Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

"... có phải ... từng bị bỏ đói mấy ngày; mà vẫn không bỏ viết tiểu thuyết?" / thế phong ( trích từ Blog Thephong' s poems )

"có phãi ... từng bị bỏ đói..."
Blog Thephong' s poems 


                "có phi tng b b đói ...
         mà vn không bviết tiu thuyết?" 
                                                               thế phong


                                           thephong by thephong:; the writer, the work & the life /
                                                                    trans. by dam xuan can / dai nam van hien books, saigon 1970



                                                                  họa sĩ thái tuấn [ i. e. nguyễn sinh công 1918- saigon 2007)
                                                                        ( họa phẩm + chữ ký -- chụp lại trên mạng)

                                                         
Thế là 47 năm qua (1969) , họa sĩ Thái Tuấn gặp tôi ở giữa đường Yên Đổ; anh chăn tôi lại, cho biết,

" Mỹ mời anh tham dự International Writing Program ở Iowa. Anh có nhận lời mời; thì, tôi cho biết thêm chi tiết?  Anh Thế Phong mặc quân phục Không quân trông' oai 'ra phết."

Anh Thái Tuấn trong nhóm Sáng tạo/ Mai Thảo.

Chúng tôi biết nhau từ 1955, một thời gian cùng làm nhật báo 'Quốc gia' ở 55 Hồ xuân Hương (Saigon 3) , báo là cơ quan Liên minh Cao Đài Trình minh Thế.

Tôi gật đầu, " thì anh cứ cho biết chi tiết, tôi sẽ suy nghĩ thêm."

Anh Thái Tuấn cho biết, trong khi bán tranh cho một người Mỹ, " tay sếp Asia Foundation hỏi" có biết nhà văn là tác giả 'Thephong by Thephong:; the writer, the work & the life' không? -- tôi trả lời: " có" -- thì ông Leonard Overton ,ở 46 Bà huyện Thanh quan, chuyển lời mời đến gặp; nếu anh nhận lời tham dự." -- anh Thái Tuấn nói vậy.


                                           thái tuấn  [i.e. nguyễn sinh công,  hànội 1918- saigon 2007)
                                                                      "  ...quàn tại Nhà thờ Công giáo Tân định, có mặt các văn nghệ sĩ
                                                                ĩ Saigon cũ+ mới) viếng:  Văn QuangÝ Nhi + Hoàng Vũ  Đông Sơn, 
                                                                         +Trịnh Cung, +  Nguyễn Đạt  Thế Phong  ...  v.v ...)


 đàm xuân cận   [1939-    ]
                                            hiện ở Úc, chủ trương dai nam van hien books ( australia), 
                                                                               chuyển ngữ 8 tác phẩm thế phong sang anh ngữ /
                                                                         dai nam van hien books xuất bản ở saigon trước 1975.


Ít tuần sau, tôi và anh Đàm xuân Cận (dịch giả sách của tôi) tới gặp; ông Overton hỏi ngay,
" có phải ông đã từng bị bỏ đói mấy ngày liền; mà vẫn không bỏ viết tiểu thuyết?" 

" đúng, tôi đói thật, ăn 5 đồng xôi (mua chịu), thuốc lá Ruby cũng chịu; cà- phê uống chịu, chủ cho thuê nhà nấu cơm cho ăn luôn; mới nhắc khéo đòi tiền ăn, tiền thuê nhà, đã thiếu đã mấy tháng rồi."

" nhưng ai tiết lộ cho ông biết điều này, thưa ông Overton?" -- tôi hỏi.

" ... thì; từ truyện của ông cho tôi biết vậy đấy." --Overton trả lời.

 rồi ông Overton giới thiệu tôi tới gặp một bà người Mỹ ở gần đó ;để được phỏng vấn. 

vốn anh ngữ học l' Anglais vivant ở Hànội xưa; đủ để đọc chữ, nhưng khi nghe, thi đúng là 'vịt nghe sấm'.

bà người Mỹ này lại giới thiệu tôi đến thư viện Albraham Linclon; ở 8, Lê quý Đôn, gặp một ngươi Mỹ khác +  Pierre Đỗ Đình (nhà văn, dịch giả nổi tiếng) hiện làm ở Trung tâm văn hóa Mỹ. 

gặp Pierre Đỗ Đình; ông đưa cho xem tập thơ Paul Engle; bìa cứng, rất bề thế, trang trọng 
-- lần đầu tôi được nhìn thấy thi tập của thi sĩ Mỹ, Paul Engle.

sau khi 'test' vốn anh ngữ của tôi, bà Baker viết giấy giới thiệu sang gặp Mr. Ziegler, giám đốc trường anh ngữ Staff Development Center, ở 41 đường Sương nguyệt Anh (Saigon 1); để thi xếp lớp -- xếp lớp xong; trường anh ngữ 'xếp' tôi vào lớp 2/ 6.

Về lại bộ tư lệnh Không quân;  trình diện đại úy Bùi hoàng Khải, trưởng phòng chính huấn khối Chiến tranh chính trị/ BTLKQ; tôi trình bày xin được phép đi học anh ngữ vào buổi sáng mỗi tuần. ( từ 8 đến 12 giờ.)

tay sếp Không quân rất 'chịu chơi', tuy không mang chỉ số phi hành; lại rất thích mặc áo bay đen, đeo cánh chim trên combinaison, như môt phi công, chàng đại úy này trông bảnh hơn cả phi công chính cống.

"... tôi đồng ý, khỏi cần phải xin phép ai nữa; tôi cho là được, anh cứ đi học; nhưng chiều phải vào sở làm việc,  ứng chiến,  trực, gác đầy đủ" --   lệnh đại úy Bùi hoàng Khải.

Học anh văn được ít lâu; tôi lại nhận được thư từ Iowa, ông Paul Engle thúc giục tôi tới tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Saigon,  xin cấp 'visa' tham dự International Writing Program sắp khai mạc.

Tôi tới tỏa đại sứ Mỹ, ở 4 đường Thống nhất, (nay. đường Lê Duẩn) vào phòng số 206 để gặp cố vấn văn hóa, ông Lincoln ( tên giống hệt tổng thống Mỹ,  Lincoln). Ngay từ phút đầu, vừa ngồi vào ghế đối diện; ông ta cầm cuốn tuyển thơ in rô-nê-ô (Mỹ gọi là mimeographed book), hỏi, 

" ...  bài thơ chống Mỹ dài dằng dặc thế này; mà lại xin 'visa' đi Mỹ -- dầu rằng ông Paul Engle gì đó, là chairman của 'cái gọi lả 'International Wrtiting program 'quỷ quái' gì đó ở Iowa, đài thọ ăn ở + di chuyển-- thì , tòa đại sứ vẫn đủ tư cách + quyền để từ chối không cấp' visa' cho ông vào nước Mỹ -- hiểu chưa?  Bởi lẽ, ông Engle này có cô vợ thứ 2, gốc là người Trung hoa, cùng chồng dịch thơ Mao Tse- Tung sang tiếng anh, v.v ... -- ấy là, chưa kể tay phản chiến Don Luce; từng dắt nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đi thăm chuồng cọp ở Côn đảo; rồi in tập ' We promise one another',gọi là 'poems from an Asian war' quỷ quái gì nữa đây' -- còn ông đây, có đúng là tác giả bài thơ' What a Sight, 550, 000 GI' s in Vietnam' không ? (ngưng tay, ông ta mở sách, giở đúng trang đăng bài thơ ) , phán môt câu xanh rờn , " Sorry, chúng tôi không thể cấp 'visa'  cho ông sang Hợp chủng quốc ?" 

tôi kể chuyện này với trung tá Ẩn, trưởng phòng Hành quân chiến cuộc của bộ tư lệnh Không quân, tay này 'thân' với tư lệnh Không quân.

 " ngày mai có chuyến nào đi Dalat, cho tao 1 chỗ lên trên ấy, thăm ngoại, báo tin tòa đại sứ Mỹ không cấp' visa' đi Mỹ rồi ! " ( tôi mang lon trung sí, còn Phùng ngọc Ẩn , hoa tiêu trung tá;  khi có 2 người chuyện trò thân mật, xưng hô 'mày, tao'.)

" ok. mai này tao lấy Cessna, trung tá Kinh lái, bay đi Dalat;  cho mày theo luôn". Ẩn trả lời.

Ít ngày sau; biết tôi không được tòa đại sứ Mỹ cấp 'visa'; thì, tư lệnh Không quân (VNCH), còn là tác giả tập truyện ngắn 'Chết non' ( nxb Bùi hoàng Khải mới tái bản, bìa + phác họa chân dung tác giả của họa sĩ Tạ Tỵ)  bảo tôi, 

" ... tôi cho phép anh làm hạ sĩ quan liên lạc sang Mỹ công tác, anh bằng lòng chứ?  sang đó, tha hồ họp hành văn chương, thi phú. thoải mái. Có chịu, thì cho tôi biết?" 


                                                    trái qua :  trung tướng Trần văn Minh,
                                                                           tư lệnh Không quân VNCH  từ 1966 tới 1975)
                                                                                                    chụp chung với 
                                                                             chuẩn tướng  không quân Nguyễn huy  Ánh  (giữa) 
                                                                                   + trung tướng Ngô quang Trưởng (quân khu 1)
                                                                               Trần văn Minh [1932- 1997) còn là tác giả tập truyện ngắn
                                                                                       Chết non  (tái bản ở Saigon năm 1967.

khi ấy; vợ tôi mới sanh đứa con thứ 5 (1972); nhà ở trong  khu Gia binh Tân sơn nhất, không có người làm,  bỏ mặc vợ+ 5 con nhỏ để sang Mỹ; sao 'coi' cho được ?!

Thế rồi; chairman Paul Engle thúc giục; đã nhiều lần, 4, 5 năm nay; kiên nhẫn mời tôi sang Mỹ, tôi trả lời tòa đại sứ Mỹ ở Saigon không cấp 'visa'; thì, ông Engle viết thư riêng cho tôi, có câu, " show it to them ., hãy đưa cho tào đại sứ Mỹ xem thư này."

Trước ngày 30. 4. 1975; tính trạng lộn xộn, tin đồn Saigon sẽ thất thủ nay mai; tôi bèn gửi toàn bộ sách tiếng anh cho thi sĩ  Paul Engle, qua đường bưu điện.

Bây giờ ở Mỹ, các nhà xuất bản đua nhau lục lọi sách tiếng anh của tôi ở các thư viện 
(Thư viện cộng đồng Iowa, thư viện Cornell, v.v ...) -- từ Amazon.com, Rulon-Miller Books, Abe-Books v.v .. bán sách 'ebook' đại trà trên mạng, gọi là 'used '; không chỉ bán ở Mỹ, còn bán ở Pháp, Anh quốc . 

giả thiết; tác giả là tôi đây, muốn có  1 'used'. 'Thephong by Thephong;; the writer, the work & the life' - autobiography-- thì cũng đành lắc đầu thôi; vì không thể bỏ ra 650 usd + 9 usd shipping; để sở hữu, dầu chỉ một tựa sách  

nhưng thật may mắn; biết nói sao đây -- tôi đã có trong tay 'Thephong by Thephong:; the writer, the work & the life' + 'The Rubbish tip outside the City & other stories' +' The Ordeal of an American militiaman' ... -- ấy là, nhờ tay đạo diễn phim người Mỹ, Lawrence Johnson sang phỏng vấn, đã tặng lại tác giả (bản chính)những 'đứa con tinh thần mũi lõ' (dịch sang anh ngữ/  bản dịch Đàm xuân Cận) phiêu bạt, giang hồ, đã từ trên 5 chục năm.

Và, ngày 29 tháng 4 năm 1975; gia đình tôi dọn từ khi khu Gia binh Không quân ở Tân sơn nhất; ở nhờ bà chị họ tại 13 đường Trần khắc Chân, Tân định -- vào lúc 11 giờ trưa ngày 30/4,  nghe tiếng máy bay gầm rú trên không trung  -- nhìn lên, những A37, hay F5 gầm rú bay sang hướng tây nam qua Thái lan; tưởng như phi công VNCH, như đang 'gửi lời chào vĩnh biệt Saigon.' 

Mới đây thôi, mở computer, tìm kiếm 'Paul Engle, an American poet'  -- tôi không thể ngờ; năm 1976, ông + phu nhân, nữ thi sĩ Hualing Nieth được chọn vào danh sách giải Nobel Hòa bình; về việc hỗ tương học tập, trao đổi kinh nghiệm văn chương cho các văn, thi sĩ toàn cầu. 
( Paul Engle and his wife [ Hualing Nieth Engle] were nominated for a Nobel Peace Prize ín 1976 for their work supporting international writers  ... )

THEPHONG
 Jan., 6, 2016

                                                                                (trích từ Blog Thephong' s poems)



                                                                 paul engle   [ 1909 - 1991]



                                                                               paul engle' s wife : hualing nieth  [ 1925-   ]



                                                                            nhà làm phim  Mỹ, ở Oregon, Lawrence Johnson
                                                                          sang phỏng vấn tôi , những năm 2011, 2012; đã tặng lại
                                                                         ' Thephong by Thephong ;; the writer, the work & the life'
                                                                         -- 'The Ordeal of an American militiman'  etc. (bản chính) 
                                                                                        đã phiêu bạt giang hồ trên 5 chục năm ."



The Phong + vợ
(photo: Thục Khê chụp ở Saigon,  2014)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét