Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

'Những khắc khoải trong " thơ TRẦN THIỆN HIỆP "/ Hoàng Vũ Đông Sơn [1939- 12/09/ 2014 saigon]

 HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN:
'Những khắc khoải trong "thơ Trần Thiện Hiệp" 



                                               hàng dưới: TRẦN THIỆN HIỆP [1935 -    ] (ngoài cùng bên trái )
                                                                            (ảnh chụp ở bàn viết TP.)


bản thảo Hoàng Vũ Đông Sơn gửi TP. 


                    Hoàng Vũ Đông Sơn (trái) + Đinh Bạch Dân -- (ảnh chụp ở Phi Nôm/ Dalat 2000)
                                            " Tôi nhìn anh Đinh Bạch Dân với hàm ý nhắc lại quan điểm của mình :
                         "Thà uống cà-phê quán cóc với ông Đường Bá Bổn vẫn thấy ngon hơn là ngồi ở nhà
                                                hàng 5 sao với 'ông lổn nhổn đô-la" -- lời Hoàng Vũ Đông Sơn .


                                           "  sau năm 2000, cứ về Saigon, thi sĩ 'ống vố Trần Thiện Hiệp' lại mới
                                                                                                 bạn văn chương, thi phú đi 'cà-phê, cà-pháo' 
                                                                           trái qua: các nhà thơ nữ Tâm Uyên + Hoàng Hương Trang + nhà văn Thế Phong
                                             + TRẦN THIỆN HIỆP+ HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN+ Lê Thị Kim -- (ảnh chụp năm 2003 tại quán Cà-phê TÍ NỊ . 




                            NHNG KHC KHOI TRONG
                                "thơ TRN THIN HIP"
                                                                HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN


Thật ngẫu nhiên và cũng là bất chợt tôi gặp Trần Thiện Hiệp, qua sự giới thiệu của bạn Phạm Anh  (*) -- vì lẽ ngồi cùng bàn tại quán Cà-phê Tí Nị , gần Đài phát thanh cũ của Saigon xưa.

------------
* bố vợ nhạc sĩ Trần Quảng Nam ở Mỹ.  (Bt).

Sáng ấy trời không nắng lại không mưa.  Tôi đang tiếc một buổi sáng đẹp lại phải ngồi với người không quen biết trước. Mà, người đó lại là Việt kiều Mỹ.  Cầm chắc; tai phải nghe những chuyện 'thiên cao địa viễn' , mắt phải nhìn cung cách vênh váo. ...

 Tôi nhìn anh Đinh Bạch Dân với hàm ý nhắc lại quan điểm của mình: "Thà uống cà-phê quán cóc với ông Đường Bá Bổn vẫn thấy ngon hơn là ngồi ở nhà hàng 5 sao với 'ông lổn nhổn đô-la'. " Nhưng cái gọi là 'phi lý toàn tập' đó đã không xảy ra.

Qua những chuyện về người này người nọ, có người tôi kính mến, có người rất thân thương của tôi đang là bằng hữu của Trần Thiện Hiệp bên Mỹ; nên tôi thấy gần gũi với anh hơn.  Chuyện đến hồi cởi mở, anh cho hay rằng đã tự cho in ấn, xuất bản 4 thi tập ờ xứ người: Cây lá phận người (1987), Mặt trời lưu vong (1991), Đỉnh mây qua (1997), Đá mọc rêu xanh (2000). 

Và, năm ngoái (2001), anh đã có một tập thơ in ấn và phát hành tại Việt nam, do Nxb Trẻ (tp. HCM) cấp phép.  Thi tập này có tên 'Thơ Trần Thiện Hiệp'. 

Sau đó vài ngày là cuộc viếng thăm đáp lễ.

 Tôi nhận tập 'Thơ Trần Thiện Hiệp', với lời giải thích; "Đây không phải là tập thơ mới làm, mà là những bài 'tuyển' từ 4 tập đã xuất bản.  Những bài chung chung vô thưởng vô phạt.  Xin phép in ấn  phát hành chỉ với mục đích làm quà tặng anh em ở nhà." 

Thi tập 'Thơ Trần Thiện Hiệp' gồm 111 bài thơ chứa đựng trong 160 trang giấy trắng, khổ 13x19 cm.

Bìa 1 là bức tranh sơn mài của họa sĩ Đằng Giao vẽ 4 người đẹp đang trình tấu hát ca, ngâm vịnh -- và bìa 4 là tranh của họ sĩ Đinh Cường vẽ chân dung Trần Thiện Hiệp.  Bìa 4 còn có hình ảnh của 4 thi tập đã in ở Mỹ.

                                                                                  trái qua: 
                                                                         -- PHẠM ANH,  (người thứ 2)  " bố vợ nhạc sĩ Trần Quảng Nam ở Mỹ".


                                                                                   ***

Vào một ngày mưa gió, tôi đã đọc 'Thơ Trần Thiện Hiệp'.  bài mở đầu như một tuyên ngôn, một mộng ước của tất cả những nhà thơ từ ngàn xưa cho đến ngàn sau:

giữa lũng mây chiều
một cánh chim
đường bay thanh thản
trong im lìm
dặm trời
dặm đất
đêm nhòa xóa
còn mãi đường chim
ở đáy tim
hiểu nghĩa chim trời với tự do
đường chim
không vẽ trước bao giờ
hướng bay
cành đậu
từ tim định
ngang dọc đường chim
nay
vẫn thơ 
(ĐƯỜNG CHIM)

Vẫn là bài thơ 7 chữ, 8 câu; Trần Thiện Hiệp cứ ngắt ra, cứ lừ lừ xuống hàng theo tiết tấu và nhịp điệu rất bình thản; nên thi tứ trở thành sung mãn đến vô cùng.

Ước vọng càng lớn, mong đợi càng nhiều; thì đớn đau cũng lắm khi đối diện với thực tại hỗn độn.  Đành buông xuôi:

Thôi thì hư thực xá chi
Lấy thơ trải mộng bước đi phiêu bồng

đành cam chịu:

Phù du còn lại nửa đời
Vẫn chân bám đất vẫn trời vô biên
(CÒN BƯỚC PHÙ DU)

Cuộc sống đòi hỏi phải đi, phải bước; dù muốn hay không:

trong chấp nhận và ngợi ca cuộc đời
lẫn lộn buồn vui
với tấu khúc thăng trầm của rừng xanh biển cả
tôi làm thơ cho vui
tôi làm thơ cho tôi
trên con đường hồng trần ta đi
 (ĐƯỜNG HỒNG TRẦN)

Nhìn thiên tướng, Trần Thiện Hiệp tự vấn:

nghiêng-đời-nửa-bóng tìm ta mãi
truy vấn càn khôn một nỗi mình
(NHẬT THỰC)

Ở đỉnh cao của mộng ước, thi nhân mong:

Rồi đây có những ngày hạnh ngộ
Lộc đơm cành hoa nở rộ trần gian

Thi nhân ước ao mà cứ như thực:

Cõi sinh diệt đời đời thơ lồng lộng
Nhật nguyệt tròn-vòng-nối khúc thiên ca
(THƠ Ở BUỔI SÁNG TRÊN ĐỒI)

Nghĩ mãi về thân phận long đong của mình, Trần Thiện Hiệp tự trào phúng ,thể nhẹ nhàng:

Mỗi hạt sương một dòng thơ
Sương rơi vỡ vụn, thơ bay tuyệt vời
Tôi ngồi cười cái thằng tôi
D94 rơi chẳng vỡ, đã trôi chẳng chìm
Phù sinh thắp đuốc soi tìm
Niết bàn hư vô, thiên đàng viễn mơ
Đuốc tàn còn lại cõi thơ
Lẫn trong mộng mị bãi bờ thực hư
(DÃ TRÀNG)

Với quỉ thần, Khổng Tử bảo: "Kính nhi viễn chi". 

Với sinh tử, Phật Thích ca không chấp nhận 'thánh hóa nhân vật, thai hoá siêu nhiên'.  Nên, không bàn đến kiếp trước, đời sau.  Chỉ có sự hiện hữu của khổ đau trên trần thế là hiện thực. Trần Thiện Hiệp sống mấy chục năm ở xứ thực dụng, chắc chẳng bao giờ anh mong mai kia mốt nọ, vào chiếm chỗ tốt nhất ở Niết Bàn.   Anh chỉ ước ao trong bài thơ làm [vào] tháng 4/ 2000:

nếu như có một kiếp sau
tôi lại mong được là thi sĩ
để tiếp tục làm thơ kêu gọi lòng người
mở cửa công bằng bác ái
không còn hận thù chiến tranh tàn hại
(NẾU CÓ MỘT KIẾP SAU)

Một người vừa qua binh lửa, nhưng không phải tù đày; [mà]  đang sống trong cảnh đa phương tiện, lại buồn vì cô đơn như cố thi sĩ Đông Hồ Lạc-Giữa-Kinh-Thành:

"Đêm dài dằng dặc âm thầm
Gối đầu hoang đảo, người nằm cô đơn"
(thơ  ĐÔNG HỒ)

Người xưa, cố thi sĩ Đông Hồ cô đơn thật hay cô đơn làm dáng ở cảnh: "Thiên nhiên hạ thùy nhân "hữu'thức quân"?  Trần Thiện Hiệp bây giờ đâu có ở cảnh: "Mạc sầu tiêu lộ vô tri kỷ".

 Gia đình anh hạnh phúc, con cái phương trưởng và thành công ngoài dự tưởng. Người bạn đời của anh, chị Lệ Hiền [là] 'cô gái Bắc Kỳ nho nhỏ ngày xưa' đã thuộc lầu lầu thơ Trần Thiện Hiệp khi [thơ] chưa ráo mực -- và diễn ngâm 'ngay tút-suỵt' . (toute de suite).   Ở điểm này, không biết bà Linh Phượng có làm được cho ông Đông Hồ; như Lệ Hiền đã và đang làm cho Trần Thiện Hiệp? Phải chăng; trong cảnh bao la của xứ người:

"Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"
(thơ  XUÂN DIỆU)

Trần Thiện Hiệp cũng có bài lục ngôn chơi vơi, nghiêng nghiêng như sắp đổ:

Đêm về hoang vu chiêm bao
Du ta lối xưa phương nào
Mờ nhòa màn sương giăng cáo
Say hương nụ môi anh đào

Tóc mai gợi buồn muôn phương
Mắt em xa xôi hoang đường
Áo hoa tà bay trong sương
Lời thơ Liêu trai đêm trường

Ấm êm em trao vòng tay
Ta nghe thiên thu tình đầy
Lửa hồng chơi vơi men cay
Chắt chiu niềm vui phương này
(HOANG VU)

Ngậm ngùi vì tha hương cho mình và cho anh em bầu bạn cùng cảnh ngộ, thật bi thiết:

Bây giờ trôi dạt nơi đây
Nhìn thu lá đổ lòng đầy nỗi ta
Nỗi ta trôi với nỗi nhà
Nỗi non nước ấy đã xa nghìn trùng
(LỜI EM VẪN Ở LÒNG NÀY)

Tôi yêu kính 'Kinh thi Việt nam'+ 'thơ Lục bát'  thuần Việt của bất cứ thi nhân nào. Nên tôi thích những bài thơ 6-8 của Trần Thiện Hiệp nhẹ nhàng, ấm áp cùng với 'sự ngắt nhịp giùm ngâm sĩ' , ở những câu:

mùa đông
tuyết trắng đồi nương .....
. sang xuân
nặng trải đôi bờ ......
. hạ hồng
mây tím bay ngang .....
.vào thu
hoa cúc trổ bông
(BỐN MÙA EM MONG)

Khi Nguyễn Công Trứ còn trong vòng cương tỏa của lợi, danh ở Bắc, ở Trung, ở Nam; hay "Lúc bình tây cờ đại tướng" mãi tận Cao Miên?  Tướng công nhìn thiên tượng cũng xót xa phận mình:

"Ngồi buồn mà trách ông xanh
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười"
(thơ  NGUYỄN CÔNG TRỨ)

Trời vào thu, Trần Thiện Hiệp có những nuối tiếc rất đơn sơ, vì đã là "khách của quê mình" -- và đang ở "quán trọ" quê người. Hoàn toàn lực bất tòng tâm.  Nghiệt ngã quá :

Mốt mai rồi lá vèo bay
Để rừng hiu quạnh với ngày quạnh hiu
Để em lòng luống trăm chiều
Với thu se lạnh đìu hiu phương này
Để đêm khơi lửa tàn bay
Bóng nghiêng với bóng vai gầy hoang vu
Để tôi lỡ vụng đường tu
Cũng buồn theo lá mùa thu áu vàng
Ru em giấc ngủ muộn màng
Mưa khuya thánh thót bên hàng hiên rơi
Nghe trong vần chuyển đất trời
Có tôi hạt bụi giữa đời phù du.
(THU)

Qua cơn mộng dữ, sự quật khởi lại có trong 'Thơ Trần Thiện Hiệp' mang hơi hướng của  sư Mãn Giác:

"Mại vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"

Khi thiên địa nhân tương hội:

Vũng nước đóng băng.  Trăng chết lạnh
Vũng hồn trăng lạnh cũng thành băng
Chợt đâu tiếng sói gào trăng muộn
Vang dội rừng sâu. Động ánh trăng
(RỪNG TRĂNG)

Có lẽ tất cả những người phải lìa xa quê hương vì bất cứ lý do gì đều có chung nhau một nỗi nhớ khôn nguôi.  Nhớ vô cùng những đường xưa lối cũ, có vui buồn đầy ắp:

Đường lung linh ảo giác
Dẫn đưa về lối xưa
Có ve sầu trỗi nhạc
Lẫn sáo diều sớm trưa

có đong đưa nỗi nhớ:


Con đường từ luân lạc
Hai mươi năm tàn phai
Sầu sóng dâng Đông Hải
Đêm nghe tiếng thở dài

có vợi vợi nhớ về:

Con đường quê bằn bặt
Lòng ta ở đồi mơ
Trường Sơn mây xa đỉnh
Cánh chim nào bơ vơ
(NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÔNG QUÊN)

Trong cảnh luân lạc tha phương, Trần Thiện Hiệp có bao giờ 'Vỗ gươm mà hát'; hay, chỉ 'Nghiêng bầu mà hỏi' . Hỏi ai? :

Tháng giêng tuyết muộn buồn se sắt
Hồn xám mù sương,lạnh bếp tàn
Tiếng sáo người xưa đêm giã biệt
Chừng đâu còn đọng giọt âm vang

Rượu cạn tưởng rồi quên nỗi nhớ
Hai mươi năm cũ, mỗi ngày qua
Đã đi mòn gót đường thiên hạ
Về nhánh sông gầy soi bóng ta

Bao nhiêu hưng phế màn buông xuống
Còn xót mộng đời héo trái non
Vạch núi, đá, vàng rơi biệt tích
Thanh gươm gãy nửa, nủa hao mòn

Vung tay bóng khẳng in tầm vách
Bốn phiá im lìm ủng tuyết sương
Trắng xóa con đường chưa đến đỉnh
Lần về mãi lạc ở mười phương

Ta đem tim óc bày lên giấy
Tìm mãi cho lòng một đốm than
Chữ nghĩa nối vòng theo khói thuốc
Mà nghe nẫu ruột những lìa tan

Chim đêm kêu lạc trong trời tuyết
Trăm ngả ngại ngùng một chuyến bay (?)
Bó gối gõ ly xua gió hú
Vụng về ly vỡ mảnh trên tay

Nhìn mảnh thương mình đời cũng vỡ
Từng trang sử lật bởi cuồng phong
Giạt trôi cơn lũ mùa oan nghiệt
Nửa bản hùng ca bặt tiếng đồng.
(VỀ NHÁNH SÔNG GẦY ...)

Đi vào mùa thu của cuộc đời; và trước mặt là chiều thu sập tối. Còn một ánh lửa diêm lập lòe cũng là bằng chứng để định vị:

Nhánh lửa vươn cao
Chập chùng đôi bóng
Lời ru ca dao
Tình đưa nhịp võng
(NHEN ẤM ĐÊM NAY)

Nếu như chẳng còn có tình yêu cho cuộc sống này, khi tình yêu chết non, tình yêu vơi dần cho đến cạn kiệt; thì trái đất này chỉ còn là hí trường của Ngạ quỉ với Ác thần. Con ngươi tức CON và NGƯỜI . Phần CON LẤN LƯỚT PHẦN người, với những man tâm sài lang hổ báo biến đồng loại thành 'Rô-bô thịt'. Có tai đấy, nhưng chỉ để nghe tiếng kẻng. Có mắt đấy, nhưng chỉ để nhìn thủ hiệu. Biết đến bao giờ phần NGƯỜI tữ chế ngự được phần CON?  Nên, nhân loại chẳng bao giờ thoát cảnh "Vật bất  kỹ bình tắc minh":

Biển mở ra một cửa trời
Nghe lòng mở ngỏ trùng khơi vô thường
Đá ngầm nghìn trượng âm dương
Lũng du mây gió mấy đường hợp tan
Đuốc soi đãi lọc cát vàng
Mười phương vết tích điêu tàn tái tê
Chùng đêm vọng gió sơn khê
Nghe thơ chín rụng bên lề sử xanh
Lãng quên ngâm khúc biệt hành
Bỗng dưng mây khói hoá thành thịt xương
Thơ rơi ẩn ngữ hoang đường
Dư âm nào mãi còn vương ngàn trùng
(MÊ KHÚC)


H.V.ĐS.
(còn một kỳ)




                                                            ===========








0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ