tựa chính:
ngọc tự: lão dương_ dê húc càn đã khuất bóng
http://t-van.net/
'vĩnh biệt tác giả 'vĩnh biệt phượng'
& giã từ các bạn cải tạo viên ở các
trại giam phan đăng lưu + khám chí hòa'
hồi ức: ngọc tự
(...)
Một ngày tháng 5/ 1985, công an trại giam Phan đăng Lưu chuyển tất cả anh em chúng tôi sang [khám] Chí hòa. Từ lúc ngồi chờ ở trên sân; rồi trên chuyến xe vận tải suốt lộ trình di chuyển; chúng tôi đã vui mừng, vì được gặp nhau cả năm trời xa cách. Đủ thứ chuyện trò hàn huyên không dứt.
Thỉnh thoáng anh Dương hùng Cường [bút danh khác: Lão Dương+ Dê Húc Càn] lại nheo mắt nhìn tôi, cười cười. [Ca sĩ_luật sư ] Duy Trác thăm hỏi ít câu; rồi cũng chỉ cười mím chi, chứ không nói gì nhiều.
Tôi nắm tay nhẹ bàn tay Nhạn; định nói một điều gì đó, [như] để động viên tinh thần; nhưng khi nhìn vào đôi mắt đầy tự tin+ nụ cười nhẹ thật tươi vui ; tôi hiểu ngay việc này không [còn] cần thiết.
tác giả phóng sự tiểu thuyết nổi tiếng 'Vũ nữ Saigon' (pre 1975)
(ảnh: internet)
Anh Hoàng Hải Thủy thì khóai trá; bào rằng: 'đã có lần muốn nhờ [tay] cán bộ vẫn hay hỏi cung, cho anh được gửi cái răng vàng về nhà; để ở nhà có thể bán đi mà chi dùng cho đời sống.' [Cán bộ quản giáo không chấp thuận; và,nói, 'như vậy gia đình sẽ hô hoán [cải tạo viện] bị đánh đến gãy cả răng; rất khó lòng mà giải thích'.
Tôi nhớ, có lúc anh Doãn quốc Sĩ (sic) * đến đứng sát bên cạnh; kể việc cơ quan an ninh CS đề nghị viết bản kiểm điểm, phải thành khẩn nhận hết tội lỗi; đồng thời cam kết, sẽ không bao giờ còn chống đối gì nữa ; thì được khoan hồng; và, mọi người trong vụ án đều sẽ được về sớm; cũng như hồ sơ xuất cảnh đoàn tụ không bị chẫm trể, trở ngại [nữa] . Họ nói: 'anh nên nghĩ tới những người còn trẻ trong vụ án+ gia đình những người này nữa'. Tuy vậy, anh đã thẳng thừng từ chối; khẳng định: 'dù ngày mai lên đường để đi; hôm nay có điều gì bày tỏ thì vẫn lên tiếng như thường'.
Anh thanh thản hỏi tôi : 'chắc hẳn tôi cũng đồng ý như thế'.-- 'vâng' , tôi trả lời.anh.
Mấy năm sau, đầu năm 1989; tôi + anh Duy Trác đến thăm anh + anh Hoàng hải Thủy [ở] trại Z30A; ngồi trò chuyện ở khu tiếp tân, anh Sĩ nắm tay tôi, ôn nhắc vài chuyện cũ. Thật điềm đạm, tư tốn thường thấy nơi anh; anh lại kể chuyện việc ông Chế Lan Viên từng gọi anh là 'thằng này, thằng kia'; vì đã mấy lần 'chiêu hổi' anh mà không thành công. ...
Đầu 2007, gia đình tôi vừa sang định cư ở Houston, anh Duy Trác + vợ đưa chúng tôi lên vùng North thăm anh chị Sĩ; lúc ấy đang ở với gia đình người con trai lớn.
Anh Sĩ nhận ra tôi ngay.
[Nhìn anh] vẫn còn dáng vẻ khỏe mạnh; [dường như] đã có dấu hiệu 'hơi lẫn' rồi.
[Chẳng hạn,] chỉ một lời hỏi thăm y như nhau; thế mà trong suốt câu chuyện từ lúc ở nhà đến khi ngồi trên xe để cùng đi ăn... chừng khoảng 2 tiếng đồng hồ; anh Sĩ đã lập lại tới 6, 7 lần. Năm ấy anh Doãn quốc Sỹ đã ngoài 80 rồi, còn gì . Sau khi chị Sĩ mất được ít lâu [2011] , anh Sĩ sang ở hẳn bên Cali -- bên đó, có gia đình người em gái+ nhiều gia đình các con của anh.
---
* Doãn quốc Sỹ [đúng tên , phải viết Y dài] sinh 1923 tại Hạ yên quyết, ngoại thành Hà nội- ]. Vợ , là con gái nhà thơ châm biếm hàng đầu thời tiền chiến, Tú Mỡ . [Hồ trọng Hiếu 1900- hanoi 1976] . Ông Hồ trọng Hiếu vốn là quan phán tòa Sứ thời Tây, lại giỏi làm thơ trào lộng hàng đầu , trong nhóm Tự lực văn đoàn; ở lại với Kháng chiến từ những năm đầu, cho đến ngày cuối, Kháng chiến thành công; về giải phóng thủ đô Hà nội (20/7/1954).
Theo nhà văn nhà văn Tô Hoài [1920- 2014 ] kể lại :Doãn quốc Sỹ khởi sự viết văn cùng thời với ông, đó là một truyện ngắn,lấy mẫu người con gái của Tú Mỡ làm đề tài -- sau này là vợ Doãn quốc Sỹ.' -- với Dõan quốc Sỹ ; lại không phải vậy', " ... bà nhà tôi là con gái thứ 3, theo thứ tự, nàng Hồ thị Thảo.." ( báo Người Việt/ USA).
Khi bố vợ qua đời, Doãn quốc Sỹ đang ở trại cải tạo Z 30A, mẹ vơ dự định đi thăm con rể, bèn rủ em ruột của con rể, là Doãn Nho (trung tá nhạc sĩ VNDCCH) cùng đi; nhưng, Doãn quốc Sỹ chỉ gặp mẹ vợ; lại không nhìn thấy mặt cậu em ruột mình đến trại Z30 A. (Bt)
tú mỡ [i.e. hồ trọng hiếu 1900- hanoi 1976]
"... nhà thơ trào phúng Tú Mỡ- Hồ trọng Hiếu
có 8 người con; mà, cụ kể ra trong câu thơ:
" 5 trai, 3 gái; 8 tên:
Trung-- Hiền --Thảo-- Dũng--Hùng-- Chuyên-- Vỹ-- Cường"
-- bà nhà tôi [vợ Doãn quốc Sỹ]
là con gái thứ 3, trong thứ tự-- nàng Hồ thị Thảo.
Tôi và bà xã tội quen nhau qua sự mai mối của cô em ruột
của tôi, là Doãn thị Chừng..."
(diễn văn của nhà văn Doãn quốc Sỹ,
đọc tại hội trường báo
NGƯỜI VIỆT(Cali) --( 6/7/2013).
trái qua: chế lan viên+ tú mỡ + nữ phóng viên Pháp
đang phỏng vấn nhà thơ trào lộng Tú Mỡ
trong ATK (an toàn khu)
(ảnh : internet)
'thằng này, thằng kia';
vì đã mấy lần chiêu hồi anh, không thành công ...'
(ảnh: internet)
Quay sang Lý Thụy Ý nhìn tôi; như định trao đổi một điều gì; tự nhiên buột miệng, nói vơi với Lý Thụy Ý, 'có lẽ đã lến lúc trả ông Ch. về với gia đình'. Cô bạn [đồng tù] đã cười vui; đưa ngón tay ngoéo với tôi , không chút ngập ngừng; như thể đã có sẵn quyết định ấy từ bao giờ rồi.
Một con người tải hoa, nhan sắc; thật sôi nổi + lãng mạn -- làm thơ, viết văn, nổi danh sớm; từ dạo giữ trang [Văn nghệ Kaki] báo Văn nghệ tiền phong, cả 7, 8 năm. -- nhưng 'chuyện tình cảm, thì Lý Thụy Ý lại thật nhiều truân chuyên, sóng gió'.
Việc giao thiệp, quen biết với ông họa sĩ Phạm D.Ch...[của] nhiều ngày tháng rong chơi sau này; khi Sài gòn đã đổi tên, cũng là một trường hợp xì xào, điều tiếng nhỏ to. Tôi không để ý sự riêng tư của người khác, (sau được người bạn thân quen với gia đính ông Ch. kể lại) -- [ thời gian mà ông Ch. dan díu với Lý Thụy Ý; thì] gia đình này đã chịu nhiều sóng gió xào xáo.
Có lẽ, cái ngoéo tay với tôi lần ấy đã mạnh dạn kết thúc hẳn tháng ngày phiêu lãng bềnh bồng; để rồi, sau này khi đã thành án; được đi lao động ở trại Bố lá; Lý Thụy Ý bắt gặp được mối chân tình thật đẹp với anh Việt, anh chàng kỹ sư cơ khí người miền Bắc; đầy nghệ sĩ tính; cũng bị đi lao động cải tạo, bời vướng vào vấn đề liên quan đến kinh tế gì đó, nơi chỗ anh ta làm việc.
Và khi ra lại ngoài đời; 2 đứa con của tình yêu tuyệt vời này đã cùng nhau vượt qua biết bao khổ nhọc, cơ cực+ cay đắng; cuối cùng đạt được nỗi vui sướng tràn đầy hạnh phúc, trên mọi khía cạnh.
...
lý thụy ý [ i.e, lê thị phước lý 19 xx- ]
(ảnh: internet)
***
Sang tới khám Chí hòa, anh em chúng tôi bị phân tán mỗi người một phòng giam khác nhau; ở mấy tầng lầu khu ED.
Anh Dương hùng Cường bên phòng 7; tôi, phòng 8. Tuy sát cạnh vách; nhưng chỉ nhìn thấy nhau qua khoảng cách, một người từ sau chấn song sắt trên phòng giam -- một người đứng phơi nắng dưới sân; khi được luân phiên xuống tắm giặt hàng tuần, tại hồ nước ở góc sân, tầng trệt. Thỉnh thoảng được cho ra ngồi ngoài hành lang, ngay trước phòng giam để thay đổi không khí; dù có thật gần, nhưng chúng tôi chỉ chuyện trò với nhau dăm, 3 câu ngắn ngủi.
Những ngày tháng ở đây; có lẽ còn ngột ngạt, tù túng hơn bên [trại giam] Phan đăng Lưu; vì cũng nhiều thành phẩn đa dạng khác nhau; không như những năm tháng trong các trại cải tạo -- chỉ toàn là anh em huynh đệ chi binh một thời.
Ngày ngày, mấy chục con người cứ phải quanh quẩn, chen chúc nhau trong căn phòng tù túng, chật chội, nóng bức. Chiếm số đông là thành phần có dính dáng đến chuyện vượt biên; như các người đầu mói tổ chức, đám thanh niên dân chài vùng Vàm láng (Gò công), bến Ba đình (Bà rịa-Vũng tàu) -- là những tay lái ghe, tắc-xi chuyên nghiệp; hoặc, mấy tên can bộ công an ngoài Cần giờ Duyên hải bán bãi ...
Cũng may trong phòng giam còn có những người khác nữa; đã bị bắt, vì liên quan đến nhiều sự việc; hoặc, các tổ chức, hoạt động chính trị, rất sôi nổi , vào thời gian ấy. ...
... một nhạc sĩ Châu Kỳ lúc nào cũng thảnh thơi, tự tại; luôn có nụ cười tươi vui trên môi; bị bắt, vì sáng tác các bản nhạc [bị] chế độ cho là phản động. ...
Có những nhà tu hành, như mục sư Hồ hiếu Hạ [1942- ] (quản nhiệm nhà thờ Tin lành Trần cao Vân) , mục sư Nguyễn hữu Cương (nhà thờ Tin lành An đông); đại đức Thích Giải Thắng (một ngôi chùa ở Nhà bè), đại đức Thích Không Tánh (chùa Liên trì/ An khánh/ Thủ thiêm) , anh Nguyễn hồng Quang (người Quảng ngãi) ra tù it lâu, trở thành mục sư hệ phái Memonite) . ...
***
Một buổi sáng sau tết Nguyên đán 1986; đâu đó khoảng 2 tháng ; anh Lâm vị Thủy là y tá của trại-- anh đến trước cửa phòng giam; rổi gọi tôi ra sát song sắt; anh báo tin bác Nguyễn Hoạt [nhà báo Hiếu Chân] đã mất vào đêm qua; vì cơ thể quá suy nhược, kiệt quệ. Bác Nguyễn Hoạt ở phòng 11, tầng lầu. Nghe được tin này, tôi thật bàng hoàng, lặng cà người.
Tôi nhờ anh Thủy báo tin cho anh Dương hùng Cường, phòng bên cạnh.
Hai hôm sau, anh Lâm vị Thủy cho biết thêm: gia đình bác Nguyễn Hoạt đã đưa linh cữu về , đem đi hỏa táng.
( anh Lâm vị Thủy dạy Việt văn tại các trường tư thục ở Sài gòn; và cũng là người làm thơ, với những câu thơ đẹp -- từ dạo 1964-- tôi còn thuộc :
Muốn làm cây thành phố
không ai làm chim cho
Muốn làm ga xóm nhỏ
tàu ai qua bây giờ
sau 1975, anh Lâm vị Thủy vẫn tiếp tục đi dạy; và bị bắt lần ấy, vì liên quan đến việc' có lời phê + chữ ký trong các học bạ mà học trò đã làm giả; để thi nộp hồ sơ thi tốt nghiệp; sau bị phát giác. Vào khám Chí hòa, anh được cử làm y tá, hàng ngày đi phát thuốc cho người ốm đau tại các phòng giam. Thỉnh thoảng, anh hay chuyện trò vặt vãnh với tôi;mỗi khi ghé đến cửa phòng giam ... [tội] của anh không phải ra tòa; chỉ đi trại lao động vài năm; rồi được tha về).
sao em không về làm chim thành phố/ lâm vị thủy
(thư ấn quán tái bản ở hoa kỳ/ bìa sách: internet)
(lâm vị thủy qua đời ở tp. hcm, anh em 'cột chèo' với
cựu đại úy phan thế hùng (bút danh châu trị)
- cả 2, có anh vợ, là cựu thiếu tá (VNCH) đinh thành
tiên (thi sĩ tô thùy yên, hiện ở mỹ).
Bác Nguyễn Hoạt bị bắt sau anh em chúng tôi, có lẽ khoảng vài tuần; bị biệt giam bên khu B với tôi, nhưng khác dẫy. Một hôm bác nhắn tôi kiếm cho ít thuốc lào, qua cô nữ tù làm lao động bên ngoài. Tôi nhờ lại cô này việc ấy; vì hàng ngày cô đều xuống nhà bếp lấy cơm ; và, dễ dàng xin từ mấy người tù nam.
Bác Hoạt nhắn lời cám ơn tôi, thật đúng là 'của người phúc ta'. Thế rồi không biết họ chuỷn trại, đưa bác sang khám Chí hóa khi nào; nhưng chắc chắn là, trước lần chuyển tất cả anh em chúng tôi. ...
Bác Nguyễn Hoạt ở cùng khu vực cổng xe lửa số 6; phía bên kia, gần xóm đạo Bùi Phát. Khi tôi về; hàng năm rất đều đặn đem đồ lễ sang nhà, thắp nhang; dự bữa giỗ thanh đạm với bác gái+ thêm vài người họ hàng .
Mới năm rồi, tôi được tin bác Nguyễn Hoạt (gái) đã từ trần; bác gái thật đôn hậu, nhỏ nhẹ, hiền lành, đúng vẻ một người phụ nữ chân quê mẫu mực của đồng bằng Bắc bộ.
[Nhớ đến bác Nguyễn Hoạt, không thể quên], 'bác là một nhà văn, nhà báo lão thành, một cán bộ Việt nam quốc dân đảng kỳ cựu; ở phút cuối đời buồn thảm, lặng lẽ quá!' ... []
---
* (...) - tạm lược. ít; hoặc, nhiều dòng. (Bt)
ngọc tự
cựu trung úy Kq (VNCH)+
biên tập viên báo Lý tưởng Kq).
http://t-van.net/?p=28095
ngọc tự (giữa)
(ảnh chụp ở saigon, cuối năm 2000)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét