Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

lý thụy ý với thi tập kinh tình yêu / bài viết: hồ nam (100 khuôn mặt văn nghệ sĩ, đất sống xuất bản, 2006)

'lý thụy ý viết kinh tình yêu'/ hồ nam
100 khuôn mặt văn nghệ sĩ, đất sống/ usa, 2006


             lý thy ý vi thi tp kinh tình yêu
                                                      bài viết: hồ nam


                                             lý thụy ý   [i.e. nguyễn thị phước lý 1947-    ]
                                                                               (courtesy photo: newvietart.com)


-...lý thụy ý không chỉ qua mặt thơ người yêu, chiến sĩ mũ đỏ của Lệ Khánh; mà, còn qua mặt những nữ thi sĩ người Huế nổi tiếng bấy giờ, như : Minh Đức- Hoài Trinh, Hoàng Hương Trang, Nhã Ca ...

- ... Lý Thụy Ý đang bay bổng trên bầu trời văn nghệ miền Nam, ngôi sao Lý thụy Ý đang lấp lánh sáng ngời; và, còn hứa hẹn sáng hơn nữa; thì, ngày 30 ...     

-  ... nữ nhân viên tòa báo bị bỏ lại ở Saigon, cùng bị tập trung học tập với các nhà báo, nhà văn Saigon khác: Thanh Vân- Nguyễn duy Nhường, Doãn quốc Sỹ, Thanh Thương Hoàng, Lỳ Đại Nguyên, Hoàng Hải Thủy, Dương hùng Cường, Trần ngọc Tự , v.v... -- sau, nữ nhà báo được trả tự do... và là tác giả tiểu thuyết 'Ngọc lai', ký tên Lý thụy Ý .

-  ... Lý thụy Ý táo bạo đùa rỡn với ngôn ngữ, 'cợt nhả' với cả thiên đàng lẫn thánh nữ ...; vì, Lý thụy Ý 'tìm thấy thiên đường trong tình yêu hạ giới.'


Cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, có một có gái Huế ở Saigon không chấp nhận lối sống qua ngày ; lối sống điệu đàng, đã lao vào cuộc sống sôi nổi, sống bão táp, làm thơ viết văn; trong khi một cô gái Huế khác ở Đà lạt -- bút danh Lệ Khánh làm thơ cho người yêu là chiến sĩ mũ đỏ -- thì cô gái này; có tên thật là Lý thụy Ý làm thơ cho người yêu; chiến sĩ mũ nâu'. [VNCH]

Thơ cho người yêu chiến sĩ mũ nâu của Lý thụy Ý; đã không chỉ qua mặt thơ người yêu chiến sĩ mũ đỏ của Lệ Khánh; mà, còn qua mặt thơ của những nữ thi sĩ người Huế lúc bấy giờ đang nổi tiếng, như; Minh Đức-Hoài Trinh, Hoàng Hương Trang, Nhã Ca ...

Lý thụy Ý không chỉ làm thơ; còn viết báo, viết văn-- và cô đã có [sẵn] tờ báo nhà, tuần báo Văn nghệ tiền phong.(*)
---
*  chủ nhiệm Hồ Anh (Nguyễn thanh Hoàng) có một bé trai 'ngoài luồng' với nữ nhân viên tòa báo. Sau 1975 báo tục bản ở Hoa Kỳ , chủ nhiệm cũng qua đời ở Mỹ. Nữ nhân viên tòa báo bị bỏ lại  ở Sài gòn, cùng bị tập trung học tập cải tạo, với các nhà báo, nhà văn Saigon khác:  Thanh Vân-Nguyễn duy Nhường, Doãn quốc Sỹ, Thanh Thương Hoàng, Lý Đại Nguyên, Hoàng hải Thủy, Dương hùng Cường,  Trần ngọc Tự,  v.v ...; Sau, nữ nhà báo ấy được trả tự do; về sống tại tp. HCM,  lập gia đình với một kỹ sư ở Hà nội vào Sài gòn lập nghiệp; và, là tác giả tiểu thuyết 'Ngọc lai', ký tên Lý thụy Ý. (Bt) 

Văn của Lý thụy Ý là thứ văn thơ hiện thực, thứ văn dồn dập hơi thở của cuộc sống; nhất là cuộc sống của những cô gái thời chinh chiến, những cô gái hậu phương; trước bao cám dỗ; và dồn nén ẩn ức.  Có lúc tiểu thuyết đăng báo từng kỳ của Lý thụy Ý khá đắt khách, đông người đọc; đến độ báo chí tranh nhau đăng, Lý thụy Ý viết không kịp.  Tiểu thuyết của Lý thụy Ý không những được người đọc ưa thích; mà còn được giới thưởng ngoạn đánh giá cao; vì văn phong trong sáng, nhân vật sống động; bố cục chặt chẽ, tình tiết ly kỳ, hấp dẫn.

Sự thành công Lý thụy Ý phát xuất từ quan điểm sống của con người Lý thụy Ý; đó là sống thật, sống không trả giá, không điệu đàng, không làm dáng:

          Hãy để yên cho tảng đá tư duy
         Sương có xuống mới trở thành bóng tối
         Chúa chưa đến -- loài người chưa phạm tội
         Nên Giu-đa thành thánh ca thiên đàng

Lý thụy Ý không giấu giếm gì cả; nàng thú thật hết ra thơ:

         Để có mình em phải giả vờ ngoan
         Dù đau khổ hơn; vướng đinh thập giá
         Vào thánh đường Chúa cũng làm mặt lạ
         Bởi đàn chiên thánh thiện dưới chân mình
         Em quay đi và Chúa nhếch môi cười
         Rời thập gái Người đưa em lên núi
         Chúa hỏi con, " sao đứng mãi không quỳ? "
         "Thưa suốt đời con chưa khuất phục"
         Giot nước mắt bỗng trào mi nhẫn nhục
         Giọt cô đơn hóa giữa đại dương trầm
         Tội Eva sao trách con cháu Adam ?
         Em xa chúa vì luật đời mặc cả
         Muốn chia xẻ khổ hình trên thập giá
         Nhưng ngại ngần biết Chuá có còn đau?

Lý thụy Ý đang bay bổng trên bầu trời văn nghệ miền Nam, ngôi sao Lý thụy Ý đang lấp lánh sáng ngời; và, còn hơn hứa hẹn sáng hơn nữa -- thì, ngày 30/4/ 1975 ập tới -- nhà thơ, nhà văn của chúng ta phải chấp nhận một cuộc đương đầu mới ... , bị tước đọat hết quyền con người, quyền tự do tư tưởng, quyền cầm bút.  Trước tình thế mới; để tồn tại, Lý thụy Ý ra chộ trời kiếm ăn; mặt khác, âm thầm viết những gì gọi là đúng; để có thời cơ chuyển ra nước ngoài.  (...)

Lý thụy Ý tích cóp những gì mình viết, cất giấu; cho tới khi Doãn quốc Sỹ, Hoàng Hải Thủy, Dương hùng Cường, Trần ngọc Tự, đi cải tạo về; ... chuyển những gì cần viết ra nước ngoài, nhờ hội Văn bút Việt nam hải ngoại phổ biến.  Và, Lý thụy Ý, Trần ngọc Tự, cả ca sĩ Duy Trác đều trở thành những chiến sĩ xung kích.  Cuộc tập hợp có sự tham gia của nhà văn Vũ Bằng, Hà thượng Nhân, nhà báo Hiếu Chân-Nguyễn Hoạt.  Cuộc tập hợp hình thành nền văn nghệ tự do giữa lòng chế độ CS ... kéo dài được cả năm; thì VC mới 'phăng' ra.  (...)

Vụ án 'văn nghệ tự do' giữa chế độ [CS], đã khiến 2 nhà văn Dương hùng Cường, Hiếu Chân- Nguyễn Hoạt chết bất đắc kỳ tử trong ['trại giam 4 Phan đăng Lưu'] và Chí hòa. Riêng Lý thụy Ý bị đày lên Bố lá; từ chuyến đi này [khiến] Lý thụy Ý đã gặp mối lương duyên, kết hôn lần 3, có thêm một con trai --Lý thụy Ý trở thành nhà thơ của tình yêu, tác giả thi tập 'Kinh tình yêu' :

                 Đừng rời bỏ em -- dù chỉ trong ý nghĩ
                 Hãy giữ nhau từng phút
                 Như ngày mai không còn nữa bao giờ
                 Rạo rực trào trong thể xác ngây thơ
                 Anh quá chậm -- em đang cơn sốt lửa
                 Môi tìm môi từ ngàn năm chọn lựa
                 Mãi không đầy mà ngập bóng hình nhau
                 Khẽ đưa tay khép vội cửa tinh cầu
                 Giữ trái cấm trong vòng bí mật
                 Hai đứa viết kinh tình yêu thứ nhất
                 Áo xiêm buông-- lộng lẫy thịt da trần
                 Cửa thiên đàng, thánh nữ đứng bâng khuâng 

Lý thụy Ý táo bạo đùa rỡn với ngôn ngữ; và, 'cợt nhả' với cả thiên đàng lẫn thánh nữ...; 
vì, Lý thụy Ý  'tìm thấy thiên đường trong tình yêu hạ giới'.

HỒ NAM 
( i.e lê nguyên ngư 1930-  mỹ tho 2015]


trích thơ Lý thụy Ý

                                   CÔNG CHÚA HÁT RONG

                                Người mang thần bách chiến 
                                Một sáng ngang nội thành
                                Thúc ngựa giương thần tiễn
                                Làm chết đôi chim xanh 
                                Trái tim công chúa nhỏ  
                                Bị vết thương đầu đời
                                Chàng chê ngôi phò mã 
                                Tìm rừng núi rong chơi 
                                Công chúa không thèm khóc
                                Không một thoáng suy tư
                                Nhìn lần cuối cung điện 
                                Nàng mím môi giã từ 
                                Quyền uy theo gót ngọc 
                                Lang thang khắp núi rừng
                                Một sáng vừa tỉnh giấc
                                Gặp mắt nàng rưng rưng
                                Công chúa cười chúm chím
                                Long mắt mắt pha-lê 
                                Nàng mượn chàng đoản kiếm
                                Cắt nửa mái tóc thề 
                                Chàng giữ tóc trong áo 
                                Nàng giữ mộng thơ ngây 
                                Họ quên ngày quên tháng
                                Trăng vơi -- trăng lại đầy 
                                Chàng đưa nàng đi mãi 
                                Qua -- qua bao đền đài 
                                Qua mấy mùa thôn dã 
                                Dừng thung lũng liêu trai 
                                Ngây tiếng đàn Tư Mã
                                Đêm tiếng sáo Trương Lương 
                                Cuộc sống đầy nét lạ 
                                Nàng ngợp trong thiên đường
                                Hoa cài thay vương miện
                                Nắng hồng thêm má hồng 
                                Công chúa trong áo vải
                                Thành con bé hát rong 
                                Tay nàng thôi nắn phấn
                                Giữ áo mũ cho người 
                                Vẫn nụ cười chúm chím 
                                Công chúa bước lên ngôi 
                                Nữ hoàng không biên giới          
                                Cung điện là cuộc đời 
                                Chàng chỉ là phò mã 
                                Riêng một mình nàng thôi.

                                         LÝ THỤY Ý

      tác phẩm

- theo triền nắng đổ (truyện dài đăng báo, 1970)
-  người sau tuyến lửa ( truyện dài đ8ang báo, 1972) 
- bông hồng không tỏa hương (nxb văn nghệ, tp. hcm, 1992)
- ngọc lai ( nxb phụ nữ, hà nội, 1993)
- khuya hoang (nxb trẻ, tp. hcm, 1994)
- những màu xuân chín (nxb trẻ, tp.hcm, 1995)
- khói lửa ( thơ, saigon 1972)

- thơ tình lý thụy ý (tphcm, 1995)
- kinh tình yêu (thơ, tphcm, 2003)


      (tr.  177a - 178  100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ)


related article

                                   kinh tình yêu/ lý thy ý
                                                  Thằng Phải Gió
                               

lời dẫn: 

In 500 cuốn lần đầu, khổ 13x 19 cm; chi nhánh Nxb Thanh niên tại tp. HCM cấp phép; Nguyễn Trường biên tập; bìa họa sĩ Duy Ngọc vẽ (  một con chim nhỏ bé, lẻ loi đậu trên cành cây -- chữ K , bìa cứng, Mỹ gọi là hard cover) -- dày 130 trang, 82 bài, bìa đề giá 30 ngàn Vnđ -- ruột do Diafim in, không mấy nghệ thuật. )

cầm tập thơ trên tay, bỗng nhiên; tôi giật mình, 'đây có đúng là' kinh cùa tình yêu' -- hoặc, khi nói đến tình yêu của Lý thụy Ý; mà, không có chữ 'của' , tất làm 'kinh' (sợ) tình yêu tới 'bạt hồn, siêu vía' !?

tiếng việt thật phong phú, thầm nhớ tới chàng Don Luce (viết báo Trình bày ký tên việt: Đoàn Lân giỏi việt ngữ thượng thừa); chắc gì đã đồng cảm cùng Thằng Phải Gió: 'kinh tình yêu' không có 'của'; hẳn tình yêu còn mang ý nghĩa đáng 'kinh sợ bồng bềnh'!

bây giờ; người chồng tới sau (một kỹ sư (?) miền bắc sau 1975) của tác giả 'Kinh tình yêu' đem lại 'tình yêu có 'của' ( tự gầy dựng);  keo sơn, gắn chặt 'lâu đài tình ái' cho tới giờ, thật bền vững. (xem bài thơ' Vì Em'-- tác giả kính tặng đương kim phu quân.)

riêng Thằng Phải Gió có lời chúc mừng 'sông có khúc, người có lúc'  --' kinh tình yêu' đôi ấy đẹp như mơ trong thơ -- và nay, thì 'xu hào rủng rỉnh hơn nhiểu 'lần mới về  'ở với nhau', thuê nhà ở ngõ 78 Trần khắc Chân, Tân định (quận 1, tp HCM) ; vợ chồng ngồi ăn 'cơm bụi' trên vỉa hè, trước ngõ 25; hẻm vào nhà Thằng Phải Gió.

đôi bài 'thơ hay Lý thụy Ý' dưới đây - Thằng Phải Gió cho post lên mạng -- trước tiên hắn ta là độc giả yêu thích 'thơ tình Lý thụy Ý'  -- chứ không thích quá rồi 'ôm làm của riêng' như  một tay thi sĩ nổi tiếng thời chống Mỹ ( vNDCCH);  vì ăn cắp thơ, tôi bèn gọi 'hắn là  versificateur',  tên Phạm tiến Duật, đã'đạo thơ Lý thụy Ý',  đưa vào tập thơ ký tên PTD,  nhà xuất bản cấp phép  in ấn,  phát hành, bán ngoài công chúng hẳn hoi. Khi  báo chí lên tiếng (Trần mạnh Hảo viết bài lên án); thì, chàng 'ăn cắp thơ tình Lý thụy Ý' kia:   ẫm ờ, lúc đầu gật gật là ' co có tí ti thôi' ; rối lắc đầu lia lịa là 'sao  tôi lại ăn cắp thơ  của ' nữ thi sĩ ngụy miền Nam 'được nhỉ '' -- chó tới khi,  chàng ta nhắm mắt, xuôi tay, trút hơi thở  ở quê nhà, huyện Thanh ba, tỉnh Phú thọ (Bắc bộ) , vẫn chẳng ngã ngũ  ' ai đã đạo thơ ai' !!!

 ' Khỉ' thật !!!'

  TPG

                                               1.    T ư ơ n g   t ư 

                                                  kính tặng nữ sĩ Nghiêm Phái- THƯ LINH

                                             Dường như ngọn nến rung rinh
                                             Người điên ôm cõi tâm linh tuyệt vời
                                             Gương xưa không nhận ra người
                                            Vẫn tương tư một nẻo cười lung linh.


                                                       2.   C u ộ i


                                            Sao ta không có
                                                  bàn tay sáu ngón
                                                        để đếm cho đời
                                                               một chục mười hai
                                           tính keo kiệt
                                                vốn từ trong bản chất
                                                     chỉ khua môi
                                                          là biển động sông dài
                                           muốn viết
                                                 trần gian
                                                     không
                                                         đủ giấy
                                           ý trào
                                                 thơ 
                                                      đã đẹp hơn thơ   ... 

                                              thơ  LÝ THỤY Ý

                                         --------

                                                       (trích lại, từ 'Blog tanmanvan chuong/the phong'





                                             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét