Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

PHAN KHÔI qua một "Chuyện tình trong tù". / bài viết: Thế Phong -- Văn Thơ Lạc Việt (USA.)


                                                                         Phan Khôi+ gia  đình
                                                                                                    (ảnh: nxb Tri Thức.)


PHAN KHÔI qua một ” Chuyện tình trong tù”.

                                                 bài viết : Thế Phong





Lời dẫn :

Một kiện tướng trong lịch sử văn học Việtnam  ở tiền bán thế kỷ XX, người ấy là Phan Khôi –  trọn cuộc đời chiến đấu cho lý tưởng theo đuổi – khi  đã nhập cuộc  thì dấn thân  hết mình vào nghiệp: làm cách mạng, làm  văn chương, báo chí, và  dịch thuật.
 Sinh 1887 ở Gò Nổi , Quảng Nam, cháu ngoại tổng đốc Hoàng Diệu. Đậu Tú tài hán học. Thân sinh từng đậu Phó bảng, làm tri phủ, sau từ quan vào  1936.  Năm 1917, Phan Khôi cộng  tác báo Nam Phong /chủ nhiệm, Phạm Quỳnh ,với tư cách một bỉnh bút.  Từ 1920- 1925 cộng tác với nhiều tờ báo: “ Phụ nữ tân văn””, Đông pháp thời báo”,” Thần chung””Thực nghiệp dân báo”, “Hữu thanh”, chủ bút báo” Sông hương”… vv.. Khi “ Phụ nữ tân văn “, ông mở đầu cuộc bút chiến văn học với  thi sĩ Tản Đà , khiến Tản Đà bức tức đến  độ, viết trả lời, có câu:”… trừ cái nạn Phan Khôi ở Nam kỳ..”. ( An Nam tạp chí) – một  người  đóng góp vào sự khai sinh” thơ mới” ở Việtnam, qua bài thơ” Tình già”.
 Từ 1919, một kẻ không là tín hữu Cơ đốc ,  có thể được khải thị,  tự nguyện  cọng tác  giáo sĩ W.C Cadman dịch  Thánh kinh – từ bản tiếng hoa sang việt ngữ ( Cựu ước + Tân ước) hoàn tất một cách ( gần như) hoàn hảo . Kể từ  ngày đó đến nay , 1/ 3 thế kỷ-  bản Thánh kinh tái bản rất nhiều lần ( trong và ngoài nước,  chỉ sửa lỗi chính tả)  vẫn được các  giáo sĩ,  mục sư,  và  Cơ đốc nhân trên toàn thế giới  nghiên cứu, tham khảo , hoặc Cơ đốc nhân   mang theo bên người  trong  buổi thờ phượng.
 Tháng  6 / 2011 tới đây , Tổng  hội Tin lành Việtnam ( miền Nam ) sẽ tổ chức” Lễ Kỷ 3 niệm 100 năm Tin lành  đến Việtnam” tại thành phồ Đà Nẵng–  hạt giống đầu tiên  được gieo tại  Tourane  ( tên gọi Đà Nẵng cũ) , nơi gần kề quê hương Gò Nổi Phan Khôi.
 Sau khi bản Kinh thánh được xuất bản 1925, Phan Khôi giữ chức chủ bút báo  Thánh kinh được , trả lương  hậu hĩnh.
Một số tác phẩm đã xuất bản: “ Bàn về giao tế” ( 1918),” Nam âm thi thoại” (Hà Nội 1920- 1936 tái bản ở Huế đổi tựa” Chương dân thi thoại”,   “ Học thuyết và đạo đức Khổng phu tử”( 1924),  Tuyển tập Lỗ Tấn (  dịch, 2 tập)  và một  tác phẩm  quan trọng  “ Trở vỏ lửa ra “ ( 1939) vv…
   rất đồng ý cùng Thụy Khê-  bàn về tranh luận văn chương cùng đồng nghiệp,  hoặc bậc trưởng thượng. thì ông ta   tỏ ra thông minh xuất chúng ,  trực tính, quyết đoán, tự chủ, thẳng thắn , bướng bỉnh,   ngang ngạnh , đôi khi pha  chút ngạo mạn đáng yêu- hình như  chỉ  có ở một Phan Khôi mà thôi :
 “…khi  Phan Khôi viết bài tranh luận với  Huỳnh Thúc Kháng, thì có một người viết bài trách Phan Khôi là nhỏ mà hỗn, dám cãi lại bậc cha, chú.( Huỳnh Thúc Kháng là bạn Phan Trân- , cha của  Phan Khôi). Phan Khôi trả lời:”… đã tranh luận thì không có cha chú gì cả, phải có tinh thần dân chủ:  ai đúng thì thắng…”.
                             (Thụy Khê trả lời phỏng vấn Lê Quỳnh Mai – tạp chí “ Hợp Lưu” xuất bản ở Hoa Kỳ-   số tháng 4/ 2011) 
.         Năm 1945, theo cách mạng chống Pháp, năm 1956 chủ trương báo Nhân văn –  đăng thơ “Hồng gai”,” Hớt tóc”, Nắng chiều” v.v. truyện ngắn “Ông Năm Chuột”,” Ông Bình Vôi”  (cảm hứng từ một bài thơ nhỏ  Lê Đạt ),  tiểu luận kháng đối  “ Phê bình lãnh đạo văn nghệ”, phản đối chuyên chính, đòi dân chủ, tự do chính trị, văn hóa, chống sùng bái cá nhân, đảng trị “… vv…
Nguyễn Công Hoan lên án:
”…Cách mạng tháng 8 cải tử hoàn sinh 25 triệu dân Việtnam, trong đó có Phan Khôi. Nhưng cái tên già này rất vô ơn với CMT8…
                              ( NCHoan: Hành đông và tư tưởng phản động Phan Khôi- tạp chí” Văn nghệ’ số 12,Hà Nội 1958- chủ nhiệm: Đặng Thai Mai).

“… Ông qua đời ở Hà Nội năm 1959.

T.P.


Trong bài  này, chúng tôi đề cập Phan Khôi qua văn thơ – về thơ, đó là bài “ Tình già “ ( Phụ nữ tân văn số 132 ngày 10-3-1932) –một bài thơ giường cột hình thành phong trào thơ mới sau này.-  từ đấy trở đi, đến lượt Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Đỗ Huy Nhiệm, J.Leiba, Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư vv.  hoàn thiện  – chỉ  riêng một Tản Đà lên án’ thơ mới “ do Phan Khôi đề xướng mà thôi.


                                                     TÌNH GIÀ

                                          Hai mươi bốn năm xưa
                                          Một đêm vừa gió lại vừa mưa
                                          Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nho nhỏ
                                          Hai cái đầu xanh kề nhau than thở
                                           -Ôi đời ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
                                          Mà lấy nhau hẳn là không đặng
                                           Đã đến nỗi tình trước phụ sau
                                          Chi nói cho bằng sớm liệu mà buông nhau
                                           -Hay!, mới bạc làm sao chớ ?
                                           Buông nhau, làm sao cho nỡ ?
                                           Thương được chừng nào hay chừng nấy,
                                           Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy !
                                           Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng
                                           Mà tính việc thủy chung
                                           Hai mươi bốn năm sau
                                           Tình cờ đất khách gặp nhau
                                           Đôi cái đầu đều bạc
                                            Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được
                                            Ôi còn chuyện cũ mà thôiđưa nhau đi rồi
                                            Con mắt có đuôi.

                                                             PHAN KHÔI

 Đây không hẳn một bài thơ mới – kể cả đúng quan niệm thời kỳ ấy, năm 1932.- nhưng nó vẫn được coi là một bài thơ mới  tiên phong, mở đầu  phong trào thơ mới.  Vậy bài thơ này có được coi “bài thơ mới mẫu mực”hay  chỉ là” một bài thơ tự do phá thể”?
Đến nay, nhìn lại , chúng tôi cho rằng Tình già ít tính chất thơ mới hơn thơ có nhịp điệu tự do-  rất gần với thơ tự do  sau này.
Và thơ tự do Phan Khôi trong bài này không là thơ tự do phá thể Tản Đà – và thơ mới – đúng ra  thơ mới chỉ thấy ở thơ Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lu, Hàn Mặc Tử, Đỗ Huy Nhiệm,
 J. Leiba vv…
Vậy lý do nào cho Phan Khôi, kẻ khởi xướng  phong trào thơ mới ? Có hai  lẽ:
        .. một : thoát khỏi lề lối bó buộc  thơ Đường.
      -..hai:  thơ mới cởi mở, ý thơ thoát hơn lục bát.

Thời đại ấy,  thanh niên, đọc giả có tri thức đã quen văn hóa phương tây; chịu ảnh hưởng  trực tiếp văn chương Pháp mà nền văn chương này đã  ăn sâu tâm não họ.  Từ khi bài thơ mới Tình già Phan Khôi ra đời , phong trào thơ mới có đà khởi điểm tạo  dựng thơ mới, và thơ mới đã thành công trên tác phẩm các nhà thơ  mới nêu tên ở trên.

Phan Khôi, người am hiểu tận tường luật thơ, từng làm thơ Đường luật, cả thơ lục bát. Tuy rằng tôi chưa được đọc  một  bài luc bát nào Phan Khôi, nhưng thơ bốn, năm,  bẩy chữ , láng giềng lục bát, thì Phan Khôi xử dụng   từ ngữ, âm  vận chặt chẽ , khó chê bai !  Điều này rất khác, so  với nhiều tác giả làm thơ mới lại tưởng rằng luật   không quan trọng, chẳng liên hệ gì đến thơ mới  – như vậy e  là thiếu cơ sở.

Trở lại Phan Khôi, qua bút danh Chương Dân ( ký trên  Chương Dân Thi Thoại ) , ông thường cho đăng thơ trên tạp chí Nam Phong– nội dung  một số bài này ( chưa hẳn là thơ mới) như muốn bứt phá khỏi xiềng xích thơ Đường.  Qua bài trích dưới đây , hẳn không mấy ngạc nhiên, tại sao ông sớm trở thành


tác giả Tình già – và sau được coi  như kẻ công đầu Phong Trào Thơ Mới Việtnam? :

                                                              KHAI  BÚT

                                                  Cái túi thơ xuân tởn đến già
                                                  Hôm nay có cháu mở bùng ra
                                                  Thật lanh như biến, tết rồi tết
                                                  Ra quái gì đâu , ta với ta !
                                                   Lo phải được như hoa cỏ mới
                                                   Đã đành chơi với vợ con mà !
                                                   Thơ thẩn môn thành ân ai tá ?
                                                   Chất đống trên đầu chục chẵn ba !

                                                                PHAN KHÔI

Bài thơ sáng tác năm 1917, –  đăng trên báo Nam Phong.  Giọng thơ bất cần đới, tự chủ, tự mãn, pha chút điên ngông , hẳn có liên quan không nhiều thì ít tới một thời đoạn tù ngục sau này.
Tham gia chống Pháp, với   tư cách đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, ông bị cầm tù ở trại tù quê hương Quảng Nam. Thời kỳ này, người tù có dịp làm quen một thiếu phụ tuổi còn trẻ.  Thiếu phụ là phu nhân môt võ quan  t Nam triều ,hàng tứ phẩm, được coi trông nom nhà tù giam phạm nhân chính trị. .

Nếu phu nhân kia là” giai nhân” thì” phạm nhân coi Trời nhỏ  bằng vung” –họ gặp nhau chỉ qua cái liếc nhìn, quà ra mắt “ mớ trầu cay gứi cho phạm nhân –  dẫn tới  phu nhân yêu thầm, nhớ trộm  tên tù  chính trị– hiện do chồng mình cai quản.  Có thể, mệnh phụ phu nhân cảm phục thanh niên khí phách, vào tù, ra khám, chỉ vì yêu nước, dám chống lại chính quyền  Bảo hộ Pháp và quan lại  Nam triều.

Cũng có thể, mệnh phụ phu nhân võ quan  hàng tứ phẩm  kia lấy chồng qua  gả bán, nên tình yêu thực chưa có dịp bùng phát ,tới khi gặp tù nhân  đồng điệu , đồng lứa , tình yêu dễ bùng cháy ?

Nhờ vậy mới có chuyện tình trong tù rất nên thơ này- thơ mộng thì  rất thơ mộng-  nhưng  nước mắt lại đầy nước mắt ,   lại còn đầy nguy hiểm chết người  !

Sau, chính tác giả  tự -sự- kể TÌNH TRONG TÙ -hoặc đó là một  mẩu đời tù Phan Khôi Tự Truyện– đã  đăng trên báo xuân Đông dương  năm 1939.

Cùng nghe lời tâm sự:

“…Nếu người ta truy nhận cho chính trị phạm ở xứ ta 30 năm về trước cũng có giá trị, cũng hách dịch như chính trị phạm ngày nay, thì tôi không dại chi mà không khai ra rằng – tôi là một chính trị phạm bị án đồ  tam niên, giam tại Nhà Lao Quảng Nam. Năm 1908, tôi chưa đầy 21 tuổi. Vào tù, thật ra tôi chưa hề thấy mặt một chút gì đáng lo buồn cả, chỉ không an lòng, khi nào nghĩ đến thầy tôi.  Chừng hơn một tháng, tôi được thư thầy tôi ở nhà gửi cho, trong thư có phàn nàn trách mắng gì tôi cho lắm, chỉ có một câu than thở về tôi làm tôi tỉnh người ra, là câu này :” Lập thân nhứt bại, vạn sự ngôn giải” (nghĩa là: “con người ta, hễ lập thân đã hỏng đi một cái là muôn vật tan nát rã rời “).
Người ta mỗi người có một đầu óc, đến lúc cha con không giống nhau thì cũng không giống nhau. Thân thể của tôi dầu không lấy gì làm đáng lo cả, thằng tôi lo hộ cho tôi thì ai cần ? Ấy là cái Tú tài mới đậu xong đã bị tước khử, về sau còn không được đi thi, như thế con đường làm quan hẳn cụt rồi, không khéo về nỗi vợ con sẽ còn lôi thôi nữa, hẳn thằng tôi lo cho  tôi vì thế !.
Mà quả thế: sau một tháng, xảy ra việc thối hôn do cha mẹ của người vợ chưa cưới của tôi tuyên bố : thế là hai chữ ngõa giải đã ứng nghiệm được một phần rồi …”.

Trước hết, một người làm cách mạng  giống hệt dân thường – có hai điểm vướng mắc: đại gia đìnhvà tiểu gia đình.
…-.đại gia đình– đối với Phan Khôi,  thì cha mẹ không vui lòng. Lẽ đương nhiên, vì quyền lợi con cái- cha mẹ không bao giờ không mong cho tương lai con cái sau này thành danh phận. Sự lập chí Phan Khôi ( bây giờ) chưa nhìn thấy tốt trước mắt, đã sớm chịu liên lụy – nên sự trách quở (lập thân nhất bại, vạn sự ngõa giải) từ cha mẹ ông, là điều bình thường.  Còn tiểu gia đình, câu chuyện thối hôn gia đình nhà gái đối với phạm nhân chính trị Phan Khôi,” ngõa giải” đã ứng nghiệm, từ lời cảnh báo trước của thân phụ.

Đời sống tù nhân- lần này gặp một” ngõa giải” khác – chuyện tư tình cùng vợ võ quan hàng tứ phẩm. Người vợ võ quan trẻ, đẹp, mặn mà, không mấy dễ đè nén tình cảm bộc phát –thiếu nữ sớm bước vào vai thiếu phụ- có thể được gả bán cho một võ quan già, tuồi không tương ứng. Thiếu phụ khi đã yêu rồi, dễ sinh nhiều mưu mẹo, tới độ sảo quyệt để đạt mục đích – như can thiệp để  người mình yêu có nhiều cơ hội  tiếp cận, tỏ tình qua cử chỉ tế nhị, bóng gió, rất khó kết tội.:

“…Tôi mớ cái gói ra trước mắt Trưng.  Đố ai đoán được cái gì ? Trời ơi ! Gói trầu cau ! Mười miếng trầu têm kiểu Huế với mươi miếng cau bửa dính, mỗi dây năm miếng chồng răng sấu lên nhau thêm mươi mụn vỏ  chay và mấy chum hoa sói.  Cái gì lạ ! Thực tình tôi không hiểu, hỏi Trưng:
        Của ai thế này ? … Mà lại đưa cho tôi ?
        – Của bà Ch…
         Trưng vừa nói vừa cười ngỏn ngoẻn:
        – Đưa cho tôi? Tôi biết bà ấy là ai ?
        -Ấy thế mới lạ, Thầy mới có chuyện lạ, tôi đã nói.
Trưng nói câu ấy ra dáng đắc ý lắm, và hắn bắt đầu làm như là hắn là người có công ơn lắm với tôi.
        Liền tay gói cái gói lai, tôi trao trả Trưng, thêm rằng:
        -Anh cầm lấy, tôi không biết.
        Trưng xin tôi cứ nhận và kể đấu đuôi:
        -Lâu nay tôi phục dịch ở nhà bà Ch… và tôi đã được tin cậy nên bà Ch… có đem tình riêng ngỏ với tôi nhiều lần. Bà nói bà thấy thầy thì thương lắm, hôm nay gởi vật nhỏ mọn làm tin, mong ngày khác thầy cho bà gặp mặt để nói chuyện…”
         
                   Ông cho người đọc thấy độ thành khẩn cảm nghĩ về mối tình, sau khi  hình thành  khi phát hiện được mối tình vụng trôm , thì  dễ dàng ám hại tù nhân.  Phan Khôi gợi trong trí sự mơ mộng, liệu có ngày được trả tự do,     tù nhân có nên nhận gói trầu cau từ  mệnh phụ đưa duyên làm tin không   có thể gây cho phạm nhân phiền toái đến mức độ nào?  Vốn bản tính bướng bỉnh, quyết đoán, nghĩ là  làm- tù nhân vẫn nhận, bất chấp hiểm họa. Đọc giả theo dõi chuyện kể tới đây, rất không thể không nhớ tới  hình ảnh một tù nhân trong Người tử tù của Nguyễn Tuân –  đó là nhân vật Huấn Cao, một vóc dáng oai phong kẻ tù nhân khí phách, tài ba, văn hay, chữ tốt- nằm dài trên phản nhà tù  tô nét bút lông trên tấm lua đào .  Ở đây, Phan Khôi kể cho nghe kinh nghiệm máu xương chính  tác -giả-tù-nhân sát gái, đa duyên, chữ tốt, văn hay, lại  còn toát ra niềm kiêu sa thầm kín một mẫu người  tù rất khác mọi người tù:
                   :
                   “…Số là trước đây, nửa tháng, ông Ch… có sai lính vào lao, hỏi thầy đội, trong đám  tử tù có ai viết chữ tốt thì lấy một người ra viết câu đối cho ông ấy.  Họ cử tôi. Tối hôm ấy hơi nóng lạnh nhưng lấy được sự ra ngoài làm sung sướng nên phụng mạng theo chơn người lính.
                   Đến nơi, thấy một đống cũng đến chín mười cân lụa đỏ bỏ ngổn ngang trên chiếu giảu dưới  đất và một nghiên mực lớn mài sẵn. Một người đàn ông chừng năm mươi tuổi to lớn, mặt đen, mũi to, ngồi trên sập giữa nhà, ấy là ông Ch…hất hàm chào tôi. Một thiếu phụ còn trẻ lắm, trạc tuổi tôi, người trắng trẻo, khuôn mặt trái soan, và đầu lẫn cổ quấn cái khăn nhiễu điều ngồi bên kia sập.
                   Nhà không có cái ghế nào cả, tôi ngồi ngay trên cái chiếu dươi đất, chỗ để nghiên mực. Ông Ch… bảo tôi:
                   – Có biết uống rượu thì – trời lạnh – uống mấy chén mà viết cho dựa tay.
                   -Bẩm có thì cũng được.
                   -Nhà còn rượu không mình ?
                   ông Ch… xây lại hỏi người thiếu phụ. Tôi nghe mới biết người ấy là bà Ch… vợ ông.
                   -Có hiếm mấy !
                   Vừa nói thiếu phụ vừa đứng dậy đi vào bên trong cầm ra một chai rượu thuốc và một cái cốc rót đưa cho tôi một cốc đầy.
                   Tôi uống cạn cốc rượu thì trải lụa ra viết. Ông Ch… sợ tôi viết quất, cứ theo nhắc từng chữ. Tôi lấy làm bực mình mà không tiện nói, thì ông lại còn vẽ cho tôi chữ này viết thế này, chữ kia viết thế kia. Tôi chừng muốn phát cáu. Người thiếu phụ xuống khỏi sập, lại gan nói cùng ông Ch…;
                   -Tôi xem người này cầm bút là người viết thạo, xin ông để cho người ta viết tự do.
                   -Bà nói lạ. Câu đối lụa ít tiền lắm sao ?
                   -Nhưng đã có ai làm hư của ông đâu. Ngồi kiềm lấy một bên thì còn ai viết được nữa chứ ?
                   Ông Ch… hình như chịu vợ nói phải, bước ra khỏi chiếc chiếu, rồi hai vợ chồng đứng coi tôi.
                   Bấy giờ tôi thấy dễ chịu, hưa cây bút như rồng bay phượng múa, hết đôi này đến đôi khác, càng viết càng thấy tốt. Người thiếu phụ cứ đưa con mắt theo ngòi viết tôi. Còn hơn đôi nữa thì hết, ông Ch… bảo vợ:
                   -Minh ơi mình. Rót thêm cho va cốc nữa đi !
                   Người thiếu phụ ngoan ngoãn, rót cốc rươi đặt trước mặt tôi và  nói :
                   -Nghỉ tay uống rượu đã thầy.
                    Tôi vâng lời như cái máy. Viết xong tôi cung kính chào ông Ch…
                   -Bẩm quan lớn,
                   Ông gật. Tôi lùi hướng về người thiếu phụ:
                   -Bẩm bà lớn, tôi vào..
                   Thì người đứng dậy:
                   -Tôi không dám, thầy lên.
                   (………….)
                   Đoạn cuối,. kết thúc câu chuyện tình Phan Khôi trong tù –  có một lần hai người gặp nhau vào một ngày cập xuân năm ấy… Chỉ một lần thôi rồi  biền biệt, sau này biết tin người thiếu phụ  đã qua đời.
                    Hai giả thuyết hiện  ngay trong đầu tác giả:

một :- người thiếu phụ phẫn uất vì bị gả bán cho một người chồng già .
                   hai    -trong một lá thư gửi cho tác giả, người thiếu phụ kia có lời đe dọa:” nếu không được ông yêu lại, người ra sẽ quyên sinh”.

                   Ngoài đời thường, khi người thiếu phụ lâm bệnh rồi qua đời – khiến có nhiều giả thuyết hoài nghi đem lại.  Với Phan Khôi,  phạm nhân chính trị năm xưa tiết lộ; mối tình này không từ  ông khởi xướng.  Dầu sao đi nữa, dễ mấy ai lại không  bùi ngùi thương cảm  về chuyện tình kỳ thú tuyệt đẹp chỉ  xảy ra có một lần trong đời .  Như bức tranh thời rose của Pablo. Picasso  có tên The Lovers – vẽ  hình ảnh đôi tình nhân có thiên tình sử e ấp, nét dại ngây điên cuồng dâng hiến tình yêu, cả nét duyên dáng thật ngỡ ngàng người tình nữ !

                   Cùng  nghe Phan Khôi kể:
                    
                   “…Nhà có một mình bà Ch…Bà tiếp tôi trong một phòng xép. Tôi ngồi trên cái chõng nhỏ, bà ngồi ghế bên cạnh, tay đặt lên cái gáy trên cổ tôi, êm đềm nói:
                   -Chớ anh làm gì mà họ tù anh ?
                   Tôi gắng mỉm cười nói "báng" một câu:
                   -Thưa bà, bà còn thương hại tôi nữa sao ? Nỗi một cái hoang tôi dám đến đây cùng bà cũng đủ lắm rồi.
                   Bỗng thằng Trưng chạy thình lình từ ngoài ngõ vào, đứng trước cửa sổ đưa tay cao lên, chẳng nói chi hết. Bà Ch… đứng dậy mở cái cửa cho tôi xuống bếp, và bảo tôi đứng yên một lúc sẽ hay. Tôi bây giờ thấy ngay, nghe có tiếng nói ồ ồ ở nhà trai, tôi mở cửa nhà bếp thoát ra ngõ. Tìm lại người lính, tôi trở về nhà lao một mạch.
                   Ngay đêm hôm ấy, thằng Trưng nói cho tôi biết rằng khi tôi  đến, bà ấy liền cho hắn ra đứng canh ngoài đường, phòng ông Ch… trở lại thì vô báo. Quả nhiên ông trở lại, nói các quan còn nửa giờ nữa mới đi. Nên ông ngồi tội gì mà ngồi chực, về nhà nghỉ cho khỏe. Hắn lại nói bà phân vân về tôi mãi:” sao đã dặn dò một chút nữa mà tôi lại bỏ về đi”.
                   Từ đó bà Ch… vẫn không tin tức cùng tôi nhưng không còn dịp nào cho hai chúng tôi gặp nhau nữa. Vì ông Ch..,. giữ bà ấy cũng như thầy đội đề lao giữ tôi vậy, hàng ngày không để bà ta   ra khỏi cửa và mỗi lúc ông đi việc quan thì đi rồi về ngay, không để bà ở nhà một mình qua ba giờ đồng hồ.
                   Không biết làm sao được, thỉnh thoảng bà Ch… lại bảo Trưng nói với tôi, kiếm cách đi ngang qua nhà bà một lần, để bà trông thấy. Qua tháng tư năm sau, ông Ch… không ở nhà cũ nữa, dọn về ở cái trại lính cách nhà lao không bao xa. Từ ấy bà ấy cùng tôi năng trông thấy mặt nhau hơn trước, nhưng vẫn không
             có dịp gần kề trò chuyện. Đến thằng Trưng mãn tù, giữa hai chúng tôi tin tức cũng thưa dần.
                   Một ngày tháng chạp, thình lình tôi tiếp được lá thư của bà Ch…, ấy là lần đầu bà viết thư cho tôi mà cũng là lần cuối. Trong thư bà nói nhân gần đi chữa lại đồ nữ trang, muốn gặp tôi tại nhà người thợ bạc, câu này tôi nghĩ mãi:
                   ” Dù yêu nhau mà không được gần nhau, thôi thì sống để dạ, chết đem đi”.
                    Tôi đến nhà thợ bạc, thì gặp bà Ch…ở đó nhưng người ta ở trong nhà đông quá, chỉ nhìn nhau mà hai chúng tôi còn sợ tai tiếng, không dám nhìn no nê. Trọn buổi chiều bà ở đó, làm ông cũng tò mò tới.  Khi trông thấy cái sống mũ đỏ chờn vờn trước cửa thì tôi đã đảo ngõ sau, thành ra thủy chung với bà, tôi chẳng trao đổi cùng nhau một lời nào. Tôi không ngờ lần đó lần cuối cùng tôi gặp bà Ch… vì sang tháng giêng bà lâm bệnh, được đưa về Huế điều trị, rồi mấy tháng sau có tin bà từ trần…

              P.K.

Cũng không cần  nói thêm một lời  bình nào về chuyện tình trong tù Phan Khôi.
Thật hay và thật cao thượng ! (*)

THẾPHONG



(*) trích trong” Tản mạn văn chương” ( tiểu luận, phê bình – 1952- 1975)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ