả kích 2 chế độ mà mình đã tin tưởng (  ám chỉ CTLuân -  B.T ghi chú ). Một  người vẫn giữ im lặng, mượn cái  say của rượu,  thuốc phiện  , của  bạn bè an ủi,  để quên lãng cho đến chết . ( ám chỉ Thế Nguyên - BT ghi chú ) .  
N hư vậy  những người chống Cộng hoan nghênh, ủng hộ Nguyễn Ngọc Lan trở cờ, phải chăng do ngộ nhận ; hoặc có vội vã   -  không bao lâu  Nguyễn Ngọc Lan  chưa chính thức phủ nhận Thần học, NNL viết  trong  khoảng thời gian 1975, thẳng thắn bày tỏ sám hối  - vì đã rao giảng trong nhà thờ,   đăng trên báo, in trong sách ,  những chân lý mà bây giờ Nguyễn Ngọc Lan lại cho là sai lầm .



6.  ủy ban đoàn kết  

N guyễn Ngọc  Lan  mỉa mai những đồng chí của mình trong Ủy ban đoàn kết, chỉ xưng tụng như là con két.   Thế thì,  lúc Nguyễn Ngọc Lan  làm báo Đứng Dậy, có phải là con két  không ?qua  những bài đường lối chính sách của cách mạng ?   Một người làm báo ở Hà Nội, hỏi tôi : 
 Này ông bạn Nguyễn Ngọc Lan của ông cũng đang bắt chước chúng tôi đó sao ?'- Tôi hỏi :
'- Bắt chước thế nào , hả  ông ? '  - ' Thì cũng đầu bài trích Lê Duẩn, cuối  bài trích Tố Hữu '. 
ột trong những mục tiêu  của 2 thư gửi Hội đồng Giám mục và Tổng giám mục Sài Gòn (*) , là phê phán Ủy ban đoàn kết Công giáo .   Xét về thành phần những người  ký tên  trong 2 thư, rõ ràng, có hai hạng : 
Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín  là những người của chế độ c / m , đã có chức, có quyền, cũng như Phan Khắc Từ thuộc phe ta - còn  1 linh mục và  những giáo dân kia, hoặc họ đứng ngoài mọi cơ quan Nhà  nước, hoặc chỉ là công nhân viên.   Họ chân thành và vô vụ lợi, khi họ nghĩ ( có thể đúng hay sai )  về tổ chức  Ủy ban đoàn kết Công giáo  là những người họ phê phán
 ( Phan Khắc Từ )  bị coi   là không lợi cho Giáo hội và Cách mạng.   Nên Ủy ban đoàn kết Công giáo  cũng bị họ phê phán .   Nhưng người ta có quyền  nghi ngờ về động cơ, thái độ phê phán của Nguyễn Ngọc Lan .  NNL không chống Ủy ban đoàn kết Công giáo  như một tổ chức, mà NNL  cho là  chia rẽ giáo hội bất chấp ở nơi nào , do ai tham gia, vì NNL không hề chống Ủy ban đoàn kết Công giáo  của linh mục  Cao Đình Trị , bề trên Dòng Chúa Cứu Thế  , cha sở  họ đạo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp , mà chỉ chống Uỷ ban đoàn kết Công giáo của ta và  Ủy ban đoàn kết Công giáo không phải của ta  ?

----------------
*  thư  đánh máy  Chân Tín     gừi Đức cha Nguyễn Văn Bình tp. HCM, ngày 27 / 10 / 1989
 ( NVTrung chú thích ) 


N guyễn  Ngọc Lan  phê phán Đức cha Nguyễn Văn Bình , vì không giải quyết  vụ Phan Khắc Từ , nhưng lại bay lên Tòa giám mục Xuân Lộc  - hẳn NNL biết rõ thái độ của Giám mục địa phận Xuân Lộc đối với Ủy ban đoàn kết Công giáo  Xuân Lộc  và tất cả quan hệ của Ngài đối vớiUBĐKCG  tp. HCM , đặc biệt với Phan Khắc Từ, vì đã nhờ Phan Khắc Từ lo liệu nhiều việc; kể cả những việc mà sau đó, bị coi là bất hợp pháp . 

 T ôi căn cứ vào phát biểu  của Đức cha Xuân Lộc  - trong cuộc phỏng vấn  vào ngày 1 6 / 12 / 1990 ở Église d' Asie - và biên thư hỏi  , Ngài  xác nhận.    Trong thư trả lời, Ngài chỉ giải thích rõ hơn điều tôi đã hỏi ( đăng trong Hồ sơ Hàng giáo phẩm Việtnam ) .  Vậy tại sao  Nguyễn Ngọc Lan không phản đối Đức cha Xuân Lộc, chủ tịch Hội đồng giám mục Việtnam, về việc ủng hộ  UBĐKCG, đặc biệt UBĐKCG Xuân Lộc, mà theo  Ngài, rất ăn ý với toàn Giám mục , nên được tòa Giám mục tín nhiệm; nghĩa là không có chia rẽ giáo hội  như NNL  đã tố cáo.  Và nhất là, tại sao NNL  không phản đối chính giám mục Xuân Lộc, vi vẫn  còn quan hệ, tín nhiệm Phan khắc Từ. ( nên mới nhờ vả, lo liệu cho Xuân Lộc ?) .   Đúng là  Phan Khắc Từ không thuộc địa phận Xuân Lộc, và lúc Nguyễn Ngọc Lan   gửi thư cho Hội đồng giám mục, thì  Đức cha Xuân Lộc chưa làm chủ tịch Hội đồng giám mục.   Nhưng từ khi Ngài nhận chức chủ tịch, tại sao Nguyễn Ngọc Lan   không gửi thư cho Ngài ( vốn quan hệ mật thiết với  NNL ) , để đòi xử vụ Phan Khắc Từ ?  Phải chăng, vì Giám mục Xuân Lộc   ủng hộ Nguyễn Ngọc Lan 100%  - và hiện nay là chỗ dựa chủ yếu của NNL, nên Nguyễn Ngọc Lan   không chống Ủy ban  đoàn kết Công giáo Xuân Lộc;  thậm chí  cũng không chống Ủy ban đoàn kết Công giáo  của Phan Khắc Từ, trong mối quan hệ với Giám mục Xuân Lộc ?

    7.  tranh đấu cho nhân quyền 

N guyễn Ngọc Lan  thừa biết các phong trào tranh đấu  ở đô thị miền Nam, trước 1975,  về hòa bình, tự do, dân chủ, tự trị đại học ... đều do ai chủ động tạo ra , ai chỉ đạo, sắp xếp nhân sự.   Tôi tham gia  hầu hết các phong trào đó, đặc biệt là được đề cử làm chủ tịch Ủy ban vận độngCải thiện Chế độ lao tù .   Sau này,  nhìn lại, thấy rõ thực chất của các phong trào này, chỉ là sách lược chính trị, nhằm lật đổ chính quyền miền  Nam ( Sài Gòn) mà thôi.   Hồi năm 1975, một giáo sư Hà Nội  vào tiếp quản Đại học Văn khoa, hỏi tôi : ' Tự trị đại học là gì ? Tại sao đại học lại tự trị được ?'   .
  C òn Thành đoàn đã nói thẳng ra, phong trào này thực chất là chống sự đàn áp của Thiệu - Kỳ  . Trui rèn trong lửa đỏ , tr.  69 ). 
N guyễn Ngọc Lan không có tên trong Ủy ban  vận động Cải thiện Chế độ lao tù, còn Chân Tín   là 1 trong 3 phó chủ tịch .  Với tư cách chủ tịch, tôi biết rõ mục đích , không phải đòi thả tù binh chính trị ( mà hầu hết là người theo  c/ m , đảng viên CS)  - và chính họ  cũng không nhắm được thả ra , mà chỉ có mục đích lật đổ  chính quyền Sài Gòn.    Vì thế, tôi có thể nói rằng, trước 1975, sự có mặt của tôi, cũng như của Chân Tín  trong UBVĐCĐLT không nhằm mục đích chính là tranh đấu cho nhân quyền.
au 1975, những buổi họp mặt  theo đường dây nọ , đường dây kia , Nguyễn Ngọc Lan ở đường dây nào, hẳn anh đã biết.  Và người ta cũng chỉ nhắc tôi tới tổ chức cũ với những người thuộc phe ta mà thôi.   Vì thế, khi nói tới UBVĐCTCĐLT, người ta chỉ nhắc tới Chân Tín và Nguyễn Ngọc  Lan như 2 người điều hành.   Trần Bạch Đằng đã viết :'   ... dẫn đến cả  một phong trào  đòi cải thiện chế độ lao tù của  cha Chân Tín  và các giới ...'   ( Trui  rèn rong lửa đỏ  / Nxb Văn nghệ tp HCM)  -  còn những người không thuộc phe ta thì không nhắc đến.  (*)

  K hi  nói về tạp chí Hồn Trẻ, tập ký trên  ghi lại :
' Những người   như Bùi Chánh Thời, Võ Quang Yến ... chúng tôi  coi như lá chắn cho tờ báo .  Một số nhân vật khác, như Nguyễn Văn Trung, Cao Ngọc Phượng, Cao Hoài Hà .. không thuộc phe ta, mời họ đứng tên, để   đánh lạc hứơng chú ý của địch .'  ( Sđd - tr. 138) 
----------------
 Cũng có người liên lạc với ông, từ thời ông làm chủ tịch  UBVĐCTCĐLT, tiếp tục ủng hộ tiếng nói của ông và tranh đấu cho ông ' ( Chân Tín : Nói với con người  / Nxb TIN , 1995 / Lời giới thiệu .)   ( NVTrung chú thích ).
------------------
au 1975,  một số người  trong UBVĐCTCĐLT bị bắt, như   bác sĩ Nguyễn Đan Quế phụ trách tiểu ban y tế ... Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín  đang có địa vị, có thế, có quyền, có lên tiếng bênh vực cho nhân quyền không ?   Rồi chính  chủ tịch của ủy ban đó, cộng  tác với  báo 
Đứng Dậy bị bắt giam , Nguyễn Ngọc Lan  có lên tiếng bênh vực  nhân quyền không ?  Thôi thì, không lên tiếng công khai, nhưng 2 người quen biết với các đồng chí lãnh đạo, như
 Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng ... có đi gặp, can thiệp hay ít ra , chỉ đến thăm qua cho biết sự tình ?

R iêng về giới Công giáo , những học sinh tốt nghiệp trung học, không được nộp đơn thi vào 1 số trường đại học  ( y khoa, sư phạm ...) , vì lý lịch theo  đạo Thiên chúa giáo - Nguyễn Ngọc Lan và Chân Tín  có cơ quan ngôn luận ( báo Đứng Dậy) , lại có uy tín  với cấp lãnh đạo Đảng,  2 vị có lên tiếng  đòi hỏi dân quyền, nhân quyền cho người Công giáo không ?   Hay, các vị chỉ đặt vấn đề nhân quyền , khi chính bản thân quý vị cảm thấy bị xâm phạm,  còn người khác,  kể cả những đồng đạo; thìsống chết mặc bay !   Phải chăng , họ không được hưởng nhân quyền mà chỉ quý vị mới được  ...?
H ầu như tất cả những người làm chính  trị đều giống nhau; khi họ cầm quyền thì chủ trương đàn áp, hoặc đồng lõa bằng sự im lặng trước sự đàn áp.   Nhưng, khi không còn quyền lực, họ mới đi với nhân dân, quần chúng đối lập, lên tiếng đòi tự do, dân chủ , nhân quyền .  Vì thế, nếu lại có chức, có quyền, thì Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín  có còn tranh đấu cho nhân quyền nữa không ?


8.  bênh vực giáo hội 

1) bênh vực giáo phẩm ? 

T rong  nhiều thư luân lưu gửi cho  báo Công giáo  & Dân tộc , Nguyễn Ngọc Lan  thương đả kích các đồng chí cũ, về tội phê phán hàng giáo phẩm, trong hoàn cảnh các Ngài bị nhét giẻ vào miệng, không thể không trả lời.   Nguyễn Ngọc Lan quên mất   lúc chủ trương Đứng  Dậy, thì cũng  đã  nhét giẻ vào miệng  các  Giám mục bao nhiêu lần, chẳng hạn trong vụ Giám mục Nguyễn Văn Thuận.  Rồi sau khi không còn làm tờ Đứng  Dậy, Nguyễn Ngọc Lan  vẫn tiếp tục phê bình, xuyên tạc, xỏ xiên  những Giám mục mà bây giờ Nguyễn Ngọc Lan tố cáo là thân Nhà nước, Ủy ban đoàn kết  - đặc biệt phe nhóm  Tổng giám mục Sài Gòn ; mà NNL gọi là đồng chí và thách Ngài trả lời trên báo Công giáo & Dân tộc, hay Sài Gòn giải phóng !    Thât là độc đáo, vì nếu Tổng giám mục bị NNL chụp mũ CS, mà lên tiếng ở Việtnam, trên báo chí CS; thì đúng là CS rồi còn gì nữa !  Ngoài ra , Tổng giám mục  Sài Gòn  và những ai bị NNL đả kích, xuyên tạc, vu khống ... làm sao lên tiếng ở Việtnam được, vì sách Nguyễn Ngọc Lan  không xuất bản, không phát hành ở Việtnam, còn liên lạc với báo chí ngoài nước là một điều bất hợp pháp - hay ít ra rất tế nhị.   Phê bình những người trong hoàn cảnh không thể lên tiếng, như vậy, chẳng phải NNL đã nhét giẻ vào miệng các giám mục, linh mục, trí thức ... bị Nguyễn Ngọc Lan  phê bình đó  sao ?  NNL chỉ ca tụng những giám mục, linh mục , dòng tu... chiều theo ý NNL.   Những khen chê của NNL phơi bày quang cảnh chia rẽ giữa hàng giáo phẩm, giáo sĩ, dòng tu ...

2) thanh lọc giáo sĩ 

V ới nhiều linh mục vướng mắc chuyện đàn bà, con gái,  Giáo  hội thường bao dung ,   chủ trương bao dung, chủ trương giải quyết êm đẹp trong thầm lặng.   Nguyễn Ngọc Lan cũng bao dung với những linh mục Dòng Chúa Cứu Thế  và cả những linh mục trong UBĐKCG như NTT ( mà nhóm bạn của NNL đã nhận nuôi con giùm ) .  Nguyễn Ngọc Lan chỉ tố cáo  PKT, buộc Tổng giám mục Sài Gòn phải giải quyết.   Động cơ, mục đích tố cáo là gì , nếu không phải vì PKT giữ vai trò lãnh đạo Ủy ban đoàn kết Công giáo  tp. và TW  ?( trung ương)  .  Chỉ tố cáo   PKT, công khai hóa cả tên người đàn bà, phải chăng chỉ để làm cho PKT mất chức vụ kể trên ?

T ôi được   những người bạn, đàn em, học trò cũ của NNL đã từng sát cánh với NNL, CT, từ lúc làm báo Đối Diện - cho tôi biết  về 2 người.   Nhưng về vấn đề liên quan đời tư, nhất là chuyện tình cảm, nói ra, dù là sự thực, cũng bị nghi ngờ về tư cách của người nói; nên tôi chỉ có thể nhắc công khai trước dư luận: câu trong Tin Mừng  về cọng rơm trong mắt người khác và cái xà trong mắt mình.   Chính NNL  đã thú nhận trong NHẬT KÝ , về mối quan hệ của mình với T.V. trước 1975.   Những người gần gũi NNL và Trương Bá Cần - hai tuyên úy  TLC lúc đó -  đã muốn đặt vấn đề.   Rồi những đàn em của NNL  cũng đã thấy cảnh quan hệ lén lút của NNL ... Nhưng tất cả đều thương NNL, không ai tiết lộ gì, dù chỉ trong nội bộ.   Giả thử hồi ấy, họ đối xứ với NNL như NNL đã xử sự với PKT, thì những gì đã xảy  đến cho NNL ?   Còn  người đàn bà đã gửi thư tới  Dòng Chúa Cứu Thế  tố giác, sau đó được sắp xếp cho vượt biên , nhưng đứa con đã chết trên biển cả, là của ai , chắc NNL biết rõ.

B ây giờ , những đệ tử, đàn em NNL, dù oán ghét NNL đến đâu, cũng không phanh phui gì đâu; vì họ nghĩ đến câu chuyện người đàn bà ngoại tình trong Tin Mừng.   Còn NNL   và CT  đã đưa PKT và người phụ nữ đến người đại diện Chúa ( TGM Sài Gòn ).  Người đại diện Chúa  không kết án, các anh không rút lui trong im lặng, như bọn Pharisiêu, mà ở lại  ném đá cả vị đại diện Chúa và ném đá kẻ bị tố giác nhiều lần, ném cho đến khi họ chết mới thôi !

  9 . nnl  - th.v.

NNL  đã chọn  làm sacerdos iuameterum ( linh mục đời đời )  rồi lại  cởi áo lập gia đình, nhưng  NNL không dám  đảm nhận những hậu quả của việc đổi hướng.   Trở về đời sống  giáo dân, nghĩa là có thể gặp khó khăn, về đời sống vật chất, như trường hợp Trần Viết Thọ.   Trong hoàn cảnh ở Việtnam, chọn đổi hướng  thường đòi hỏi nhiều can đảm .. và cũng có nghĩa là từ bỏ mọi chức vụ linh mục,  ngay cả quan hệ cũ , linh mục- giáo dân , rút vào đời sống ẩn dật, để khỏi làm đau lòng giáo hội và giáo dân như trường hợp  Trần Thái Đỉnh.   Nhiều  bạn bè, học trò cũ của NNL không muốn gặp NNL, vì thấy đau xót và khó khăn đổi lối xưng hô . ( trước đây cha-con, bây giờ anh-tôi) .  NNL  không làm thế, vẫn muốn tiếp tục chức vụ linh mục như giảng dạy ở các nhà Dòng, ngay cả ở Dòng Chúa Cứu Thế.   Trong  NHẬT KÝ,  Nguyễn Ngọc Lan  trách linh mục 
Trần Hữu Thanh  đã nại đến giáo luật , không cho NNL tiếp tục dạy trong nhà Dòng và chê người hay mình không bằng mình.  Ở trên đời này, quân sự hay dân sự, đạo hay đời, có nơi nào chấp nhận những kẻ đào ngũ hay từ nhiệm, được quyền quay trở về tiếp tục công việc; nhất là việc giảng dạy ? Chính  NNL , vì đã chọn xuất tu, mà vẫn làm  như thể chưa xuất tu, nên khó chấp nhận, không thể chịu đựng những bạn linh mục, đồng chí của mình làm những việc đáng lẽ là do NNL, vì NNL xứng đáng hơn cả.   Có một dự định  cho ra tạp chí  Thần học, nếuĐứng Dậy đóng cửa ; nhưng rồi Đứng dậy đóng cửa  và tờ Thần học sau này do UBĐKCG làm.  Nếu Thần họcdo những linh mục không ăn nhằm gì với CM làm, có lẽ NNL cũng không chỉ trích gay gắt, nặng nề - dù họ dốt nát hơn NNL.   Đằng này, lại do những đồng chí của NNL thực hiện , nên NNL mới theo dõi bài vở của Công giáo & Dân tộcUNĐKCG, để bới lông tìm vết , vạch ra những  sai trái, làm những thư luân lưu gửi đi , mạt sát những  người nghiên cứu thần học mà NNL gọi là  bọn Lý Toét.  ...

T hái độ  của NNL nói 1 cách nôm na, thái độ bắt cá hai tay, ăn 2 mang, tiếng Pháp gọi là  jouer sur les deux tableaux , còn nói 1 cách  triết học, theo Jean-Paul Sartre trong L' Être & Le Néant    ( tr.34) là thái độ ngụy tín.    Khi có 2 giá trị phải  chọn MỘT  , nên CHỌN mà làm như  thể    CHƯA LỰA CHỌN.   Rất khó phê bình  thái độ ngụy tín , vì tự lựa dối , nhưng lại 
TIN VÀO SỰ LỪA DỐI    .  Ngụy  tín là một niềm tin , Sartre đã mô tả thái độ người đàn bà có hẹn hò, nếu đi, thì phải dấn thân  lựa chọn ; nhưng không đi, lại tiếc cái thú hẹn hò .   Cuối cùng,  nàng quyết định đi đến chỗ hẹn hò.   Rồi cái gì phải đến đã đến.  Người đàn ông cầm tay người đàn bà .  Nàng không rút tay, nhưng lại làm như thể bàn tay ấm áp , chỉ là cái xác không hồn; vì lúc đó tinh thần nàng  xu hướng nói toàn chuyện mây, gió, lý tưởng, tranh đấu, tôn giáo.
NNL dứt khoát chọn lấy vợ, nhưng vẫn  làm như thể  (NvTrung gạch dưới)  chưa lấy  ; NNL tiếp tục làm một số việc thuộc chức năng linh mục, như giảng dạy thần học, Thánh kinh, làm cho NNL  tưởng thật  mình  vẫn  là linh mục , và nói với vợ con, như nói về Thánh gia .  Nhưng   Thanh Vân không phải Đức Mẹ  còn  đồng trinh , sau khi sinh Chúa  Hài Đồng và bé Lan Chi  không phải là hậu quả  huyền nhiệm của  Thánh Linh .   NNL thường hay chơi chữ để xỏ xiên, chửi xéo, những người mình không ưa , bất kể họ là ai , như gọi Đức   Cha Nguyễn Văn Bình  là
 Đ / C  đồng chí - BT chú thich ), dòng Đức Mẹ người nghèo, dòng Thánh Đa Minh là Đ / M  ( đ.m :  chửi tục , phương ngữ miền Nam - BT chú thích ) , để chửi Vương Đình Bích , hay các linh mục  Dòng Đa Minh,  chi Lyon.   Bạn bè  đệ tữ của NNL, cũng tặng NNL một từ kép  NNLTV ( mà vợ chồng NNL thường sử dụng để ký tên  dưới các bài báo , sau khi lập gia đình) - nhưng gán cho  nó cái nghĩa chỉ một hành động,  mà bất cứ  người  đàn ông nào lấy vợ đều làm , và NNL cũng đã  làm, mới có bé Lan Chi ... để nhắc NNL không  nên đạo đức giả, thần thánh giả và thẳng thắn chấp nhận tư cách linh mục xuất tu lấy vợ, thân phận  một giáo dân có gia đình  ...

10   trâu buộc ghét trâu ăn 

hững đàn em , đệ tử NNL không những chỉ ngao ngán thái độ giả đạo đức,  trước khi lập gia đình, hay sau khi có vợ của NNL - người đàn anh , người thầy  cũ có thời  còn kính phục - mà họ còn  chán ngán thái độ tranh ăn, trâu buộc ghét trâu ăn  của những bậc đàn anh.  Bằng chứng như sau :
- trong lá thư  LM Hồ Đỉnh gửi chủ tịch  CCFD, địa phận Yvelines ngày  21 / 6/ 1989 - thắc mắc về tổ chức này trợ cấp tiền cho các LM Toàn, Minh, Cần sang Pháp, để   phê phán tính cách thiên vị của CCFD , vì đã chỉ nghĩ đến việc giúp UBĐKCG mà Hồ Đỉnh coi như  1 thứ  mafia.   Hồ Đỉnh   thừa nhận  nhóm  Công giáo & Dân tộc có quyền nhận trợ cấp của CCFD, nhưng không thể để cho họ nhận tất cả, vì : 

 '...  il est déjà le groupe le plus riche en pouvoir, en influence et en matériel .    Il y a  d'autres groupes  qui méritent une aide culturelle plus subtantielle  par exemple  le groupe d' autour du Père Chân Tín  et M. Nguyễn Ngọc Lan  qui veut traduire les rechercher théologiques et des sciences humaines et les adapter à la situation concrète du Viêtnam .  Ce dont il est fort capable mais il ne dispose d' aucun moyen  matériel et est toujours brimé par le groupe monopole  .' 

Tin Sáng cũng ngừng hoạt động , như Đứng Dậy, tại sao Ngô Công Đức  không làm như NNL -chỉ ngồi bới  óc, mạt sát những anh em, bạn bè cộng tác cũ đang tham gia các hoạt động khác ?

11  một trái bóng được thổi phồng lên 

hà xuất bản TIN  ca tụng NNL là kẻ sĩ,  '  ... linh mục cởi áo , nhưng vẫn còn tâm hồn linh mục, là thư ký của thời đại , ngự sử của dân tộc , là chứng nhân cho một  niềm tin  sẵn sàng bị chém cổ.   Không thể làm chứng nhân  trùm chăn, hoặc chứng nhân làm thinh, vì đối với ông, im lặng trong 1 đất nước bị 1 thể chế độc tài thống trị và làm lũng đoạn  đến cùng độ những giá trị nhân bản , không thể là vàng mà là đồng lõa ... ' thay lời Tựa /  NHẬT KÝ II ).

N hìn từ xa  , ở ngoài nước, thì thấy như vậy; nhưng nhìn gần, từ phía người đọc trong nước , không những không  quen biết tác giả , mà còn là đồng hành, sát cánh trong nhiều năm trời, thì lại thấy không phải như vậy.   Trước  hết, không nói đến lập trường, chính kiến khác nhau; chỉ nói về tư cách, cách đối xử giữa người và người trong quan hệ, tư công.
1) Người ta có thể ghét nhau  về lập trường trong đời sống, nhưng có quyền vu khống, cáo gian những chuyện thuộc đời tư của người mình thù ghét không ?    Phan Khắc  Từ  lén lút với một người đàn bà, nhưng không  đưa về  Họ đạo Vườn Xoài, sau đó người đàn bà không Công giáo  đó đã lập gia đình.   Nguyễn Ngọc Lan có quyền tố cáo, đưa tên người đàn bà đó trên sách, báo không ?   Đó có phải là   một hành vi xúc phạm danh dự con người không ?   Hoặc,  1 người bạn đã là chí cốt với NNL trên con đường theo  c / m , bị NNL dựng đứng 1 chuyện thuộc đời tư không có, để hạ nhục- hay tệ hơn nữa, mấy đệ tử  ruột của NNL bị NNL kể tên cùng lý lịch ?  
 -  1 cựu LM Dòng Chúa Cứu Thế, học trò cũ của mình,  rồi vu khống họ tội danh làm chỉ điểm.  Họ rất tức giận , định rủ nhau  đến   bợp tai, bề hội đồng  Nguyễn Ngọc Lan - nhưng sau họ nghĩ lại, dù sao cũng là trí thức; không thể làm thế được,  mà nếu đi kiện thì cũng biết kiện ở đâu ? 
  
Ở trong xã hội  tôn trọng luật pháp như Âu Mỹ, người ta có quyền tự do làm những điều như NNL đã làm không ?   Bài văn, bài  thơ  của bạn bè gửi cho đọc, chưa in - liệu NNL có được quyền đưa vào sách in của mình, không  cần hỏi ý, xin phép tác giả không  ?
2)  Trong cách đối xử , có những điều không vi phạm pháp luật ; nhưng 1 xã hội văn minh, có văn hóa; trong đó con người biết tự trọng, tôn trọng người khác - thì không thể làm những việc như   :
-    Giám mục phu tá Phạm Văn Nẫm  nhờ Nguyễn Ngọc Lan  soạn một bài giảng...    
t ừ xưa  đến nay, có bề dưới nào, khi được  Bề trên nhờ soạn   thảo bài nói chuyện, hay bài giảng  ... lại đi tiết lộ, như NNL đã làm ?   
-    Chuyện  vợ con, bạn bè, thuộc đời tư, không liên quan gì đến đời công - muốn  ghi nhật ký thì cứ ghi -  nhưng có nên in thành sách, buộc người khác phải đọc không ? Một câu như :
 Uông Đại Bằng  không nuôi chim cút nữa , tổ chức bữa nhậu giữa bạn bè  ... !   Chấm hết  - lại bắt sang 1 câu chuyện khác .

ại sao  lại bắt độc giả phải đọc chuyện như vậy ? 
  
K ể  những chuyện bạn bè  viết, như hỏi thăm nhau, ca tụng nhau, cho nhau quà bánh, ăn nhậu với nhau có vi phạm đến cái mà người Pháp gọi là une certaine pudeur không ? Còn đối với Đông phương, thì lại càng nghiêm ngặt hơn nữa ! 
- N hững người tin cậy  mình,  đến thổ lộ tâm tình, về chính trị, tôn giáo - đặc biệt là những việc làm chui bất hợp pháp  ; tại sao ghi lại, rồi đem  in trên sách, dễ gây phiền hà tới người đã tin cậy mình ? - nhưng nỡ nào, buộc người khác phải can đảm như mình không ? 


12.    thái độ kẻ sĩ 

guyễn Ngọc  Lan  mạt sát những đồng chí của mình.  Dù cho họ sa đọa đáng ghét mấy đi nữa, thì thái độ kẻ sĩ là đành giữ im lặng, khi bất đồng.  Nếu cùng lắm, thì lên tiếng, về phương diện đướng lối, không nên mạt sát, kết án về phương diện đạo đức ; vì  nếu bạn bè, đồng chí của mình  như mình - thì mình hơn gì họ ? 
Đ ó là ý tưởng  của câu quân tử tuyệt giao bất xuất ác thanh của nhà nho.   NNL mạt sát  Trương Bá Cần  là con vật nọ, con vật kia  -  vậy khi NNL  sánh đôi với TBC đi vận động chống
 Đức Cha  Nguyễn Văn Thuận , thì NguyễnNgọc Lan là người hay con vật, cùng loại với Trương Bá Cần ?

Đ ối với 1 lý tưởng, 1 chế độ mà NNL đã ca tụng, nguyện phục vụ đến cùng; nếu NNL thay đổ ý kiến, thì vì tự trọng, không thể quay lưng xỉ vả nó như kẻ thù.  Trái lại, nên rất dè dặt phát biểu, phê phán , vì trân trọng với những người CS, không phải chỉ chống đế quốc bằng miệngnhư NNL ;  đã mất  tất cả cuộc đời mình, của gia đình mình ... vào cuộc chiến đấu, để thấy ngày nay không phải như mình tưởng; nhưng vì thái độ kẻ sĩ, tự trọng, nên đành im lặng, có khi đến chết vẫn chưa nói hết lời -  như Nhất Chi Mai  đã thốt lên.   Ngoài ra, còn trân trọng nhường cho họ nói về họ, vì chắc chắn sẽ sâu sắc hơn, chính xác hơn người ngoài Đảng rất nhiều.   Sau đó, dựa vào những điều họ nói và những tự kiểm thảo những gì minh đã nói , đã viết; để suy nghĩ tận nguồn gốc thực tế lịch sử đất nước, thế giới, thời đại, với thái độ khiêm tốn -  trước  hết ,nhìn nhận những lầm lỗi của mình, hơn là trách móc, chỉ trích người khác .    NNL nếu không im lặng, ít ra trước khi chống đối, phê phán 1 người, 1 chế độ mình đã ủng hộ, hay bây giờ ủng hộ 1  người, 1 chế độ trước đây mình chống đối, thì NNL phải xin lỗi người mà NNL đã miệt thị,  gọi họ là Ngụy, tay sai đế quốc, xin lỗi Đức Cha Nguyễn Văn Thuận , như Thanh Lãng
 đã làm.(*) 

gười trí thức có thể lầm  trong những nhận định về thời cuộc, nhưng biết khiêm tốn, nhìn nhận những lỗi lầm mình đã mắc phải.   Sở dĩ người ta tin theo  những điều mình nói, là viò tin tư cách trí thức của mình, nghĩa là thẳng thắn, trung thực với chính mình, với người khác.   nếu không, thì là thái độ của kẻ làm chính trị , kẻ đầu cơ chính trị, nay nói thế này, mai thế khác .   

X ét về một mặt nào đó, đất nước này rơi vào cảnh khốn nạn, phải chăng vì có những người nhân danh CS hay chống cộng; nhưng có lẽ còn khốn nạn hơn - vì có  những kẻ nhân danh cả hai  ! 

--------
*   ...Tôi xin công khai sám hối với Chúa và Hội Thánh Toàn cầu và Việtnam.  Lạy Cha, xin tha thứ cho con mọi lầm lẫn và ban cho con lòng tin, lòng trông cậy và ơn tha thứ.   
Tôi xin công khai sám hối, xin lỗi  Đức cha Nguyễn Văn Thuận,  xin Chúa giữ gìn và trả công cho Đức cha. ... ( ...) 

 Ngày 28 / 11 / 1988 
 ĐINH XUÂN NGUYÊN- THANH LÃNG  .

( theo DCV Online/ Biên tập chú thích ). 


13   tâm hồn linh mục ?

T ôi hiểu tâm hồn  linh mục, trước hết phải có cái không riêng người Công giáo : Bác ái Trí thức .  Lối phê phán của NNL không phải  humour, mà là châm chích  , và châm chích sâu,  đau, gây nhưc nhối. 

-   Nguyễn Khắc Dương*   nói với   tôi, lời than phiền của Nguyễn Khắc Viện . ( Tôi có thể tiếp nhận  bài phê bình về vụ Phóng Thánh, nếu không có những lời móc họng , xỏ lá ! ) .  Thôi thì , châm chích  đau nhiều cũng được; nhưng đồng thời vẫn nhận là người trí thức, nhà triết học, nhà thần học.  

Những người viết trên báo Con Ong  trước 1975,  luôn luôn thanh minh, minh chỉ là  bọn chửi người, chửi cả chính mình- và như vậy,  người ta vẫn dễ dàng chấp nhận những lời chửi rủa đó.  Thế mà nhómCon Ong đã  chào thua Nguyễn Ngọc Lan, về nghệ thuật  châm chích độc địa.   NNL đã viết bài trong  tạp chí Đất Nước ** , nhan đề : 
         ' Nói chuyện ảo tưởng với người anh em của tôi : LM Nguyễn Quang Lãm'

 sau đó , Mõ Báo  *** trong báo Con Ong đã viết : 
'...  Bài báo thật tàn nhẫn. Anh em Con Ong chào thua  LM Lan chửi LM Lãm là sâu bọ phá hoại nhà Trời '.  LM Lan  tố cáo LM thổi còi , có nghĩa  làm tay sai cho ông Sáu Lèo  ( chỉ tường  Nguyễn Ngọc Loan, TGĐ /CS-CA NV Trung chú thich )  và đề nghị treo  giải thưởng cho LM Lãm đúng tiêu chuẩn nhà báo, vừa viết báo, vừa thổi còi to nhất nước .  Eo ơi ! LM Lãm bị chửi khiếp quá. khiến Mõ Báo  cảm thấy ớn lạnh  không dám viết nữa .   Nghệ thuật móc lò  của LM Lan cũng ra phết ! ..'

T rong một bài khác , LM Lan đã chửi LM Lãm rất bẩn.  Bẩn đến nỗi ,  nếu LM Lãm là dân xi-vin, *** *   thế nào cũng bị vợ bỏ  .  ( số  6, ra ngày  6 / 1/ 1969) . 
---------------
 *   Nguyễn Khắc Dương  là em ruột  Nguyễn Khắc Viện, bạn  của NNL ở Pháp .    NNL ở Pháp về  Việtnam  năm 1965,    lên Đà Lạt dạy học, gặp lại bạn cũ  Nguyễn Khắc Dương làm ở Viện Nguyên tử Đà Lạt  -  và sau đó, NNL lại  trở  về  Saigon,  bắt đầu cộng tác với  nhóm Trình  Bày / Thế Nguyên - nhưng   bài báo đầu tiên lại  đăng trên tạp chí Bách Khoa,   chủ nhiệm Lê Ngộ Châu trả 500 Vnđ  / bài - ,  NNL thường  kể cho bạn bè nghe chuyện  bài  báo  đầu tiên được trả nhuận bút.     Trở lại chuyện   Nguyễn Khắc  Dương  than phiền  với gs NVTrung , về  bài viết NNL  trả lời bài  Nguyễn Khắc Viện -    NNL   đã   bẻ gãy luận cứ NKViện  trong một bài viết  và kết  thúc bằng  một câu dễ
  gây' sốc'  :  'trong đời dạy sinh viên đã nhiều, nhưng  cứ đọc bài  Nguyễn Khắc Viện viết về vụ Phong Thánh , quả  chỉ xứng đáng  là một học trò dốt nhất  ,  trong số học trò dốt nát của tôi mà thôi .'   ( ý thì đúng  vậy , còn nguyên văn thì người biên tập không xác quyết có đúng nguyên văn của NNL không ? ) 

**   nguyệt san Đất Nước - chủ nhiệm: Nguyễn Văn Trungchủ bút và  trị sự: Thế Nguyên .  Bài vở tùy thuộc vào chủ bút,  bài Nguyễn  Ngọc Lan đăng báo, không cần   thông qua chủ nhiệm.  Giữa giáo sư NNLan và  Khoa trưởng Văn Khoa Trung có sự  hiềm khích ở trường đại học,   thâm căn cố đế tự bao giờ , nên gs Trung gặp cơ hội  ,  đả kích giáo sư NNLan không thương tiếc.    Giáo sư Trung , tác giả bài điềm sách này, thường có giọng văn dạy dỗ  NNL, về đạo đức, về  xử thế , về   chuyện đàn bà con gái sao cho phải đạo  -   nhưng chính NVTrung từng bị  đưa ra Đại học Huế , lột chức Khoa trưởng văn khoa, cũng chỉ   chuyện dinh líu hơi hướm đàn bà con gái , quan hệ bất chính   cùng  vợ  một ân nhân , giáo sư  L.H.M  đã  nuôi ong tay áo - ấy là lúc gs Trung chân ướt, chân ráo  về Viện Đại Học Huế  .

   Một câu  trong Tin Mừng , gs Trung đưa  ra,  khuyên  can  LM Lan  '   cọng rơm trong mắt người khác, và cái trong mắt mình  ' - theo tôi , lời Chúa  còn  ngụ ý răn dạy dỗ  chính  gs Trung một cách kín giấu. Khi gặp lại gs Trung ở  Saigon, tôi  nhắc chuyện này, tôi hỏi ông về' người đàn bà 2 mặt ấy, nay làm gì ở hải ngoại'? - ' ... sau đó, bà  ly dị với chồng, ra hải ngoại,  tôi cũng không gặp lại ở Canada  gs Trung trả lời vậy.  

 ***   Mõ  Báo, một bút danh viết báo khác của nhà văn Duyên Anh.   Năm  1968, DA đang  cộng tác với nhật báo Xây Dựng/ LM Lãm chủ nhiệm,  nhưng DA không ' tha chuyện bất bình mà chủ nhiệm mắc phải' rồi làm lơ.   Lối  viết potin rất da dạng, bài LM Lan  đả kích LM Lãm làm ' ăng ten' cho  CA  , DA  nhắc lại , vừa  khen lối chửi  độc địa của LM Lan , vừa   chửi xéo  Lm Lãm  ,  chủ nhiệm báo Xây Dựng . ( vừa viết báo vừa làm ăng ten tay sai  CA )  - LM Nguyễn Quang  Lãm viết báo với bút danh Thiên Hổ  .
*** * xivin ( dân sự ), mượn chữ civil   .   ( Biện tập chú thích )
--------------------

 ó lẽ  đặc điểm  rõ  nét hơn hết  cả của tâm hồn linh mục, là sự nhạy cảm, với những yếuđuối, lầm than của con người, với những éo le, uẩn khúc của cuộc đời; nên có  1 niềm thông cảm sâu sắc, bao la và do đó được tin  cậy, được tìm đến để được giãi bày nỗi lòng ... Chinh vì thế, mà linh mục được con cái tin hơn cha mẹ, vợ chồng, tin linh mục hơn tin nhau ... Một điều khổ tâm, vợ khó nói với chồng, hoặc ngược lại, con cái khó nói với cha mẹ, có thể đên bày tỏ với linh mục trrong tòa giải tội hay làm linh hướng ( trong đạo, gọi là con linh hồncon thiêng liêng ).  Và chắc chắn  được thông cảm, nâng đỡ, an ủi, và càng chắc chắn đượv giữ kín như ấn Tòa Giải tội , có bị chém  cổ cũng không nói ...

T ôi nghĩ rằng  sau khi NNL lập gia đình, nhiều người, có lẽ trong giới thanh niên, nữ tu ... vẫn tin tưởng tâm hồn linh  mục của NNL , đến gặp để bày tỏ tâm sự, ưu tư trước thơi cuộc ... NNL đã ghi lại trong  nhật ký trong nhiều năm để xuất bản.   Những tâp NHẬT KÝ  này , trước khi bị tịch thu, đã được sao chụp, gửi ra nước ngoài để xuất bản.   Tôi không biết NNL ghi những gì  trong các tập nhật ký chưa xuất bản, nhưng điều tôi biết, chắc là nhiều người, nhiều Dòng  ( tu ) ...đã gặp rất nhiều phiền hà, vì đã liên lạc, tâm sự với NNL ... Thậm chí, một vài đệ tử, đàn em thân cận của NNL, đã xưng tội với NNL trước đây - bây giờ bị NNL nghi ngờ , chụp mũ đủ tội, cũng lo ngại NNL có thể tiết lộ với Thanh Vân, những tội họ đã xưng  với người vợ mà NNL rất yêu quí, ca tụng hết mình , để sau 2 người cùng tìm cách hạ họ trong nhật ký. 


14  làm chứng cho đức tin  ?

Đ úng là phải lên tiếng  và im lặng là đồng lõa, nhất là đối với những người có vai trò lãnh đạo tinh thần, thiêng liêng, như Giám mục và trí thức.   NNL trách TGM Sài Gòn hèn nhát, vì đã không lên tiếng  về NNL và  CT bị quản thúc , buộc  CT phải trả lại TGM 500.000 Vnđ gửi giúp CT, vì coi số tiền đó để mua chuộc sự hèn nhát là quá rẻ !  Một vài linh mục, trí thức cộng tác mật thiết với TGM  ( ám chỉ  TGM Nguyễn văn Bình - BT ghi) trong âm thầm, bị bắt tù  thực sự trong nhiều năm, TGM không lên tiếng công khai bênh vực họ, họ cũng không  nỡ trách công khai Ngài, vì hiểu phong cách của Ngài và thông cảm với Ngài .    Nhưng, riêng trường hợp NNL, CT, Tổng giám mục rất dè dặt, vì NNL, CT làm chính trị, và điều này TGM cũng được thông tin đầy đủ.   TGM càng dè dặt, khi thấy , lúc thì NNL đòi ủng hộ c/ m , lúc đòi  tống xuất TGM phó của mình,  lúc thì đòi chống c/ m,   lúc thì yêu cầu trả về TGM Nguyễn Văn Thuận  về lại  Sài Gòn ! 

ứ cho  TGM  Sài Gòn , như NNL tố cáo, thì GM Xuân Lộc - người mà NNL ca tụng - có hơn gì GM Xuân Lộc, chủ tịch HĐGM, có bao giờ lên tiếng về những vấn đề thời cuộc nóng hổi ?  Trong Giáo hội, không dám phổ biến thư Hồng Y Sodano về UBĐK , theo yêu cầu  của Hồng Y, không dám bày tỏ thái độ với TGM Nguyễn Văn Thuận, chỉ biết đẩy trách nhiệm cho Tòa Thánh và Nhà nước, và ngay với Nguyễn Ngọc Lan  và Chân Tín , ngoài 1 câu trả lời phỏng vấn của  Église d' Asie , cũng chẳng lên tiếng với Nhà nước  can thiệp cho Nguyễn Ngọc Lan ... Xét về phương diện chính trị,  mục vụ và tư cách , GM Xuân Lộc có rất nhiều điều mà Nguyễn Ngọc Lan không thể chấp nhận  được ... Nhưng NNL đã không chê trách gì, phải chăng, chỉ 1 lời phát biểu trả lời phỏng vấn không bỏ 500.000 Vnđ  có  quá rẻ, không dễ mua chuộc sự im lặng  của Nguyễn Ngọc  Lan ?   và sự im lặng không phê phán GM Xuân Lộc, có phải là đồng lõa không ?

K hông phải NNL  im lặng trước phong cách lãnh đạo của GM Xuân Lộc, mà cũng im lặng, trước các vấn đề căn bản của thời cuộc.  Khi nghe tin Nguyễn Ngọc Lan  ra sách, nhiều người ở quê nhà, nhất là bạn bè, đệ tử hay độc giả ái mộ NNL, coi như thần tượng, mong đợi sẽ được NNL soi sáng những vấn đề lớn của Đất nước, Giáo hội, bằng những phân tích nghiêm chỉnh, sâu sắc ; hy vọng tìm ra lối thoát ... Nhưng, họ đã thất vọng, vì chỉ thấy  toàn mục ca tụng vợ, con, bạn hữu , và phê phán GM này, linh mục kia , khen Dòng  ( tu ) này, chê Dòng( tu) kia , những lượm lặt đây đó trong báo, những tin tức, sự việc tản mạn, với lời bình mỉa mai , xỏ xiên ... Chính vì thất vọng, nên khi NHẬT KÝ II  được loan báo đã xuất bản, rất ít người muốn tìm đọc, và có đọc, cũng không dám can đảm đọc hết ?   Tại sao NNL  không dám làm như 1 số  trí thức trong, ngoài Đảng đã làm và vẫn đang làm : viết những bài phân tích, tường trình, yêu cầu, gửi chỗ nọ, chỗ kia; đồng thời cũng chụp photocopie chuyền tay  như nột thứ daminazát ! .

goài ra , cũng cần phải nói làm chứng không nhất thiết phải lên tiếng, mà im lặng chính là vàng, hiểu theo nghĩa  hiệu nghiệm về phương diện tinh thần, thiêng liêng.   Tôi nghĩ đến biết bao linh mục, giáo dân, tri thức, ngay cả giám mục ; trong số đó có những người tôi quen biết, hoặc là ruột thịt, đã, hoặc đang sống giữa đời, hay trong trại giam, học tập, quản thúc mà không nghĩ đến lên tiếng, phản đối ầm ĩ.   Không phải vì đồng lõa mà vì tin ở hiệu năng của  : TIN, CẬY , MẾN . Ngay TGM Nguyễn  Văn Thuận trong thời gian ở tù, có nhiều dịp để lên tiếng và sau khi được thả, đi Rôma, càng có dịp để lên tiếng mà Ngài vẫn không làm.   Khi được phỏng vấn, đã từ chối phát biểu  ( phỏng vấn của  A. Bobliô đăng trong tờ báo Ý ngày 28 / 7 / 1989)  .  Vị TGM phó của Sài Gòn  tuyệt đối không có ý định  nói về những năm tù tội của mình.   Đối với sự tò mò, Ngài không cho biết gì về những cuộc thẩm cung và về cách sống của mình trong trại cải tạo dành riêng cho một vị giám mục :

 '  Tôi không muốn nói đến những năm đó. Trong thời gian ấy, tôi đã cầu nguyện rất nhiều cho dân tộc tôi và cho toàn Giáo hội.   Thời gian đó đối với tôi là cuộc tĩnh tâm thiêng liêng kéo dài, trong đó tôi cũng có hoạt động mục vụ đặc biệt ... Tôi không bao giờ   hỏi về lý do nhửng chuyện   xảy ra trong đời sống của tôi.  Tôi không bao giờ hỏi Chúa tại sao cả .   Chỉ một mình Chúa biết về tôi, những lý lẽ mà một mình Chúa biết mà thôi.    Tôi chỉ có bổn phận làm chứng  tá .' 

hải chăng  trong trường hợp ĐGM  Nguyễn Văn Thuận cố tình im lặng là đồng lõa ?   Nguyễn Ngọc Lan la lối om sòm, bi thảm hóa tình trạng quản thúc, tự coi mình như kẻ tự đạo, dẫn hết lới Chúa này đến lời Chúa kia, biện minh cho những khó khăn giả tạo ... Không cần dẫn chứng mắt thấy tai nghe, chỉ cần đọc  NHẬT KÝ II ,  cũng có  khá đủ chứng cớ NNL mô tả  tình cảnh quản thúc của mình, 1 tình cảnh mà biết bao người ở cái xứ sở nghèo bậc nhất nhì thế giới, bữa no bữa đó, ước mơ được sống quản thúc như  NNL -  vẫn ăn nhậu ở nhà, hay ở các tiệm trong phường, muốn uống rượu nào cũng có ( Champagne, Whisky, vang ...)  muốn hút thuốc  lá ngoại nào cũng có, sách báo nước ngoài có đầy đủ, nhanh chóng.   Ngay trong thời gian bị quản thúc, được mắc cả điện thoại viễn liên -  1 phương tiện liên lạc hiện ở Sài Gòn,  vừa tốn kém, vừa không dễ dàng và nhanh chóng xin được  - tha hồ gọi ra nước ngoài.  Quản thúc, nhưng vẫn tiếp tục viết thư luân lưu đả kích người này, người nọ, người kia , gửi tài liệu ra nước ngoài , in sách NHẬT KÝ  mà không sao cả  !  Phải chăng, vì NNL can đảm quá, không sợ vào tù, thách bỏ tù nữa , hoặc vì đằng sau NNl có cả 1 tập thể Công giáo, dư luận rộng rãi trên thế giới hậu thuẫn, nên người ta sợ  không dám đụng đến , hay chỉ   chưa muốn, không muốn, mà có  thể tạo thêm điều kiện để  củng cố  cảm nghĩ, không dám kể trên để  Nhà xuất bản TIN có thể viết :
 ' Giữa  1 xã hội độc tài, độc đảng, độc ngôn, Nguyễn Ngọc Lan ngang nhiên sống tự do, ngang nhiên giữ quyền lên tiếng '.

rong  1 chế độ  chuyên chính, ngay cả một người ở trong Bộ chính trị khác ý cũng bị   ...  , thế mà NLLan ngang nhiên tự do ăn nói, lên tiếng.   Vậy phải hiểu thế nào, hoặc là chế độ không còn là độc tài, độc đảng, độc ngôn; hoặc  Nguyễn Ngọc Lan  đối lập cuội ?  Trước 1975, Nguyễn  Ngọc Lan đã viết trong báo Đối Diện thách thức  cơ quan an ninh chế độ cũ.   Những cơ quan này không phải không biết hoạt động chống đối,   thân cộng của NNL , như 1 vài bạn bè làm việc ở các cơ quan này đi học tập cải tạo về tiết lộ.   Họ không phải không dám bắt Nguyễn Ngọc Lan  .  Còn bây giờ, tôi để  các cơ quan  có thẩm quyền trả lời.  Khi họ thấy  cần làm việc đó, vì những điều tôi nghĩ, chẳng qua,chỉ là dự đoán, giả thuyết mà thôi.

------
* Biên tập  tạm bỏ  2  từ. 

                                                             ***


rên đây  tôi nói về Nguyễn Ngọc Lan , nhưng không nói với  Nguyễn  Ngọc Lan .   Nhiều người bạn thân đã khuyên, không nên nói  bất cứ điều gì với NNL, vì anh ta chẳng bao giờ chấp nhận .  Do đó, nói cũng vô ích !

ôi cũng nghĩ vậy.  Tại sao ?  Xin đưa ra một giả thuyết  giải thích :
X in mời mở bất cứ  cuốn giáo khoa về tâm lý học của lớp Triết tú tài 2, chẳng hạn  Cours de philosophie et textes choisis  . Psychologie de l' enfant  / Simone Daval  ( PUF, 1952 ) , chương XV về Pschychologie de l'enfant, đoạn nói về giai đoạn 2 tuổi ấu thơ ( tr. 461-465), hoặc cao hơn, như cuốn State et concept de state de développement de l'enfant dans la psychologie contemporaine / Trần Thông /  Docteur  es-lettre ( Paris , 1967- tr, 77)  ... mô tả tâm lý trẻ  thơ từ 3 - 6 tuổi, sẽ giúp chúng ta hiểu được thái độ của Nguyễn Ngọc Lan.  Đây là thời kỳ đứa  trẻ bắt đầu ý thức về mình, như trung tâm vũ trụ, coi cái tôi là nhất  và chỉ biết có nó (égocentrisme ) , thích được  người ta chiều chuộng,  nựng ( cajoler), đôi khi nó  gắng làm việc nọ việc kia, tỏ ra can đảm, để càng được chú ý và càng được ca tụng hơn ( souci de paraitre, se faire valoir, se fait admirer pour pouvoir s' admirer et obtenir une satisfaction narcissique - Trần Thông , p. 187) .  Dĩ nhiên , đứa trẻ  phải khoe ngay những việc nó làm, hoặc những lời người khác đã nựng, vuốt ve, khen  tụng nó.-  và rất lấy làm  hãnh diện được khen, cho quà bánh ... Nhưng nó không chịu được sự chê bai, hoặc ngay chỉ không chú ý đến nó, hoặc chú ý đến anh chị nó hơn nó , và vì thế, nó dỗi, hờn, gây, khóc v.v. ... Nếu nó làm sai trái, chưa thể giải thích cho nó hiểu được, vì nó chưa nhận biết, phân biệt phải, trái và chưa có ý thức về người khác, như là khác nó,  và  do đó tôn trọng sự khác biệt đó, nó chỉ mới biết phân biệt cái phù hợp với sở thích  của nó lúc này , với cái trái ý nó  mà thôi  ... Vì nó chưa hay ít có quan hệ với những người ngoài gia đình, cho nên đối tượng so sánh đề nó  phân bì, ghen tuông, giận ghét , là chính anh chị, em ruột của nó, khi nó cảm thấy anh chị, em, hơn nó.

 hi lớn lên , đứa trẻ  sẽ có ý thức về người khác, ý thức phân biệt phải, trái, đâu là sự thực, đâu là sai lầm va ít nói  về mình, tự khen.  Dĩ nhiên, người lớn nào cũng còn mang ít nhiều tâm lý con nít   ( thích được đề cao, tự coi như cái rốn vũ trụ, thích khoe sự nghiệp .. và không thích bị phê bình ) , nhưng có mức độ  mà thôi.  Trái lại, NNL không thế, vì tâm tình con nít quá rõ ... Chẳng hạn ,  không ai khoe trên sách báo, khi làm một việc cho Bề trên , như thảo thư, bài giảng ... nhưng NNL đã khoe, soạn bài giảng cho Đức Cha Nẫm , và được thưởng rượu lễ . ( 2 lần trong 
 NHẬT KÝ I ) . 

 Ai  đó lâu không tới thăm, hay ở nước ngoài về mà không đến thì thù giận.  LM Hợp ở Pérou về, lần nào  cũng ghé thăm, trân trọng cho quà, thì  dù lúc này NNL lúc này rất không muốn nghe  nói về Thần học Giải phóng; nhưng cũng nhịn, không mỉa mai LM Hợp.  Trái lại, ông bạn  
Lưu Hồng Khanh ( cựu linh mục Dòng Chúa Cứu  Thế ) , bạn thân, từng cộng tác với báo Đứng Dậy, lại không tới thăm, thì bị mỉa mai   trong NHẬT  KÝ .    Đức Cha Nguyễn Văn Bình sẽ không bị chỉ trích , nếu đến thăm hay nhờ cha khác tới  ... ( Nguyễn văn Trung  nghĩ vậy - BT ghi) . 
Do đó, tôi  nghĩ không nên  coi là quan trọng tất cả những gì NNL đã làm kể cả  những lời nói, việc làm xúc phạm  đến mình .  Phải coi tất cả  là chuyện trẻ  con, bỏ qua đi và tốt hơn hết ,là nên xét mình xem có thiếu sót trong việ cựng, nựng, ưu ái Nguyễn Ngọc Lan không ?  Vì bây giờ , tuy NNL  đã trên 60 tuổi, nhưng tâm tình vẫn  tâm tình của bé Lan . 

ghiêm trọng hơn, NNL là một parano , mà những hiện tượng  tiêu biểu khá rõ nơi con người Nguyễn Ngọc Lan :

 ...ám ảnh bị  bắt bớ  , Nguyễn Ngọc Lan  tái tạo một thế giới, dựa trên những yếu tố không có cơ sở, tuy nhiên thế giới đó lại có vẻ có logique  rất hợp lý , như bác sĩ Claude Olieverestein đã viết trong cuốn Con người parano ( Ed Odile Jacob).  Người  parano là con người  luôn luôn cảnh giác cao độ, đi tìm những tín hiệu đe dọa, như tin đồn, chuyện nghe kể lại, do đó, luôn nghi ngờ người khác mà không cần biết có ly do chính đáng hay không, đặc biệt nghi ngờ người quen biết, bạn bè làm chỉ điểm, hay đã bán mình cho C.A, luôn luôn cho mình là đúng, không chấp nhận bất cứ 1 ý kiến , lựa chọn của người khác không hợp với ý kiến, lựa chọn của mình lúc này ,bây giờ , và  những người khác  dám có ý kiến, lựa chọn khác mình là phản bội, thù địch, vì người parano đã gán cho người khác chính những giả định của mình được coi là có thật, nên sự hận thù người khác đối với người parano  hoàn toàn   chính đáng.   Một vài linh mục biết khá rõ về gia đình Nguyễn Ngọc Lan , cho thấy hoàn cảnh gia đình NNL, có thể là một nguyên nhân gây ra những tâm trạng, thái độ kể trên.

hư vậy, Nguyễn Ngọc Lan là người không bình thường và cần được chữa bệnh, hơn là tranh luận về những gì NNL đã viết, đã làm ... Nhưng ai có thể nói với NNL là anh không bình thường không ?   Thiết tưởng nên tạo điều kiện và giúp đỡ NNL  đi Pháp gặp bác sĩ chuyên khoa,  may ra NNL mới chịu nhận ...

 ếu những giải thích trên là đúng, thì ít ra  đừng tiếp tay cho Nguyễn Ngọc Lan càng ngày càng đi sâu vào tâm tình bệnh hoạn . (*)
 []
nguyễn văn trung
 25- 8- 1995 

-----------------
*   đánh số tiểu mục bài , gạch dưới, chữ hoa  là của Biên tập -  tuy nhiên, có  một hai chỗ  gạch dưới là  ghi chú  của tác giả , thì  NVTrung   tự   ghi  chú thích . 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ