Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

"có một người vừa khuất bóng : "tưởng nhớ anh Cao Thế Dung"/ ngọc tự -- Blog T-Vấn& Bạn Hữu



                                                                    thi sĩ, giáo sư Cao Đan Hồ 
                                                                      [i.e. Cao Thế Dung [1933 --31/10/2017 virginia.]



                                             có một người vừa khuất bóng:
                       'tưởng nhớ anh cao thế dung'
                                                              ngọc tự

                                                                             TƯỞNG NHỚ ANH CAO THẾ DUNG



Anh Cao Thế Dung từ trần ngày 31/10/2017, nhưng mãi mấy ngày sau tôi mới được biết tin; do anh Bùi Đức Uyên, một huynh đệ cũ cùng trong nhóm tạp chí "Quần Chúng" ngày xưa; hiện đang ở bên Cali chuyển tiếp cho. Gia đình tang quyến đã đăng cáo phó -- và, báo chí mạng cũng có những 'phân ưu', nhưng vì ít theo dõi thường xuyên các trang mạng đó, tôi không [thể] biết sớm hơn vì sự ra đi của anh.

Có lẽ anh Cao Thế Dung là một tên tuổi không mấy xa lạ với cộng đồng người Việt tại hải ngoại, cách riêng tại Hoa Kỳ; đặc biệt vào thời điểm nhiều vấn đề liên quan đến những sinh hoạt tổ chức quen gọi là 'Mặt trận Hoàng Cơ Minh' bùng nổ dữ dội, sôi nổi một thời, mà anh có mặt nơi vài diễn biến quan trọng.  Thêm vào đó là những bài nhận định và bình luận thời sự của anh trên báo chí, những buổi anh thuyết trình ở nhiều nơi v62 thời sự chính trị+ những  bộ sách biên khảo đủ loại đầy giá trị mà anh là tác giả xuất hiện trên văn đàn; và, được mọi người đón nhận.

Riêng tôi, cũng có ít nhiều gần gũi thân tình với anh, cũng như một vài anh khác trước đây ở Sài gòn; khi may mắn được ở trong nhóm 'tạp chí văn học thời đàm Quần Chúng'(1967- 1971), mà anh là chủ biên,; rồi cả thời gian dài lâu au đó nữa, lúc báo đã đình bản.

Trong tôi bỗng dưng bồi hồi xao xuyến quá, khi khoảng thời gian tháng năm ấy bất chợt ùa về+ bao nỗi buồn vui quên nhớ. Và, hình ảnh anh Cao Thế Dung lẫn vào những kỷ niệm ngày nào cứ chập chờn ẩn hiện vây quanh từng nơi chỗ, từng thời điểm ...


***

Vào giữa năm 1966, khi tôi bắt đầu ghi nhanh năm thứ Nhất trường Luật khoa Saigon; thì đã có thời gian tập tễnh đôi chút [về] chuyện thơ văn, báo chí.  và, đến cuối năm ấy sang đầu năm 1967; qua trung gian giới thiệu của một ông anh trong Không quân o83 Căn cứ Tân Sơn nhất; sau thời gian chuẩn bị, sắp xếp; một đám trẻ tuổi chúng tôi được giao phụ trách bán nguyệt san Quần Chúng, tờ báo ra đời được sự bảo trợ của trung tá Không quân Lưu Kim Cương, một ông quan lính tàu bay đầy chất nghệ sĩ; từ việc đã có giấy phép xuất bản ( đứng tên chủ nhiệm là bà Nguyễn Thị Bảo Kim, người trong gia đình ông); để được bộ Thông tin cấp 'bông giấy'= việc có được những quảng cáo dài hạn các cơ sở thương mại lớn trong phi trường Tân Sơn Nhất; đủ trang trải các chi phí điều hành.

Nhưng rồi chỉ được đâu vài ba tháng; do thiếu kinh nghiệm báo chí+ sự non nớt [của] nhiều thành phần đa dạng đầy phức tạp lúc đầu của bọn tôi, [nên] đã phải giải tán, nhường chỗ cho ban biên tập mới gọn nhẹ hơn; do anh Cao Thế Dung được mời làm chủ bút.   Anh Khải Triều (hiện ở Sài gòn), Chu Vương Miện (hiện nay ở Cali) + tôi trong nhóm cũ  tiếp tục còn ở lại. Có thêm 2 anh Đỗ Đức Thịnh (nay ở Cali)+ Bùi Đức Uyên (bên Đại học Văn khoa )cùng tham dự vào ban biên tập mới này.

Khi có sự hiện diện anh Cao Thế Dung, với tiêu đề 'văn học thời đàm'; tờ báo được cải tổ toàn diện, từ hình thức đến nội dung.  Ngay mấy số đầu tiên 'bộ mới Quần Chúng' đã trở nên khởi sắc, được độc giả khắp nơi đón đọc nhiều hơn.  Và uy tín tờ báo ngày càng tăng , có một vị trí vững vàng trên văn đàn+ báo giới.  Nhờ thế, dù rằng cố chuẩn tướng Kq Lưu Kim Cương đã hy sinh vào thời điểm 'chiến trận Mậu Thân đợt 2' (tháng 5/1968); [thì] tờ báo Quần Chúng vẫn được vững mạnh, tiếp tục duy trì mãi cho đến khoảng giữa năm 1971 mới đình bản; do tình hình khó khăn chung của làng báo khi đó.

Trong các số báo đầu tiên lần lượt được ấn hành; bên cạnh những bài tiểu luận trình bày về các vấn đề thời sự chính của anh Cao Thế Dung + các tác giả thân hữu; như Trương Tử Phòng (bút danh giáo sư Phạm Kim Vinh, đồng nghiệp của anh Dung ở trường Lasan Taberd) ... +  văn của Nguyễn Thị Hoàng, thơ Thanh Tâm Tuyền đã có một sức thu hút bạn đọc.  Đây cũng là tiền đề để anh Cao Thế Dung biên soạn bộ sách 'Văn học hiện đại Thi ca+ Thi Nhân' được xuất bản mấy năm  sau.   ...

Tôi không thể quên được ngày đầu tiên tìm đến nhà anh để gặp anh. Khi ấy, anh chị còn ở trên căn gác nho3khi xóm Bàn Cờ. Buổi chiều mùa hạ Sài gòn oi nồng, anh vui vẻ đón tôi ngay tại chân cầu thang, với nụ cười rạng rỡ thật tươi+ ánh mắt vô cùng ấn tượng đã vỡ òa trong tôi một cảm xúc khó lòng diễn tả. Nụ cười+ ánh mắt rất riêng al5 này đã theo tôi suốt buổi chiều chuyện trò với anh hôm đó, cho đến tận hôm nay đây; khi tôi đang nghĩ, đang nhớ lại về anh. ...

Anh tuy thấp, người nhỏ nhắn, hơi gầy; nhưng khuôn mặt chữ điền to rộng, vành tai 2 bên dài đều., vầng trán cao thông minh+ đôi mắt anh khi nhìn người đối diện như thể có một nhân lực xoáy hút vô cùng mãnh liệt.  Tướng cách gọi đây là "nhãn minh thủ khoái" của những người có kiến thức thông thạo + sức làm việc thật bền bỉ.  Cuộc đời anh với những thành công qua các lãnh vực đã chứng tỏ điều này.

Tôi đã cảm động biết mấy, khi anh tự xuống bếp lấy thêm một cái ly; rồi tự tay sẻ đều ly cà phê đã còn đầy nguyên vẹn để 2 anh em cùng uống.  Chừng như đây là cách thức thân tình để thu phục người bậc dưới của các huynh trưởng.  Tôi thấy thật th1ich 'cái giang sơn' làm việc của anh; dù chỉ bao gọn nơi phần'ban-công' phí trước sàn gác thấp lè tè, gần sát với mái tôn bên trên. Chung quanh bàn chất đầy sách báo gọn gàng, ngăn nắp; cái bàn viết nằm cạnh góc,  [là] một đống tập vở, hình như anh đang dở dang chấm bài cho học trò.

Thời gian này, công việc chính của anh là dạy ở trường Lasan Taberd Sài gòn+ tham gia tờ nội san của hệ thống Lasan Taberd. Vài sinh hoạt văn chương chữ nghĩa vẫn còn trầm lắng, chứ chưa nổi trội như vế sau trong lãnh vực báo chí.  Mà chuyện văn chương chữ nghĩa của anh khởi đầu bằng tập thơ "Khúc ca nhược tiểu", dưới bút hiệu CAO ĐAN HỒ, do Đại Nam Văn Hiến của anh Thế Phong giới thiệu; khoảng năm 1963 thì phải. ...


***

Sau chiến cuộc Tết Mậu Thân 1968, khu vực chung quanh Đài phát thanh Sài gòn bị phong tỏa lâu dài; mỗi lần ra vào thật khó khăn-- anh Cao Thế Dung chuyển toà soạn Quần Chúng [đặt in ở nhà in Hồng Lam của linh mục Cao Văn Luận trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm] về nhà in Xây Dựng của linh mục Nguyễn Quang lãm, nằm trên đường Thánh Mẫu, khu Ngã 3 ông Tạ.  Chỗ này gần sát ngay bên Cà-phê Thăng Long, địa điểm quen thuộc của đủ loại người trong thành phố. Tôi cũng thường ghé đến đây, nên được dịp biết thêm đôi chút nữa về sinh hoạt văn nghệ, báo chí , xã hội lúc bấy giờ. 

Linh mục Nguyễn Quang Lãm cũng là chủ nhiệm cùng tên và nhà in Xây Dựng là nơi đã ấn quyển "Làm thế nào để giết một Tổng thống/ Cao Vị Hoàng + Lương Khải Minh (*) .

------------
* Cao Vị Hoàng là bút danh Cao Thế Dung ký trên sách + Lương Khải Minh ( bút danh khác của Trần Kim Tuyến.) (Bt).

Phải nhận rằng anh [Cao Thế Dung] là người có thực tài, dù [khi ấy] bằng  cấp không cao. Với các loại tài liệu nào thu thập được, anh nhận định rồi tổng hợp, phân tích đánh giá mọi vấn đề rất nhanh; và khi trình bày[ thì] dàn trải ra bài viết thật mạch lạc, dễ hiểu, đầy thuyết phục.  Ngoài khả năng nổi bật ấy, sức làm việc của anh thật đáng nể. Anh không sử dụng máy đánh chữ viết bài; mà những trang bản thảo đều được viết tay trên tập vở học trò.; chữ viết nắn nót, rõ ràng; thường ra dày hàng chục trang, vì nét chữ rất to.  Quả là  kỳ công; song lại rất dễ dàng cho thợ sắp chữ ở nhà in.

Khởi đi từ tạp chí Quần Chúng , bằng nội lực khả năng phong phú, đ dạng của con người từng trải, anh bước mạnh mẽ dần vào làng báo Sài gòn, có chỗ đứng vững chắc.  Tôi nhớ  đó là 2 tờ báo lớn mà anh chính thức cộng tác thường xuyên; nhật báo Chính Luận của bác sĩ Đặng Văn Sung và Hòa Bình của linh mục Trần Du.

(...)


***

 Từ ngày anh nhận chức phụ tá viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục cho sư huynh Mai tâm; và được cấp căn nhà rất rộng rãi trong khuôn viên của viện ở đường Hùng Vương+ Nguyễn Tri Phương, đã có một xe hơi làm phương tiện di chuyển cho gia đình.  Cứ vào mùng 4 tết  mỗi năm; chúng tôi cùng đến nhà anh theo ước hẹn; để được tự tay anh xuống bếp nấu nướng các món ăn, thết đãi bữa cơm họp mặt huynh đệ. Cũng là dịp đầu năm chúc mừng cho anh chị đã qua những ngày khó khăn, vất vả.  ... 

[Rồi] anh lại được ông Lê Phước Sang mời về làm phó Khoa trưởng Phân khoa Nông nghiệp thuộc Viện Đại học Hòa hảo ở An Giang. Và tại môi trường giáo dục mới này, anh đã nhanh chóng hoàn thành việc biên soạn "Lịch sử Văn minh Nông thôn" , một đề tài rất đặc biệt và mới lạ, dùng trong giảng dạy và học tập cho sinh viên phân khoa của anh.

(...)

Trong văn giới ai cũng biết anh Thế Phong là một nhà văn "cao bồi", có tiếng 'ngang tàng". Rất nhiều người được anh nhắc tới qua các dòng chữ hay trang viết, bằng thứ ngôn ngữ dễ "gây khó chịu". Nhưng riêng với anh Cao Thế Dung, bao giờ anh Thế Phong cũng dành   sự tương kính quý mến đầy thân tình trong những câu chữ, đoạn văn nói về giai đoạn quen biết, ân nghĩa giữa 2 anh; lúc còn long đong cơ cực ở Sài gòn thuở nào. Đây là một trong những ngoại lệ hiếm hoi đối với anh Thế Phong; mà tôi biết.

(...)

Tôi sang Hoa Kỳ vào những ngày cuối năm 2006; và ngay sau thời gian tạm ổn định cuộc sống, tôi cũng đã có ý tìm cách để có thể liên lạc với anh-- nhưng rồi không hiểu sao cứ chần chừ lần lữa mãi.  Từ Houston, tôi đã trò chuyện qua điện thoại, trao đổi 'email' được với nhiều huynh đệ, bạn hữu cũ; kể cả mấy anh em trong nhóm Quần Chúng [xưa]. Riêng với anh, thì chưa một lần;dù vào khoảng đầu năm 2008 thì phải; qua thân hữu đây đó, tôi có biết tin về cháu Trang, con gái anh bị tử nạn trong một lần đi chơi biển. Lẽ ra, tôi phải chia buồn với anh  ngay lúc đó mới đúng phép. 

Tôi biết tờ báo "Thế Giới Mới" mà anh cộng tác thường xuyên từ rất lâu, qua bút danh Hà Nhân Văn dưới bài bình luận; và thỉnh thoảng vẫn đọc bài anh viết được đăng tải lại đây đó, dẫu không được đều đặn cho lắm. Tôi cũng biết về tin tức sức khỏe của anh mấy tháng nay không được tốt lắm; và anh đã phải ngưng việc viết lách.

(...)

Thưa anh  Cao Thế Dung quý mến, đứa em ngày xưa xin được tạ lỗi với anh-- vì đã có những ý nghĩ thiển cận không đúng về nh như thế-- và đã không một lần có lời thưa chào anh, từ ngày đặt chân đến đất ngụ cư này. ... Có ai mà không phải đi đến cái chặng đường cuối cùng của cuộc sống.

Ngày hôm nay tang sự của anh đã xong xuôi.  Thế là thân xác anh đành đoạn gửi nhờ nơi đất khách quê người, chứ không phải trong lòng đất quê hương Việt Nam.  Người ta thường nói' cái quan định luận', cuộc đời anh cũng chưa phải là có những điều gì to tát cho lắm; nhưng chắc chắn rằng với tất cả những gì anh đã thực hiện, anh đã đi trọn vẹn đến cuối cuộc đời của một kẻ sĩ đúng nghĩa.   (...) (*) 

----
* (...) + .... - tạm lược một số dòng; có thể nhiều hay ít. (Bt.) 


ngọc tự
(Houston 11.11. 2017).


http://t-van.net?p=33423



-------------------------------------
trích từ T-Van& Bạn hữu (USA)
-------------------------------------







0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ