' gặp lại kịch-tác-gia HOÀNG NHƯ MAI ở tuổi 93 / Thế Phong -- www.vanchuongviet.org/
Gặp Lại Kịch Tác Gia Hoàng Như Mai Ở Tuổi 93. giáo sư, kịch tác gia HOÀNG NHƯ MAI [ 1919- 2013 saigon.] (ảnh: Phụ Nữ Online.) nhà văn tiền chiến NGUYỄN ĐỨC QUỲNH [1909- 06/ 06/ 1974 saigon.] (ảnh: Internet) "... kịch-tác gia HOÀNG NGƯ MAI vừa là học trò cũ giáo sư Nguyễn Đức Quỳnh, ở Trường Pasteur Hanoi, vừa là cộng sự viên Hàn Thuyên, với bút hiệu NHƯ MAI ..." -- lời TP. | |
Bấm chuông nhà số 4…/ F.) Trần Quốc Tuấn, quận Gò Vấp (ngoại vi tp. HCM) - một phụ nữ ra mở cửa.
Cuộc thăm đột ngột , không hẹn, mà trước đó 2 ngày- trong bữa ăn sáng ở Tân Định, một vị nhắc tới Hoàng Như Mai - đại khái lần tới thăm, ông bị ốm , nằm co quắp tại lầu 1, vẫn nói chuyện tiếp khách rôm rả. Đó là chị Y. – nói về Hoàng Như Mai, chị thật có lòng ưu ái, kính trọng” thầy cũ”.
Vào nhà, đứng đợi ở phòng khách dăm phút, chủ nhà “ đi từng bước, bước chẳng đi” dọc theo cầu thang, từ lầu 1 xuống.
(…nhớ lại, tôi đã tới căn biệt thự trệt này 1 lần- đáp lễ - sau lần tác giả đích thân đem tập kịch mới in xong” Tiếng trống Hà Hồi” (1) đến nhà tặng. Buổi ấy, ông mặc bộ” com lê” xám, xúng xính lội bộ từ đầu hẻm đường Trần Khắc Chân vào nhà. Tài xế xe hộp đậu phía ngoài đường chờ,-sau mới biết tác giả mới nhận làm hiệu trưởng “ Trung học Tư thục Trương Vĩnh Ký” ở quận Tân Bình).
Nhìn thấy chúng tôi, ông lại dừng bước ở phân nửa cầu thang, lại giương đôi mắt lạ lẫm phóng về hai người khách – hình như chưa từng gặp bao giờ. Nửa như không muốn tiếp, điều này cũng phải thôi-
Tự giới thiệu:
”… tôi là Thế Phong, 16, 17 năm trước từng họp ở 42 Yết Kiêu Hà Nội cùng anh và một số nhà văn Pháp, do Đại sứ quán Pháp tổ chức “ Les Temps des Livres” - và đây anh Lữ Quốc Văn, bạn tôi – người từng chụp chân dung anh nhiều’ pô” tuyệt đẹp tại sân bay Tân Sơn Nhất năm nào…
Vẫn như gặp khách lần đầu, tôi hơi ngượng, cảm thấy sự tới thăm này không nên có, và không phải” đạo” chút nào.
Tôi giữ im lặng nghe Hoàng như Mai nói chuyện với bạn tôi.
Riêng tôi nhớ lời chị Y. nói:
-….“Thầy M. thật tội, hai con gái đã lập gia đình rồi bỏ chồng. Hiện ở với một đứa con :” bố sai đi mua thuốc tây, chìa tay hỏi ” tiền đâu hở bố” ?!
Lữ Quốc Văn vào chuyện:
-… lần tôi về Hà Nội cũng khá lâu rồi, tôi từng gặp Hữu Loan, Phùng Cung, Hoàng Cầm, Trương Tửu…( buổi sinh thời, có thơ, sách tặng, nói chuyện văn chương, thế sự thân mật, rôm rả.) Biết tôi từ miền
Chủ nhân nghe xong, bày tỏ:
- Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, tôi nhớ ” thầy Trương Tửu về nhà, nói là dịch sách cho Nxb Giáo dục, ông Trần ĐứcThảo về Nxb Sự thật, ông Đào Duy Anh về Viện Sử học. Sau này, thầy Trương Tửu bỏ việc, không nhận công tác, về nhà châm cứu … Còn thầy Nguyễn Mạnh Tường, thì tôi là học trò có rất nhiều “kỷ niệm….. “…
- Tôi nhớ ra ngay- một đoạn văn nhắc chuyện” thầy Hoàng Như Mai “:…
- ”.. sau 1954, thầy Mai” học trò ngỗ nghịch của thầy Nguyễn Mạnh Tường “ ( Mai Sơn / báo” Văn nghệ Nghệ An “) –
- ….tới khi đã làm” thầy” rồi, “ cũng bắt chước thầy Tường, hai tay thọc vào túi quần giảng bài”… ….(không nhớ rõ nguồn , ai đã kể ?
- Giáo sư Hoàng Như Mai có nhiều thế hệ học trò: giáo sư, phó giáo sư., tiến sĩ, phó tiến sĩ, nhà văn, nhà báo, nhà văn học nổi tiếng.
- Thời đoạn 1958-59 có một học trò xuất sắc ( Hà Nội không dùng “ sinh viên” ) tên Lê Phong Sử- và sau trở thành giáo sư Phong Lê: ( còn là tác giả nhiều tác phẩm biên khảo văn học ).
- …. nghe lời giảng của thầy Mai tôi thấy yêu nền văn học mới, và có lẽ đó là một trong các lý do khiến tôi về Viện Văn học…năm 1960….”
sau 1975, một học trò khác lớp sau, TS Võ Văn Nhơn ( Trường Đại học KHXHNV tp. HCM) viết:
- :”…những bài giảng của thầy rất thuyết phục, bởi với tư cách là người trong cuộc, với giọng đọc thơ rung rung truyền cảm.. của Chính Hữu ( Ngày về), Nhà tôi (Yên Thao), Tây Tiến ( Quang Dũng)…, Các nhà văn đồng thời với thầy như Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng Chương … như hiện ra trước mặt tôi bằng xương thit”
( trích từ <Google / search / hoàng như mai > - in chữ đậm- Đ.B.B. )
-…điều này, ‘ cậu thầy con bây giờ ” bốc” ông thầy lớn khi xưa ” hơi” lố”.- bởi tác giả Hoàng Như Mai chưa từng bao giờ được các nhà phê bình văn học ( trong và ngoài nước ) xếp hạng’” đồng lứa, đồng sáng ” với Nguyễn Tuân và Vũ Hoàng Chương cả ?!”
-…văn sĩ Nguyễn Tuân và thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã rất nổi tiếng trong làng văn tiền chiến từ thập niên 40, có nhiều tác phẩm xuất bản - thì lúc này - 2 “ lính mới trẻ nhất “mới đầu quân gia nhập “Hàn Thuyên”. (1940- 41)..
- Một, Nguyễn Trần Huân ( sau này giảng dạy ở Sorbonne ( Pháp) và viết sách chung với Maurice M. Durand, in trong” Collection UNESCO” ).
- Hai, Hoàng Như Mai ( đầu thập niên 1950 mới xuất bản tập kịch ngắn”Tiếng trống Hà Hồi” - và làm công tác giảng dạy ( Hiệu trưởng trường Trung học Phan Thanh, giáo sư trường Đại học Tổng hợp tp.HCM vv..)
( … Dans la période 1941-45 il ( Hoàng Như Mai) a collaboré au goupe Hàn Thuyên en prenant le nom de plume NHƯ MAI..” ( trang 188 - Contribution à la littérature vietnamienne par M.M. Durand & Nguyen-Tran-Huan – Paris 1969 .).
Introduction à la littérature Vietnamienne
par M.M. DURAND & NGUYEN-TRAN HUAN
- Tiếp, lại được nghe Lữ Quốc Văn nhắc tiếp chuyện Trương Tửu và Nguyễn Đức Quỳnh và nhóm” Hàn Thuyên”….
- ….. tôi hiểu ra ngay -Trương Tửu muốn phủ nhận vai trò” chủ bút tạp chí Văn Mới ‘, và chính N.Đ Quỳnh chủ soái từng kể cho nghe “ Trương Tửu cũng có một” vị trí ngầm” đáng kể” trong nhóm Hàn Thuyên. “Chẳng hạn chuyện Nguyễn Công Tiễu ( anh rể T.Tửu) - bỏ vốn mở nhà in trên phố Tiên Tsin- nhờ danh và tiếng Nguyễn Đức Quỳnh, thì Nxb Hàn Thuyên mới chào đời - nhờ sự tin cậy của “ ông trùm Cousseau” ( đã cho phép, còn cấp” bông giấy báo” dư in Tạp chí” Văn Mới”, và sách in của nhà xuất bản. “ Bông giấy báo “ còn là một” áp lực” đè lên đầu cổ các vị chủ nhiệm,(ai biết được hợp đồng ngầm giữa chủ báo và nhà đương quyền để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt nào đó. Tệ lậu “ bông giấy báo” còn được kéo dài, từ 1950-1954 ở vùng Báo chí Quốc gia miền Bắc), và Việt
- Bới thế, Trương Tửu mới nẩy sinh đôi chút đố kỵ chăng, hay tự đặt ý tưởng bon chen trong đầu: “ tại sao đầu tầu HànThuyên không phải ta, mà là Quỳnh ?” (đây chỉ là giả thiết người viết).
- Thời kỳ này thực dân Pháp bị chia quyền - giai đoạn từ 1940 trở đi - Quân đội Phát xít Nhật đem quân vào Đông dương – giữa khi ấy thì Cousseau Giám đốc Nha báo chí Tuyên truyền Bắc việt, lại chỉ tin cậy N.Đ. Quỳnh vào vai lãnh đạo Hàn Thuyên.
- Cũng thời kỳ này, bộ truyện tiểu thuyết, gồm 3 tập :” Thằng Cu So”,” Thằng Phượng”,” Thằng Kình”, đâu đó trên dưới 1000 trang được xuất bản ( 1941, 1942), gây một dư luận văn chương, từ tiền đến hậu chiến; mà sau này còn ảnh hưởng mãnh liệt tới một lớp nhà văn trẻ miền Nam sau 1954 Ông không chỉ là một tiểu thuyết gia viết trường thiên, còn là nhà biện luận sắc sảo.
- Tôi [TP] từng tham dự, chứng kiến ông điều hợp một buổi tham luận chính trị, văn nghệ ở Nhà hàng Thanh Thế Saigon ( tháng 12 / 1954- gồm các” tay tổ chính khách, văn nghệ’ đủ phe phái tham gia. Cuộc tranh luận thật sôi nổi, tưởng chừng chẳng ai chịu nhường ai, đến hồi kết, chỉ cần ”, một tay lập thuyết” Vượt Mác”
- ( đăng dở dang trên tuần san “ Đời Mới”- Trần Văn Ân chủ nhiệm”) đã xoa dịu tất cả khách tham dự, họ bắt tay nhau trong niềm hân hoan, hỉ hả thật sự ký vào biên bản cuối cùng..” Ông Nguyễn Đức Quỳnh như được” công kênh” trong đám đông buổi họp hôm ấy ! “, một người phát biểu vậy.
- Sau này, chính khách kiêm chủ báo” Đời Mới” Trần Văn Ân tiến cử chủ bút Nguyễn Đức Quỳnh nhập vai Cố vấn “bộ ba Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên hợp nhất-“( cuối 1954- đầu 1955). Rồi Bình Xuyên tan rã, chủ nhiệm Trần Văn Ân đi “ tù”, vì trực tiếp tham gia cố vấn Bình Xuyên. Người tù chính trị ấy sau được bạn thân –Hoài Đồng Vọng ( Nguyễn Đức Quỳnh), tác giả “ai có qua cầu” (nguyên bản không viết chữ hoa/ bdc) dành riêng hàng chữ “ bản riêng cho Tr.V. ”.
- Ít lâu sau, chủ nhiệm tạp chí” Sống” kiêm Trưởng ban chống đảo chính( 1960) - nhờ” cố vấn báo chí Cung Phúc Chung ( bút hiệu khác Nguyễn Đức Quỳnh) chuyển lời mời ‘ một nhóm văn nghệ sĩ” từng tham dự” Đàm trường viễn kiến” vực tạp chí” Sống” ngoi lên ‘ hạng đầu đàn trong làng báo”…Hai vị trưởng và phó ban Chống Đảo chính 1960có tuyên ngôn đăng trên tạp chí” Sống”( Ngô Trọng Hiếu chủ nhiệm).
- Dẹp loạn” đảo chính 1960” xong - ông Phó Ban chống Đảo chính, trung tá Nguyễn Văn Châu trở thành chủ nhiệm nhật báo Tiếng dân, trụ sở đặt tại 2 bis Hồng thập Tự, Saigon ( tiền thân nhật báo “ Tiền tuyến” sau này) .
- Trưởng ban chống Đảo chính, ông Ngô Trọng Hiếu tham chánh nội các mới Tổng thống Ngô Đình Diệm, với chức vụ Bộ trưởng bộ Công dân vụ, trụ sở đặt tại 272 đường Hiền Vương,
- (cố vấn chính trị Bộ trưởng vẫn là chủ soái “Đàm trường viễn kiến:” vẫn là Nguyễn Đức Quỳnh. ( điều này đã làm nhức nhối, chút ghen bóng gió từ Cố vấn Ngô Đình Nhu, bên cạnh Tổng thống Diệm với Cố vấn Nguyễn Đức Quỳnh, bên cạnh Bộ trưởng Hiếu – chức vụ ngầm” thế lực hơn cả chức vụ chính thức được bổ nhiệm in trong “Công báo ” ).
- Cùng đọc thêm một” phóng sự, tư liệu” thuật chuyện xưa :” Ba anh Trương Tửu, Thượng Sỹ, Nguyễn Đức Quỳnh do anh Nguyễn Hữu Đang hướng dẫn, lên Bắc Bộ phủ để yết kiến cụ Hồ Chủ tịch.’ vào 1945. (2) - để thấy bản lĩnh chính trị “ tả đối lập” của một Nguyễn Đức Quỳnh ( 36 tuổi) , bày tỏ trước Chủ tịch Chính phủ lâm thời. (2).
- Nguyễn Đức Quỳnh qua đời vào 6-6-1974, tạp chí Văn số đặc biệt- Trần Phong Giao “chạy xin bài văn hữu bạn bè có, đệ tử có, quen, không quen, cũng có - nói chung chỉ” phe ta” mà thôi “- góp mặt bầy tỏ cảm tưởng trước” cái chết lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên ( xưa) , ” Đàm trường viễn kiến”( nay).
Tưởng niệm chủ soái Nguyễn Đức Quỳnh ;
- Nguyễn Mạnh Côn :” Ông Quỳnh mất là chấm dứt một thế hệ người theo đuổi mộng tưởng vĩ đại),
- Thái Tuấn “Cái chết của anh Quỳnh là một thiệt thòi lớn cho những người mới làm văn nghệ và cho những người làm văn nghệ thất bại).,
- Vũ Hoàng Chương:.Tôi rất xúc động. .Với riêng tôi, anh Quỳnh nằm xuống hơi sớm. Được tin anh đau nặng, tôi đang định đến thăm anh, như năm 1970, anh đã đến thăm tôi trên giường bệnh.. Tôi chưa kịp đi, anh đã vĩnh biệt mọi người ”),
- Phạm Duy: Từ 25 năm nay, vợ chồng chúng tôi lúc nào cũng coi anh Quỳnh như một người anh ruột. Chính anh làm mối chúng tôi lấy nhau. Biết anh đau phải mổ nhiều lần, chờ chết, nên cái chết của anh không làm tôi ngạc nhiên. Chúng ta khó có được một người như Nguyễn đức Quỳnh. Anh có tình với mọi người, chịu đựng hết thảy anh em. Anh là chất xúc tác cần thiết
( élément catalyseur) để những người văn nghệ gần nhau. Anh mất, cái đáng tiếc nhất là điểm đó,
- Mặc Đỗ : mất một người Việt
- Vũ Khắc Khoan: đối với tôi hình ảnh Nguyễn Đức Quỳnh cũng là hình ảnh của “ thằng Kình” . Bây giờ thằng Kình đã nằm xuống mà trận đá banh lại vẫn còn tiếp tục .
-Thanh Nam: Mỗi lần nghĩ tới anh Quỳnh, tôi nhớ lần đầu tiên được gặp anh. Đó là đầu năm 1953” tại Hà Nội. Hồi đó, anh Quỳnh mới về. Tôi và Nguyễn Minh Lang được anh Nguyễn Văn Hợi, giám đốc nhà xuất bản Thế Giới đưa đến gặp anh Quỳnh. Nguyễn Minh Lang vừa cho xuất bản cuốn tiểu thuyết “ Tình tuyệt vọng”. Còn tôi, nhà Á Châu cũng vừa cho phát hành cuốn tiểu thuyết “ Cuộc đời một thiếu nữ”. Khi gặp anh, tôi không hề nghĩ là anh đã đọc văn của mình và cũng không dám nói chuyện văn chương với anh. Nhưng chúng tôi không khỏi sửng sốt khi thấy anh Quỳnh đề cập tới ( sic) hai cuốn tiểu thuyết kia và nói tới từng chi tiết một, chứ không phải là nói phớt qua, để lấy lòng 2 đứa đàn em. Anh đưa cuốn sách ra và chỉ cho tôi thấy từng đọan viết sai, viết láo của tôi. Chưa bao giờ tôi thấy xúc động trước một nhà văn đàn anh như lần đó….”
(vv…)
- Chân dung cuối cùng Nguyễn Đức Quỳnh, do Chóe hí họa khá độc đáo.( vừng trán rộng phẳng lì như cánh đồng không còn lúa, một mắt sâu hoắm, râu mép quấn miệng thép, và cây bút sắt có một đầu ngọn đuốc làm đòn gánh đôi thúng văn chương chữ nghĩa- dưới có hàng chữ” ng.hải chí / 1974).
- với tôi, ấn tượng, chân thành, ngưỡng mộ Nguyễn Đức Quỳnh một cách tuyệt đối - vẫn chỉ một Thanh Tâm Tuyền:
- “…Ngày sau tôi sẽ làm một tên lính… làm tên lính tiên phong, làm tên lính cảm tử ở trong bất cứ nghề gì. Tôi không rõ bao nhiêu người đọc văn Nguyễn Đức Quỳnh và tôi cũng không rõ trong những người đã đọc bao nhiêu đã bị chấn động và đến nay vẫn còn nghe vang vọng trong lòng. (….) Cùng với Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Thằng Kình là quyển tiểu thuyết quan trọng đối với tôi. Đó là cuốn sách đã vỡ lòng, đã mở mắt, đã đưa tôi vào đời. Tôi đã nếm được mùi sung sướng và vị đắng cay khi đọc quyển sách ấy. Tôi đã gặp một ngọn lửa đốt cháy tôi – ngọn lửa của đời sống..(…)... Tôi không nói yêu, không nói ( mà) tôi ngưỡng mộ…”
- ( Thanh Tâm Tuyền - trang 21-22, tạp chí Văn / Saigon 1974).
- và giờ này - kịch tác gia Hoàng Như Mai quay sang phía tôi - bình luận:
- …sách anh viết về Nguyễn đức Quỳnh, tôi đã đọc, và xếp riêng trong tủ. Anh Nguyễn Đức Quỳnh là một …..
- Hai ý nghĩ lập tức lóe lên trong tôi :
- 1) nhà văn trẻ Từ Ngọc (trước 1940) [ giáo sư Nguyễn Lân] và cây bút trẻ Như Mai ( sau năm 40) có một điểm giống nhau – họ đều khởi nghiệp “văn chương ban đầu”- rồi nửa đời đứt đoạn, cả hai lại” thành đạt vẻ vang, đứng hàng đầu ngành giáo dục Việtnam “( miến Bắc ). (3)
- 2) kịch-tác-gia Hoàng Như Mai, vừa là học trò cũ giáo sư Nguyễn Đức Quỳnh ở Trường Pasteur Hà Nội, vừa là cộng sự viên Hàn Thuyên ( Như Mai), với nhận xét khẳng định cuối đời :.” …anh Nguyễn Đức Quỳnh là một kẻ cơ hội, đã làm hỏng Hàn Thuyên! “.
- ( với tôi - chỉ một Hoàng Như Mai đã "hiểu 'tạm đúng' "- hay đúng hơn " chưa hiểu đúng " mà thôi. )
[].
( bài tu chỉnh). TP
Chú thích 1 :
- “Tiếng trống Hà Hồi” Nxb Trẻ 2001 ( tp HCM) , tập kịch ngắn, in lần đầu 500 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm, 168 trang, giấy trắng, không đề giá bán.
- Bìa : họa sĩ Việt Hải.
- Phụ lục gồm:
- Nguyễn Tường Phượng: ” Thay lời tựa – Tiếng trống Hà , kịch 3 màn của Hoàng Như Mai“ Hoa Quỳnh kịch xã” trình bày( trích báo Tia sáng - Hà Nội”),
- Thế Phong : “……Tại sao ” Tiếng trống Hà Hồi” là vở kịch tượng trưng đã thành công ?...” ( trích báo” Giáo dục phổ thông”,
- Thương Sỹ : “ Phê bình buổi Đại hội văn nghệ” Tiếng trống Hà Hồi”, kịch 3 màn của Hoàng Như Mai, do” Hoa Quỳnh Kịch xã” trình diễn., trích báo” Tia sáng- Hà Nội 1951).
- Maurice. M. Durand & Nguyen Tran-Huân với vài hàng tiểu sử Hoàng Như-Mai ( trích “Dictionnaire Biographique des Auteurs” ( avex Index des noms propres cités dans le texte”trong cuốn” Introduction à la litterature vietnamienne/ Maurice M. Durand & Nguyen Tran-Huan – Collection UNESCO, Paris 1969,trang 188. ( bản này ghi Hoàng Như Mai sinh 1918).
- và một bản tiểu sử khác do chính tác giả viết - in ở trang bìa 4 ” Tiếng trống Hà Hồi”:
HOÀNG NHƯ MAI .
Sinh năm 1919. Quê quán: Hà Nội
Trước 1945 : học Cao đẳng Luật khoa – dạy học trường tư.
Sau 1945: Viết báo, viết sách ở Hà Nội.
Tham gia đoàn kịch Độc Lập, đi “
Diễn kịch tuyên truyền kháng chiến.
Tổng thư ký Hội Văn hóa kháng chiến tỉnh Hưng Yên,
hoạt động trong Đoàn kịch. Văn hóa Kháng chiến Khu Ba.
Từ 1949: Làm công tác giáo dục:
Hiệu trưởng các trường trung học Phan Thanh ( Thái Bình),
Sư phạm Việt Bắc, Sư phạm Trung cấp Hà Nội.
Giáo sư trường Đại học Tổng hợp tp. HCM.
Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học tp. HCM.
Tác phẩm:
-Trần Hữu Trang- soạn giả ca kịch cải lương ( nghiên cứu, 1982)
-Nhận định về cải lương ( 198
-Giới thiệu sân khấu cải lương ( 1986)
-Thơ một thời ( 1989)
-Trí thức và nghệ sĩ ( 1989)
-Tìm hiểu bản sắc dân tộc trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 1998
Sáng tác:
-Trao cho nhau cuộc đời ( thơ, 1993)
-Hồi ức và suy nghĩ về văn hóa giáo dục ( 1998)
-Chân dung và tác phẩm ( 1999)
vv..
Chú thích 2::
“… 5 giờ chiều 7/9/1945, ban quản trị lâm thời đoàn văn hóa Bắc Bộ đang họp tại nhà văn hóa ( hội Khai trí Tiến đức cũ) thì có tin điện thoại của bộ Ngoại giao cho biết rằng cụ Hồ Chí Minh – Chủ tịch chính phủ lâm thời muốn hội đàm với đại biểu đoàn văn hóa khoảng 19 h.Ba anh Trương Tửu, Thượng Sỹ, Nguyễn Đức Quỳnh do anh Nguyễn Hữu Đang hướng dẫn, lên Bắc Bộ phủ để yết kiến Cụ Hồ Chủ tịch.
(…) - Thưa Cụ, lời anh Trương Tửu đáp lại, toàn thể anh em trong giới văn hóa chúng tôi, bao lâu nay, vẫn sống trong sự áp bức ngột ngạt của chính sách thực dân.(….)Các ánh sáng tự do cần thiết cho sự phát triển văn hóa mà chúng tôi hằng khao khát đã nhờ sự giải phóng ấy mà bắt đầu tưng bừng, cho nên đối với chúng tôi, tranh đấu cho nền độc lập của nước nhà trong lúc này cũng là tranh đấu cho sự giải phóng của nền văn hóa Việt Nam.
Cụ Hồ Chủ tịch gật đầu tỏ ý bằng lòng.:
-Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng của quốc dân, tranh đấu cho nền độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mới. Cái văn hóa mới này cần phải có tính cách đại chúng thì mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại.
Cụ nói tới đây thì anh Nguyễn Đức Quỳnh xin phép Cụ trình bày vài ý kiến:
-Thưa Cụ, lời anh Quỳnh nói, Cụ đã nói đến tính cách khoa học của văn hóa mới, chúng tôi xin đề cập đến ( sic) sự hợp tác của các nhà kỹ thuật, chuyên môn trong công việc kiến thiết quốc gia. Theo chỗ chúng tôi nhận xét, ít lâu nay các nhà kỹ thuật chuyên môn trong công việc kiến thiết quốc gia hình như vẫn còn chút ít ngần ngại khi muốn hợp tác với Chính phủ để thi thố tài năng của mình. Họ là những người sống bằng kỹ nghệ và chỉ muốn làm việc cho kỹ thuật. Họ muốn được quyền đứng ngoài những xu hướng chính trị của đảng phái để phụng sự Tổ quốc.
Mắt cụ Hồ sáng hẳn lên. Cụ với tay cầm quản bút ghi trên một giấy để trước mặt Cụ. ( chúng tôi thấy Cụ ghi bằng chữ Hán. Cụ đặt quản bút xuống chậm rãi nói:
-Tôi nhờ ngài thanh minh với tất cả anh em trong giới kỹ thuật chuyên môn rằng: Nước Việt
( trích theo “ CAND Online / Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt
với lời mào đầu:
” “Nhân dịp đầu xuân 2011, chúng tôi xin giới thiệu bài tường thuật của Hồ Chủ tịch về văn hóa với đại biểu đoàn văn hóa lâm thời Bắc bộ đã được đăng trên tạp chí Tri Tân số 205, tháng 9/ 1945, trang 4-5).
Chú thích 3:
- Câu chuyện “ đạo văn” giữa người dự thi và người chấm giải Giải văn chương Tự lực văn đoàn được tóm tắt như sau.
- Nhà văn trẻ Từ Ngọc ( giáo sư Nguyễn Lân sau này) gửi bản thảo tiểu thuyết” Ngược giòng” dự giải- thì Khái Hưng ( một thành viên trong ban Giám khảo) đã’ thuổng’ cốt truyện này để viết ngay thành” Thoát ly” cho đăng liên tục trên tạp chí” Ngày Nay”.( và truyện dự giải của Từ Ngọc vẫn được xếp xó).
- Từ đó, Thiên Hư- Vũ Trọng Phụng trên báo” Đông dương tạp chí” viết bài:” Quanh việc nhà văn sĩ Khái Hưng bị buộc tội ăn cắp văn”- vụ án văn chương khởi sự tạo một dư luận thật ồn ào. Phe bênh Từ Ngọc, phe chống ‘ bọn văn phiệt’ làm náo loạn văn đàn thời ấy.
- Trương Tửu đứng về phe Vũ Trọng Phụng, viết trên báo” Ích Hữu” bênh vực Từ Ngọc , lên án Khái Hưng, lôi theo cả chuyện Nguyễn Tường Tam ( Nhất Linh) , chỉ vì xin ngài Nguyễn Hữu Bài một chân tri huyện không được đáp ứng; nên báo” Phong Hóa” bôi nhọ quan trường, bất chấp người tốt, kẻ xấu..
- Thế Lữ nghênh ngang đứng sau vụ “văn sĩ Khái Hưng đạo văn “,khua chiêng gióng mõ trên văn đàn, bôi nhọ Thiên Hư-Vũ Trọng Phụng- mục đich làm “ át’ đi dư luận lên án vụ án đạo văn khởi xướng từ Thiên Hư trên báo “Đông dương Tạp chí.”
- Hồ Hữu Tường đóng vai” ngư ông” hưởng lợi - ca tụng “Khái Hưng, người thứ nhất muốn làm Nguyên soái văn chương sáng giá”-“ Vậy ,có ai nhắc lại chuyện đạo văn đê tiện của Nguyên soái đầu tiên trong văn chương sáng giá đâu? Chẳng còn mấy ai biết chuyện” Ngược giòng” Từ Ngọc” lội” để dòng “ văn chương thoát ly” lai láng tuôn chảy vào lịch sử văn học làm nổi đình đám Khái Hưng hơn lên. Cũng chẳng ai tìm lục những bài” hai nhà xuất bản Tân Dân và Đời nay”.. và” Quanh Việc Nhà Văn Sĩ Khái Hưng Bị Buộc Tội Là Ăn Cắp Văn”, như một cáo trạng của nhà văn phóng sự kỳ tài Vũ Trọng Phụng ,dưới một bút danh khác viết báo, lên án vụ đạo văn bẩn thỉu ấy !..”.(…)
-
trích từ’ Thư viết ở Sài Gòn /Thế Phong (Văn Uyển xuất bản - ,
[]. | |
Thế Phong
-------------------------------------------------------------------------------------------------
TƯỞNG NHỚ GIÁO SƯ, KỊCH TÁC GIA HOÀNG NHƯ MAI (1919- 2013 saigon.] -- TP
-------------------------------------------------------------------------------------------------
|
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ