Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

'Một truyện Dài Không Có Tên/ Trần Thị Bông Giấy -- source: vnthuquan



                        Một truyện dài không có tên 

                                                                      TRẦN THỊ BÔNG GIẤY



                                                         


Một truyện dài không có tên / Trần Thị Bông Giấy
Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động 

nguồn: http://vnthuquan.net/ 
tạo ebook: Nguyễn Kim Vỹ.




MỤC LỤC 
Tựa 
LỜI TÁC GIẢ 
-1-2-3-4-5-6-7-8-9- 10 - 11 - 12 - 



(Đây là 1 cuốn sách mô tả những nhân vật văn nghệ sĩ trí thức ở hải ngoại, trong đó có những nhân 
vật đƣợc biết đến trong nước, như Trần Quảng Nam, tác giả bài "Mười năm tình cũ", tác giả về đề 
tài tôn giáo Vũ Thế Ngọc, v.v.)
Trước hết, Một Truyện Dài Không Có Tên không phải là một truyện dài có đầu có đuôi theo thói lệ 
thông thường. Đó là người, là việc đã đến trong đời tác giả Trần Thị Bông Giấy. Và Trần Thị Bông Giấy, như bao giờ... từ Nước Chảy Qua Cầu, bút ký; đến tám truyện ngắn trong Gã Cùi và Miếng Dừa Non, tập truyện; luôn luôn phải là những chuyện thật. 
Những chuyện thật mở ra và sẽ đóng lại trong đêm ở một góc đường. Góc đường Số Hai và 
William của thành phố San Jose, California. Đêm thao thức là cái mốc cho thời gian lắng xuống. Góc 
đường Số Hai & William phải chăng cũng chỉ như một thứ bào ảnh? Chỗ khác thường, đây là thứ 
bào ảnh có khả năng làm dưỡng chất cho bao phối cảnh của dòng đời ngưng đọng. Trần Thị Bông 
Giấy đã từng sống hơn hai mươi năm phiêu bạt bão giông. Nửa kiếp đời hệ lụy là một kho tàng vô 
giá cho những nhạy bén của rung động bây giờ. Những chuyện thật không chỉ thuần mở ra và đóng 
lại từ một góc đường của một đêm thao thức; mà, những chuyện thật của giới người có liên quan tới 
sinh hoạt nghê thuật và chữ nghĩa, đã được một trái tim tế vi mở ra để tiếp nhận, như tiếp nhận 
những chuyển động thường hằng của trần gian. 
Căn phòng 45 thước vuông ở góc đường Số Hai và William là một sân khấu. Trên sân khấu đời 
thu gọn này, những diễn viên lần lượt xuất hiện. Tác giả cũng thủ một vai, nhưng công việc chính 
của nàng là thu nhận lại tất cả những biến động của từng diễn viên khác trên sân khấu đó. Đêm sẽ 
mở ra. Và đêm sẽ khép lại. Đôi khi Trần Thị Bông Giấy chỉ còn một mình trên sân khấu, trầm mặc 
hồi tưởng về những chuyện, những người đã gom nhặt được khắp bến bờ xa, trên con đường rong 
ruổi. Nhưng trái tim đó không khép lại như đêm đã khép ở góc đường Số Hai và William. Trái tim 
đó vẫn mở ra để tiếp nhận bao sóng gió của đời bằng chân thành và ngay thẳng. Rồi, chia xẻ lại với 
đời, sau khi đã gạn lọc, giữ gìn. 
Những câu chuyện được đúc kết lại không theo thứ tự thời gian; bởi mỗi chuyện có riêng một 
bắt đầu, một kết thúc. Đâu đó vài chuyện không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Vài chuyện đã 
bắt đầu từ một chuyện khác trước đó và sẽ kết thúc ở một chuyện khác nữa sau này... Tất cả những 
chuyện đã được Trần Thị Bông Giấy thu nhận và dàn trải thành
 một chuỗi chuyện, Một Truyện Dài 
Không Có Tên mang tính chất văn sử hay giai thoại làng văn. 
Thói đời, "con người" thường thích nghe người khác nói những điều tốt về mình, hoặc của 
mình. Những điều thật (mà không tốt) về "con người" sẽ dễ dàng làm "con người" nổi giận! Trần Thị 



tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 



Bông Giấy đã "bị" nhiều phản ứng đối nghịch từ vài nhân vật mà nàng đã viết một số điều thật về họ. 
Nhưng những "con người" ủng hộ, khuyến khích tác giả về Một Truyện Dài Không Có Tên, cũng 
không phải ít. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, bác sĩ Phạm Văn Trí, bác Thanh Thanh Tôn Thất 
Nhượng, thi sĩ Lê Tạo, anh Lê Thái Bường .v.v... và hằng hằng những độc giả khác; những “con 
người” sống sừng sững như thông, không sợ sự thật. Trần Thị Bông Giấy yêu sự thật như yêu cuộc 
đời. Bởi đó, khi viết về cuộc đời, Trần Thị Bông Giấy chỉ viết về những sự thật. Những sự thật 
thoảng khi có thể bị cho là chủ quan qua cái nhìn, cái nhận thức đầy tính Thiện và Trẻ Thơ của tác 
giả. 
Lắm bằng hữu đã than phiền rằng tại sao Trần Thị Bông Giấy lại viết quá tỉ mỉ, ngay cả đến 
chuyện ăn chuyện uống, chuyện nói, chuyện cười của những văn nghệ sĩ đương thời. Ở đây tôi xin 
thay mặt tác giả, trả lời câu hỏi này: 
Trong Vân Đài Loại Ngữ của nhà bác học thiên tài VN -Quế Đường Lê Quy Đôn- chương Văn 
Nghệ Loại, mục số 6, có viết như sau: "Đọc sách Tả Truyện, Quốc Ngữ, mới biết ngƣời xưa ghi chép 
việc rất kỹ càng; cho đến cả những câu chuyện nói riêng, nói giỡn, nói mộng, xem bói, cái gì cũng 
chép, mà ta không thấy thế là phiền. Đọc các sách sử đời Đƣờng, Tống mới biết ngƣời đời sau ghi 
chép việc rất sơ lƣợc; đến cả tấu, đối, chƣơng, sớ, điển hiền, điều mục, phần nhiều bỏ sót, mà ta 
chƣa thấy là giản ở chỗ nào." 
Vẫn trong Vân Đài Loại Ngữ, chương Văn Nghệ Loại, mục số 10, cụ Lê lại viết: "Làm văn, làm 
thơ, chép việc không sợ nhiều, chỉ sợ không biến hóa." 
Đa số người đời, những độc giả, đã nhìn vào thế giới nhà văn, nhà thơ, nhà này, nhà nọ xuyên 
qua những tác phẩm của họ. Nhưng theo quan niệm tiến bộ hiện tại, muốn nghiên cứu, phân tích một 
tác phẩm cho tường tận, rất cần phải biết về đời sống thật, con người thật thường ngày của tác giả. 
Một Truyện Dài Không Tên chép nhiều việc rất chi li tiểu tiết là vì vậy. Vả chăng, Một Truyện Dài 
Không Tên lại biến hóa trùng trùng trong từng mỗi tiểu truyện, trong đó, có những tiểu truyện là tự 
truyện của tác giả . Vậy, tại sao có bạn lại lấy làm phiền về những cái "thật" này? 
Một Truyện Dài Không Có Tên bây giờ đã được xuất bản thành sách, nhưng không phải là một 
chấm dứt, mà là một bắt đầu, bởi, quan niệm sống của Trần Thị Bông Giấy là luôn luôn bắt đầu. 
Không phải bắt đầu làm lại, mà bắt đầu để nối tiếp cái đang làm. Từ lẽ đó, Một Truyện Dài Không 
Có Tên cũng sẽ là Một Truyện Dài Không Có Chấm Hết. Nó sẽ còn dài và tôi tin rằng nó cũng sẽ còn 
mãi, như một món quà cho các thế hệ mai sau. Con em chúng ta cũng rất cần biết cái lớp "cha ông 
trí thức văn nghệ sĩ" của họ đã sống, đã ăn, đã nói như thế nào chứ! 
Phải không? 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 



Trần Thị Bông Giấy 
Một truyện dài không có tên 

LỜI TÁC GIẢ 

[Một lần đêm khuya, chuyện trò về vấn đề văn chương, tôi nghe Trần Nghi Hoàng nói: 
"Mỗi người sinh ra đời ai cũng ít nhiều bị vướng vào một cái nghiệp nào đó. Tình, tiền, danh 
vọng, hỉ nộ ái ố, luôn cả sự giết ngƣời, ăn mày, trộm cắp .v.v.. đều là nghiệp cả. Văn chƣơng cũng 
là một cái nghiệp, không phải muốn là đƣợc." 
Lại nghe chàng bày tỏ: 
"Bố không lạ nếu bây giờ em cầm cây viết. Bởi bố tin rằng cái nghiệp của em là nghệ thuật. Cả 
một đời dài hơn ba mƣơi năm trƣớc đó, em dính liền với cây violon. Âm nhạc, văn chƣơng, thi ca, 
điêu khắc, hội họa, tất cả đều gom chung thành một mối nghệ thuật." 
Tôi ngẫm nhanh những lời Trần Nghi Hoàng vừa nhận định; nghe chàng tiếp: 
"Bố thấy trong em cũng có cái nghiệp văn chƣơng đeo đuổi. Bằng chứng là đầu óc em không 
lúc nào ngừng thao thức theo những đề tài em kể cho bố nghe." 
Trong đời sống giữa tôi và Trần Nghi Hoàng dẫu xảy ra rất nhiều đột biến đau khổ, nhưng có 
một điểm chung chúng tôi không bao giờ bất hòa xung khắc. Cũng nhờ điểm chung ấy mà cuộc hôn 
nhân lắm khi đi đến chỗ gần như đổ vỡ mà vẫn kịp thời hàn gắn từ ý thức của mỗi phía. Đó là những 
gì liên quan đến nghệ thuật, từ âm nhạc, hội họa, cho đến văn chương, thi ca. Khiếu thưởng ngoạn và 
phê bình nghệ thuật của hai chúng tôi giống nhau chi tiết đến độ kinh ngạc. Đồng thời, khuynh 
hướng làm việc rất nghiêm chỉnh trên con đường viết lách, dù riêng biệt mỗi người mỗi phía, đã thật 
nói lên điểm may mắn "yêu nhau có nghĩa là cùng nhau nhìn về một hƣớng" (Saint Exupéry) mà cả 
tôi lẫn Trần Nghi Hoàng đều được Thượng Đế ban cho. 
Tôi tâm sự với chàng: 
"Tới giờ phút này, sau khi đã cho ra đời tập bút ký Nƣớc Chảy Qua Cầu và tập truyện ngắn Gã 
Cùi Và Miếng Dừa Non, rồi tái bản Nƣớc Chảy Qua Cầu viết thêm 100 trang nữa, lại chuẩn bị cho 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

chào đời bộ Tài Hoa Mệnh Bạc mà em dự trù ít nhất phải là 10 tập, viết về tiểu sử các nghệ sĩ hàng 
đầu trên thế giới, vậy mà em vẫn thấy mình chƣa ra làm sao cả. Em đã bỏ âm nhạc, đó là nỗi mất 
mát ghê gớm cho em. Em bám víu vào văn chƣơng không phải với mục đích trở thành nhà văn mà 
chỉ là để tự giải thoát khỏi sự hụt hẫng cực kỳ đƣợc gây ra bởi cái ám ảnh âm nhạc trong sâu xa tâm 
khảm." 
Tôi nói thêm: 
"Một lẽ khác, trong em, thấy còn rất nhiều điều đang đọng ứ nhƣng lại không biết làm cách 
nào phô diễn ra cho hết trên chữ nghĩa." 
Trần Nghi Hoàng gật đầu: 
"Bố nhận đúng điều em vừa nói, bởi vì ở cạnh em suốt nhiều năm, theo dõi những biến chuyển 
nội tâm em, thấy chúng vô cùng mãnh liệt. Em nên viết ra hết đi những gì ứ đọng..." 
Chàng cười, tiếp câu nói: 
"...Nếu không, em sẽ điên mất!" 
Rồi chàng gợi ý: 
"Nƣớc Chảy Qua Cầu là một tác phẩm thành công vì lối viết lôi cuốn và ý tƣởng chân thành 
trong đó. Ƣu điểm của em là gợi nhớ dĩ vãng qua hình thức bút ký, nhật ký. Tại sao em không tiếp 
tục viết một cuốn thứ hai kiểu nhƣ vậy?" 
Tôi thắc mắc: 
"Bây giờ em đâu còn đi giang hồ nhƣ xƣa? Kể từ ngày làm vợ bố, đã 6 năm qua, em có khác 
nào ở tù, ngày đêm chỉ bốn bức tƣờng với đống sách, Âu Cơ, lũ học trò đến rồi đi, không bạn bè giao 
thiệp, lấy đề tài đâu mà viết?" 
Trần Nghi Hoàng lắc đầu: 
"Bây giờ ngồi một chỗ, em để cho cái đầu nó phiêu bạt..." 
Tôi ngạc nhiên: 
"Nghĩa là sao?" 
"Nghĩa là em viết lại tất cả mọi việc em nhìn thấy, đối diện, theo dõi hằng ngày trong đời sống. 
Một kiểu tâm bút. Em rất có khả năng về điều ấy. Ngày xƣa em đã đi và sống rất nhiều, Nƣớc Chảy 
Qua Cầu là kết quả của những bƣớc giang hồ đi và sống ấy. Ngày nay, em ngồi một chỗ, nhƣng ai 
bắt đƣợc tƣ tƣởng và ý nghĩ em dừng lại? Em không cần phải đi bằng đôi chân nữa mà vẫn viết lên 
đƣợc một quyển Nƣớc Chảy Qua Cầu khác bằng cái đầu đang đi rất xa của em. Điểm đặc biệt là 
nhƣ thế." 
Và Trần Nghi Hoàng kể: 
"Bố biết câu chuyện này. Năm xƣa ở Sàigòn, Nguyễn Đức Sơn đƣợc một anh chàng tên Thành, 
chuyên xuất bản và phát hành sách, muốn viết một tác phẩm nói lên những cái thật nhất của đời 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

sống từng nghệ sĩ. Nguyễn Đức Sơn nhận tiền xong, viết đến đâu, đƣa anh Thành này giao nhà in 
sắp chữ tới đó, định sẽ xuất bản thành sách. Đến một đoạn viết về chuyện những anh sƣ dân chơi 
(trong số có Nguyễn Hữu Hiệu, Phạm Công Thiện .v.v..) cởi áo cà sa đi uống rƣợu đế, ăn thịt chó, 
anh chàng Thành hoảng quá, không chịu, đòi cắt bỏ vì sợ văn giới xỉ vả. Nguyễn Đức Sơn giận, 
không thèm viết nữa. Cuốn sách ngƣng ngang xƣơng tại đó." 
Chàng nói tiếp: 
"Ƣu điểm trong ngòi viết em, phản ảnh trực tiếp từ cá chất, chính là sự thành thật. Thành thật 
đến độ chuyển đạt đƣợc sự rung cảm từ chính em đến cho độc giả. Quần chúng thƣờng nhìn vào giới 
văn nghệ sĩ bằng hào quang mà nghệ sĩ tạo ra trên bề ngoài, danh vọng hay tác phẩm. Ít ai biết 
đƣợc những sự thật xấu xa bên trong tâm hồn và đời sống họ. Em hãy nên làm công việc ghi lại 
những gì em nhận biết, về những sinh hoạt bình thƣờng của giới văn nghệ sĩ, từ tốt tới xấu, bằng 
ngòi viết thành thật của em. Năm ba chục năm sau, lớp hiện tại của bọn mình chết đi, ít ra công việc 
em đang làm bây giờ cũng khả dĩ giúp cho những ngƣời đi sau có một cái nhìn chính xác nào đó về 
giới văn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại thời đại hôm nay." 
Chàng thêm: 
"Cứ thẳng thắn viết mọi điều, miễn vấn đề liên quan đến văn học nghệ thuật, hơn nữa là cá 
chất, bản tánh của ngƣời nghệ sĩ. Tuy nhiên, viết đề tài này, điều đầu tiên em phải thành thật với 
mình với ngƣời là lẽ đƣơng nhiên, nhƣng có một sự cần thiết quan trọng khác là em phải lì, phải 
cứng cựa để đón nhận hậu quả phản nghịch từ những nhân vật em sẽ đề cập đến trong tác phẩm. Với 
cả hai điểm này, bố tin rằng em không dở, nghĩa là em sẽ vƣợt qua dễ dàng bằng nghị lực mạnh mẽ 
và sự làm việc nghiêm chỉnh của em."] 


** 
Đó là bước gợi ý đầu tiên của Trần Nghi Hoàng để tôi viết quyển Một Truyện Dài Không Có 
Tên kể từ tháng 11/1991. 
Hằng ngày, hằng đêm, tôi khép mình trong căn phòng yên tĩnh, sống chân thành với từng câu 
chuyện. Cũng chính căn phòng rộng 45 thước vuông, trên lầu hai căn nhà cũ kỹ nhìn ra góc đường 
William & Số Hai này mà tôi đã cho chào đời Nƣớc Chảy Qua Cầu, Gã Cùi Và Miếng Dừa Non, và 
cuốn khởi đầu cho bộ 10 tập Tài Hoa Mệnh Bạc đã qua. Bây giờ là Một Truyện Dài Không Có Tên. 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

Phải nhận, đây là tác phẩm "tưởng rằng dễ viết" nhưng thật rất khó. Với Nƣớc Chảy Qua Cầu, 
tôi sống một mạch những ý tưởng thênh thang của mình bằng kỷ niệm, bằng nội tâm xúc động 
như "con cá gặp nước" (theo Trần Nghi Hoàng nhận xét). Còn với Một Truyện Dài Không Có Tên, 
điểm khó nẩy sinh ở chỗ làm sao "đạt cho đƣợc cái độ khách quan tối đa" trên những sự việc ghi lại 
bằng ngòi viết của mình. Tôi viết, rồi tôi xóa hàng chục bài dài, rồi lại viết... Mãi vẫn loay hoay 
không thể nào vừa ý. Nhiều lúc tưởng bỏ, không tiếp tục được. Những xáo trộn trong đời sống riêng 
có khi làm nghẽn ý nghĩ. Thêm nữa, "đạo đức của trái tim" đối nghịch với "lẽ phải của đầu óc" trên 
những câu chuyện kể làm xung đột thật nhiều trong tư tưởng. Nghĩa là, cùng một sự kiện nhìn thấy, 
tôi phải vận dụng cả lý trí lẫn tình cảm để cân đo mà bày tỏ, làm sao cho ngòi viết của mình không bị 
rơi vào cái vòng mâu thuẫn, loanh quanh. 
Một điều đáng nói là kể từ khi tôi đăng bài viết đầu tiên trích trong Một Truyện Dài Không Có 
Tên trên tờ tạp chí của chúng tôi, (Văn Uyển bộ mới, số mùa xuân 1992), sau đó thêm vài bài khác 
nữa cũng trên Văn Uyển, trong vòng dư luận bạn bè Trần Nghi Hoàng mười phần thì hết chín tỏ ra 
chống đối, chỉ một phần lửng lơ ba phải. Có những cú điện thoại gọi đến kêu đích danh Trần Thị 
Bông Giấy ra mà "xài xể". Có bài báo phỉ nhổ cá nhân tôi và Trần Nghi Hoàng. Có những người bạn 
phàn nàn thẳng với chàng về "cô vợ tả xung hữu đột đang làm Trần Nghi Hoàng mất đi rất nhiều 
bạn hữu..." Có những người bạn đang rất thân với Trần Nghi Hoàng, mỗi cuối tuần vẫn hay đến nhà 
chúng tôi rượu chè bù khú, đột nhiên khi gặp nhau tình cờ đâu đó, lại biểu diễn ngay nét mặt "trong 
đời chưa từng biết từng quen!". 
(Một câu chuyện kể của Trần Quảng Nam thấy cũng cần nên ghi vào đây như một dẫn chứng 
về điều vừa viết: 
Trong bữa họp mặt vui tại nhà ông bà Hàn Phong Cao & Vũ Triều Nghi, qui tụ nhiều tay nghệ 
sĩ vào một tối thứ bảy, Trần Quảng Nam thắc mắc hỏi ai đó: "Sao không thấy mời vợ chồng Trần 
Nghi Hoàng & Trần Thị Bông Giấy?" Đào Khanh khi ấy trả lời: "Chắc chẳng thân lắm với Triều 
Nghi?" Trần Quảng Nam lại hỏi Hoàng Anh Tuấn đang đứng gần: "Sao, ông thi sĩ, lâu quá bỏ anh 
em, không thấy đến chơi nhà vợ chồng Trần Nghi Hoàng nữa?" Hoàng Anh Tuấn đáp: "Không sợ 
Trần Nghi Hoàng, mà sợ con vợ của nó. Bữa gặp cuối cùng ở nhà Tami Lê, thấy nó nhƣ sắp sửa 
muốn chửi nên phải tìm đƣờng lỉnh trƣớc. Anh em đến nhà nó, sắp hàng để nghe nó chửi à?" 
Kể xong câu chuyện này tại bữa rượu nhà tôi, Trần Quảng Nam cười lên hô hố, vẻ khoái trá 
hiện trên nét mặt.)

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ n
nguồn truyện: vnthuquan.ne

Trần Thị Bông Giấy 
Một truyện dài không có tên 

Cũng có những người bạn không lãng xa hẳn, nhưng e dè từng lời ăn tiếng nói mỗi khi có dịp 
gặp tôi đâu đó. Có người làm ra vẻ thương hại trong hành động "Thu Vân đang bơi lội trong cái bể 
thù oán của tất cả mọi ngƣời..." Luôn cả mẹ tôi cũng nhiều lần phàn nàn các bài viết mà bà cho là 
"quá thật". Đứa em gái tên Mỵ Châu đang ở Bruxelles cũng gọi điện thoại qua, không phàn nàn như 
mẹ, mà lại bảo: "Nếu có chuyện gì nguy hiểm xảy ra cho chị, liên quan đến tánh mạng, chị xin anh 
Hoàng gửi Âu Cơ qua đây, em nuôi nó giùm cho." 
Chỉ riêng Trần Nghi Hoàng là người duy nhất luôn luôn khích lệ tinh thần tôi trên công việc 
hoàn thành tác phẩm. Một Truyện Dài Không Có Tên rõ ràng có cái định mệnh cô đơn giông bão như 
lời chàng nhận xét. Chàng chưa được đọc bất cứ bài nào trong hơn 1,000 trang tôi hoàn tất từ từ (trừ 
ra những bài đã đăng trên Văn Uyển), nhưng nhìn cái cách âm thầm làm việc ngày đêm của tôi, nhìn 
những trang bản thảo mỗi ngày cứ dầy thêm mãi, chàng tỏ ra rất hứng thú, như thể đó chính là đứa 
con cưu mang của riêng chàng. 


** 
Mãi rồi, tôi thấy tức cười, đồng thời cũng ngập tràn trong tim một nỗi buồn theo những gì 
chung quanh đang nhận biết. Đời người rồi ai cũng nằm xuống. Mọi chuyện lần lượt như nước chảy 
qua cầu, trôi vào lòng đại dương sâu thẳm. Tất cả sẽ xóa nhòa theo năm tháng. Luôn cả điều tôi đang 
làm, tác phẩm tôi đang ghi lại dẫu sẽ gây cho tôi một hậu quả bằng sự chống đối thù ghét của rất 
nhiều bạn bè Trần Nghi Hoàng một mai khi chào đời của nó, thật tình tôi thấy cũng bình thường thôi. 
Cuộc đời, đa số con người vốn ưa điều giả dối. Cái vòng nhân sinh chỉ 60 năm ngắn ngủi, vậy 
mà tính lại sổ đời, đã mấy ai sống được đôi lần trọn vẹn cho những gì mình nghĩ, mình muốn, một 
cách rõ ràng trung thật? Tôi tin, nếu có, hẳn là rất ít. Ít, không phải vì đó là điều khó thể thực hiện; 
mà ít, chỉ vì con người có thói quen sống hợp đoàn, suy nghĩ và hành sử mọi nỗi tốt xấu trong đời 
sống riêng không theo ước muốn của mình, mà là -một cách nô lệ- nương vào ý thích của mọi người 
chung quanh. 

San Jose, 19/5/1994 
Trần Thị Bông Giấy 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Trần Thị Bông Giấy 
Một truyện dài không có tên 

-1- 

Rƣợu đời uống: cơn say bất tận 
chuyện thị phi: chép gửi ngƣời sau 
chuyện mình lóng lánh nhƣ tim đỏ 
sự thật còn nguyên nét nhiệm mầu 
(Trần Nghi Hoàng, 
tháng sáu chín tư) 

Tháng 10 đầu thu, 1993. San Jose . 
Mùa thu đã trở về. Mùa thu thứ 8 của tôi trên đất Mỹ. Cuốn sổ đời riêng lại 
đƣợc gạch thêm một nét; trong trái tim, những vết hằn in dấu rõ hơn. Giờ đây, cái 
thói quen viết nhật ký gần nhƣ không còn nữa. Tám năm quay cuồng với biết bao thay 
đổi không ngừng, từ tinh thần cho đến vật chất. Nhịp thời gian dập dồn vội vã. Tôi 
không còn thì giờ sống riêng cho chính mình một cách thênh thang. 
Giờ đây, tôi vẫn còn nghe thẫn thờ mỗi khi bầu trời bỗng dƣng chuyển xám, 
những hạt mƣa nhỏ bám nhanh lên làn kính cửa. Cũng nghe trái tim chùng lại theo 
dáng trôi lờ lững của những đám mây biền biệt chân trời. Nhƣng, những cảm giác 
này không còn sôi động nhƣ trong quãng đời phiêu bạt cũ, mà nó cứ lan man chợt 
đến chợt đi rất nhẹ trong tâm tƣ. Với hiện tại này, hạnh phúc không đƣợc hình dung 
bằng những không gian xa xôi trải đầy các đi tìm, bắt đầu và kết thúc; mà hạnh phúc 
chỉ là cái bóng thấp thoáng trong một mái nhà cũ kỹ, đúc kết từ một định mệnh hơn 
nửa đời ngƣời chìm nổi lênh đênh... 
San Jose. Tháng 7/1986, một đêm... 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

Thuở mới lớn, tôi vẫn tin rằng, với một nghệ sĩ hay một nhà cách mạng, sự nghiệp 
của họ có thành công hay không, phần nào quan trọng đều do nơi người vợ. Vai trò 
cần thiết của một người vợ trong những hoàn cảnh như vậy đã làm cho tôi thật ước 
mơ và ngưỡng mộ. 
Khi bước chân hẳn vào cuộc đời, bao nhiêu mối tình đến rồi đi trong định mệnh 
vẫn không gợi được trong tôi ý hướng dừng lại trên cương vị của một người vợ. Tôi 
không muốn phí uổng đời mình cho những người đàn ông bình thường với đơn giản 
những ước mơ về vật chất. Trong tôi còn nhiều ước vọng mà cái ước vọng sâu xa nhất 
có lẽ là sự việc hỗ trợ và làm phát triển tài năng của người đàn ông yêu tôi và được 
tôi yêu. 
Với Trần Nghi Hoàng, nếu chàng không có một hoài bão trong đầu càng lúc tôi 
càng thêm nhận rõ, hẵn chàng -một kẻ "nghèo" như tôi đã được Trần Quảng Nam 
"cảnh giác", và "không những nghèo, mà còn thật là nghèo!" như chính chàng đã tự 
xác định – sẽ không được tôi "chọn" trong số những người đàn ông bình thường có 
tiền bạc địa vị tôi từng gặp trong thời gian đầu đến Mỹ. 
Một lần thật khuya, ngồi trong quán café Denny s góc đường Alma-Số Một, giữa 
những điếu thuốc lá được đốt lên và dập tắt liên tục, Trần Nghi Hoàng đã kể cho tôi 
nghe những mẩu nhỏ nối tiếp về cuộc đời chàng. 
Năm 1963, thời Ngô Đình Diệm, trong phong trào sinh viên học sinh và Phật tử 
phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo, Trần Nghi Hoàng từng bị bắt và bị khảo tra 
tàn nhẫn. 
Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, một lần nữa, tuổi niên thiếu hào 
hùng và tinh thần tự do tiến bộ sớm nẩy nở trong ngƣời đã khiến chàng không thể 
chấp nhận đƣợc sự lãnh đạo của hàng ngũ tƣớng tá xem ra càng bất tài và nhiễu 
nhƣơng hơn chính quyền cũ. Trần Nghi Hoàng bỏ nhà, trốn theo một nhóm “cách 
mạng” vừa chống Cộng Sản, vừa không muốn hợp tác với chính quyền hiện tại. Trụ 
sở của nhóm này đặt tại vùng cao nguyên. Tuy nhiên, chỉ thời gian ngắn, một lần tình 
cờ nghe đƣợc cuộc họp của những ngƣời lãnh đạo nhóm, ý hƣớng bồng bột đẹp đẽ 
của Trần Nghi Hoàng bị tiêu tan bởi những phân chia quyền hành và chức vụ trong 
một chính quyền tƣơng lai mà nhóm này đƣa ra, dù rằng ngay hiện tại lúc ấy, cả 
"quyền" lẫn "chức" đều chỉ là những cái gì còn nằm trong ảo tƣởng. 
Trần Nghi Hoàng bỏ nhóm, trở về Sàigòn đi học tiếp. 
Từ đó, chàng thƣờng tự xƣng với bạn bè rằng mình là một kẻ vô chính phủ và 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

không còn tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào bất cứ phe nhóm chính trị nào. Chàng 
chú tâm duy nhất trên văn chƣơng thi ca, tin tƣởng con ngƣời có thể nhờ nghệ thuật 
mà tiến bộ; để rồi đem nghệ thuật ứng dụng vào đời sống hầu có thể đến gần nhau 
hơn trong một quốc gia no ấm, văn minh. 
Trong làn khói mờ ảo và cái ánh sáng ấm áp của chiếc quán mở cửa suốt đêm, tôi 
nghe Trần Nghi Hoàng bày tỏ: 
"Một nghệ sĩ thực sự phải là người đối lập lại tất cả mọi chính quyền. Với một 
chính quyền xấu, người nghệ sĩ công kích, chỉ trích để mong sửa đổi cho tốt. Với một 
chính quyền tốt, người nghệ sĩ đóng vai trò giám sát để làm cho tốt hơn." 
Chàng nói tiếp trong một cái nhếch môi khinh bạc: 
"Nghệ sĩ mà chịu ơn mưa móc của chính quyền thì sẽ tự biến thành một thứ con 
rối mua vui cho giai cấp lãnh đạo và lúc ấy, công việc sáng tác chỉ nằm trong phạm 
trù điếu đóm. Trước 75, Cộng Sản có bọn văn công. Phe Quốc Gia tuy khá hơn, văn 
nghệ sĩ không nhất thiết phải viết để ca tụng chính quyền hay giai cấp lãnh đạo , 
nhưng đa số chỉ là một bọn thời thượng làm ra dáng trí thức, giống như giáo sư Hoàng 
Ngọc Thành đã viết trong luận án tiến sĩ của ông ở đại học Hawaii. Luận án này được 
viết năm 1967, nhưng cái nhìn của giáo sư Hoàng Ngọc Thành không những chỉ đúng 
trong thời điểm ông hoàn tất luận án, mà xem ra, cho đến tháng 4/1975, tình trạng 
cũng không có gì khả quan hơn về giới văn nghệ sĩ phía Quốc Gia rằng ngày tối chỉ 
lui tới những quán café, phòng trà, không khi nào đi ra khỏi Sàigòn. Sáng tác chỉ 
bằng tƣởng tƣợng, hƣ cấu...(*) 
Kéo thêm hơi thuốc lá, Trần Nghi Hoàng nhấn mạnh: 
"Kể từ khi bỏ nhóm cách mạng ở vùng cao nguyên năm ấy, anh chẳng còn xem ai 
là lãnh tụ hay đàn anh trên đủ mọi khía cạnh của đời sống." 
Và kết luận: 
"Nếu hỏi rằng có lời dạy nào của tiền nhân làm anh ưa thích nhất thì phải nói đến 
câu Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh của Mạnh Tử. Dân là quí nhất, thứ hai 
mới đến sơn hà xã tắc, còn vua chỉ là hạng nhẹ." 
Chàng nói thêm: 
"Vua đây là vị nguyên thủ quốc gia." 
Sau cùng, Trần Nghi Hoàng nhếch môi cười: 
"Ước mơ của anh là làm đẹp cuộc đời dơ như anh đã viết trong một bài thơ làm ra 
năm 16 tuổi, dù rằng anh vẫn biết đó là một giấc mơ không tưởng." 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 


** 

Cuộc café lúc hai giờ sáng ở Denny s lần ấy đã để lại trong tôi một ấn tượng mạnh 
mẽ. Một cách mơ hồ, tôi nghĩ rằng định mệnh mình đã đến hồi rẽ bước từ bỏ cuộc 
sống độc thân để gắn liền với đời sống người đàn ông khinh bạc ấy. Trong làn ánh 
sáng ấm áp của chiếc quán chỉ còn thưa thớt vài ba người khách, khuôn mặt xấu trai 
của Trần Nghi Hoàng như vẽ lên nét độc đáo lạ lùng khi đọc cho tôi nghe bài thơ Lƣu 
Vong Hành, chàng sáng tác thời gian trước khi tôi đến Mỹ. Những vần thơ đã tự xác 
định cho tác giả hai chữ "tài hoa", như Trần Quảng Nam đã giới thiệu với tôi ngày 
đầu ở quán Văn. 
vẫn còn ta đứng giữa trời 
giọng ngâm xô núi, tiếng cƣời bạt non 
cuộc phù sinh chẳng mỏi mòn 
mà thân lãng tử lạc hồn lƣu vong 
ha ha ha! ta trải lòng ta 
theo những dòng sông ra biển cả 
đem nƣớc biển đong hồn quốc sĩ 
gƣơm mài thệ ký! ha ha ha 
ta vuốt mặt làm kẻ tha hƣơng 
chứ còn mộng tang bồng hồ thỉ 
thì thẹn mặt hoài lúc soi gƣơng 
hồn quốc hận gọi ngƣời quốc sĩ 
gió thu buồn thổi lạnh Thu Bồn 
bến Thu Bồn sóng nƣớc nhăn nhăn 
chiều vội vã, thu xƣa mỏi gót 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

cùng bạn, hề! quyết vá trời Nam 
bây giờ trên bƣớc đƣờng lang bạt 
mỗi đêm một bữa rƣợu lên đàng 
hẹn cùng gom hết bao tan tác 
để mai về dựng lại quê hƣơng 
nhƣng rồi mỗi sáng già thêm tuổi 
hơi rƣợu ngật ngừ, cơn tỉnh mơ 
chí lớn đêm qua nằm lủi thủi 
theo mỗi thằng mỗi góc ngu ngơ 
nhƣng chí lớn vẫn còn xanh tóc 
thời không qua, hề! chí chƣa cam 
trong thuyền, sóng rƣợu xô tiếng khóc 
trong lòng, sóng lòng vỗ miên man 
sóng lòng còn vỗ, chí chƣa khuất 
trƣờng kiếm thu phong, hề! mang mang 
ơn cha một đời chƣa trả đƣợc 
nợ ƣớc trên vai, hề! ngửa ngang 
nên đầu đội trời, chân đạp đất 
tráng khí bừng bừng máu sắt son 
đấng trƣợng phu xé gan bẻ cột 
sá gì đâu một cuộc sinh tồn 
sá gì đâu chút đời lƣu xứ 
xuân nhớ, quên đếm hết ngón tay 
đếm qua ngón chân, sầu tuyệt tự 
mƣời một mùa xuân, say tỉnh say 
lạp cự thành khôi! lệ bất mãn 
quốc sĩ vô lệ, hề! đoạn trƣờng 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

đoạn trƣờng thất thanh bay lãng đãng 
tiếng hờn quốc sĩ, trăng cố hƣơng 
trăng cố hƣơng soi hồn quốc sĩ 
lữ khách mài gƣơm soi bóng trăng 
nghĩa mẹ chƣa đền, lữ khách khí 
đôi lúc lộng ngôn vẫn nói càn 
lữ khách vọng quốc buồn thao thức 
chân vẫn bƣớc lớn, hề! hiên ngang 
thống hận mƣời năm còn đau nhức 
thêm một năm, đau nhức càng tăng 
thêm một năm, thêm mùa xuân nhạt 
chỉ có rƣợu nồng cay cuống tim 
cuống tim co thắt, đời luân lạc 
gọi cố hƣơng ơi ! một tiếng chìm 

Tháng 10 đầu thu, 1993. San Jose . 
Đƣờng phố đã thƣa thớt xe cộ. Ánh đèn của tiệm giặt bên kia đƣờng Số Hai 
vẫn còn rực sáng. Một ngƣời đàn bà Mễ Tây Cơ lôi từ trong máy sấy những cái quần, 
cái áo, rồi cẩn thận xếp riêng từng chiếc. Trƣớc cửa tiệm rƣợu bên cạnh, hai ngƣời 
đàn ông Mỹ đen vừa cầm chai bia bọc trong túi giấy đƣa lên miệng tu, vừa nhún nhẩy 
đôi mông. 
Từ cửa sổ bàn viết lầu hai nhìn ra góc đƣờng vắng vẻ, tôi thấy các cô gái 
giang hồ đứng tụm lại, chuyện trò với nhau bằng giọng Mỹ đen hay giọng Mễ. Đốm 
lửa nơi bàn tay hay đôi môi họ lập lòe cháy sáng. Thỉnh thoảng có tiếng cãi nhau, rồi 
lại tiếng chửi thề lồng lộng vang lên. 
Cái bối cảnh này, từ lâu tôi quen thuộc; vậy mà mỗi đêm lại cứ nhƣ tìm thêm 
đƣợc một điều mới lạ. Mùa Xuân mùa Hạ, tiếng chuyện trò cãi vã cơ hồ thêm rộn rã. 
Mùa Thu mùa Đông, khí lạnh làm cho các điếu thuốc liên hồi rực sáng hơn. 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

Khuya, ngay sau buổi đám cưới, 16/2/1987. 
Từ nhà hàng kéo về, Du Tử Lê, Lê Uyên, Trần Nghi Hoàng và tôi tiếp tục ngồi lại 
với nhau nơi phòng khách. Đêm đã rất khuya, dễ có đến hơn ba giờ sáng. Căn phòng 
bừa bộn những quà cưới còn nguyên trong hộp. Bốn người làm thành một hình tam 
giác ba góc: tôi và Trần Nghi Hoàng ngồi bên nhau, sát cửa sổ; Lê Uyên ngồi nơi mép 
bàn viết, khuôn mặt vẫn còn đầy son phấn, đôi mắt kẻ đậm sáng long lanh; Du Tử Lê 
chiếm vị trí chiếc ghế đàn dương cầm. 
Vừa đưa tay búi cao mái tóc lên khỏi gáy, Lê Uyên vừa hất hàm bảo Du Tử Lê: 
"Đó, bây giờ trước mặt Thu Vân, Trần Nghi Hoàng, Lê nói đi! Thái độ Lê hầm 
hầm suốt trong tiệc cưới người ta như vậy coi có được không?" 
Nét mặt Du Tử Lê vẫn trầm tĩnh nhưng không che giấu được sự bực bội nào đó 
mà từ ban tối, tôi đã nhận biết. Anh nhỏ nhẹ hỏi Lê Uyên: 
"Lê không hiểu U cố tình làm Lê đau khổ, hay là U cứ thích được đàn ông ve vãn 
mãi như thế?" 
Lê Uyên xẵng giọng trả lời: 
"Lê thì lúc nào cũng vậy! Tên Trần Khang ấy, U xem ra quái gì đâu mà Lê làm 
cho to chuyện?" 
Giọng nói Du Tử Lê đã chớm phần gay gắt: 
"Nếu không thế, việc gì mà U cười cợt với hắn, tạo cho hắn cơ hội để nghĩ rằng U 
dễ dãi? Chính U đã làm hạ giá U trước mặt đàn ông, nhất là những tên đàn ông chớt 
nhả như Trần Khang!" 
Tôi bắt đầu hiểu câu chuyện. Thì ra nguyên nhân của sự lầm lì trên khuôn mặt Du 
Tử Lê suốt trong buổi dạ vũ và sự từ chối không vào nhà hàng -để ngồi lại ngoài xe 
sau buổi dạ vũ (làm tôi áy náy không ít)– chính đã phát sinh từ sự "cà rà" lúc ban tối 
của Trần Khang bên cạnh Lê Uyên. 
Tôi nghe Lê Uyên đáp, vẻ tức giận lộ hẳn: 
"Lê thì chỉ được cái tài ưa ghen bậy, ngoài ra chẳng làm gì tốt! U đâu có biểu tên 
Trần Khang mời U nhảy? Đâu có xúi hắn ve vãn U? Sao Lê lại hậm hực bực tức?" 
Du Tử Lê gật đầu: 
"Nhưng nếu U đàng hoàng, U phải có thái độ với hắn chứ? Đàng này, U lại để cho 
hắn ghé sát tai nói nhỏ, rồi cười ngoặt cười ngoẽo với hắn, làm như ở chỗ không ai 
khác nữa ngoài U với hắn?" 
Trần Nghi Hoàng vội giải hòa: 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

"Tưởng ai, chứ anh chàng Trần Khang lúc nào cũng cứ ưa tự chứng tỏ mình là tay 
hào hoa số một nhưng thật tình không ra làm sao cả, ai mà chẳng biết, anh Lê cần gì 
để ý?" 
Tôi nhìn cả hai người nghệ sĩ nổi tiếng với một chút tò mò vui thích. 
[Tôi và Lê Uyên biết nhau dạo 1972 ở Dalat, lúc ấy chị đang cùng chồng -nhạc sĩ 
Lê Uyên Phương- là chủ nhân quán café Lục Huyền Cầm trên đường Võ Tánh, còn 
tôi là nhạc sĩ biểu diễn violon mỗi đêm tại vũ trường Duy Tân. Gặp lại nhau ở Mỹ, cả 
hai bỗng dưng trở nên gần gũi. Tôi ưa thích chị vì cái tánh "giữa đƣờng thấy chuyện 
bất bình chẳng tha" dù có hơi ồn ào một chút. Và chị thích tôi vì "đôi mắt to, đen 
thui, sâu nhƣ cái giếng, trên khuôn mặt độc đáo, gặp một lần chẳng thể nào quên 
đƣợc!" mà chị thường nhận xét cùng bất cứ ai quen với cả tôi lẫn chị. Khi biết tôi và 
Trần Nghi Hoàng mình trần thân trụi, không có tiền làm đám cưới, chính Lê Uyên là 
người duy nhất bày ra một giải pháp. Chị nói: "Tại sao bọn mi không làm thế này: Ta 
đƣa bọn mi mƣợn 500 đô la ứng trƣớc cho nhà hàng nó lo mọi thứ. Bọn mi cứ nhẩn 
nha ngồi viết tay thiệp cƣới rồi đem photocopy cho đỡ tốn; xong, thảy cho mỗi dứa 
bạn một tấm, mời tụi nó đến ăn cƣới, nghe Thu Vân kéo violon, nghe Trần Nghi 
Hoàng đọc thơ, nghe ta hát! Số tiền bạn bè mừng, ta bảo đảm là ngoài 500 trả lại ta, 
bọn mi dƣ sức trả luôn phần tiệc nhà hàng các thứ, có khi còn lời chút đỉnh mà ăn 
nhậu nữa!..." Tôi thích lối nói băng băng dễ dãi của chị, thấy cũng hay hay, nên dù là 
một kẻ chủ trương "hôn nhân thiết yếu phải đƣợc xây dựng bằng sự chia xẻ tinh thần 
giữa hai ngƣời trong cuộc chứ không bằng một lễ cƣới rình rang hoặc tấm giá thú vô 
tri giác", tôi cũng nhận làm theo lời chị(*). 
Qua phần áo cưới, cũng chính Lê Uyên nghĩ ra giải pháp mượn con gái Du Tử Lê 
chiếc áo dài gấm màu đỏ, rồi tự tay đem từ Santa Ana lên San Jose cho tôi mặc trong 
tiệc cưới tôi và Trần Nghi Hoàng. Với điều này, chị cười hề hề, nói với tôi: "Trên xứ 
Mỹ, cái gì cũng đều vay mƣợn, luôn cả danh vọng, tình cảm. Chị thấy nhƣ vậy lại hay, 
mình đỡ tốn công tốn sức! Có điều chị phải nói rõ là cô con gái Du Tử Lê mặc áo này 
trong buổi đám cƣới; cƣới nhau chẳng bao lâu, vợ chồng nó bỏ nhau. Chị cho biết 
vậy, kẻo thôi sau này có gì xui, em lại trách chị không kể cho nghe trƣớc cái huông 
xấu ấy!" 
Ân tình tôi mang với Lê Uyên cũng do từ 500 đô la, chiếc áo cưới mượn và cái 
cách chân thành vẽ bày như thế. 
Riêng Du Tử Lê, tôi chưa hề gặp lần nào trước đó. Tuy nhiên, ngày hôm qua cùng 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

Trần Nghi Hoàng ra phi trường đón cả hai lên ăn cưới, cái vẻ rụt rè mỏng mảnh của 
anh đối nghịch hẳn với sự sôi nổi ồn ào của Lê Uyên và sự ngang tàng mạnh mẽ của 
Trần Nghi Hoàng- đã làm tôi cảm nghe ái ngại. Lúc ấy, nơi phi trường trời gió thật 
lạnh; khuôn mặt Du Tử Lê vốn xanh xao, lại càng tái đi hơn nữa. Trong khi Lê Uyên 
và Trần Nghi Hoàng cùng nhau đối đáp những câu chuyện rộn ràng vui thú thì anh cứ 
đứng im mỉm cười, nụ cười hiền của một thi sĩ, thỉnh thoảng mới chen vào những câu 
nói nhỏ bằng cái giọng Bắc nhẹ nhàng ấm áp. Thiện cảm trong tôi cũng nẩy sinh 
nhanh chóng cho anh.] 
Tôi ngồi im, lắng nghe không sót những lời đối đáp chan chát của cả Du Tử Lê 
lẫn Lê Uyên, cố giữ thái độ bàng quan để tế nhị tránh cho họ cảm nghĩ rằng họ đang 
đi ra ngoài giới hạn thân tình của những người khách. Thỉnh thoảng, tôi và Trần Nghi 
Hoàng mỗi người đều nói lên những câu dàn hòa hầu làm dịu đi sự nóng giận của hai 
người nghệ sĩ (từng là đề tài "lớn" cho giới văn nghệ Santa Ana bằng mối tình "lớn" 
của họ), lúc ấy đang hiện hình thành hai địch thủ không còn muốn cùng "đưa nhau về 
chân trời tím" nữa! Nhưng tất cả mọi cố gắng của tôi và Trần Nghi Hoàng đều vô ích. 
Càng lúc, Lê Uyên càng tỏ ra nóng nảy đến mất cả bình tĩnh, ngôn ngữ dùng đã bắt 
đầu thấy có những chữ "mày, tao" trong ấy. Tuy nhiên, càng giận, chị lại càng đẹp, 
đôi mắt sáng long lanh, khuôn mặt bừng bừng sát khí, cái giọng thổ khàn khàn dội lên 
như tiếng écho vang khắp căn nhà lớn; cả con người chị hiện thân cho một kẻ điên, 
hoặc là một con beo đang giơ cao móng vuốt trước khi chụp xuống con thỏ nạn nhân! 
Du Tử Lê cũng không phải tay vừa. Dẫu rằng anh vẫn "U U, Lê Lê" rất ngọt ngào 
nhỏ nhẹ, nhưng lối đối đáp, dùng chữ của anh mang đầy tính cách thâm độc; trên 
khuôn mặt, vẻ khinh bỉ cho người đàn bà anh từng yêu thương ôm ấp, hiện ra rất rõ. 
Tôi được biết anh không bao giờ uống rượu, nhưng nghĩ rằng, sự để lộ cá chất riêng 
của một kẻ đang say ngất ngư cũng chỉ đến như anh lúc ấy là cùng! 
"Kỳ phùng địch thủ!", tôi đang nhếch môi cười một cách giấu diếm với ý nghĩ 
mình thì đột nhiên nghe Lê Uyên cao giọng hỏi: 
"Mày giỏi tài chỉ trích tao, còn mày thì sao? Có đàng hoàng không? Hay nếu có 
con đĩ nào tỏ ra hâm mộ mày một tí là mày làm thơ tặng ngay, hoặc viết những bức 
thư tình ướt át rồi lén tao mà trao cho nó? Lại còn con Khánh Ly như thế nào thì cả 
nước đều biết, tại sao lúc nào mày cũng ca tụng nó, làm như nó trang nghiêm đoan 
chính lắm? Những khi ấy, có bao giờ mày nghĩ đến giùm tao những nỗi nhục nhã hay 
không?" 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Trần Thị Bông Giấy 
Một truyện dài không có tên 

Du Tử Lê cười khẩy: 
"U thì làm sao mà so bì được với Khánh Ly?" 

Tức khắc, một tiếng "bốp" vang lên, tiếp theo là tiếng "rầm" thật lớn. Du Tử Lê từ 
trên chiếc ghế dương cầm té xuống nền nhà, đôi kính vuột khỏi mắt, bay tuốt vào góc 
phòng. Lê Uyên trong thế đứng rất oai hùng của một võ sĩ đang trên đà thắng trận, hai 
chân giang rộng, hai cánh tay vung liên hồi lên đầu lên cổ đối thủ. Trần Nghi Hoàng 
phóng nhanh tới chụp cánh tay Lê Uyên giữ lại. Cú phóng của chàng mạnh đến nỗi 
kéo ngã theo cái ghế bành lớn. Tôi hoảng sợ lùi sát kệ sách, nhìn bối cảnh vừa bi vừa 
hài trước mắt, thấy Du Tử Lê đang lui cui trên nền thảm, bên trán phải ứa ra một 
đường máu. Tôi cúi nhặt giùm anh cặp kính. Còn Lê Uyên lúc ấy đang bị trói cả hai 
tay trong sự kềm giữ của Trần Nghi Hoàng, vừa vẫy vùng như con cọp quẫn chân 
trong chuồng sắt, mái tóc xổ bung ra, vừa la lớn: 
"Mi, mi, Trần Nghi Hoàng, mi dám bênh nó à?" 
Từ nơi góc ghế dương cầm, tiếng Du Tử Lê vọng lên, giọng điệu nhỏ nhẹ nhưng 
đầy khinh bỉ: 
"Nếu U thấy những hành động U đang làm là hay thì cứ việc tiếp tục. Riêng Lê 
nhận rằng ngay cả một người đàn bà đứng ngoài đường cũng không hành sử như thế." 
Tức thì Lê Uyên rú lên: 
"Mày còn dám ví tao thua cả một con điếm đứng đường nữa sao?" 
Rồi, vùng một cái thật mạnh, một bàn tay Lê Uyên tuột khỏi sự kềm giữ của Trần 
Nghi Hoàng, biến nhanh thành một thứ khí giới lợi hại bổ xuống tới tấp trên đầu trên 
cổ chàng thi sĩ ốm yếu lúc ấy vẫn còn đang lom khom trên sàn thảm. Trần Nghi 
Hoàng buông nắm tay còn lại, lui về chỗ ngồi cũ, lạnh lùng nói: 
"Tụi này vừa mới đám cưới xong. Anh chị là khách phương xa đến tham dự, tụi 
này rất cảm kích. Nhưng nếu anh chị cứ tiếp tục đánh chửi nhau, xin đem ra đường 
đối xử có lẽ hơn! Ở đây còn có những người thuê chung nhà, không tiện!" 
Cuộc chiến tranh bất ngờ chấm dứt. Cả Du Tử Lê và Lê Uyên, kẻ vuốt lại áo, 
người bút lại tóc, lẳng lặng lui vào chỗ cũ. Không hẹn hò nháy nhó gì nhau vậy mà tôi 
và Trần Nghi Hoàng mỗi người tự động ngồi kề bên một "đấu thủ" trong tư thế "sẵn 
sàng để ứng chiến!" 
Cuộc trò chuyện được lập lại thân mật. Người làm linh động nhanh chóng được 
cục diện vẫn là Lê Uyên. Có lẽ đây là biệt tài của chị, nẩy sinh từ cá chất quá hời hợt; 
hoặc cũng có thể là do chị đã quen với những cuộc bạo hành như thế nên không nhìn 
được sự bỡ ngỡ tột độ của tôi trước những điều vừa mới xảy ra. Chị vẫn thản nhiên 

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

như không hề có gì ồn ào 10 phút trước đó. Chị sẵn sàng cười ngất theo những câu 
chuyện Trần Nghi Hoàng cố tình nói lên để làm tan biến "không khí chiến tranh" vẫn 
còn vương vất đêm khuya. 
Riêng Du Tử Lê lại khác. Tôi nhìn thấy được sự xấu hổ trên khuôn mặt anh. Anh 
gần như không nói gì nữa trong các câu chuyện kế tiếp, cứ lầm lì ngồi yên, khuôn mặt 
lạnh tanh, hai bàn tay run rẩy. Lê Uyên quay hỏi anh: 
"Lê ăn cơm với trứng chiên, U làm cho nhé?" 
Anh ngoan ngoãn gật đầu. 
Lê Uyên nói với tôi: 
"Anh Lê chỉ thích ăn cơm với trứng chiên thôi, gầy nhom là phải Thu Vân ạ!" 
(trong giọng nói thấy đượm đầy lo lắng). 
Khi dùng xong dĩa cơm với trứng, Du Tử Lê trông tươi tỉnh hơn. 
Câu chuyện chuyển hướng sang đề tài tình cảm giữa tôi và Trần Nghi Hoàng. Lê 
Uyên đến ngồi cạnh bên Du Tử Lê, vỗ vỗ vào đùi Du Tử Lê mà nói: 
"Trần Nghi Hoàng không có cái lối ghen sảng như Lê đâu. Hắn cưới được Thu 
Vân một phần nhờ vậy. Con bé rất đào hoa, năm xưa ở Dalat, khối người mê là thế!" 
Trần Nghi Hoàng cười: 
"Thực ra anh Lê và chị Uyên đâu có biết là hiện tại làm vợ tôi, Thu Vân vẫn còn 
giữ cả một kho tàng nhật ký cũ, đem theo từ Việt Nam." 
Lê Uyên kêu lên: 
"Thật à? Vậy chứ nhật ký có viết về tình yêu không?" 
Trần Nghi Hoàng đáp: 
"Có lẽ phải có. Đã gọi là nhật ký, hơn nữa, như chị biết, Thu Vân đào hoa cỡ nào 
mà!" 
Lê Uyên lại hỏi, vẻ tò mò thích thú: 
"Rồi „mi‟ có đọc không?" 
Trần Nghi Hoàng lắc đầu thành thật: 
"Tôi không đọc. Nhưng xuyên qua sự kiện này, tôi nhìn ra được nơi Thu Vân một 
điều thật đặc biệt. Thu Vân trân trọng những quyển nhật ký cũ y hệt một đứa trẻ trân 
trọng các món đồ chơi quí giá, cất vào ngăn tủ, lâu lâu bày ra trước mắt mà ngắm 
nghía, xong lại cất kỹ vào tủ. Đó là những gì nói lên được rõ rệt tâm hồn Thu Vân 
nhất: chung thủy và trẻ thơ!" 
Lê Uyên nhìn nghiêng Du Tử Lê, vẻ âu yếm: 
"Lê nghe rõ chưa? Trên phương diện này, Lê phải nhận là thua xa Trần Nghi

tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 
nguồn truyện: vnthuquan.net 

Một truyện dài không có tên 
Trần Thị Bông Giấy 

Hoàng đấy nhé." 
Quay sang tôi, Lê Uyên tiếp: 
"Anh Lê ghen còn hơn đàn bà nữa! Chỉ một dòng chữ của anh Lộc mà nếu bắt 
gặp, anh Lê đủ lồng lộn lên, nói chi đến cả „kho tàng nhật ký‟ như của em!" 
Tôi cười nhẹ: 
"Mỗi người một cá chất. Ai cũng đều có một quá khứ. Ở đây, không thể nhắm vào 
sự việc anh Lê vì ghen, hay Trần Nghi Hoàng vì không ghen mà xét đoán mức độ nhƣ 
thế nào trong tình yêu của họ. Vấn đề chỉ là hiện tại. Em nghĩ, điều quan trọng là làm 
sao mình tạo đƣợc cho đối tƣợng cảm tƣởng an ổn về mình, cho dù trong quá khứ 
mình đào hoa cỡ nào, được nhiều người thương cỡ nào chăng nữa." 
Trần Nghi Hoàng gật đầu: 
"Thu Vân nói đúng. Những quyển nhật ký chỉ là biểu tượng cho một thời Thu Vân 
đã sống, không có nghĩa cái thời sống ấy vẫn còn được tiếp tục tồn tại qua đến bây 
giờ làm vợ tôi. Tôi trân trọng chúng và một cách nào đó, cảm ơn chúng, bởi vì cũng 
nhờ có một quá khứ sống dồi dào như thế mà ngày nay những gì tôi đang cố gắng 
đem lại và xây đắp, mới được Thu Vân đón nhận bằng một tâm hồn chia xẻ sâu xa." 
Du Tử Lê nhìn Trần Nghi Hoàng, nhỏ nhẹ: 
"Tôi không làm được như vậy đâu. Trần Nghi Hoàng rộng rãi đại lượng hơn tôi 
rất nhiều trên khía cạnh ấy." 
Trong giọng nói anh có ẩn chứa sự thành thật. 
[Tôi nhớ lại ban tối, giữa tiệc cưới, đến phần phát biểu cảm tưởng của từng người 
bạn đối với cô dâu chú rể, Du Tử Lê được mời lên, đã bày tỏ: "Chúng tôi đến đây từ 
chiều hôm qua. Tôi và Trần Nghi Hoàng chƣa hẳn là thân. Nhƣng tôi có một ngƣời 
bạn đƣợc xem là ngƣời chị tinh thần của Thu Vân. Ngƣời bạn gặp lại Thu Vân sau 17 
năm xa cách, về Orange County kể cho tôi nghe mối tình của Thu Vân và Trần Nghi 
Hoàng. Mối tình của hai ngƣời trẻ qua lời ngƣời bạn đã là một chấn động lớn cho tôi. 
Vì thế, tôi bỏ Orange County lên đây để đƣợc nhìn tận mắt ngƣời đàn bà đã mang đến 
trong đời Trần Nghi Hoàng một mối tình lớn. Lúc nãy, khi Trần Nghi Hoàng và Thu 
Vân ghé qua bàn chúng tôi, tôi có nói thế này: Tất cả những mối tình lớn của anh em 
nghệ sĩ chúng tôi thƣờng tan vỡ. Tôi mong Trần Nghi Hoàng là ngƣời nghệ sĩ đầu 
tiên phá vỡ cái định kiến cho rằng những mối tình nghệ sĩ dù lớn lao bao nhiêu cũng 
đều phải tan vỡ. Và tôi tin Trần Nghi Hoàng sẽ là ngƣời sửa chữa đƣợc cái định kiến 
ấy bằng tình yêu của Thu Vân. "] 

  []


tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ 

nguồn truyện: vnthuquan.net 



trần thị bông giấy [ i.e. trần thị thu vân  huế 1950-     ]
(ảnh: Tp/ Saigon 2015.)

trần nghi hoàng  [bến tre 1949-    ]

du tử lê [i.e. lê cự phách [ hà nam 1942-      ]
nhạc sĩ trần quảng nam [1957-   ]




----------------------------------------
trích lại  từ https://text.xemtailieu.com/
==================================

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ