Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

hoạ sĩ duy thanh gặp cô em ruột sau 63 năm ly tán, xa cách -- vietbao.online

                                                                                    hoạ sĩ duy thanh [i.e. nguyễn khánh thành 1931-  ]
                                                                                                            (ảnh vương ngọc minh)

     ho sĩ duy thanh gp cô em rut sau
   63 năm ly tán, xa cách


     bài đăng trên VIETBAO.ONLINE


  SAN FRANCISCO, Calif. (VB ) - -   Sau 63 năm ly biệt, hai anh em mới gặp lại nhau: họa sĩ Duy Thanh có một niềm vui choáng ngợp hôm thứ sáu 14-8-2015.

Họa sĩ Duy Thanh, 84 tuổi, nổi tiếng với những nét vẽ độc đáo trong nhiêu thập niên của Miền Nam, hôm thứ sáu đã gặp lại em ruột là bà Nguyễn Khánh Vân tại San Francisco.

Cô Kim Trinh chở mẹ là bà Nguyễn Khánh Vân từ Fountain Valley (Quận Cam) lên San Francisco để gặp người anh của mẹ.

Duyên khởi vì số báo Xuân Việt Báo có đăng nhiều tranh của họa sĩ Duy Thanh, kèm với hình ảnh và tiểu sử.

Một độc giả là cô Kim Trinh đã tới tòa soạn để hỏi. Cho biết rằng, mẹ cô tên là Nguyễn Khánh Vân, có anh ruột tên là Nguyễn Khánh Thành.

Trong gia đình thời 7 thập niên trước là ở địa chỉ 57, đường Trần Quốc Toản, Hà Nội.

Trong nhà họ Nguyễn có 8 anh chị em, bà Nguyễn Khánh Vân là thứ 5.

blank
 trá qua i: bà Nguyễn Khánh Vân, họa sĩ Duy Thanh, bà Trúc Liên (vợ của họa sĩ Duy Thanh). (photo: Vương Ngọc Minh)

Hiện nay, cụ bà Nguyễn Khánh Vân cùng gia đình ở Quận Cam.

Nguyên khởi vì cụ bà bỏ trôn khỏi nhà từ 63 năm trứớc, vì thuận tay trái; mà mẹ bắt phải làm mọi thứ bằng tay phải, làm không đươc là bị đòn.

 Cụ bà Nguyễn Khánh Vân, lúc đó là một thiếu nữ mới lớn, chịu không nổi, nên bỏ nhà trốn vào năm 1952.

Khi chia đôi đất nước năm 1954, cô Nguyễn Khánh Vân theo dòng người vào Nam, nhưng vẫn nghĩ là toàn gia đang còn kẹt ở Miền Bắc.

Cô Nguyễn Khánh Vân không hề biết rằng người anh Nguyễn Khánh Thành cũng đã vào Nam, đang hoạt động ngành hôi họa với tên là họa sĩ Duy Thanh.

Cô Kim Trinh đọc báo Xuân Việt Báo, mới hỏi mẹ, và tới tận tòa soạn Việt Báo, nhờ liên lạc với người anh là Nguyễn Khánh Thành.

Nhà văn Nhã Ca liên lạc với họa sĩ Duy Thanh, và mới sắp xếp để cô Kim Trinh đưa mẹ là cụ bà Nguyễn Khánh Vân lên San Francisco tìm hoạ sĩ Duy Thanh.

Nhà văn Nhã Ca nhờ nhà thơ Lưu Hy Lạc (tức Vương Ngọc Minh), đưa hai mẹ con bà Nguyên Khánh Vân tới tận nhà của họa sĩ Duy Thanh.

Khi cửa mở, hai vị lão niên ôm nhau, cụ bà Nguyễn Khánh Vân khóc, trong khi họa sĩ Duy Thanh an ủi. Lúc đó là 12 giờ trưa thứ sáu 14-8-2015.

Họa sĩ Duy Thanh cũng kể rằng không hiểu sao mẹ lúc đó kỳ thị cô em Nguyễn Khánh Vân, tới nỗi cô phải trốn khỏi nhà.

Nhà thơ Lưu Hy Lạc đã đưa nhiều hình ảnh họa sĩ Duy Thanh gặp lại em sau 63 năm lên Facebook.

Điều bùi ngùi là, hai anh em cùng ở Sài Gòn từ 1954 tới 1975 mà không biết để tìm lại nhau.

(trích từ VIETBAO.ONLINE)


--------------------



related article




Người thương binh Liên khu/ Thế Phong
mang giấy phép của Nha Thông tin Nam Việt cấp Txb 354 ngày 26/4/ 1955 .( khi đó tác giả đang còn lá tùy viên báo chí tổng trưởng thông tin Việt Nam, giám đốc Phan quang Bổng ký 'giấy phép khống cho tay tùy viên báo chí 'sính văn chương'. 

trang 2  ghi lời tặng: 'cảm ơn NG. BÍCH V ...
và anh NG. ĐỨC QUỲNH
                      P.

-  người nữ được tặng là công chức bộ Thông tin tuyên truyền Việt Nam, thời tổng trưởng Phạm xuân Thái trong nội các  thủ tướng Ngô đình Diệm. Chính cô là người đã đưa ông anh ruột  mới di cư từ miền Bắc vào gặp tôi;  tại nơi làm việc của tùy viên báo chí bộ.  Gặp nhau rồi, nhận ra đó là họa sĩ Duy Thanh, có tên thật Nguyễn khánh Thành- -  hiện anh đang ở với bà mẹ+ các em;  tại lầu 1 dãy nhà chung cư trên đường Pasteur-- tầng trệt là rạp chiếu bóng Les Tropiques, chủ nhân là luật sư Nguyễn hữu Châu, anh rể bà Trần lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô đình Nhu trong nội các thủ tướng Ngô đình Diệm.

 Tôi  tới nơi này nhiều lần; lấy cớ đến thăm anh ruột cô;  thưc ra là đến thăm cô--người nữ mà tôi đã chót có cảm tình đặc biệt-- giờ này tôi không còn nhớ là đã, hay chưa nói thành lời với nàng?  

Và, sau  khi  trưng cầu dân ý, truất phế Bảo Đại; thủ tướng Ngô đình Diệm trở thành tổng thống; cải tổ nội các , đưa ông Trần chánh Thành lên thay ông Phạm xuân Thái ; chúng tôi đều bị 'đá đít  khỏi nơi đây-- và; riêng tôi không còn cơ hội gặp lại người nữ từng  được ghi tặng trong cuốn sách kia nữa.

Và, giờ này đây; tôi đang tự lục vấn, "người nữ trong văn chương  của tôi từ hơn 60 năm xưa;  liệu có phải  " cụ bà Nguyễn Khánh Vân khóc, trong khi họa sĩ Duy Thanh an ủi..." 

THẾ PHONG
Saigon, 03/ 05/ 2017




0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ