Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

nói chuyện với [nữ nhà văn] nguyễn thị thanh bình / thụy khuê phỏng vấn -- http//thuykhue.free.fr/

tựa chính: Thụy Khuê: 'Nói chuyện với Nguyễn thị Thanh Bình'
http://thuykhue.free.fr/


                           NÓI CHUYỆN VỚI NNVĂN NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
                                                       THỤY KHUÊ



 Quê quán tại Huế, nhà văn Nguyễn thị Thanh Bình là một trong những nhà văn nữ xuất hiện rất sớm tại hải ngoại-- và cho đến nay, chị đã có 5 tác phẩm xuất bản ở nước ngoài. Đó là 'Ờ đời sống này', tập truyện ngắn in năm 1979-- 'Giọt lệ xẻ hai', truyện dài in năm 1971-- 'Cuối đêm dài', cũng là một tập truyện ngắn do An Tiêm xuất bản năm 1993, và 'Trốn vào giấc mơ' là tập thơ do Thanh Vân xuất bản năm 1997.  Tác phẩm mới nhất của Nguyễn thị Thanh Bình là tập truyện ngắn tựa đề 'Dấu ấn', do Văn Mới xuất bản năm 2004.  Hôm nay, Nguyễn thị Thanh Bình nói về hoạt động văn thơ của chị gắn bó với bối cảnh chung của văn học trong = ngoài nước.   --THỤY KHUÊ




                                                                     nguyễn thị thanh bình (USA)
                                                                                             (courtesy of hop luu)


Thụy Khuê: Xin thành thật cảm ơn chị Nguyễn thị Thanh Bình đã nhận lời nói chuyện hôm nay.  Thưa chị, chị là nhà văn thành danh ở hải ngoại đã khá lâu rồi; xin chị nhắc lại cái thời gian đầu, mới viết.  Có phải chị đã được độc giả biết đến qua báo 'Văn' của Mai Thảo; hay một tờ báo nào khác -- và con đường tiếp theo, đã diễn ra như thế nào?

Nguyễn thị Thanh Bình:  Trước tiên, cho Thanh Bình nhân dịp được nói chuyện với chị, xin phép gởi lời chào thân ái đến những bạn văn khắp nơi; đặc biệt là thính giả đài RFI, rất nổi tiếng.  Bây giờ, ngồi đây nhớ lại thuở xa xưa; hình như Thanh Bình cũng không nhớ rõ lắm đâu.  Thật ra, bài viết đầu tiên viết lại ở hải ngoại là một bài tùy bút, đăng trên một tờ báo có thể gọi là đầu tiên; rất đầu tiên ở Cali, tờ Trắng Đen thì phải. Cái thời mà báo chí vẫn còn phải nằm chung với quầy nước mắm, xì-dầu trong các tiệm bán thực phẩm Á đông, cũng là tờ báo ra đời có mặt; chẳng qua chỉ vì muốn làm công việc đăng tìm thân nhân cho mọi người Việt Nam bị thất lạc 4 phương trời lưu xứ, chẳng hạn thời gian không gặp nhau; vì sau chiến tranh. bài viết, Thanh Bình không nhớ rõ là viết như thế nào, nhưng có lẽ chỉ loay hoay trong thứ văn chương hoài niệm kiểu 'xa quê hương, nhờ mẹ hiền', thế thôi.  Nhưng cái tựa, Thanh Bình vẫn còn nhớ , có vẻ hơi ấn tượng là 'Ấn bản xám'-- vì lúc đó nhờ cái tùy bút này mà Thanh Bình tìm lại được cô bạn là Tôn nữ Thu Nga.  Rồi cũng làm thơ vớ vẩn, và đăng đâu đó trên Làng Văn.  Và, nhờ bài thơ nào đó, Thanh Bình bắt lại được tăm hơi của cô bạn thân, là nhà thơ Trân Sa bây giờ.  Dù sao Thanh Bình cũng ghi nhận [được] một điều; là với tấm lòng ưu ái văn chương phái nữ của nhà văn Mai Thảo trong bước đầu; mà Thanh Bình tìm đến với tạp chí Văn.  Có lẽ, Thanh Bình nghĩ rằng sự có mặt của Thanh Bình trên tờ Văn học, tờ báo mà bạn bè vẫn hay gọi đùa là 'phòng triển lãm văn chương hải ngoại'-- thời [kỳ] anh Nguyễn Mộng Giác chủ biên; thời đó, có lẽ có hồi đáp mạnh mẽ hơn.  Con đường tiếp theo vẫn xoay trong những đam mê cố hữu của một người, như chị biết; là đã lỡ 'ghiền' văn chương.  Một khi mình đã 'ghiền' đến 'nghiện' rồi, thì rất khó lòng từ bỏ; có điều là đời sống lưu vong, ai cũng bận rộn, tất bật; nên thời giờ dành cho văn chương cũng phải giới hạn.  Dù sao trong giới hạn, dĩ nhiên cũng có cái vô hạn điên mê của lòng mình; và, chính là những giây phút đó.

    (...)  --  ...  - tạm lược một số chữ; có thể ít hoặc nhiều . (Bt)

Thụy Khuê: Trong những tác phẩm đã xuất bản rồi, tác phẩm nào đối với chị là gần gũi nhất, phản ánh được nhiều điều chị muốn gửi gắm đến độc giả nhất?

Nguyễn thị Thanh Bình: Hình như, vẫn chỉ là hình như thôi; vì chỉ có những tác phẩm mình đang cưu mang bây giờ, là có vẻ gần gũi nhất, gần gũi nhất; phải không chị?  Vì mình đang có nó trong trái tim của mình lúc đó, vào giờ phút đó. Nhưng Thanh Bình hiểu cái gần gũi+ phản ảnh nhất mà chị muốn nói; Thanh Bình hiểu như là một điều gì đó Thanh Bình muốn trao đổi; hay, gửi gắm nhiều nhất; phải không chị? Một vài truyện ngắn mới đây, đặc biệt là 'Giấc mơ của bão' + 'Từ một miền không đáy'; hay là một bài thơ có vẻ đương đại, đăng ở tạp chí Gió Văn.  Ở đó mãi mãi là thế giới mình đang sống. 
 Ở đó, Thanh Bình muốn đưa ra không khí hay thế giới truyện; mà có sự trộn lẫn giữa mộng+ thực; giống như chồng lên mộng, để sống [với] thế giới nửa điên, nửa tỉnh của mình ... 

   (...)

Thụy Khuê: Chị rất xông xáo trong lãnh vực văn nghệ gần 20 năm nay; xin chị cho một cái nhìn chung về tình hình văn học trong nước+ ngoài nước [về] những năm gần đây. Câu hỏi này chia ra làm 2 phần; trước hết, chị là người làm văn nghệ ở hải ngoại, chị nhìn văn học trong nước như thế nào?

Nguyễn thị Thanh Bình:  Đây là câu hỏi rất ý nhị và rất hay; Thanh Bình có nên dè dặt , hay ... ; chắc cũng khó trả lời rốt ráo, vì tính chất bao quát của nó. Có thể nói là nhờ vi tính; hay , vì sự tung chưởng quá thần sầu, của cái gọi là siêu xa lộ thông tin; cho nên văn học trong nước+ ngoài nước gặp gỡ nhau là tuyệt chiêu. Văn học một khi có trao đổi, Thanh Bình nghĩ [là] có hiệu năng+ hiệu ứng.  Thanh Bình lại hay cả tin, nhiều khi thấy có một vài hồi còi báo động; đại khái là có báo động đó, thì mình cũng hơi ...'lên ruột' -- chẳng hạn, vụ 'Hoa thủy tiên' của nhà văn Nguyễn huy Thiệp; ... rồi có hiện tượng mấy nhà văn nữ, như Nguyễn ngọc Tư, Đỗ hoàng Diệu, nhóm '5 Con Ngựa Trời' ... -- đã vậy, lại có sự xuất hiện rất 'trần trụi'của nhóm nhà văn, nhà thơ 'vỉa hè'; lúc nào cũng muốn đi ngược dòng với văn chương chính thống, như: Nguyễn quốc Chánh, Phan bá Thọ; hay Trần tiến Dũng, Lý Đợi, Nguyễn Viện.
[Và] Thanh Bình chú ý đến đội ngũ sáng tác trẻ trung, đa dạng, mới mẻ; như: Bùi hoằng Vị, Nguyễn bỉnh Phương, Nguyễn thị Thu Huệ, Phan Triều hải, ; hoặc là Nguyễn ngọc Tư, Đỗ hoàng Diệu, Phan Huyền Thư, Lynh Bacardy, In sala. (sic).  Phải coi đó là những thành tựu, vì có cơ may chuyển tải được hơi thở rất cần thiết, và cần kíp của mình cho văn học Việt Nam lúc này.  ...

Thụy Khuê: Xin chị một số ý kiến về văn học hải ngoại [trong] những năm gần đây.

Nguyễn thị Thanh Bình: Ở hải ngoại; mấy năm gần đây cũng có báo động về sự 'lạ hóa trong văn chương'; hoặc, có người nói rằng; ở hải ngoại đang được hít thở không khí tự do đủ mọi mặt; nghĩa là tha hồ viết, tha hồ in-- nhưng cũng có ý kiến cho rằng mình vẫn bị những sức ép, hay áp lực lúc viết; những sức ép ở bên ngoài.  Đó là chưa kể chúng ta còn thiếu những nhà phê bình, lý luận có công tâm, phải không chị? Rồi đâu đó, còn thấy những đánh phá, hay có tính cách bôi bác; làm chùn lại những ngòi bút có tấm lòng với văn chương. Điều này, chị cũng rất tâm đắc với Thanh Bình, phải không  ạ?  Điều đáng nói là cuộc sống hàng ngày có nhiều nhu cầu, bận rộn -- nên văn học VN, nói chung; cả trong lẫn ngoài nước-- đều đang[bị] khựng lại rõ ràng. Chưa kể về tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết đương đại; hầu như hoàn toàn bị tê liệt.  Có điều chắc chắn, Thanh Bình vẫn hy vọng đây không phải là sự tê liệt vĩnh viễn.   

Thụy Khuê:  Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn thị Thanh Bình.

[]

Thụy Khuê
thực hiện


Copyright by Thụy Khuê 2006.


http://thuykhue.free.fr/stt/t/NoichuyenThanhBinh.html


                                          Thụy Khuê [ i.e. Vũ thị Tuệ 1944-    ]
(bên phải)
với tác phẩm '
Nhân Văn Giai Phẩm'
(ảnh bên trái là nữ văn sĩ kỳ cựu Thụy An-Hoàng Dân)  -- (courtesy of TRE)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ