về họa sĩ nguyễn đỗ cung [1912- hanoi 1977] -- blog phan nguyên
Friday, 19 August 2016
Nguyễn Đỗ Cung (1912 - 1977)
Nguyễn đỗ Cung
(1912 - 1977) Hà Nội
Hưởng thọ 65 tuổi
Họa sĩ
tiểu sử
Nguyễn đỗ Cung sinh tháng 2 năm 1912 và mất ngày 22-9-1977 tại Hà Nội, quê ở Xuân Tảo, Từ Liêm, Hà Nội, cha là cụ tú Nguyễn đỗ Mục - một nhà nho yêu nước hoạt động trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
Nguyễn đỗ Cung tốt nghiệp khóa 5 (1929 - 1934) Trường Mĩ thuật Đông Dương.
Ra trường, ông mở xưởng tranh sơn mài, sau nhượng lại cho hoạ sĩ Nguyễn gia Trí.
Trước Cách mang tháng tám (1945), ông dạy vẽ ở nhiều trường tư thục tại Hà Nội và Huế, từng làm Tổng thư kí Hội Khuyến khích Mĩ thuật và Kĩ nghệ (SADEAI)
Khi toàn quốc kháng chiến (1946), Nguyễn đỗ Cung tình nguyện tham gia đoàn quân Nam tiến.
Năm 1949, Nguyễn đỗ Cung chuyển ra miền Bắc công tác ở Tiểu ban Văn nghệ trung ương.
Năm 1954, khi hoà bình lập lại, Nguyễn đỗ Cung mới có điều kiện sáng tác những tác phẩm cỡ lớn. Ông lấy hình tượng người công nhân sản xuất làm đối tượng phản ánh trong các tác phẩm của mình, ví dụ như các bức tranh: Học hỏi lẫn nhau (1960), Công nhân cơ khí (1962).
Năm 1976, Nguyễn đỗ Cung hoàn thành bức sơn dầu Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi.Tác phẩm này giành được giải nhất trong Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc năm 1976 và được lưu giữ trong Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.
Nguyễn đỗ Cung còn là một nhà nghiên cứu nghệ thuật. Ông có nhiều bài viết về nghệ thuật phương Đông và phương Tây, đặc biệt là mĩ thuật cổ Việt Nam.
Ông là viện trưởng đầu tiên Viện Nghiên cứu Mĩ thuật, đồng thời cũng là người có công đầu trong việc xây dựng Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.
Ông còn là đại biểu Quốc hội khoá I của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
giải thưởng
giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996.
Huân chương Lao động hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến hạng Ba
tác phẩm
Du kích La Hai tập bắn (1947)
Làm kíp lựu đạn
Du kích La Hai (bột màu 40x50) -
Khai hội
Học hỏi lẫn nhau (1960)
Công nhân cơ khí (1962)
Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi
Cổng thành Huế
Cổng làng (bột màu)
Từ Hải (khắc gỗ màu)
Vẽ tranh bìa cho tập 'Xuân thu nhã tập'.
Cây chuối
trở về
Chân Dung Văn Nghệ Sĩ
Danh Sách Tác Giả
Emprunt Empreinte
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ