"Vài Kỷ niệm về Học giả CAO THẾ DUNG / bài viết: Vĩnh Liêm -- www.thothanhuu.tripod.com/
Vài Kỷ niệm về
Học giả Cao Thế Dung
VĨNH LIÊM
- học giả, thi sĩ CAO THẾ DUNG [1933-- 31/10/ 2017 VIRGINIA] ( trái qua, người thứ 2)
+ tiến sĩ sử học VŨ NGỰ CHIÊU [1943- ] (tức nhà văn Nguyên Vũ (Saigon cũ) ( phải qua, người đầu tiên.)
(ảnh: Internet)
Học giả Cao Thế Dung
+ tiến sĩ sử học VŨ NGỰ CHIÊU [1943- ] (tức nhà văn Nguyên Vũ (Saigon cũ) ( phải qua, người đầu tiên.)
(ảnh: Internet)
Nhà văn Cao Thế Dung và tôi là anh em kết nghĩa từ thuở hàn vi làm báo Hành Trình. Tôi kính mến nhà văn Cao Thế Dung vì ông có cái chân tình rất đặc biệt mà tôi rất hiếm thấy ở những nhà văn khác. Đó là cách cư xử của ông đối với tôi: Ông coi tôi như một người bạn qúi. Ông không hề ra lệnh cho tôi phải làm như thế này thế này (lúc làm báo Hành Trình) hay phê bình tôi một điều gì (sau đó). Khi ông viết thư cho tôi, lúc nào ông cũng ghi là: Vĩnh Liêm trân qúi hoặc là Vĩnh Liêm thân ái. Lẽ dĩ nhiên là lời thư của ông rất chân tình. Gần một phần tư thế kỷ, tôi chưa hề thấy ông có điều gì sơ suất đối với cá nhân tôi. Tôi nghĩ rằng tình bạn mà giữ được một phần tư thế kỷ quả là điều rất qúi. Hơn thế nữa, người bạn ấy đã tiến xa trong lãnh vực văn học, lại càng là niềm hãnh diện cho mình.
1. Ông làm việc rất cần cù và siêng năng.
2. Ông có tinh thần cầu học và cầu tiến.
3. Ông làm việc có phương pháp và làm việc liên tục không biết mệt. Giờ giấc của ông đã đi vào khuôn thước.
4. Ông không có nhu cầu về tài chánh. Tất cả 5 đứa con (3 trai, 2 gái) đều đã thành danh, mỗi đứa đều làm chủ một ngôi nhà khang trang. Ở mỗi nơi, ông đều có phòng ngủ riêng và phòng để sách. Riêng thư viện chánh thì ông đặt tại nhà của trưởng nam.
5. Ông không có vấn đề trai gái hay cờ bạc.
6. Ông có tài sưu tầm tài liệu. Công phu sưu tầm tài liệu của ông đã giúp ông thành lập được Thư Viện Nam San mà các Đại học nổi tiếng như Cornell và Georgetown đã đặt cọc. Nếu ông chấp thuận, họ sẽ dành cho ông cái tên là Cao Thế Dung Section trong thư viện đồ sộ của họ. Theo tôi được biết, có thể ông sẽ biếu Thư Viện Nam San cho Đại Học Cornell.
* Tháng 11 năm 1975, sau khi định cư tại vùng Silver Spring, Maryland, ngoại ô Hoa Thịnh Đốn, Giáo sư Cao Thế Dung may mắn được giáo xứ Christ The King bảo trợ và giúp tài chánh, đưa ông vào học tại trường Sinh ngữ và Ngữ học thuộc Đại Học Georgetown (của Dòng Tên) và do Giáo sư Thomas Walsh, Chủ tịch khoa Văn chương Anh, giới thiệu. Ông nạp đơn dự cuộc tuyển lựa của The Ford Foundation, một tổ chức Văn hóa Giáo dục & Khoa học Mỹ (tích sản 26 tỷ Mỹ kim năm 1975). Trong số trên 160 dự tuyển (về phiá Việt Nam gọi là dislocated scholars), GS Dung là một trong số trên 10 người được tuyển chọn, trong đó có các GS Nguyễn Ngọc Huy, GS Nguyễn Thế Anh (nguyên Viện Trưởng Đại Học Huế), GS Phạm Cao Dương, GS Tạ Văn Tài Lương 9.800 Mỹ kim một năm cộng với bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình.
(Nhờ số lương hậu hỉ này mà GS Dung đã mua chiếc xe Nova đời 1978 màu trắng, láng cóng).
A. Sách Việt Nam
1. Về Sử: Khá đầy đủ, có các bộ Quốc Sử như:
- Khâm Định Việt Sử Thông Giám
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (xerox trọn bộ)
- Việt Sử Lược
- An Nam Chí Lược của Lê Tắc, bản dịch của Đại học Huế năm 1960 (xerox trọn bộ)
- Đại bộ Đại Nam Thực Lục, Tiền biên và Chính biên, rất đồ sộ (thiếu 2 tập)
- Bộ Quốc Triều Chính Biên, toát yếu
- Đại bộ Đại Nam Thống Nhất Chí, bản dịch của Bộ Văn Hóa Giáo Dục VNCH
- Đại bộ Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (267 quyển), bản dịch của nhà xuất bản Thuận Hóa
- Đại bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (bản dịch)
Ghi chú: Một số sách qúi kể trên do GS Dung gửi mua từ VN hoặc được tặng lại (cố Học giả Hoàng Văn Chí tặng GS Dung bộ Quân Sử VNCH và đại bộ Đại Nam Thống Nhất Chí).
- Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, 2 tập, xuất bản tại Hà Nội.
2. Về Y học Đông Phương: Có thể nói GS Dung có cả một tủ sách chất đầy sách Y học, được gửi mua từ VN, Hồng Kông và Đài Loan (nhờ ông đọc thông suốt Hán văn, cổ và kim). GS Dung có đầy đủ đại bộ Hải Thượng Lãn Ông Y Đông Tâm Lĩnh (do Lương y Hinh tặng) và toàn bộ tác phẩm của Thánh y Tuệ Tỉnh.
3. Sách qúy bằng tiếng Việt: GS Dung có vào khoảng trên 400 cuốn, chẳng hạn như: Nhớ Nghỉ Chiều Hôm, hồi ký của học giả Đào Duy Anh; Một Cơn Gió Bụi của sử gia Trần Trọng Kim; Lịch Sử Cổ Đại Việt Nam của Đào Duy Anh, v.v GS Dung có hai bộ sách rất hiếm là bộ Đạo Nam Kinh (cầu cơ) do một vị cao niên người Hành Thiện, Nam Định tặng.
4. Về sách chữ Hán: Hầu hết là Kinh Dịch, Tử vi, và Lý số. GS Dung có một tủ lớn, xếp chồng chất cả trên nóc tủ. Số sách này, ông đem từ Đài Loan về, do TS Phù Giới Tài tặng, trong đó có bộ Trung Quốc Thông Sử và bộ đại từ điển Khang Hy. GS Dung có 5 bộ tự điển qúi do Cụ Lê Tư Vinh tặng, như: bộ Tự điển của Paulus Huỳnh Tịnh Của, và Hán Văn Tân Từ Điển của Hoàng Thúc Trâm. GS Dung có bộ Kinh Dịch Đại Toàn, bản gốc của Ông Ngô Đình Nhu do cụ Lê Tư Vinh sưu tầm được, GS Dung đã xerox lại trọn bộ này.
* Khoảng 40 bài khảo luận về khảo cổ và cổ sử VN của các tác giả Pháp từ bộ tập san Bulletin de
l' École d' Extrême Orient, viết tắt là BEFEO, của Trường Viễn Đông Bác Cổ, Hà Nội. Ông xerox được tập Hội Châu Biên do Linh Mục Trương Đình Hoè dịch và chú giải bằng tiếng Pháp Les Immortels du Vietnam (Những Vị Thánh Bất Tử của Việt Nam) và các bài khảo cổ của các tác giả danh tiếng của Pháp như nhà khảo cổ M. Colani
l' École d' Extrême Orient, viết tắt là BEFEO, của Trường Viễn Đông Bác Cổ, Hà Nội. Ông xerox được tập Hội Châu Biên do Linh Mục Trương Đình Hoè dịch và chú giải bằng tiếng Pháp Les Immortels du Vietnam (Những Vị Thánh Bất Tử của Việt Nam) và các bài khảo cổ của các tác giả danh tiếng của Pháp như nhà khảo cổ M. Colani
* 17 bài khảo cứu về lịch sử VN triều Nguyễn của các tác giả Pháp trong tạp chí Đông Dương Revue de lIndochina, viết tắt là RI.
* 27 bài khảo cứu về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng VN của các tác giả Pháp, đặc biệt là các bài khảo cứu giá trị của Linh mục Léopald Cadière của tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Huế, viết tắt là BAVH, thường được gọi là Tạp chí Cố Đô Hiếu Cổ.
* 7 bài giá trị trong tạp chí France dAsie (Pháp Á), bản xerox.
* 7 bài giá trị trong tạp chí France dAsie (Pháp Á), bản xerox.
1. Tạp chí Bách Khoa: Có khoảng trên 100 bài, từ các loạt bài triết học của GS Trần Hương Tử, LM Trần Thái Đinh, đến các bài khảo cứu về sử của GS Nguyễn Thiện Lâu, GS/LM Nguyễn Phương. Các bài về âm nhạc của GS Trần Văn Khê; về Hát nói của Cụ Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề. Một loạt bài rất giá trị về Đạo Lão và Y Học Đông Phương của BS Trần Văn Tích, v.v
2. Tạp chí Đại Học Huế (đến năm 1964): Hơn 60 bài về Triết học Tây Phương, Triết học Đông Phương, Sử, Xã Hội của các tác giả VN thời danh, hầu hết là các Giáo sư Đại học Văn Khoa Sài-Gòn và Đại Học Huế.
3. Tạp chí Văn Hóa Á Châu (trước năm 1963): 12 bài về Triết học, Văn học và Văn hóa.
4. Nguyệt san Văn Hóa do Nha Văn Hóa Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH xuất bản: Một công trình vĩ đại của Miền Nam, chia làm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1955-1963, do GS Nguyễn Khắc Kham làm Chủ Nhiệm và Học giả Thái Văn Kiểm làm Chủ Bút. Đây là một thành tựu lớn nhất của Văn Hóa Việt Nam trong 8 năm, gần 100 số, qui tụ hầu hết các học giả và các nhà khảo cứu danh tiếng của Việt Nam Cộng Hòa.
* Giai đoạn 1964-1975: Những năm từ 1964 đến 1967 có vẻ đi xuống nên không đáng kể. Từ năm 1968 trở đi, dưới thời Cụ Mai Thọ Truyền làm Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa, tập san Văn Hóa vẫn do Nha Văn Hóa xuất bản, thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh. Cụ Mai Thọ Truyền là một cư sĩ Phật Giáo thuần thành, hết lòng với công cuộc phát triển văn hóa dân tộc, đã đưa tập san Văn Hóa vươn lên trình độ thật cao và phong phú, ròng rã 7 năm.
5. Tập san Sử Địa của Nhóm Sử Địa: GS Dung đã xerox được 18 bài giá trị về Sử, nhất là loạt bài về nội chiến VN của GS Hoàng Xuân Hãn.
6. Nguyệt san Quê Hương: Do GS Nguyễn Cao Hách, cựu Khoa Trưởng Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, làm Chủ Nhiệm. Nguyệt san Quê Hương chuyên về phát triển Kinh tế và khối Á-Phi. GS Dung đã xerox được 12 bài giá trị, từ năm 1960 đến 1963.
7. Khảo Cổ Tập San của Viện Khảo Cổ Sài Gòn. GS Dung có 5 tập do cụ Hoàng Văn Chí tặng trước khi cụ qua đời. Có vào khoảng 11 bài rất giá trị.
1. Tạp chí Khảo Cổ Học: Rất đồ sộ, đã đóng thành tập lớn, khoảng trên 250 (thiếu nhiều số). GS Dung đã xerox được khoảng 180 bài về khảo cổ, đặc biệt về trống đồng và văn minh đời Hùng Vương.
2. Tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử: Khá đồ sộ, đã đóng thành tập (những số từ năm 1999 đến năm 2001 chưa đóng), khoảng trên 200 số (thiếu nhiều số). GS Dung chỉ chọn lọc và xerox khoảng 170 bài khảo về sử dưới triều Nguyễn. Bộ tạp chí này rất phong phú về Văn Thân Cần Vương.
3. Bộ Dân Tộc Học: Khá đồ sộ, có vào khoảng trên 150 số (thiếu nhiều số). GS Dung xerox được 250 bài giá trị về Văn Hóa và các dân tộc thiểu số VN. Bộ Dân Tộc Học rất đáng tin cậy.
4. Bộ Văn Hóa Dân Gian: Có vào khoảng gần 100 số (thiếu rất nhiều số). GS Dung xerox được gần 300 bài về văn hóa dân gian, từ âm nhạc đến nghệ thuật trình diễn như múa rối nước, hát trống quân
5. Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật: Có vào khoảng 150 số, bộ này rất giá trị. GS Dung xerox được gần 300 bài thuộc nhiều bộ môn văn học nghệ thuật.
6. Bộ Triết Học: Khoảng 300 số, viết về triết học Mác-Lê và Duy Vật. GS Dung xerox khoảng 30 bài.
7. Bộ tạp chí Ngôn Ngữ: Gần 100 số (thiếu rất nhiều số). GS Dung xerox khoảng 10 bài.
8. Bộ tạp chí Âm Nhạc: Lẻ tẻ, khoảng 30 số. GS Dung xerox 15 bài.
9. Bộ Xã Hội Học: Khoảng 40 số. GS Dung xerox 7 bài.
10. Tạp chí Hán Văn: Rất giá trị nhưng chỉ có hơn 20 số. GS Dung xerox 55 bài.
11. Tạp chí Đông Y: Thiếu rất nhiều số. GS Dung xerox được 25 bài giá trị. GS Dung đã tặng cho Thư Viện Quốc Gia Y Khoa ở Bethesda, Maryland.
12. Tạp chí Y Học Cổ Truyền: Có vào khoảng 100 số. GS Dung xerox được khoảng 200 bài.
13. Bộ Dược Học: Thiếu rất nhiều số. GS Dung xerox khoảng 60 bài.
14. Tạp chí Cộng Sản: Rất đồ sộ. Chỉ sưu tầm được từ năm 1976 đến nay, gần 300 số, đã đóng thành tập. GS Dung xerox khoảng 400 bài dùng làm tài liệu tham cứu. (Không kể tạp chí Học Tập trước năm 1975).
* Hơn 100 bài toàn văn về Phật Giáo của Phạm Quỳnh, Khổng Học của Trần Trọng Kim, Mạnh Tử của Đông Châu, Ngôn ngữ, Hán Việt, v.v
* GS Dung xerox gần 300 bài có trích dẫn (ghi rõ tên bài, số báo, số trang)
* Khoảng gần 300 sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả Mỹ, hầu hết là mua sale với giá rẻ. Thí dụ: Cuốn Promise and Power của D. Shapley viết về McNamara, ông chỉ mua có 2 Mỹ kim; cuốn Years of Upheal của Kissinger, ông mua chỉ có 1 Mỹ kim ở một tiệm sách cũ Do Thái.
* 5 bộ hồi ký của các Sư đoàn CS như SĐ 304, SĐ 320, SĐ Sao Vàng, v.v
* 12 cuốn sách của CS Hà Nội viết về cuộc chiến VN (hầu hết là bóp méo và xuyên tạc sự thật).
* 8 cuốn sách Pháp viết về chiến tranh VN trong giai đoạn Mỹ can thiệp vào VN.
Tôi đã bỏ ra hai buổi để ghi chép những gì mà tôi đã quan sát được tại Thư Viện Nam San. Tuy nhiên, tôi không chắc là tôi đã ghi chép đầy đủ vì đống tài liệu đồ sộ ấy đã làm cho tôi choáng mắt. Nhưng tôi hy vọng những chi tiết ghi trên đây là những dữ kiện khá đầy đủ nhằm ghi nhận về công sức bền bỉ và dẻo dai của GS Cao Thế Dung trong suốt 28 năm qua. Với những bộ biên khảo công phu mà GS Dung đã xuất bản trong các năm qua và gần đây, đủ cho thấy cái ngôi vị Học Giả là một vinh dự cho một đời người đã tận tụy với công trình nghiên cứu, và công trình nghiên cứu này, theo chủ quan của tôi, quả thật là rất qúy báu cho nền Văn Học Việt Nam. Tôi hy vọng độc giả sau khi viếng qua Thư Viện Nam San sẽ có cái nhìn đầy thiện cảm và thân ái đối với Học giả Cao Thế Dung. Riêng cá nhân người viết, tôi thật sự hãnh diện về người anh kết nghĩa của mình.
Vĩnh Liêm
------------------------------------------------
trích từ thothanhuu8.tripod.com/
===========================
------------------------------------------------
trích từ thothanhuu8.tripod.com/
===========================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ