Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

GỬI VỀ NƠI ẤY [ SAIGON] 300 NĂM ... / tạp văn BĂNG SƠN [ 1932- 03/09/ 2010 Hà Nội) -- www Newvietart.com (fr.)


BĂNG SƠN  [i.e. TRẦN QUANG BỐN 1932- 3/9/2010 HÀ NỘI)
" ... nhà văn hiện đại Việt Nam chuyên viết về Hà Nội. Hội viên hội Nhà văn Việt Nam + 
hội Nhà văn hà Nội+ hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội. Tổng số tác phẩm của Băng Sơn
bao gồm tùy bút+ đoản văn vào khoảng 3000 bài; trong đó có tới 95% đã được
đăng tải  và in trong các tuyển tập -- nhất là các bút ký viết về Hà Nội ..."
WIKIPEDIA tiếng Việt

GỬI VỀ NƠI ẤY 300 NĂM…
tạp văn BĂNG SƠN

Lời dẫn: 

 (bài viết “ Kỷ niệm Saigon 300 năm vào năm 1998” đăng trên báo ”Sài Gòn giải phóng” ra ngày 12/4/98- với đôi ba chữ” gửi T.P. để đọc nhé”!. Tính tới 6/10/10, Băng Sơn đã ra đi đúng 1 tháng 3 ngày.( 3/9/10) . Không mộ phần, nơi an nghỉ cuối cùng, không bia” biếc” , và bụi tro thân xác được trút xuống sông Hồng- y lời trối trăng.)

Đ. B. B .

Hẳn không phải người miền Nam nào cũng đã được đến thăm thủ đô Hà Nội và đương nhiên cũng không hẳn người Hà Nội nào đã được đặt chân đến Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, đất Trấn biên xưa và đang là thành phố lớn nhất nước. Nhưng có lẽ ấn tượng về Hà Nội- Thăng Long, tưởng tượng về thành phố phương Nam rõ ràng nắng lửa với những trận mưa ào quá thảng thốt như lá me bay… thì người Việt chúng ta luôn mang nó trong lòng, nếu một lần đến sẽ là hoài niệm; nếu chưa một lần qua sẽ là thương nhớ đợi chờ.
Cách đây khoảng trên dưới 50 năm, khi Sài Thành vào tuổi 250, Nguyễn Tuân đã từng nổi máu giang hồ, nhẩy lên con tàu lửa vài toa, một mạch vươt những khúc lưng rồng xương sống dất nước, không hiểu lòng ông đã hòa Hà Nội vào Sài Gòn như thế nào, khi con người luôn “ Thiếu quê hương” ấy ốp đồng trong những tàu văn quằn quại.
Câu thơ Nguyễn Bính tha hương ” Khi thì Chợ Quán khi Đa Kao “ , anh chàng thi sĩ đồng quê mà lang bạt với những “ Hành Phương Nam “ ấy có qua những cái tên không Hà Nội, chẳng Nam Định, càng không Huế: Bà Quạo. Hàng Xanh, Cầu Muối, Thị Nghè, Sở Thú… để rồi từ đấy một lèo ra bưng kháng chiến, với những cau thơ :

“…Hai ta lưu lạc phương Nam nà
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Riêng ta với người buồn vậy thay ..!”

Vẫn là trên một đất nước mình sao lại mang tâm trạng bơ vơ lưu lạc ?
Và cũng khoảng thời gian ấy, xê dịch ít vòng quay, đào phô, mai nở, những con người phương Nam tiến xuất phát từ ga Hàng Cỏ, mang trong lòng câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

“.Từ thuở mang gươm đi mở nước
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long …”

…mà xông vào lửa đạn, cứu một mảnh Tổ quốc lâm nguy.
Tết con Hổ này, có một người tưởng là dân Nam Bộ mà là Hà Nội gốc, từ trong ấy ra với Hồ Gươm ăn Tết quê hương , ăn lại bát phở Bắc, ngắm lại đào Nhật Tân, trú tạm ở Ô Đông Mác. Đó là nhà giáo về hưu Nguyễn Văn Quí, một chiến sĩ Nam tiến, chiến đấu cho Sài Gòn, bị bắt, bị đày Côn Lôn, ra tù, ở lại miền nóng bỏng ấy lập nghiệp; nhưng vẫn nhớ quay quắt(lời ông Quí ) cái mưa xuân Hà Nội – dù Sài Gòn, Tiền Giang cũng đã thành quê. Thì ra con đường xuôi Nam thiên lý của dân tộc đã thành con đường trong mỗi lòng người, không còn phân biệt Bắc Nam.
Lại nhớ đến một người bạn chia tay nhau trong Hà Nội, anh thành dân Sài Gòn bốn mươi năm qua – nhà văn Thế Phong, con người dùng ngòi bút thách đố với cường quyền Mỹ Ngụy, từng được mời dự tiệc, do một” Tổng trưởng” đích thân gửi thiệp mời; nhưng có phân biệt đối xử quan chức ở một phòng, bàn tiệc có rượu sâm banh; bởi theo anh, quan chức và văn nghệ sĩ chưa chắc đã ai hơn ai, đã mèo nào cắn mỉu nào. Khi rượu sâm banh được mang ra, Thế Phong xắn tay áo, dốc rượu rửa tay mà không thèm uống, và cả phòng tiệc làm theo anh…Con người Hà Nội lịch lãm thành con người Sài Gòn ngang tàng ấy, vào năm Hổ này, cũng viết thư ra Hà Nội, hỏi xem món bún thang với hương cà cuống có còn không; với anh, anh đang đắm mình vào không khí của thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 300 năm ngày sinh của mình; kể từ khi Nguyễn Hữu Cảnh được các Chúa Nguyễn phái vào đất này dựng xây non nước, lúc mà hùm beo rắn rết còn đầy rẫy, rừng lạch ngổn ngang, bùn lầy nước đọng, muỗi vắt kinh người nơi đất mới hoang vu, mỗi người chỉ cần một cái quần xà lỏn ( quần đùi) để cho một rừng phì nhiêu sẽ sinh thành.

                           Thế Phong [ 1932-      ] tấm ảnh T.P. tặng                                                                 Băng Sơn 21/ 3/1954 ở Hà Nội

© Tác giả giữ bản quyền.
- đăng tải ngày 07.10.2010 theo nguyên bản của tác giả
-xin vui lòng ghi rõ nguồn Newvietart.com khi trích đăng lại
.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ