Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

'Người Tị Nạn" của Viet Thanh Nguyen xuất bản ở Việt Nam / bài viết: Nguyễn An Nam -- nguoi-viet.com/


tựa chính:'Người Tị Nạn' đến Việt Nam  -- nguoi-vietcom/

 

'Người Tị Nan' [xuất bản] ở Việt Nam

Nguyễn An Nam/Người Việt




Người tị nạn (tựa gốc: The Refugees), do Phạm Viêm Phương dịch,  Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn  cấp  phép + Phương                                 Nam Books in ấn, phát hành .  --  (hình: Phương Nam Book)
Tác giả Viet Thanh Nguyen, nhà văn Mỹ gốc Việt chiếm giải Pulitzer 2016 dành cho văn xuôi với tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm Tình Viên) vừa có một tác phẩm dịch sang tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam. Nhưng tác phẩm mới trình làng này không phải là Cảm Tình Viên. Vì một công ty xuất bản tại Hà Nội đã mua bản quyền cuốn Cảm Tình Viên từ khi sách mới được giải Pulitzer, [và]người đọc trong nước chưa thể có bản dịch để đọc. Có tin nói rằng cuốn tiểu thuyết này khó lọt qua lưới kiểm duyệt khắt khe.
Trong tình hình Việt Nam hiện nay, các công ty xuất bản tư nhân lo có bản thảo và nội dung, nhưng vẫn phải xin nhà xuất bản nhà nước cấp phép thì sách của họ mới có thể công khai ra thị trường “hợp pháp.” Các nhà xuất bản kiểm duyệt khắt khe mặt chính trị. Trong số nội dung chính trị cấm kỵ, có vấn đề người Việt miền Nam tị nạn sau 1975. Sẽ khó qua khỏi “ải kiểm duyệt” nếu vấn đề này được “giải phẫu” từ quan điểm của chính cộng đồng tị nạn. Cảm tình viên là cuốn tiểu thuyết có thể đã nằm trong “khoang vùng” đó.
photo: michaelgkarnavas.net/ Blog

Viet Thanh Nguyen (born March 13, 971, Ban Mê Thuôt is a Vietnamese American novelist. He is the Aerol Arnold Chair of English Professor of English and American Studies and Ethnicity at the University of Southern California.Nguyen's debut novel, The Sympathizer Prize won the 2016 Pulitzer Prize for Fiction among of the accolades ...     -- Wikipedia
Cuốn sách của Viet Thanh Nguyen, có tựa Người tị nạn (tựa gốc: The Refugees), do Phạm Viêm Phương dịch, Phương Nam Book & Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn ấn hành Tháng Mười Hai, 2017 xuất hiện tại Việt Nam gây bất ngờ cho nhiều độc giả am hiểu văn chương trong nước. Nhà báo Trương Huy San viết trên Facebook tỏ ra thích thú với tập truyện này ngay từ khi sách mới ra. Ông đánh giá cao sự “cởi mở” của bên quản lý xuất bản. Ông viết: “Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã rất cởi mở khi cho phép Phương Nam phát hành cuốn sách này. Theo tôi, thì đó là một quyết định đúng đắn, người Việt trong nước cũng cần phải được đọc những cuốn sách như thế để hiểu nỗi đau của những đồng bào xa xứ của mình.”
Tuy nhiên, trong phiên bản tiếng Việt, The Refugees đã bị lưỡi kéo kiểm duyệt của Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn cắt một truyện khá hay, có tựa War Years (Những Năm Chiến Tranh). Truyện này trong nguyên bản tiếng Anh dài 25 trang; tác giả dẫn người đọc vào một trong những sinh hoạt chính trị thường diễn ra trong cộng đồng người Việt ở New Saigon, đó là hoạt động kêu gọi quyên góp chống cộng. Truyện lấy bối cảnh mùa Hè năm 1983, người đàn bà tên Hoa “xông vào cuộc sống” của một gia đình Việt kiều làm nghề buôn bán nhỏ, làm cho mọi thứ xáo trộn cả lên, khi bà kêu gọi họ góp tiền tổ chức chống cộng. Hành động kêu gọi có lúc giống như áp đặt, nhưng đằng sau là nhu cầu tâm lý giải thoát cho một hoàn cảnh riêng đầy bi kịch. Bà Hoa sống với những ký ức mất mát lớn lao trong chính gia đình mình (chồng, con đều bị chết trong cuộc chiến); bà mang theo vết thương từ một Sài Gòn cũ sang một Sài Gòn mới trên đất Mỹ. Những cuộc kêu gọi chống cộng đôi khi biến thành chụp mũ người khác… cũng chỉ là cách giải tỏa những bi kịch quá khứ.
War Years bị giới kiểm duyệt lược khỏi cuốn sách ở phiên bản tiếng Việt. Trong lời giới thiệu của Nhà Xuất Bản Hội nhà văn, có thông tin vỏn vẹn hai câu: “Truyện ngắn War Years trong bản gốc tập truyện The Refugees không xuất hiện trong phiên bản tiếng Việt mà độc giả đang cầm trên tay. Điều này đã được sự đồng ý của tác giả.”
Cho dù bị cắt bớt như vậy, Người tị nạn với 7 truyện ngắn còn lại cũng đang tạo ra cơn sốt trên thị trường sách Việt Nam vào tháng cuối năm; nhanh chóng xếp ở top 5 sách bán chạy của nhiều nhà sách online.
Với một lối viết hiện thực khá lạnh lùng, một cái nhìn hài hước có được từ một thế hệ đủ độ lùi thời gian, độ cách biệt văn hoá và lịch sử, Viet Thanh Nguyen nhìn về những bi kịch cộng đồng bằng một thái độ đầy cảm thông và khá trung lập.
Truyện Những Người Đàn Bà Mắt Đen (Black-Eyed Women), truyện ngắn xuất sắc trong tập này có thể xem thể hiện đầy đủ nhất bi kịch của người tị nạn. Truyện ngắn là những hồi ức của một nhà văn viết thuê những bi kịch, thảm hoạ của người khác nhưng bị bế tắc trong những bi kịch bản thân, gia đình, cộng đồng. Ký ức mất mát đau thương từ cuộc hải trình đi tìm đất sống cứ ở lại trong tâm tưởng cô, mẹ cô và những người trong gia đình, cộng đồng nhỏ bé, đó là những hồn ma, bóng ma ám ảnh suốt cuộc đời: “Họ đang ở đó trong bếp với chúng tôi, hồn ma của những người tị nạn và hồn ma của những tay cướp biển, hồn ma của con thuyền nhìn chúng tôi bằng hai con mắt không bao giờ khép lại, kể cả hồn ma của đứa con gái vốn là tôi trước đây, nhóm hồn ma duy nhất mà má tôi sợ.”
Và một thế giới bị “khoá miệng” khi không tìm thấy ngôn ngữ nào đủ sức chuyển tải nỗi đau đớn: “Thế giới bị khóa miệng, theo kiểu nó sẽ bị bịt mãi sau đó với má tôi, ba tôi và tôi, không ai trong chúng tôi thốt ra một tiếng nào về chuyện này. Sự im lặng của họ và của chính tôi sẽ cứa đi cứa lại vào tôi.”
Trước The Refugees của Thanh Viet Nguyen, thì một tập truyện ngắn khác khá nổi tiếng của Nam Le (nhà văn Úc gốc Việt) có tựa The Boat (Con thuyền), cũng đề cập đến những bi kịch thuyền nhân Việt Nam nhìn từ chính cộng đồng tị nạn, được dịch và xuất bản tại Việt Nam vào năm 2011. Những tác phẩm văn chương hư cấu nhưng đầy tính phản tư, như thể gói trong đó một sứ mệnh bộc bạch về những nỗi bi thương riêng tư và phổ quát của cộng đồng bằng một ngôn ngữ toàn cầu, có một sức sống, sức lan toả giá trị mạnh mẽ trong một thế giới mà con người còn bị lưu đày khỏi quê hương xứ sở bởi chiến tranh, bạo tàn và chính trị độc đoán.
Viet Thanh Nguyen ghi lời đề từ cho cuốn sách của mình: “Tặng những người tị nạn, ở bất cứ đâu.”

Nguyễn An Nam
(báo Người Việt Online)

The Refugees là tác phẩm văn chương thứ hai của Viet Thanh Nguyen sau The Sympathizer, đã được viết và đăng báo trong khoảng từ 2007 đến 2011.
Viet Thanh Nguyen sinh năm 1971 tại Ban Mê Thuột; cùng gia đình di tản sang Mỹ vào mùa Hè năm 1975.
Ông lấy bằng cử nhân ở University of California, Berkeley và sau đó học tiếp tiến sĩ Anh ngữ đến 1997. Ông giảng dạy tại khoa Anh ngữ và khoa sắc tộc, Hoa Kỳ, học tại University of Southern California. Là cây bút bình luận, điểm sách cho nhiều tờ báo: Los Angeles Times, New York Times, Time, Guardian



                          (trích từ nhật báo Người Việt Online)

                                                    ======= 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ