Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

' bình luận gia lý đại nguyên ra sách mới "VĂN HÓA TÍNH" / vietbaoonline

Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên Ra Sách Mới “Văn Hóa Tính”

03/06/201700:00:00(Xem: 1689)
Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên Ra Sách Mới “Văn Hóa Tính”
Orange County (Bình Sa)- - Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên vừa cho ra mắt cuốn sách “Văn Hóa Tính” do Trí Tuệ xuất bản.

Theo Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên trong phần khởi đề cho biết: “Văn Hóa Tính là nội dung ngoại hình và hành vi Đẹp Đẽ, Trong Sáng, Tốt Lành, Tươi Mới, Hướng Thượng... của mọi hiện tượng tự nhiên cũng như mỗi người, theo chiều Thăng Hóa, Sáng Tạo không cùng của Thân Thể Tâm Linh Tư Tưởng Trí Tuệ Tình Thương nơi còn người, của Văn Hóa Dân Tộc, của Văn Minh Nhân Loại, kể cả cuộc phát triển muôn hình vạn trạng sắc hương của Chúng sinh và Vũ Trụ trong cõi vô thường đầy bất trắc, trì độn, hung hiểm, đen tối của lực cản, lực đẩy, lực hóa giải, lực bứt phá tự nhiên và tự tạo nơi nội tại của mỗi hiện tượng, hợp cùng ngoại duyên tốt xấu, lành giữ của vạn hữu...”

blank
Lý Đại Nguyên và bìa sách mới.

Trong cuốn sách Tác giả đã nghiên cứu và trình bày qua từng phần như: Văn Hóa Thời Đại – Văn Hóa Dân Tộc – Văn Minh Khu Vực – Văn Minh Ấn Độ – Văn Minh Hy La – Tôn Giáo Toàn Cầu – Thế Lực Toàn Cầu – Chiến Lược Toàn Cầu – Ta Trong Vũ Trụ Mà Vũ Trụ Cũng Trong Ta - Văn Hóa Giáo Dục – Giáo Dục Tâm Linh – Giáo Dục Thế Lực – Giáo Dục Đức Tính – Giáo Dục Trí Thức – Văn Hóa Nhân Chủ – Tiến Trình Nhân Chủ – Môi Trường Nhân Chủ – Thực Hành Nhân Chủ – Văn Hóa Xã Hội – Hợp Quần Thời Mặc Thức Nhân Nhiên – Xã Hội Thời Ý Thức Nhân Loại – Xã Hội Thời Nhận Thức Nhân Văn – Văn Hóa Chính Quyền – Chính Danh Từ Thuở Ban Đầu – Vương Quyền Và Văn Hóa – Đế Quốc và Văn Hóa – Vô Sản Và Văn Hóa – Thời Đại Nhân Chủ Nhân Văn – Văn Hóa Chính Trị – Quyền Lực Chính Trị – Phân Nhiệm Chính Trị – Văn Hóa Tương Quan...

Sách dày khoảng 200 trang, qua những phần kể trên, tác giả đã tóm lược đầy đủ chi tiết, chứng minh cụ thể qua từng giai đoạn.

Đây là một cuốn sách giá trị mà tác giả đã dày công nghiên cứu qua từng phần trình bày thật công phu.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến qúy độc giả cuốn “Văn Hóa Tính”.

Vài nét về Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên, ông sinh năm 1930, lớn lên trong không khí đầu mùa độc lập dân tộc 1945.

Năm 1946 vào cuộc kháng chiến với nhiệt tình của tuổi trẻ vừa mới lớn.

1952 rời cuộc kháng chiến với một nhận thức cần phải vượt bỏ chủ nghĩa cộng sản ngụy biện, tàn độc nguy hiểm cho dân tộc và loài người.

1953 tham gia Mặt Trận Dân Chủ do bốn đảng Quốc Gia tập hợp gồm: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Gia Xã Hội, Đại Việt Quốc Dân Đảng và Đại Việt Duy Dân.

Năm 1956 Mặt Trận ra tuyên cáo đòi Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải ban bố luật tự do báo chí trước khi tiến hành bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, Lý Đại Nguyên với tên hoạt động thời đó là Võ Anh Đức bị An Ninh Quân Đội bắt cùng với các lãnh tụ Mặt Trận khác.

1957 Chính thức gia nhập mặt trận truyền thông, viết bình luận chính trị cho Tuần báo Tân Dân, một trong hai tờ báo độc lập và đối lập với chính quyền.

1960 Tham gia những sinh hoạt văn hóa Phật giáo.

1962 hoàn tất cuốn Tống Thức Vận.

1963 sau khi ra tù khỏi Tổng Nha Cảnh Sát ông đứng tên xuất bản Nhật báo Tin Sáng.

1968, Chủ bút tờ Tuần báo Dân Chủ.

1972, Chủ bút Nhật báo Sóng Thần.

1975, ở tù cộng sản 10 năm,

1995, định cư tại Hoa Kỳ tham gia viết báo cho các tờ báo như: Phật Giáo Việt Nam, Phật Giáo Hải Ngoại, Chân Nguyên, Trúc Lâm, Sàigon Times, Thủ Đô, Thằng Mỏ, Việt Nam tại Canada và nhiều tờ báo khác.

Những tác phẩm của ông đã được xuất bản trước năm 1975 tại Sài Gòn: Dòng Vận Động Cách Mạng Việt Nam, Dòng Sinh Mạng Văn Hóa Việt Nam, Nền Nhận Thức Nhân Chủ Toàn Triển.

Xuất bản sau năm 1975 tại Hoa Kỳ: Việt Nam Dân Tộc Bị Đọa Đày do Văn Nghệ xuất bản và phát hành năm 1998, Tổng Thức Vận do Trí Tuệ xuất bản và phát hành năm 2000, Đề Cương Xây Dựng Việt Nam do Trí Tuệ xuuất bản và phát hành năm 2002.

Ngoài ra ông còn là một Bình Luận Gia thời sự trên một số đài truyền hình tại Nam California.

(VIETBAO daily news ONLINE)

------------------------
- qúy đồng hương muốn có sách xin liên lạc về: Tuệ Anh,
 điện thoại số (657) 234-0088-- email: info@tueanh.com/
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------


                                                                              (trích từ báo VIETBAO Daily News ONLINE).

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ