www.vanchuongviet.org/
thái tuấn 1918- saigon 2007
đặng tiến
thái tuấn : những ngày cuối ở hẻm 150/ ... /...
lý chính thắng , quận 3, tp. hcm.
chỉ tiếc chưa có dịp trò chuyện với các họa sĩ trẻ về hội họa. "
Trên đầu giường của ông , có một bức tranh sơn dầu lớn; đó
là bức tranh dành tặng KIM, cháu đích tôn của ông. (...)
Im lặng một lát, ông nói,
" hội họa của tôi là hội họa của hoài niệm ."
trích' Những gương mặt/ những cấu thơ/ Ý NHI
(nxb Văn nghệ tp. HCM, 2008)
Họa sĩ Thái Tuấn qua đời lúc 13 giờ ngày 28 tháng 9 năm 2007 tại tp. HCM, là một khuôn mặt tiêu biểu cho nền hội họa Việt nam.
Anh nhập viện cách đây mấy hôm, vì bệnh phổi lâu năm; đã được các bác sĩ bệnh viện Đại học Y Dược chăm sóc, nhưng vào tuổi 90, anh không còn sức vượt qua bạo bệnh.
Trước đâ, năm 2005, vào đúng ngày sinh nhật 88 tuổi [theo âm lịch], anh phài vào viện cấp cứu tại Orléans; nơi anh sinh sống với con cái, từ 1984 -- ngày sang Pháp theo diện đoàn tụ gia đình. Tử Orléans năm ấy, anh đã gửi tranh về làm bìa cho áo xuân trong nước.
Đúng vào ngày Nô-en, anh quyết định về Việt nam an dưỡng tuổi già; và năm rồi, đã triển lãm 16 bức sơn dầu lớn, mới vẽ xong tại quê nhà. (tại phòng tranh Tự do, tp. HCM).
Ngoài lớp bạn bè cùng lứa tuổi với anh, hiện nay còn lác đác [như] lá mùa thu; giới văn học nghệ thuật Việt nam đã quan tâm đến tài năng, ý chí + cảnh ngộ của anh.
Thái Tuấn tên thật là Nguyễn xuân Công, sinh ngày 11-9-1918 tại phố hàng Bông Thợ Nhuộm (Hànội) trong một gia đình công chức khá giả, thân phụ làm kiểm lâm -- anh là đồng tuế+ đồng môn với họa sĩ Nguyễn tư Nghiêm. Có học trường cao đẳng Mỹ thuật Gia định; và, theo lớp dự bị tại trường cao đẳng Mỹ thuật Hà nội; cùng khóa với Phan Tại, Đặng thế Phong, khoảng 1938-1940 -- rồi bỏ dở.
Thời chiến tranh chống Pháp, Thái Tuấn về sống ở quê ngoại Thanh hóa; vẽ tranh cổ động, quảng cáo -- và, [giao thiệp] với nhiều nhà văn Kháng chiến, như Thanh Châu,Quang Dũng, Hồ Dzếnh, Nguyễn Tuân . Sau hiệp định Genève 1954, anh di cư, thẳng từ Thanh hóa vào Sàigòn; sống bằng nghề vẽ quảng cáo, trang trí.
Mãi đến khoảng 1956- 1957, anh mới thật sự vẽ tranh sơn dầu nghệ thuật; dùng bút danh Thái Tuấn. Cùng với các họa sĩ di cư khác; Ngọc Dũng, Duy Thanh, Tạ Tỵ; Thái Tuấn góp phần xây dựng nền hội họa hiện đại tại Sài gòn -- thời đó; được xem như có tham vọng làm một thủ đô văn hóa tại miền Nam.
Riêng Thái Tuấn thường viết lý luận về hội họa + mỹ thuật trên các tạp chí Sáng tạo, Bách khoa, Văn; bài viết của anh ít tính cách kỹ thuật + chuyên môn; [nhưng] phổ quát, giúp nhiều độc giả làm quen với hội họa. -- [sau những bài ấy được tập hợp lại, in thành sách Câu chuyện hội họa. (Cảo thơm xuất bản , Saigon 1967).
Những cuộc triển lãm cá nhân vào những năm 1958, 1970-, 1973 được dư luận đánh giá cao về nghệ thuật + thương mãi.
...
Tiếng Pháp gọi [Thái Tuấn] là artiste-peintre; chất artiste nhiều hơn chất peintre; anh là nghệ sĩ hơn là họa sĩ -- [hoặc,] là thi sĩ vẽ tranh, như một Vương Duy thời Đường, cõ lẽ đúng. ... Mỗi bức tranh Thái Tuấn, dù hoàn tất và toàn bích [đi nữa] vẫn còn là nỗi chờ mong -- thiếu vắng. Đó là ac1ch đọc những khoảng mông mênh trong tranh Thái Tuấn: 'những trời thu xanh ngắt; quạnh vắng chiều sông; nắng chia nửa bãi; để mộng tàn lây; nhớ nhà châm điếu thuốc ...'; một khoảng không gian tư lự, u hoài-- và, mơ ước mùa xuân chưa đi, mùa thu chưa đến.
'Đời Thái Tuấn là bức tranh duy nhất + dở dang; vẽ hoài chưa xong một vạt tơ trắng, một tà nắng lụa.'
Giới phê bình thường nhận xét: tranh hiện đại, tây phương của Thái Tuấn vẫn giàu chất Á đông+ dân tộc. Thật ra, anh không mấy chủ tâm vào truyền thống, trường phái; hay, dân tộc tính -- thậm chí trong thời kỳ sáng tác dồi dào nhất, [là] những năm 1960-1970 ; [thì lại] hờ hững với dân tộc, định hình trong biên giới+ lịch sử.
Sau này, từ năm 1984 ra nước ngoài; ở tuổi xế chiều, anh mới hoài vọng về cảnh nông thôn+ nông dân Bắc bộ, hồi đầu thế kỷ trước.
và, đề tài quê hương [lúc này] mới rõ nét, như một ám ảnh.
Ngày nay; nhiều người đòi hỏi bản sắc dân tộc trong nghệ thuật, với những luận điệu có khi thô thiển. Để lý luận khách quan hơn; ta thử đối chiếu [qua] một đề tải tương tợ: nghệ thuật+ tôn giáo.
Nhà văn công giáo thuần thành Jacques Maritain trong sách Nghệ thuật+ Kinh viện, đã nhắc nhở các nghệ sĩ :
' nếu anh dùng nghệ thuật để phụng vụ đức tin; hay, dùng tín ngưỡng để phục vụ nghệ thuật -- thì; hoặc là anh làm hỏng tranh; hoặc, là anh làm rối đạo.'
chuyển lý luận ấy sang chuyện dân tộc, cũng vậy thôi. Maritain càng nói rõ; 'trên lý thuyết , nghệ thuật là siêu thời gian + không gian' . (supra tempus, supra locum).
Nhưng trong thực tế, 'nghệ thuật do đề tài+ cội rễ thuộc một thời đại+ một xứ sở. Những tác phẩm toàn cầu nhất, nhân đạo nhất; đều mang rõ rệt dấu ấn của tổ quốc' . (Jacques Maritain/ Art et Scholastique, nxb Louis Rougart, Paris).
...
Nếu ai cho tôi một từ; chỉ một từ thôi trong tiếng Việt; để mô tả tranh Thái Tuấn-- tôi sẽ xin chữ 'thơ-mộng'; nếu là tiếng hán-việt, tôi sẽ dùng chữ 'hoài vọng'. ...
...
Hôm nay, giờ này; niềm lặng im bỗng bật thành tiếng khóc.
Những Dòng sông cũ, vĩnh biệt Thái Tuấn.
Orléans, 20-10-2007/viết lại--
26-9-2011 cho ngày giỗ Thái Tuấn
.
ĐẶNG TIẾN
tổ chức tại nhà anh Kỳ, con trai thứ của Thái Tuấn
ở hẻm đường Lý chính Thắng, quận 3/tp.HCM.
trái qua:
họa sĩ lê triều điển -- nữ thi sĩ ý nhi -- thế phong
(anh Kỳ gửi tặng ảnh)
đặng tiến [1940- ] (phải) + thế phong [1932- ]
do nhà báo nguyễn quốc thái [ 1943- ] (giữa) giới thiệu
(đào hoa nữ chụp/ ở triển lãm sách tại khu du lịch bình qưới, năm 2000).
tác giả bài viết ghi 'thư tịch':
- Thái Tuấn, Câu chuyện hội họa (nxb Cảo thơm, Saigon 1967 /tái bản ở tp. HCM năm 2006).
- Thái Tuấn: Tuyển tập tranh + tiểu luận (nxb VAALA, California1996).
v.v...
- ... - tạm lược một số dòng, có thể ít; hoặc, nhiếu. (Bt)
www.vanchuongviet.org/
thái tuấn [i.e. nguyễn sinh công 1918- saigon 2007]
(chân dung tự họa -- internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét