bài phỏng vấn rất" độc đáo' , NGUIỄN NGU Í (bán nguyệt san Bách Khoa/ Saigon) phỏng vấn văn sĩ, nhà báo chính luận" NGUYỄN MẠNH CÔN (báo Bách Khoa / ngày 1-2-1962.)
Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015
phỏng vấn nhà văn nguyễn mạnh côn / nguiễn ngu í / tạp chí bách khoa số 122 ra ngày 1-2-1962
phỏng vấn nhà văn nguyễn mạnh côn
tường thuật: nguiễn ngu í
nguyễn mạnh côn [1920- 1979]
(ảnh chụp khi mang cấp bậc thiếu úy QLVNCH (1956)
Nguyễn mạnh Côn sinh ngày 7 tháng 4 năm Canh thân (15-3-1920). Từng làm chủ nhà in (1940), sĩ quan một bộ Tham mưu quân Nhật (1942- 43), đại biểu đoàn thể ( Cách mạng hải ngoại) trong Quốc hội 1945, dân quân du kích xã (1949-50), giáo sư tư thục (1953-54), thiếu úy (đồng hóa) quân đội Việt nam cộng hòa (1956-59). Hiện viết giúp đài Phát thanh quốc gia và viết báo.
Cộng tác với báo'Đông pháp' (1939), chủ bút tuần báo 'Thông tin' (1944), quản lí báo 'Thống nhất'(1945), chủ nhiệm báo 'Phục quốc' (1946), chủ nhiệm nhật báo 'Tin tức'(1954), sáng lập báo 'Chỉ đạo' (1956), và làm chủ bút này một dạo (1961), chủ bút báo 'Văn hữu' (1959.)
Đã xuất bản: Việt Minh, người đi đâu?( 1956) -- Chống Mác xít (1957) -- Đem tâm tình viết lịch sử (1957 - kí Nguyễn kiên Trung *.) -- Kỳ hoa tữ ( truyện, 1960) -- Truyện ba người nhảy dù lâm nạn (1960) ...
[Sau 30-4-1975 chính quyền mới bắt đi học tập cải tạo. mất ngày 1.8.1979 ở Xuyên mộc ( tỉnh Bà rịa-Vũng tàu. ] (TP chú thích sau- 9, May/ 2015.)
NGUIỄN NGU Í
----
tác phẩm Nguyễn mạnh Côn
( chụp trên Internet)
trang 87 Bách khoa CXXII
* Nguyễn mạnh Côn đem bản morasse , nhờ chủ soái nhóm Hàn Thuyên Nguyễn đức Quỳnh, xin được viết tựa -- để cbo kịp thời gian nộp dự thi Giải Văn chương toàn quốc. Nhưng đã đi lại nhiều lần chờ bài Tựa, nhưng lãnh tụ Đàm trường viễn kiến chưa viết -- mà thời gian nộp dụ thi sắp hết hạn. Thì, ngay lúc ấy; tuần báo Nắng sớm ( cơ quan Phong trào cách mạng quốc gia của Bộ trưởng thông tin tuyên truyền Trần chánh Thành) có BÀI VIẾT THAY CHO TỰA ' ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊ CH SỬ/ NGUYỄN KIÊN TRUNG - ký tên DUY SINH. (ký giả, trưởng nam nhà văn Nguyễn đức Quỳnh.) Nguyễn mạnh Côn đọc xong bài báo, tức tốc tới gặp nhà văn Nguyễn đức Quỳnh, xin lại bản morasse . Và, cuốn này sau được giải biên khảo Giải văn chương toàn quốc, thời tổng thống Ngô đình Diệm cầm quyền.
( TP chu thích -- 9 May, 2015)
nhà văn Nguyễn đức Quỳnh (1909-1974)
- người mà Nguyễn KIÊN TRUNG ( Nguyễn mạnh Côn)
chờ viết Tựa cho cuốn Đem tâm tình viết lịch sử của Nguyễn mạnh Côn.
( độc nhất 1 tác phẩm, NMCôn ký bút danh Nguyễn KIÊN TRUNG)
(ảnh: Internet)
số báo 122 Bách khoa do nhà gia phả học quá cố
Nguiễn Ngu Í [i.e. Nguyễn Hữu Ngư 1921- 1979 saigon] -- (ảnh: Internet)
Tôi đến thăm anh vì nghe tin anh bất thình lình bị đau. Trong căn phỏng tới mờ mờ, 2 con mắt tôi ở ngoài nắng mới vào, chỉ nhận thấy một ngọn lửa ở giữa đi-văng -- và, phía sau ngọn lửa, một bóng người quàng chăn mỏng, ngồi dựa lưng vào tường. Tôi bắt tay, hỏi thăm; 2 bàn tay lành lạnh mà dâm dấp mồ hôi.
Tôi đến thăm anh vì nghe tin anh bất thình lình bị đau. Trong căn phỏng tới mờ mờ, 2 con mắt tôi ở ngoài nắng mới vào, chỉ nhận thấy một ngọn lửa ở giữa đi-văng -- và, phía sau ngọn lửa, một bóng người quàng chăn mỏng, ngồi dựa lưng vào tường. Tôi bắt tay, hỏi thăm; 2 bàn tay lành lạnh mà dâm dấp mồ hôi.
Có lẽ đoán được ý tôi muốn hỏi anh về bệnh trạng của anh, anh nở một nụ cười mệt nhọc:
- Phải gió anh ạ! Phải gió thì rất thường, nhưng' surmenage' (lao lực quá độ) kéo dài lâu quá đến lúc quị; dù kích-thích-tố tiêm vào người như nước lã.
Nghỉ một chút, anh nói tiếp:
- Bọn chúng mình ..., viết bài ăn tiền thì không cố gắng, không đúng hẹn, không đủ sống. Mà cô gắng ..., mấy hôm nay tôi tự nhiên thấy dợ tương lai, thấy mình già hẳn đi; mệt mỏi, lo lắng, không biết sau này hết khả năng lao động; rồi thì kiếm sống bằng cách nào!
Nghe anh nói mà buồn. Nhưng tôi lại nhớ đến một vài ý kiến gần đây, thường cho anh thuộc loại nhà văn được 'chiêu- đãi '
-- tôi muốn nhắc đến điều đó, nhưng nghĩ anh đương mệt, lại thôi. Nhưng sau cùng, chúng tôi cũng thông cảm được với nhau -- chủ nhân thỏa thuận với tôi, bằng lòng trả lời bất cứ câu hỏi nào của tôi, về đời riêng cũng như lập trường văn nghệ. Theo ý anh, sự ao ước thứ nhất của con người cầm bút, là được đi văn học sử; mà đã đi vào được văn học sử, thì không còn cá nhân riêng tư; bởi vì một thái độ quan trọng của một người có thể do hoàn cảnh tâm lý rất tế nhị tạo ra, nếu người đó giữ kín, thì về sau không ai có thể biết và những nhà nghiên cứu văn học về sau sẽ hiểu lầm tất cả.
Vậy đồng ý không có chuyện giữ bí mật, kể cả về gia đình, về tiền bạc, về tính tốt cũng như nết xấu của người ngồi đối diện với tôi. Trừ trường hợp liên hệ đến người khác, mà người đó muốn giữ [không tiết lộ.] Kể ra thì hoàn cảnh cũng có phần nào đặc biệt thật. Tôi thấy cần phải mở cho anh một con đường rút lui, bằng cách hỏi thẳng anh:
- Ý kiến mà anh nói đây là ý kiến anh vẫn có từ lâu, hay anh chỉ mới có nó được ít bữa?
- Xin anh yên tâm, nó không phải là sản phẩm của bệnh hoạn đâu. Tôi có quan niệm này từ lâu rồi, nhưng không ai hỏi, thì không nói ra đấy thôi.
Tôi được biết như vậy rồi, bèn tạo lại ngay vấn đề 'kiếm sống' của anh. Tôi hỏi :
- Tôi nghe mấy anh em nói anh thuộc vào loại kiếm được nhiều tiền nhất. Hình như mỗi tháng 2, 3 chục ngàn, có phải không?
Anh trả lời, không nghĩ :
- Đâu có, anh ! Có lẽ mấy anh bạn gộp số tiền tôi được lĩnh hàng tháng năm ngoái vào sô tiền hiện tôi kiếm được hàng tháng bây giờ.
- Sao lại có sự khác biệt như vậy?
-Vì năm ngoái tôi được một cơ quan nghiên cứu chính trị và xã hội * trợ cấp cho mỗi tháng 10 ngàn, để viết văn chống Cộng; nhưng cơ quan này lại không phải là một tờ báo, nên thật ra 10 ngàn là cho không..., tôi lĩnh được 1 năm; thấy mình sắp sửa đâm lười biếng, vội xin thôi ngay. Tôi bỏ trợ cấp, đi làm cho[báo] Saigòn Mai được 15 ngày; rồi được tờ Chỉ đạo, lương tháng 8 ngàn, và viết giúp báo Ngôn luận, tính tiền bài; và Văn nghệ tiền phong, tính tháng; cộng tháng nào đủ 3 bài cho Ngôn luận, thì được 8 ngàn nữa. Như thế được 10 tháng-- rồi không làm[cho] Chỉ đạo nữa, tôi viết cho đài Phát thanh Sài gòn, cộng chung mỗi tháng muốn kiếm được độ 12 ngàn; tôi phải viết 50 ngàn chữ, tức là khoảng 13o tờ đánh máy-- giá trung bình 4 chữ được 1 đồng. Nhưng cái khó, khó hơn cả viết ra, là nghĩ làm sao choc ó từ 15 đến 20 đề tài mà viết.
---
* ám chỉ Sở nghiên cứu chính trị xã hội , y sĩ đại úy Trần kim Tuyến làm giám đốc. ( cơ quan Mật vụ khét tiếng dưới chế độ đệ 1 Cộng hòa tổng thống Ngô đình Diệm cầm quyền .) (TP)
Tôi hỏi:
- Anh nói đề tài ở đây, có phải là đề tài chính trị không?
- Không nhất định anh ạ. Đài Sài gòn thì luôn luôn đòi bài
tố Cộng, [tuần báo] Văn nghệ tiền phong, thì đúc kết tin tức
'7 ngày tính quẩn chuyện đời '; còn [nhật báo] Ngôn luận, thì lại muốn tôi viết về xã hội, tâm lý hơn về chính trị. Nói tóm lại, là bình luận.
Tôi hỏi tại sao anh không viết bài binh luận, hoặc sáng tác văn nghệ. Anh cho biết:
- Bình luận văn nghệ thì không có chỗ đăng. Sáng tác thì không làm được, vì tôi viết loại này khó khăn lắm. Có khi băn khoăn cả tháng không viết được 1 bài.
Tôi nhắc lại gần đây, anh viết rong tờ Tin sách, bài 'Tâm sự tác giả' , có nói: anh viết thuần theo tưởng tượng -- mà cũng theo anh, anh có sức tưởng tượng phong phú lắm. Anh giải thích :
- Vâng, thưa anh, tôi có cảm giác rằng khả năng tưởng tượng của tôi có phong phú thật; bởi đôi khi nó làm cho tôi quên hẳn được thực tại. Nhưng tưởng tượng không -- không đủ. Hay nói cho đúng là : đối với tôi trong lúc này chưa đủ. Vì tôi cỏn mang một nhược điểm rất nặng, là luôn luôn muốn viết truyện có luận đề. Có lẽ thằng người luân lýtrong tâm hồn tôi lúc nào cũng phẫn nộ; vì thái độ hèn hạ của kẻ này, và sự hiểu lầm dại dột của kẻ khác, nên vẫn chưa thoát khỏi cái tư tưởng'thầy đời' rất thông thường trong những con người còn bị quá khứ của nó ám ảnh. Tôi tự thấy mình còn kém xa các nhà văn phương tây, là những người có thể thực hiện cái tốt cũng như cái xấu ở đời một cách hoàn toàn khách quan, như André Gide, John Steinbeck chẳng hạn.
- Anh cho nhà văn nên có thái độ khách quan đối với đời sống hay sao ?
- Vâng, hiện nay thì tôi nghĩ như vậy; có lẽ vì hoàn cảnh viết theo chủ quan, nên kính phục thái độ khách quan -- mà tôi cho là có khả năng nhìn rõ vào đời sống xã hội hơn. Nhưng rất có thể có thời gian nào đó, tôi cố gắng tiến tới được thái độ khách quan, chắc lúc đó lại ngưỡng mộ những ngòi bút chủ quan có sự thành khẩn, sự tha thiết với đời sống. Nói tóm lại, có lẽ là 'đứng núi nọ tưởng núi kia là cuối' đó thôi!
Tôi nhắc lại bài tựa cuốn KỲ-HOA-TỬ, trong đó anh viết rằng, anh viết truyện là viết theo chỉ thị cấp trên -- và hỏi:
- Như thế anh viết cho anh, cho xã hội, hay cho ai?
- Sự thật, tôi đã nói rồi, là tôi say mê lắm mà không dám nghĩ mình có thể viết truyện ngắn, truyện dài gì được. Chắc anh còn nhớ, vào hồi 1940- 1941, chỉ có viết truyện mới được gọi là nhà văn -- hai chữ 'nhà văn' đẹp gấp nghìn vạn lần tấm Bắc đẩu bội tinh-- cho nên bọn người có học, ai cũng ham. Cũng bởi thế, những người viết xã thuyết, bình luận chỉ được gọi là 'nhà báo', hay cao hơn nữa là 'học giả'-- 2 chữ học giả cũng đã kêu lắm; nhưng vẫn chưa bằng nhà văn. Tôi từ nhỏ, vẫn được các bậc cha, chú cho là có khiếu 'chính trị'; cho nên đến lúc ra đời, tôi viết và làm chính trị, với một tinh thần chủ quan khá hỗn xược và kiêu ngạo -- cả sau khi bị bắt mấy lần rồi vẫn thế. Nhưng về văn nghệ -- ở đây là viết truyện -- có lần tôi viết một truyện ngắn dài 2 cột, đăng trên tờ báo do tôi làm chủ bút; mà đến khi cắt bài này đem đến thỉnh thị anh Nguyễn Tuân-- thì anh Tuân ngồi uống xong bữa rượu cả 3 tiếng đồng hồ, không nói câu nào -- mà tôi thì buồn đi tiểu đến chết được, vẫn không dám đứng lên, sợ đứng lên giữa lúc anh định cho ý
kiến ...
-Ý anh Tuân thế nào?
- Sau cùng tan bữa rượu; tôi phải về, cố thu hết can đảm hỏi anh một lần nữa; anh mới chợt nhớ ra, đem tờ báo ra xem lướt thật nhanh, rồi nói : "- Ừ, cũng có tâm sự đấy chứ !"
- Anh có giận anh Tuân không ?
- Thú thật với anh, là có giận, và buồn, điếng cả người.
- Sau đó, anh nghỉ không viết nữa phải không ?
- Vâng, tôi nghỉ luôn cho đến cuối năm 1956, tôi mới bắt đầu viết những truyện mới được in gần đây. Đó là trường hợp viết do chỉ thị cấp trên, mà anh vừa nói đến vừa rồi.
Đến đây, tôi chợt thấy tôi có cơ hội để đặt một câu hoi này, xưa nay rất ít người trả lời thành thật. Tôi hỏi:
- Trong thời gian nghỉ viết sáng tác hơn 10 năm, anh có lần nào thấy thèm khát được viết không? Nói cho rõ hơn, là tôi xin anh cho các bạn đọc của [báo] Bách khoa biết, anh cóthấy công việc sáng tác văn nghệ là cần thiết cho đời sống của anh không ? Và, nếu có, xin anh cho biết vì lòng yêu nghệ thuật hay vì là gì ?
Anh cười:
- Tôi sẽ trả lời " tôi không thể sống không sáng tác", anh sẽ nghĩ rằng tôi nói dối; nhưng vì lẽ này lẽ khác, anh sẽ không nỡ nói ra..., anh sẽ viết lại câu nói của tôi, để cho một vài bạn đọc mủi lòng thương con người " bạc đầu vì văn nghệ". Như thế sẽ có lợi cho tôi, phải không anh ? Nhưng bây giờ tôi xin trả lời anh," Tôi chẳng thấy cần phải sáng tác vì yêu văn nghệ. Trừ một trường hợp là, trong mấy năm gần đây, đã thỉnh thoảng được khen tặng đôi câu rồi; thì có vài lần chợt có một cốt truyện thích thú đặc biệt, tôi quả có ý nóng ruột muốn viết ra, đăng lên báo cho nhanh chóng; để được khen nữa. Nói tóm lại, tôi viết vì nhu cầu (về chính trị , để kiếm sống) và viết để được có danh tiếng."
Tôi hỏi:
- Còn trường hợp anh bị phê bình, anh có nóng lòng trả lời không?
- Có chứ, nóng ghê lắm.
Tôi yêu cầu anh cho biết một ví dụ. Anh nói :
- Như vụ tôi bị buộc, trong một bài đọc sách, là có tư tưởng chủ bại. Tác giả bài đó lại không nói thẳng, mà chỉ gián tiếp nhắc đến đời tư của tôi. Tôi cho làm như thế là sai về tư tưởng, thấp về tâm hồn; nên tôi hết sức nóng nẩy, muốn trả lời một cách thật mạnh.
"Tôi nhớ có đọc bài trả lời này trong báo 'Chỉ đạo', dưới hình thức một bức thư ngỏ, gửi cho ban giám đốc tờ báo. Bức thư có vẻ bình tĩnh, không đến nỗi nóng nẩy lắm."
Anh giải thích một cách thành khẩn:
- Tôi nóng nẩy là sự nóng nẩy trong tâm hồn tôi. Vì nóng nẩy nên sinh ra độc ác, tôi viết bức thư ngỏ đó, ngoài sự tự bênh vực, còn có dụng ý đề cao -- và, do đó làm cho ban giám đốc xấu hổ, vì thái độ bất chính của người viết bài đọc sách.
Tôi hỏi:
- Nghe nói sau vụ đó, tác giả bài đọc sách kia phải nghỉ việc ở tòa báo ấy, có phải không ? Anh có lấy thế làm hài lòng
không ?
- Không, tôi không dám theo dõi vụ đó; vì bài tôi đăng lên báo rồi, tôi thấy mình hèn quá, nên cố quên đi.
- Sao anh lại nghĩ anh hèn? Tôi tưởng anh có thể cho anh là anh có quyền trả lời; còn câu chuyện nội bộ của tờ báo kia, anh làm thế nào mà đoán trước được ?
- Không đoán được; nhưng muốn cho nó xảy ra, hành động cho nó xảy ra. Có lẽ tôi có thể nói rằng bức thư của tội chỉ nói lên sự thật và lẽ phải ... Nhưng nguy nhất là tôi biết trong thâm tâm tôi có ý mong muốn cho người viết bài mất việc Riêng cái ý muốn cho địch thủ bị thiệt hại, đã là tồi lắm; tôi lại còn nghĩ mình hơn tuổi -- do đó, hơn kinh nghiệm, thủ đoạn v.v... -- mà dùng thủ đoạn như thế để hại người ít hơn mình lối 20 tuổi; thì quả là hèn quá! Tôi tiếc nhất là không thể xin lỗi tác giả; như hồi trước xin lỗi Thế Phong ...
- Tại sao không thể xin lỗi?
- Vì tác giả cũng có lỗi về tinh thần.
Tôi nhân thấy anh nói " hồi trước xin lỗi ..." -- bèn hỏi anh có thể thuật lại việc đó hay không? Anh cho biết :
- Hồi đó tôi mới đến làm chủ bút tờ Văn hữu , tờ nguyệt san này lại mới chỉ sắp ra số 2. Mọi sự giao dịch giữa ông chủ nhiệm [ Nguyễn duy Miễn, Văn hóa vụ trưởng Nha Văn hóa vụ/ Bộ Thông tin tuyên truyền.) và tôi, đều tốt đẹp . Đến một buổi tối, ông đến chơi nhà tôi, nói chuyện một hồi lúc; rồi ông nhắc đến cuốn sách củaHoàng trọng Miên -- và, cho tôi biết trong tờ V.H.Á.C. [Văn hoá Á châu/ chủ nhiệm: Nguyễn đăng Thục; chú bút Lê xuân Khoa) có bài buộc H.T.M. [Hoàng trọng Miên] có bài buộc H.T.M., và ngỏ ý yêu cầu tôi bênh vực họ Hoàng. Tôi nhận lời, hoàn toàn tin vào, một là quyền hạn, hai là sự ngay thẳng của anh chủ nhiệm. Sự sơ xuất của tôi nặng nề nhất -- là, tôi không biết rằng, cuốn sách của H.T.M., chính là do cơ quan ấn hành tờ Văn hữu giúp vốn cho in .[ cuốn Việt nam văn học toàn thư (tâp 1) sau này sau cũng chiếm hạng 1, sách biên khảo của Giải văn chương toàn quốc (1957) dưới thời tổng thống Ngô đình Diệm.] Tôi chỉ vùi đầu vào đọc có bài của Thế Phong (ký là Đ.B.B.[Đường bá Bổn] mà lúc đó, tôi cũng không hỏi cho biết là ai.) -- và, cuốn sách của H.T.M. Thế rọi tôi viết bài bênh vực H.T.M. và tấn công Thế Phong. Bởi đúng như tôi đã viết trong bài của tôi lúc đó, tôi không có cuốn sách của Nguyễn đổng Chi; nhưng tôi bênh vực H.T.M., bởi vì bài công kích H.T.M. viết kém quá. Tôi cứ suy lối viết văn, mà đoán tác giả còn đi học, và dùng luôn chữ "em" để chỉ --mặc dầu tôi không có ác ý, mà đọc lên rõ ràng là có ác ý. Bài của tôi đăng lên báo rồi, tôi mới biết tác giả là người -- dù còn trẻ, dù mới viết -- vẫn có thể gọi là đồng nghiệp với tôi. Hai là, cuốn sách của H.T.M. quả có giống cuốn sách của Nguyễn đổng Chi, đủ giống để gọi được là đạo văn. Tôi biết thế rồi thì ân hận lắm-- và, sau đó đi với Đỗ Tấn, tác giả Hoa vông vang -- đến gặp và xin lỗi Thế Phong ở nhà hàng Thiên Thai. *
----
* quán giải khát cà- phê Thiên Thai nằm trên đường Lê Lợi, nơi tôi hay lui tới cà-phê, cà- pháo một mình. Nhà văn Đỗ Tấn, thiếu tá QLVNCH trong nhóm Tự lực văn đoàn, bạn hút thuốc phiện Nguyễn mạnh Côn, gặp tôi đôi lần ở đây -- nên dẫn nhà văn Nguyễn mạnh Côn đến gặp, và xin lỗi tôi ở đây.
(TP chú thích: 9 May, 2015.)
Thế Phong sau 53 năm, đọc lại bài Nguiễn ngu Í
phỏng vấn Nguyễn mạnh Côn nói về mình.
( ảnh chụp : 9 May 2015)
- Xin lỗi một bạn trẻ hơn nhiều như thế, anh có lấy làm hổ thẹn không?
Anh trả lời:
- Tôi nghĩ mình có lỗi, mình xin lỗi xong , thì nhẹ cả tâm hồn đi, chớ sao lại hổ thẹn. Tôi cho rằng chỉ đáng hổ thẹn, nếu mình có lỗi, mình cứ cãi bừa đi; nhưng rút cuộc vẫn bị người đời biết rằng lỗi ở mình.
-Ví dụ?
- Như bài ' Tìm hiểu tác giả qua tác phẩm', tôi đọc ở dài phát thanh [Sài gòn], sau bị một vài tờ báo công kích bài đó; mà lại gán cho tôi những lời nói, những ý nghĩ, thậm chí bóng gió cả đời tư của tôi; cốt để cho độc giả đọc bài của họ (mà không nghe bài của tôi)-- thì, tất nhiên cho rằng tôi là thằng khốn kiếp, lăng mạ cả cụ Nguyễn Du, trong khi bản thân tôi bẩn thỉu từ đầu xuống chân .
- Anh có quyền trả lời?
- Vâng, tôi có đến gặp người giữ mục đó. Tôi trách anh sao lại cho đăng những sự kiện trái hẳn với sự thật, có thể có hại cho tôi. Anh có biết anh bạn ấy trả lời thế nào không?
- ...?
- Anh ấy bảo tôi (đúng nguyên văn) rằng, " Cậu mà cũng để ý đến loại tác giả những bài lăng nhăng ấy hay sao? Mình bí quá, đăng bừa đi. Bọn mình đã ngồi xổm lên dư luận rồi, còn cần gì bọn chúng ?"
Tôi giật mình, bật ra câu hỏi vô ý:
- Ai? Ai thế?
Anh không chịu trả lời, viên lẽ tên người đệ tam thuộc quyền họ, được giữ bí mật, không có quyền tiết lộ.
(...) - tạm lược, khỏang 5 trang rưỡi -- Nguiễn Ngu Í phỏng vấn về tác phẩm của Nguyễn mạnh Côn. (TP chú thích: 9 May, 2015.)
***
Tôi nhận thấy anh đã tỏ dấu mệt nhọc... Tôi liếc nhanh vào sổ tay: từ lúc tôi đến, bây giờ qua 2 tiếng đồng hồ. Trước khi đứng lên, tôi nói đùa anh:
- Thế mà bảo là thành thật . Anh bảo anh không yêu văn nghệ, chỉ viết về nhu cầu, vì tiếng khen thôi; mà mệt lử người rồi còn cố nói mãi... []
NGUIỄN NGU Í
(tạp chí Bách khoa số 132 ra ngày 15-2-1962.)
mối tình mầu hoa đào/ nguyễn mạnh côn
đem tâm tình viết lịch sử / ký bút danh Nguyễn KIÊN TRUNG
(chụp trên Internet)
------------------------------
bài đăng lại
===================
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ