gio-o.com
lê thị huệ phỏng vấn
văn sĩ hoàng hải thủy
lê thị huệ thực hiện
hoàng hải thủy [i.e. dương trọng hải 1933- ]
(ảnh: Internet)
Hỏi : - Nếu cò ai hỏi, tiểu thuyết nào có ảnh hưởng đến văn nghiệp của ông nhiều nhất?
Trả lời: - 'Trường đời' của Lê văn Trương; 'Giống tố' của Vũ trọng Phụng. Tôi đọc 'Trường đời', 'Giống tố' năm tôi 10 tuổi; những năm 1940- 41 ở thị xã Hà đông-- ngày xưa có dòng Nhuệ giang hiền hòa. Trong thời gian thơ dại đó; những trang trong truyện 'Trường đời', với những nhân vật Trọng Khang, Marie Khánh Ngọc, Francois Giáp; [còn] những trang trong truyện 'Giống tố' với Nghị Hách, Thị Mịch, Long, Tú Anh, Vạn tóc mai, v.v... đã cho tôi thấy -- mơ hồ thôi, chưa rõ nét -- nhưng người viết tiểu thuyết, như Lê văn Trương, Vũ trọng Phụng; là những đấng tạo hóa, nhưng ông Trời con, trong tác phẩm của các ông.
Các ông tạo dưng một riêng trên những trang tiểu thuyết; trong vũ trụ ấy, các ông có toàn quyền sinh sát, cho ai sống, cho ai sung sướng; người đó được sống, được sung sướng; các ông ấy bắt ai chết, ai phải đau khổ; người đó phải chết, phải đau khổ. Tôi lại thấy mơ hồ; những ông văn sĩ là những người làm công việc không người nào làm được. Chỉ có Lê văn Trương mới viết được 'Trường đời'; chỉ có Vũ trọng Phụng mới viết được 'Giống tố'.
Không có Lê văn Trương cuộc đời-- ít ra trong cuộc đời tôi -- không có 'Trường đời'; không có Vũ trọng Phụng cuộc đời tôi không có 'Giống tố'.
Ngay những năm mới mười mấy tuổi; khi đọc 'Trường đời','Giông tố'; tôi đã mơ lớn lên, tôi sẽ viết tiểu thuyết. Một buổi chiều mùa xuân năm 1941- 42-- đã 50 năm trời trôi êm trên dòng thời gian đời tôi -- khỏng 4 giờ chiều thứ 7; ông bố tôi dắt tay tôi ra cánh đồng làng Cầu đơ, ven tỉnh; thăm mộ 2 bà mẹ gài của tôi. Ông thân có số tàng thê khá nặng; có 2 bà vợ qua đời, trước khi ông 'rổ rá cạp lại' với bà mẹ tôi. Là thông phán trong dinh tổng đốc Hà đông, về hưu năm 1945, cũng ở dinh tổng đốc Hà đông -- ông thân tôi trải qua 3 đời tổng đốc : Hoàng trọng Phu, Vi văn Định, Hờ đắc Điềm. Ông mua một sào ruộng ở cánh đồng làng Cấu đơ, làm chỗ chôn 2 bà vợ ông. Buổi chiều mùa xuân xưa ấy; đồng ruộng trồng mầu, tức rau đậu, cảnh thật đẹp. Không có cỏ non xanh rợn chân trời, nhưng cũng thật đẹp. Hai bố con đang cầm tay nhau đi trên con đường nhỏ qua cánh đồng, bỗng ông hỏi tôi:
"Mai sau con lớn, con muốn làm gì?"
Tôi hiểu ông muốn hỏi mai sau tôi muốn làm nghề gì: công chức, giáo học, đi buôn ? Chiều xưa ấy; nếu tôi không khôn xảo, tôi ma-lanh đã trả lời:
"Mai sau con muốn làm bác sĩ?"
Nếu tôi nói thế, chắc chiều ấy, ông bố tôi vui lắm. Không biết tại sao; không suy nghĩ, tôi trả lời ông một câu xanh rờn:
" Mai sau con muốn làm văn sĩ!"
Cả họ tôi không có ai có một xu văn nghệ, văn gừng; cả làng tôi chắc không có lấy 2 người biết thơ đường luật, thơ lục bát; khác nhau ở chỗ nào, cả làng tôi không nhà nào có quyển Kiều. Câu trả lời làm ông bố tôi đang đi, phải dừng lại. Bố con tôi vẫn nắm tay nhau. Ông nhìn mặt [tôi] xem nói thật hay nói đùa. Khi thấy là nói thật; ông nói:
"Viết văn, làm thơ không phải là một nghề, con ạ. Việc viết văn, làm thơ; không nuôi nổi một người. Con phải học; phài đi làm cho[ 'chính phủ bảo hộ'] như thầy; kiếm được tiền nuôi thân, nuôi vợ con; con muốn viết văn, làm thơ cũng được; nhưng chỉ làm để chơi thôi.
50 năm cuộc đời. Hình ảnh buổi chiều mùa xuân trên cánh đồng làng Cầu đơ, năm tôi 10 tuổi-- những lời ông bố tôi nói từ 50 năm xưa -- ở mãi với tôi. Những năm 1941, 42, 43; ông bố tôi nói: "Việc viết văn, làm thơ không nuôi nổi người" là đúng.
Vũ trọng Phụng qua đời, vì bệnh lao phổi vào năm 1939; Tản Đà từ trần trong nghèo túng, năm 1940 ," Văn chương hạ giới rẻ như bèo!" . [Còn] Nguyễn Vỹ viết" Nhà văn An nam khổ như chó!" . Năm 1960, ở Sài gòn; tôi làm nhân viên tòa soạn báo Sàigònmới, nhật báo có số bán cao nhất; nhiều độc giả thời ấy -- cùng một lúc, tôi viết tiểu thuyết phóng tác cho báo Ngôn luận, tuần báo Văn nghệ tiền phong, Phụ nữ ngày mai, Màn ảnh. Tiền tôi kiếm được mỗi tháng nhiều gấp 4 lần lương ông anh tôi làm biên tập viên ở Tổng nha Cảnh sát quốc gia.
Năm ấy, 1960, ông bố tôi nói với tôi:
" Con chọn nghề viết văn, làm báo mà lại hay đấy. Viết văn, làm báo; con có thể giúp đỡ thầy me, các em con; nếu làm công chức, con chủ nuôi được thân con và vợ con thôi."
2 câu nói cách nhau 20 năm, 2 lần ông thân tôi nói đều đúng.
Tôi ôm mộng viết tiểu thuyết năm tôi 10 tuổi; tôi làm thơ năm 13, 14 tuổi. Sau 4 năm đi kháng chiến; 1950 trở về Hànội, cầm sách đi học lại ở trường Văn lang, ở đường Phạm phú Thứ, (sau chợ hàng Da) hiệu trưởng là ông Ngô duy Cầu. (*). Ở đó, tôi viết cuốn truyện đầu tiên; tác phẩm đầu tiên không được là 'một truyện ngắn'. Tôi viết trên vở tập học trò .Trước 1945, loại vớ học trò này được gọi bằng cái tên 'Palladium'; tôi viết một mặt giấy, theo đúng luật lệ; nhưng cả truyện chỉ được 100 trang, chưa đầy 2 tập vở. Tôi cho như thế là đủ tư cách một truyện dài, đáng được xuất bản. Tôi mang tác phẩm đầu tay đến một nhà xuất bản; chủ nhà xuất bản tiếp tôi ở 'buy-rô' (bureau): "Tôi viết truyện này, xin ông xem ... xuất bản." Tôi lí nhí nói, đặt tác phẩm 'lớn' (2 tập vớ học trò) lên bàn. Chủ nhà xuất bản nói, " Để đấy, chúng tôi đọc; tuần sau anh trở lại."
---
* sau 1954, di cư vào Nam, ông Ngô duy Cầu lại mớ Trung học Văn lang ( ở Tân định, Saigon 1, nay vẫn còn, trên đường Trần quý Khoách, phường Tân định, quận 1/ tp. HCM.)) cho tới sau 30.4. 1975; vì quá sợ hãi, ông tự vẫn chết
( hệt bộ trưởng Trần chánh Thành thời chính phủ Diệm.) (Bt)
Ông ta bỏ tác phẩm vào ngăn kéo; tôi hồi hộp, ra về. Cả 7 ngày, 7 đêm sau đó; tôi mơ nghe ông ta nói, " ... truyện của anh được đấy, chúng tôi sẽ xuất bản". Tác phẩm thứ 1 của tôi sẽ được in ra, được bán; tôi trở thành văn sĩ; tôi sẽ viết quyển thứ 2, quyển thứ 3. Tôi cũng là văn sĩ như các ông Lê văn Trương, Vũ trọng Phụng; tôi tưởng tượng tác phẩm mang tên tôi trên bìa, nằm trên những kệ sách ngang hàng với tác phẩm của 2 ông.
Đúng 7 ngày sau; gần như cùng một giờ với lần đến 7 ngày trước đó; tôi hồi hộp trở lại 'buy-rô' chủ nhà xuất bản. Quang cảnh không khác gì lần tôi đến trước đó 1 tuần, chủ vẫn ngồi sau bàn giấy. Khi tôi nói đến hỏi về quyển truyện đưa ông từ tuần trước, ông ta hơi ngơ ngác, " Quyển truyện nào?". Ông hỏi, tôi nhắc lại; ông ta nhớ ra, " ... truyện này không hợp với nhà xuất bản chúng tôi."
Tôi ôm tác phẩm 'lớn' ra về; thất vọng. Nhưng vẫn yêu thương nó, không rẻ rúng nó, không đổ nỗi thất vọng lên nó, tuy thất vọng nhưng không tuyệt vọng.
Ông thân tôi thông phán hưu trí nắm 1945, 1949 hồi cư; 1950 xin đi làm lại, có thêm lương khế ước. Ông làm ở phòng Công báo phủ Toàn quyền; tất cả công văn, nghị định, ánh lệnh chính phủ trước đó đều viết bằng tiếng pháp; đến năm đó vẫn viết bằng tiếng pháp-- nhưng vì thể diện quốc gia -- nay phải dịch sang tiếng việt. Các viên chức người Nam thường chỉ thạo tiếng pháp; nay gặp khó khăn, khi phải dịch nghị định, sắc lệnh ' arrêté', 'decret'' ra văn việt. Ông thân tôi kể: 'có công chức dịch' propriétaire' ra là 'khổ chủ'; ông thân tôi biết chút hán văn, pháp văn; nên hợp với công việc dịch, đưa nhà in, sửa bài tập Công báo Việt nam, (Journal d' Officiel) môi tháng 1 tập, bằng 2 thứ tiếng pháp-việt đề huề.
Năm 1950, ông làm việc ở phủ Toàn quyền Hànội; qua 1951, tất cả những văn phòng đều trực thuộc phủ thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt nam -- được tập trung vào Sài gòn -- gia đình tôi vào sài gòn sớm hơn nhiều người Hànội khác đến 4 năm.
Ở đường Hòa Hưng (Saigon 10) , tôi viết 'tác phẩm đầu tay thứ 2'. Nội dung và hình thức tác phẩm tiểu thuyết Sài gòn 1951 không khác tác phẩm Hànội 1950 bao nhiêu.(cũng viêt trên tập vở học trò, cũng chỉ hơn 100 trang viết tay.) Tôi không nhớ tựa 2 'tác phẩm lớn' ấy; tôi mang tác phẩm tới tòa soạn nhật báo Sàigònmới.
Tòa soạn nhật báo Sàigònmới ở 34 đường Colonel Grimaud, téléphone 22444. (sau 1956, đường Phạm ngũ Lão.) Tôi đã sống, đã làm việc những năm phong độ nhất của đời tôi trong tòa soạn này. Tòa soạn ở trên lầu 1, bên dưới là nhà in.
[Nhớ lại] năm 1951, tôi mang tác phẩm đến tòa báo Sàigonmới. Người tiếp tôi là chủ bút, tên Nguyễn Dân, (từ trần khoảng 1953). Chuyện [này] xảy ra nhà xuất bản Hànội ' y boong' trong tòa soạn báo Sàigonmới ở Sài gòn. Chỉ khác đôi chút; lần này đem truyện đến để xin đăng báo ; ông Nguyễn Dân nói, " ... để đấy chúng tôi đọc; tuần sau anh trở lại." Rồi ông ta bỏ tác phẩm của tôi vào ngắn kéo.
Tuần sau tôi trở lại; ông ta có vẻ quên dữ hơn ông chủ nhà xuất bản ở Hà nội xưa kia,
" ... tác phẩm nào ? " Sau, ông cũng nhớ ra, kéo ngăn kéo, lấy ra trả lời tôi về 2 quyển vở. [bản thảo]. Cả 2 lần; tác phẩm của tôi đều nằm yên trong ngăn kéo, nó không được ông nào mở ra xem cả.
Năm 1952, nhật báo 'Tiếng dội' của ông Trần tấn Quốc; mở cuộc thi truyện ngắn. Cuộc thi kéo dài tròn 1 năm. Mỗi ngày báo cho đăng một truyện ngắn dự thi; mỗi truyện đăng bao được trả 200 trăm đồng nhuận bút. Tôi viết truyện ngắn 'Người con gái áo xanh' gửi dự thi, bài mang số thứ tự 26. Trước đó; tôi đã có gửi truyện đến dự thi, bài tôi được đăng ngay 'bài số 1'. Giữa năm 1952, Lê Minh-Hoàng thái Sơn, tác giả 'Bên hào Vạn lý', 'Đoàn ó biển', người tổ chức cuộc du lịch Nhật bản, mỗi ngươi đóng 5000 đồng (1955) , bị tù 5 năm vì vụ lường gạt tập thể, quen anh Thanh Sanh, chủ bút nhật báo 'Ánh sáng'. Lê Minh bảo tôi, " báo Ánh sáng cần một 'rì-poọc-tơ' (reporteur); mày đến xem ... hỏi Thanh Sanh... Nói tao giới thiệu."
Buổi sáng; tôi đến tòa soạn Ánh sáng, đường Bonard, ngay cạnh nhà hàng Kim Hoa. (nay, góc đường lê Lợi + Nam Kỳ khởi nghĩa). Anh Thanh Sanh đưa một bài phóng sự chiến trường miền bắc, cắt ở báo pháp ra, đưa cho tôi dịch. Anh xem qua bài dịch, hỏi qua vài câu; rồi nhận ngay tôi vào làm. Lương tháng 'đề-buýt-tăng' [débutant/ khởi đầu] 1.500 đồng bạc Đông dương. Tôi đi làm nhà báo, ngay ngày hôm sau.
Giấc mơ làm báo của tôi thành sự thật. Người bạn thân của tôi năm ấy, năm 1952 (năm nay 2002, vẫn là bạn thân -- thư ký ngân hàng Chartered Bank đã 3, 4 năm, đã có lương 1500 đồng ngay.) Khi tôi về, báo tin cho thầy me biết; tôi đi làm nhà báo'; [thì], ông thân tôi ngạc nhiên, " mày mà làm báo ? "
(...) tạm lược khoảng 15 dòng. (Bt)
Năm 1952, tôi bước vào làng báo, là năm Dương Hà cho xuất bản 'Bên giòng sông Trẹm', tác phẩm lớn làm Dương Hà nổi danh -- [trước khi in thành sách] đã in; đã đăng 'phơi-ơ-tông' trên báo Sàigonmới. ...
Cuối 1952, báo Tiếng dội tổng kết cuộc thi [truyện ngắn.] ... ; nhưng tôi không theo dõi cuộc thi-- may sao một anh bạn tôi báo tin truyện ngắn 'Người con gái áo xanh' của tôi đoạt giải nhật' Cuộc thi truyện ngắn báo Tiếng dội 1952'. ... Giải nhất 3.000 đồng, nhì 2000 và giải 3 là 1000 đồng. ... ông chủ nhiệm Trần tấn Quốc trao tôi tấm chèque', tấm ngân phiếu thứ 1 trong đời tôi. Hôm sau ra ngân hàng lãnh tiền; về nha, tôi biếu thầy mẹ tôi 500, cho mỗi em 100; vị chi là 1000; [còn lại] may bộ com-lê mấy 700 đồng, bộ com-lê thứ 1 may bằng tiền tôi kiếm được.
Làm phóng viên báo 'Ánh sáng' chưa hết năm 1952; thì, Lê Minh-Hoàng thái Sơn ra tuần báo Tin điển,. mướn manchette của cô Anna-Lê trung Cang. Bỏ chân phóng viên quá tốt ở báo Ánh sáng để làm báo Tin điển...; chỉ được 4 số thì báo ngỏm củ tỏi, vì báo ế. Vợ Lê Minh là bà chị họ của tôi; chị buôn bán ở chợ Bến thành. Bao nhiêu dây hụi chị hốt hết; để lấy tiền cho chồng ra báo; nay báo chết, chị vỡ hụi. Lê Minh- Hoàng thái Sơn đưa vợ + 1 con ra Hànội trốn nợ.
Tôi lang thang cu-ky ở Sài gòn; bèn xin vào lính võ trang tuyên truyền trực thuộc phòng 5 bộ Tổng tham mưu., dưới quyền thiếu tá Trần tử Oai. Không chịu nổi kỷ luật nhà binh , tháng 7/ 1954; hiệp định Genève vừa ký; tôi ra khỏi quân ngũ. Năm ấy ở sài gòn có phong trào bán tiểu thuyết từng tập 2 đồng/ bằng 1 tờ nhật báo gập 4, 16 trang. Truyện bán chạy nhất thời ấy al2 Phi Long ( tức Ngọc Sơn) , tác giả 'phơi-ơ-tông' ăn khách nhất làng báo Sài gòn từ 1950 đến 1564. (...) Tôi viết 2 loại truyện 'tiểu thuyết 3 xu', 'Xác ma giết
người ', ' Đầu người trong hang máu' cho nhà xuất bản Ban Mai [giám đốc Phan văn Chẩn]
1, đường Vassoigne. (sau 1954, Trần văn Thạch; từ 30/4/1975 là Nguyễn hữu Cầu.) -- mỗi tập phát hành bán 300 đồng, mỗi tháng tôi kiếm 12000 đồng. ...
Một hôm, Ngọc Thứ Lang (tên thật Nguyễn ngọc Tú), dịch giả 'Bố già' (sau này) gặp bà Bút Trà ở bộ Thông tin (*), cho tôi biết báo Saigon moi cần phóng viên; nếu làm thì đến báo Sàigonmới. Bà Bút Trà nhận tôi vào làm ngay, trả 3000 đồng/ tháng ; có lần tôi hỏi bà Bút Trà; vì sao nhận tôi làm nhân viên, bà nói: " ... cũng có mấy anh đến; tôi có biết khả năng của anh nào ra sao đâu. Tôi thấy anh ăn bận đàng hoàng ..."
---
* khi ấy, [tháng 8/ 1954 đến 5/ 1955); Nguyễn ngọc Tú là công cán ủy viên của tổng trưởng thông tin + tuyên truyền Phạm xuân Thái, trong nội các thủ tướng Ngô đình Diệm . Báo Ngôn luận được bộ Thông tin+ tuyên truyền cấp ngân sách 'mật'; nên Nguyễn ngọc Tú giới thiệu Dương trọng Hải ( Hoàng hải Thủy sau này) với chủ nhiệm Hồ Anh+ đăng' Đường về Hà nội' trên nhật báo 'Ngôn luận'. (Bt)
(...) - tạm lược khoảng 20 dòng. (Bt)
Tôi vào nghề làm báo từ năm 1952; nhưng mãi đến năm 1956; tôi mới có tên Hoàng Hải Thủy, viết tiểu thuyết phóng sự. Tháng 1 năm 1956, thủ tướng Ngô đình Diệm; sau khi trưng cầu dân ý, truất phế cựu hoàng bảo Đại; lên làm tổng thống, thời thịnh trị Việtnam cộng hòa bắt đầu. Hồ Anh, chủ nhiệm nhật báo Ngôn luận; ra tờ tuần báo Văn nghệ tiền phong. Trước đó, tôi đã đăng phóng sự 'Đường về Hà nội' trên nhật báo 'Ngôn luận'; tôi được mời viết báo văn nghệ tiền phong.
(...) - tạm lược khoảng 9 dòng. (Bt)
Tôi viết phóng sự tiểu thuyết 'Vũ nữ Sài gòn' trên tuần báo Văn nghệ tiền phong; tiếp đó là phóng sự 'Tây đực, Tây cái' ( sau đổi tựa 'Ông Tây, bà Đầm' rồi ' Bà Lớn yêu Tì' trên báo Ngôn luận. Tôi đã chịu rất nhiều ảnh hưởng Vũ trọng Phụng , trong những truyện của tôi,
[ đến nay] vẫn chưa hết chịu ảnh hưởng.
Tôi cũng chịu ảnh hường Charles Chaplin, qua những phim của ông; nhất là 'City Light' hài hước xen lẫn tình cảm.
công tử hà đông
('Công Tử Hà Đông' lá bút hiệu khác của nhà văn Hoàng hải Thủy.)
http://www.gio-o.com/HoangHaiThuy.html
(
một người / tiểu thuyết lê văn trương đăng trên phổ thông bán nguyệt san/
thời tiền chiến ) -- một trong 2 người,-- hoàng hải thủy
' chịu ảnh hường trong nghiệp văn cho tới nay'. (in theo bài trên gio-o.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét