Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

truyện người của tình phụ -- tiểu thuyết thế phong ( nxb thanh niên tái bản, hà nội 2003)


truyện người của tình phụ...
nxb thanh niên tái bản, hà nội 2003.


                               Truyn ngưi ca tình ph
                           -------------------------------------------------------------------
                                                 thế  phong

                                                    truyện người của tình phụ ( trang-105-  211)
                                                                in chung trong tiểu thuyết cô gái nghĩa lộ
                                               
Thế Phong (1955)
TP và nhÀ văn Huy Sơn dạo phố Catinat Sài gòn 
     cuối 1955 -- thời gian tác gian tác giả viết 'có gái nghĩa lộ'.
( tr. 102  CÓ GÁI NGHĨA LỘ)


                                                       cô gái nghĩa lộ/ thế phong
                                                                    (nxb thanh niên tái bản- hà nội 2003)
                        
 

                                                                         bìa 4  cô gái nghĩa lộ 


Khi tôi đến đây, phút đầu tiên ra m một bà nội trợ đi mua thức ăn chợ chiều này, vẻ sững sờ sảng sốt của bà ta, tôi còn nhớ mãi.   Dầu rằng trước ngày bỏ nhà ra đi , tôi đã bảo  vú em cho tôi mượn một bộ quần áo tàu tàu nhất của vú.  Nói là dành cho một người đàn bà con xa nghèo khó.  Tôi không thể quên được sự sững sờ của vú, từ lâu nay tôi chưa bao giờ đột ngột có thái độ kém tự nhiên này.   Rõ ràng tôi thuộc vào loại đàn bà đi trên danh vọng giàu sang, một thứ sự nghiệp khá rạng rỡ trong đám văn chương quần thoa, thứ người có một của thủ đô yếu mến từ mười mấy năm nay -- nắm được chìa khóa tâm lý của mọi hạng người đưa vào trong tiểu thuyết.  Gặp bà nội trợ đây, tôi trình bày ngay hoàn cảnh éo le gia đình. buộc tôi phải đến đất này.  Cái giọng nói và lối trang phục của bà, tôi cho đó là người Tàu, đúng hơn là người Việt nam mới.  Vẻ thành thật sẵn sàng giúp đỡ, mởi tôi về nhà trú chân, làm tôi cảm động vô ngần.   Tôi cứ ân hận mãi trong khi theo sau bà, là tại sao mình lại đạo diễn tâm lý; và' ngụy trang ki kém đến vậy.  Bởi tôi chưa thấy được sự thành công hòan hảo của tôi -- khiến người người đàn bà nội trợ có vẻ gì ngờ vực.  Là tôi không phải thuộc vào loại người éo le gia đình, mẹ chồng khắc nghiệt, 3 ngày về nhà ; nàng dâu đã phải bỏ đi, 4 ngày về, ngày thứ 5 bị ngăn trở .  Một người đàn bà như tôi vừa trên 4 chục chẵn, da trắng; vì gần 15 năm được sung sướng, thỏa mãn đủ thứ, son phấn có thừa -- một bước ra đi khỏi nhà có xe đưa đón; ra đường, có kẻ thầm thì; bà văn sĩ Nguyễn Đoan Trang.  Tiếng dậy như sóng cồn, báo chí trong và ngoài nước in ảnh, giời thiệu tiểu sử.  Chỉ mới những thứ ấy thôi đã khó biện hộ cảnh khổ của tôi, như lời vừa rào đón trên môi miệng.  Bà ta hỏi tôi có giấy di chuyển chưa; vì ở đây cũng khá khó khăn về giấy tờ.  Hội đồng xã  và ấp chiến lược.  Bà nói, ấy tôi gặp may, cái khó khăn nhất là hội đồng xã; thì bà đã có bà con làm trong ấy.  Tội đáp, thì mình chè lá cho họ ít nhiều để tiêu xài thì xong xuôi chứ gì.  Chắc chị cũng thuộc vào loại gia đình thầy, chú đấy thôi   -- nói rồi, bà lại nhìn tôi từ đầu đến chân như chứng nghiệm giá trị.  Nếu tôi có giấy di chuyển, lẽ sự có mặt bị bại lộ -- và ở đây trở thành vô nghĩa.  Tôi trốn gia đình, chồng con; vì lần này đây tôi thấy mình có tội.  Chẳng phải lấn đầu, cái nghề gọi là tiểu thuyết gia kia đưa tôi vào tròng dâm loạn.   Những lần mặc cảm tội lỗi trước; tôi tự biện hộ bằng rất nhiều cách.  Đã từng có một nữ ký giả Pháp dưa thân vào làm đĩ, để nuôi vết thương nhục nhằn ấy, sau này trong thiên phóng sự nói về nghề 'bán hàng trắng'. Đại để thế, cũng đủ lý do giải thoát cho nhiều đêm vắt tay lên trán ray rứt, xét mình phụ bạc chồng con.  Tôi phải sống thật với nhân vật chính truyện đời mình, đem mình làm kinh nghiệm bản thân cho cuốn truyện, gọi là tiểu thuyết đời mình biến chế.  Sự dằn vặt đớn đau  chồng tôi, qua những lần anh ta  nghe được rằng: tôi đã chung chăn gối nhiều đêm với nhà văn lão thành thiên tài quá khứ. Tôi chối bằng được, đem ra những bằng chứng tài ba hơn cả luật sư danh tiếng bào chữa thân chủ thoát ách tội tù.  Còn nữa, dòng nước mắt thiên phú,  đàn bà  khóc trước đàn ông, tim gan sắt đá đến mấy cũng tan thành chất lỏng , dễ làm mủi lòng, tin rằng tôi vô tội.   Tôi cũng như ca sĩ nổi danh, mất mát nhiều tình cảm,sau lần đầu đạo diễn đưa ra mắt công chúng.  Thì tôi còn tiếc nỗi gì mà không hiến cho thiên tài quá khứ, đã khám phá ra tài năng tiểu thuyết gia của tôi.   Đang lẩn trốn về quá khứ, tiếng bà nội trợ thức tỉnh tôi trở về hiện tại, tạm buông ngày xa cũ về với xa cũ; tôi đáp lời bà hỏi.  Rằng : tôi biết làm nương rẫy, chăn nuôi, bếp nước, trông coi gia đình.  Bà ta đáp  :  ... trông chị như đàn bà 30 thôi; còn nhiều đứa đàn ông ở đây dòm ngó.  Phải giữ thân mình.  Đàn bà đẹp khổ lắm.  Đứa nào cũng muốn ngủ với mình ráo trọi.  Quả thực, tôi còn đẹp thật.  Nét trắng, làn da mịn màng, mắt đen láy, má hồng; ăn nói có duyên, và, tất nhiên đa tình có kỹ thuật tân kỳ.  Thì bao nhiêu kẻ đã khổ sở vì tôi ở những ngày quá khứ, ấy là tuổi thanh xuân đôi chín của tôi xưa.  Gia đình bên ngoại gả tôi cho một cậu giáo làng, con nhà gia thế, dòng dõi, giàu có ở thôn quê.  Khốn nạn tháy !  người chồng cũ của tôi mảnh khảnh, ngù ngờ, hủ lậu, làm sao giữ nổi vợ mình nhiều sắc vóc ẩn chìm, nhiều đam mê tình ái, lắm tham vọng cất cánh bay xa.  Từ nỗi thiếu thốn dục tình ở thể xác; và, tham vọng của tôi có chiều cất thổi -- ấy là, lần gặp  nhà cách mạng trẻ tuồi, chồng tôi hôm nay .  Tôi đã dám công khai dẫn anh ta vào giường tôi giữa đêm khuya, khi chồng tôi vắng nhà.  Và, cuộc đời tôi, từ ấy bắt đầu xoay chuyển. 
 ... 1944 , tôi 18 tuổi.  Về nhà chồng đã được trên một năm.  Thời kỳ rục rịch nhiều biến chuyển xoay đổi.   Nhật bản bắt đầu thay thế Pháp trên đất này.  Nhờ giai đoạn giao mùa này, các nhà cách mạng quốc gia bắt đầu vùng vẫy.  Họ đến đây bằng nhiều hình thức ngụy trang tài tình.  Trương Bảo, người thanh niên ngoài 20 ấy, có dáng người trầm lặng. Cái vẻ đi lên không bày lộ ra ngoài, như tiềm tàng một sự huyền bí, vô cùng khó hiểu. Anh ta xin dạy ở trường làng, lương rất ít; mà làm việc thì lại rất hăng say. 
 Rồi, một buổi tôi gặp anh ở nhà một người bạn gái. Anh ăn ngủ, trọ ở đây.  Lần đầu gặp, tôi chối bỏ cái nhìn thẳng vào mắt anh; mà, tử trước đến nay, tôi được tiếng là lì lợm nhất trong làng.   Cái nhìn dữ dội , nhiều oai quyền của anh buộc tôi phải ne nép, sỡ hãi. Cho đến bây giờ nghĩ lại buổi ban đầu gặp gỡ ấy, qua con mắt tiểu thuyết gia phân tích tâm trạng ; đó là lần ra mắt tình yêu ban đầu; mà' người nữ chưa chịu nhận mình bị khuất phục.  Để sau này làm vợ hay là người tình -- và, họ được quyền sai bảo.  Mình sẽ phải tuân thủ, lại rất hãnh diện về việc này.
 Cúc giới thiệu tôi rất sơ sài, đây là anh Trương Bảo, thầy giáo làng ta.  Và, quay sang tôi, Cúc cườ, rồi nói: một người bạn gái rất thân.  Tôi cúi đầu đáp lễ; mà, trong lòng đã ngấm ngầm tình ý.  Thật đáng xấu hổ, tiếng nói thì thầm đang lên án tôi thiếu bổn phận làm vợ, đối với người chồng bệnh hoạn vắng mặt.  Tôi không nói thêm được câu nào; ngoài lời xã giao chào hỏi,
"  Đã nghe tiếng thầy, mà hôm nay  mới được hân hạnh gặp"
 Rồi tôi vội vã về ngay. Cúc thấy vậy, tiễn tôi ra cửa. Và trách:
" ... mày thật vẽ vời, chồng này chẳng oai lắm sao; chưa ra ngõ gặp trai đã vội thẹn, rút lui.   Nỡm lắm nữa !"
 Tôi phát vào vai nó một cái, đùa,
 Khỉ lắm, cứ làm như ngưởi ta đã phạm tội với chồng con người ta ấy thôi"
  Cúc trả lời:
" Mày phải nhớ rằng tao mời mày tới, vì người ấy yêu cầu.  Thầy ta thật gàn bát sách.  Cụ Chánh trong làng đề nghị ông tiên chỉ tăng lương, thầy ta chối bai bải. Và, lần gặp tao nói chuyện với mày ngoài ngõ, thấy ta nằng nặc hỏi cho biết tên, tuổi. Tao bảo: Thầy giáo này, chỗ nào gái góa thì chơi, chứ nới đã có chồng, vợ; thì không nên  giây giương vào. Nói đuà, thầy đừng giận, cô ấy có chồng rồi. Tuy anh chồng hủ lậu, gầy, yếu'; thật cô bạn tôi chẳng mấy tốt số. -- Nghe vậy, thầy giáo tặc lưỡi, như than cho số phận của mày đấy."
  Lời nói của con Cúc khiến tôi bấn loạn tâm thần, tôi thấy mình như đang bị tước bỏ quyền được yêu một cách tự nhiên.  Tôi xin lỗi nó, ra về,  qua ao, soi mình dưới gương nước, tự nhiên cảm thấy mặt đỏ nhừ.   Tôi mang hình ảnh thầy giáo làng từ giây phút ở nhà Cúc, cho tới lúc ăn cơm tối.  Sự biến trạng tâm hồn, qua sự cư xử thiếu bình thường kia, khiến mẹ chồng tôi để ý.
 "... dâu cả, hôm nay con bị mệt sao?  Nếu vậy, mẹ xin kiếu cụ Chánh tối nay  đánh chắn nhé.  Tôi đáp, thưa mẹ, con có sao đâu ma mẹ phải lo lắng ạ.  Mẹ cứ đi hầu chắn cụ Chánh đi. À, mà nhà con lên tỉnh chắc cũng sắp về.  -- Ừ, nó về hôm nay sao được"   -- mẹ chồng trả lời.
 Nghe mẹ nói vậy, tôi mừng thầm.  Vậy là được tự do đắp chăn ngủ, mơ mộng tới người thanh niên lý tưởng kia rồi.  Tôi vốn có óc lãng mạn, con nhà giàu trong làng;  chữ nghĩa không nhiều; nhưng đọc nhiều báo chí, tiểu thuyết nhóm Tự lực văn đoàn. Tôi từng hoc ở Hà nội về,  hấp thụ văn minh tân tiến, rất oán cảnh mẹ chồng, nàng dâu trong tiểu thuyết Thoát ly [ KháiHưng] .  Cả truyện Đoạn tuyệt [ Nhất Linh], tôi cũng đọc đi, đọc lại nhiều lần, không biết chán.  Mơ tưởng đến cả tác giả nữa, sao họ viết hay thế, đúng thế, đọc hấp dẫn thế.   Không hiểu mặt mũi, dáng vóc ra sao ?  Chắc chắn họ là những thanh niên tây học từng trải, có tư tưởng tiến bộ theo lối sống mới.  Có đêm, tôi ấp cuốn tiểu thuyết trên lồng ngực, phủ kín chăn bông, để như có cảm giác chúng tôi đang ôm nhau , chung giấc mộng đẹp cho tới sáng.
 Chồng tôi chẳng bao giờ để ý đến chuyện ấy, ngoài việc ái ân -- làm tình chóng như gà đẻ trứng dạ -- xong, chàng ta nằm vật người ra, ngáy khò khò.  Tôi chẳng những không được thỏa mãn, còn chán ghét cách nằm ngủ của chồng, nhỏ rãi trên gối đầm đìa.  Không gì tởm hơn, mình có người chồng vừa nhỏ bé, vừa bủn xỉn, hủ lậu, kém kiến văn, học thức, lại phải cưới một người vợ như tôi, thèm khát đam mê dục vọng.  Mỗi khi tôi hỏi chàng, sao không chịu đọc báo, tiểu thuyết mới ; để mở mang kiến thức;  chàng ta bĩu môi,
... mợ tiến bộ quá nhỉ, thích sống đời sống mới  à.  Tôi biết mà, vì mợ từng học ở Hà nội về"
Ngày qua ngày, sự chan ghét càng ăn sâu vao tâm trí, từ sự giận hờn có lúc đầu, sau dửng dưng, coi sự có mặt của chồng  hay không; với tôi, bây giờ không còn ranh giới.  Tuy vậy, chúng tôi không cãi nhau bao giờ. Vả lại, tôi rất được lòng mẹ chồng.
Trong gia đình, tôi trở thành như con đẻ của bà.  Người con dâu đảm đang, quán xuyến công việc nhà, đồng áng; mọi việc thu phát đều trong tay tôi.  Anh em thân thuộc gia đình, làng nước, họ đều khen gia đình nhà chồng tội đã tu nhân, tích đức mới được vậy!  Mỗi lần gặp họ, người này, người kia; ngoài lời thăm hỏi còn khen thêm ,
" Thật ra, tôi vẫn nói với mọi người, mợ là người có đức tính tốt, đẹp đủ điều, cả sắc và nết na."
 Nghe vậy, tôi chỉ cười, từ chối qua loa lấy lệ, rồi giã từ họ. Nhớ đến những câu chuyện tương tự, tôi thở dà i-- vì, họ không thể hiểu nổi tâm tư dằn vặt của tôi ra sao; thiên hạ chỉ xét qua bề ngoài, nhìn mặt nước phẳng lặng, cho rằng phía dưới không có sóng ngầm. Đại để thế đấy.
Đêm nay, tự  nhiên ngáp mãi, vật vã nằm, lại không thể chợp mắt ngủ được.  Nghĩ nhiều, thật nhiều tới người thanh niên mới gặp gỡ ở nhà con Cúc ấy.  So sánh chồng mình, tôi thấy chồng kém đủ điều, từ khuôn dáng tới tư cách, hành xử, giao tiếp.  Luc này, tâm trạng tôi tự biến đổi qua nhiều điều kỳ lạ -- xưa kia tôi vẫn giận mình đối xử không phải lẽ -- thì bây giờ trái ngược hẳn .
  Nghĩa là, sao chồng tôi không xử tàn tệ với tôi hơn nữa; để lần đột biến xoay chuyển này không mang nhiều luyến mến, tiếc thương, hối hận.
  Sự bội phản từ nội tâm phát xuất, càng ngày càng lớn.  Băn khoăn và băn khoăn.  Ray rứt và thở dài.  Nằm nghiêng mình, bên nọ lật sang bên kia.  Cuối cùng, tôi tung chăn , ngồi dậy; rồi đi ra ngõ.  Ngắm và nhìn bâng quơ, chẳng đợi mà sao lòng nhung nhớ ?  Tôi lại trở vào nhà, lên giường nằm lại.
   Vặn bấc ngọn đèn dầu Hoa Kỳ nhỏ hơn.  Kể ra cũng đáng sợ thật, nhà rộng thế này lại chỉ có một mình tôi.  Nếu có chuyện gì, biết kêu ai để cầu cứu.   Chỉ còn mong giấc ngủ; ngủ đi, sẽ quên hết tất cả ý nghĩ bội phản, nỗi lo sợ ám ảnh bâng quơ.  Sợ rất nhiều thứ. Tôi không muốn bội phản. Chồng tôi. Mẹ chồng tôi. Bởi ở nhà này, tôi rất được chiều chuộng, và sống thật sung sướng, thoải mái.   Không có bà cô,  tránh được sự lắm điều giữa chị dâu, em chồng.  Mà lại là em gái của chồng.  Muôn đời yêu nhau mà có điều này, thì còn do dự cho nhau tình yêu. 
 Không có người làm ở chung nhà, họ ở xa nhà chính cả một chiếc sân rộng khuất lấp.  Vì thế, tôi được nhiều tự do, tự chiều chuộng bản thân theo ý muốn .
 Tôi đã dám có ý định lại nhà Cúc để vờ hỏi mượn bất cứ cái gì, miễn là có lý do  nhìn thấy người ấy.  Những cuốn sách mọi hôm, với đêm nay, không còn làm bạn được nữa.  Chúng nó đã hết hiệu lực, tôi lại phải tung chăn dậy một lần nữa. 
 Giá nhà có trẻ,gọi chúng nó dậy, gây sòng tam cúc chơi có phải giết thời giờ tốt không ?  Toàn là cái không thể có ấy. mới khiến tôi  lớn dần sự bội phản.   Nhiều cái thở dài ám ảnh. đòi hỏi thỏa mãn dục tình. Nghĩ đến đây, mặt tôi bỗng đỏ bừng. Rồi tự biện hộ bằng nhiều cách.  Đầu tiên vẫn là nhân vật tiểu thuyết. Vì sự trải nghiệm cuộc sống, kinh nghiêm có là bao đâu, mà tôi có đủ kho tàng hình tượng, nhờ nó để biện hộ bản thân.  Cảnh thoát ly trong cuốn truyện Thoát ly. Mà tai ác thay, tôi không bị chèn ép như người con gái bị mẹ chồng và gia đình hành hạ.  Đấy là một cản trở lớn nhất chống lại sự lớn dậy của bội phản . Tội đi ra cổng, tự nhủ rằng chờ mẹ chồng về.  Nhưng có lương tâm; thì trong tâm trí đã tự trả lời . Rằng mẹ đánh chắn thường ra là tới sáng, có khi tới trưa hôm sau mới lò dò về.  Nên sự đứng cổng ngóng đợi là một thái độ không có thật.  Bỗng nhiên nhìn thấy có một bóng người đang núp vào hàng giậu. Bóng hình cao cao; nhưng tôi lại sẵn có linh cảm  bén nhạy, tự báo hiệu cho rằng chính là bóng dáng người ấy. Tự dưng tim tôi  hồi hộp. Mặt tôi như đỏ bừng bừng. Nóng.  Nửa muốn lên tiếng hỏi cái bóng kia là ai, nữa, lại muốn như là không quan tâm. Trí thông minh ở tôi phản ứng lại để tìm ra manh mới kia, ấy  là lên tiếng gọi con Đức, tức khắc con chó sẽ sủa ầm lên .  Tôi đi phía bóng có người đang núp ở hàng giậu ấy.
" Chào cô, tôi có ý định lại thăm cô.  Nhưng không biết nhà cô đích xác, nhân tiện thấy bông hoa ở giậu, nảy ý định ngắt trộm,  Thưa cô, thế ra cô làm chủ giậu hoa rất đẹp ấy?"
" Vâng, chào thầy.  Lúc ban ngày, gặp thầy ở nhà cô bạn; tôi định hỏi mượn thầy ít tiểu thuyết để đọc. Ở đây buồn quá, mua sách đọc cũng không thể có mà mua.  mặc dầu, tôi đã mua trữ một ít sẵn ở nhà; đọc đi đọc lại nhiều lần, sinh ra chán. "
Rồi tự động, chúng tôi đi bên nhau. Con Đức cứ vẫy đuôi, nhìn khách lạ mà không sao hiểu nổi sao nó không sủa; mà' vẫy đuôi coi như người quen. Và lúc này, tôi chợt nhớ ra sự tự do này có thể khởi đầu cho nhiều hệ lụy mang tới.  Cũng may, xung quanh chẳng có ai. 
 Nhà quê, vườn tược rộng, nhà nào cũng sẵn giậu che kín.  Đồng lõa với sự bội phản đang diễn tiến bẹn chúng tôi. Người ấy đi bên, tầm vóc cao hơn tôi đầu, đầu  anh hơi cúi xuống; ít nói, có chiều tư lự.  Tôi lên tiếng để phá tan bầu không khí nghẹt thở,
" Mời thầy vào nhà tôi chơi.   Chết thật, ai lại quên khuấy đi như tôi ấy. Đoảng thật !"
Người ấy mỉm cười, trả lời bặt thiệp,
" Sự thăm gia đình cô đây, có chi bất tiện cho cô không ?" 
" Dạ, thưa thầy, có chi bất tiện đâu?"
" Tôi nghĩ đến sự thăm đột ngột, chẳng những trong đêm khuya khoắt, tất sẽ mang lại nhiều phiền phức cho người nữ; lại là lần đầu tiên mới chết !"
" Thưa thầy kể ra là đúng như vậy thật.  Nhưng cơ duyên không hẹn, được dịp hạnh ngộ này (tôi nói chử rất văn hoa, và tự hào) xin mời thầy quá bộ vào trong nhà."
' Thưa cô, tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn tôi có sẵn. Khi ở tỉnh về đây dạy học,  tôi đã biết chiều theo sở thích mọi người; với người nữ, thì đây là cơ hội để làm quen với phụ nữ tân tiến. Đối với tôi , đơn độc rất cần có tiểu thuyết tân tiến Tự lực văn đoàn để đọc, để hiểu, để suy tưởng, giúp cho vốn kiến thức nâng cao. Và xin lỗi cô, tôi không có ý định nói với cô điều này; nhưng chung chung là vậy. Tôi mang theo 2 lọai truyện; một loại tình cảm ướt át, ly kỳ hợp với mọi người.  Một loại riêng tôi, cùng những tâm hồn đồng điệu, như cô đây chẳng hạn.   Thưa cô, lúc nãy cô cho biết ở nhà có một số tiểu thuyết; chẳng hay tác giả nào được hân hạnh ở trong tủ sách của cô?  Tôi bắt đầu cảm phục dần dần chủ tủ sách ấy rồi đấy. "
Tới đây, cũng vừa tới cổng, tôi mở và  mời người ấy bước vào trước.
" Dạ, lát nữa tôi xin thầy xem hộ và có lời khuyên bảo những tiểu thuyết nào cần có trong tủ sách của tôi.  Thật ra tiểu thuyết hay là người bạn tốt, thủ thỉ, tâm giao trò chuyện."
" Vườn tược nhà cô rộng rãi, bầu không khí mát và dáng vẻ tịch mịch. Tuyệt quá đi mất !"
' Có đáng gì đâu mà thầy khen vậy." 
Tôi để ý, người ấy im lặng.  Chắc chắn người ấy đang nghĩ về tôi, đánh giá  thuộc loại người nào; sao dám mời khách chưa mấy quen vào nhà ban đêm, không hẹn hò trước. Sao ở chốn quê mùa này lại có người nữ cấp tiến đến vậy.  Tôi  im lặng, chẳng thêm một câu giải thích, khi người ấy không lên tiếng yêu cầu giải đáp,  Thì đây, người ấy lên tiếng,
" Nhà cô sao lặng lẽ thế ? Cô ở đây có một mình? "
" Không hẳn thế. Chồng tôi lên tỉnh; mẹ chồng tôi sang nhà bà con có việc, đến sáng mai mới về. Nhà không có trẻ, nên vắng lạnh. Thầy cảm thấy lạnh lẽo, sợ hãi chăng?" 
' Dạ, không phải vậy."
Câu nói của tôi và người ấy vừa dứt, sự im lặng giữa 2 người trở lại.  Người ấy nghĩ vê câu nói có vẻ tình tứ của tô; hẳn là thế.  Tôi biêt chàng giáo học kỳ lạ này phải nhuốm vẻ gì u uẩn khác người thường của tôi ở đây.  Thực ra, tôi rất thèm nhìn đôi mắt, đôi môi, giọng nói, đến vẻ lực lưỡng người ấy.  Từ khi gặp ở nhà Cúc rồi.  Nhưng, nếu bạn có thái độ lả lơi  ban đầu mới gặp; tất nhiên tôi ghét ngay; và, sẽ không ban bố một cái gì nhỏ nhất rất quý báu kia cho bạn nữa.
Vào đến bực cửa, bạn giục tôi,
" Cô đi trước dẫn tôi.  Và, quả là rất ngạc nhiên ở cái làng quê nhỏ bé này lại có một người nữ tân tiến kỳ lạ như cô đây.  Quả là tôi không lầm, tự khen mình có nhãn quen nhận xét về phụ nữ.
 Thầy cứ khen quá lời.  Xin lỗi, tôi vào trước chong đèn.  Thầy đừng nên ngại ngùng gì.  Tuy nhà có một minh , nhưng tôi như chuyện cô gái Liêu trai đâu, bởi tôi là người bình
thường hân hạnh tiếp đón một nhà trí thức trẻ nhuốm vẻ u sầu ẩn chìm.
  Tôi kéo chiếc mành xuống , rồi mới khach ngồi vào  chiếc ghế.  Còn tôi ngồi xa hơn,  ở một chiếc phản khác ( trường kỷ thì đúng hơn).  Ngời ở bàn khách, nhìn vào vách gần bàn thờ, đủ thấy tủ sách tôi trang bị như thế nào. Lại nhớ đến chồng tôi, nhìn tủ sách trang bị khá đồ sộ, bắt mắt, thường mỉa mai  sự trí thức quá mức của người vợ.
" Tôi xin lỗi cô, được ngó qua tủ sách "
" Vâng, thầy cứ tự nhiên".
Tôi liếc mắt thật nhanh, quan sát thái độ của người ấy.  Vừa lúc này, ánh sáng ngọn đèn Hoa Kỳ lớn, vừa đủ tỏa ánh sáng; khiến kẻ đứng gần cảm thấy hơi nóng ran. Tôi lắng tai nghe bạn nói nhoi nhỏ một mình,  tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn hầu hết được chiếm chỗ quan trọng trong tủ sách.  Và một cái gật đầu nho nhỏ tỏ vẻ đắc ý của bạn, tôi biết chắc chắn vậy, đó là bạn khá hài lòng về tủ sách.  Không còn ngờ vực về mức độ tri thức và đẳng cấp mà tôi thuộc vào đó.  Còn được biết thêm,  lối ăn nói tình tứ, bặt thiệp kia còn khiến bạn nghi ngờ, do dự nhiều khi nghĩ về tôi.  Có thể, tôi là một đối thủ nữ khác nếp sống, tư tưởng, cách ăn nói ẩn dụ rắp tâm gài bẫy chăng ?  Bởi, Cúc đã tiết lộ cho  hay, từ khi bạn tới thuê nhà trọ, ngay trừ ban đầu tỏ ra rất đứng đắn, không lợi dụng đản bà, con gái -- mới gặp tôi lần đầu đã để ý, hỏi nhiều điều về tôi.  Chẳng hạn, người ấy hỏi Cúc :  có đúng tôi là vợ chủ gia đình này không, lấy nhau được bao lâu; và, tại sao tôi không phải là con gái làng này?  Các gia đình giàu có miền bắc, rất ít khi để con trai lấy vợ khác làng.
  Người ấy còn hỏi Cúc nhiều, khá nhiều chi tiết về tôi nữa: sức học và gia thế ra sao? Cúc trả lời, tôi rất ít bạn, việc nhà quán xuyến đảm đang, sắc vóc đẹp nhất làng, nhưng tính tình kiêu kỳ, khinh mạn.
  Một cái gật đầu nhỏ khá đắc ý của người ấy lúc này như đang biểu hiện; chẳng khác lần nghe xong chuyện kể của Cúc về tôi vậy. 
  Xem tủ sách xong, giờ này người ấy trở lại chỗ ngồi; và, tôi mời dùng trà. 
" Sao, thầy thấy tủ sách còn phải mua cuốn nào để đọc, ngoài sự giải trí?"
" Cũng khá đầy đủ lắm rồi,  truyện của Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam .. thơ của Thế Lữ, Xuân Diệu, Anh Thơ ... vậy là trước kia cô từng học ở Hà nội?"
" Vâng."
" Hèn gì, từ lối nói chuyện tới thái độ đi, đứng khoan thai của cô, qua nhận xét của tôi; thì tôi đã tự khen tôi có tài quan xét.  Thế ra cộ rất thích các tác giả của nhóm Tự lực văn đoàn, do ông đàn anh tôi là Nguyễn tường Tam sáng lập.   Riêng tôi, ngoài kính trọng họ là đàn anh; còn có sự quen biết nữa.  Ông  Nhất Linh, ông Khái Hưng- Trần khánh Giư là con quan tổng đốc, tôi biết cả. .. họ là những nhà trí thức học giỏi, tài cao, tư tưởng tiến bộ; ấy là tôi nói tới lối viết tiểu thuyết luận đề cải cách xã hội mới.
" Sung sướng biết chừng nào? ấy là được hân hạnh biết thầy giáo quen biết họ. Đọc  thơ văn của những vị ấy, tôi có cảm tưởng rằng họ là Đấng quyền uy, thuộc lầu tâm trạng cac lớp người trong xã hội bây giờ. Như vậy, thầy giáo đây cũng là môt văn sĩ ... mà tôi chưa được biết phương danh ? "
" Vâng, thưa cô ...;  tôi chi tập viết võ vẽ thôi; trước kia cô học trường nữ nào ở Hà nội?"
" Tôi theo học đến năm thứ 3 trường Nữ Hoài Đức; rồi về quê, là vâng theo gia đình, cuối cùng lấy chồng bỏ sang ở đây.  Tôi nói thực, cơ may được gặp  một văn sĩ .. còn làm nghể dạy học. "
Thực ra, tôi chưa mấy tin bạn có thể làm văn sĩ được; vì, tính tôi thích làm điều mâu thuẫn vơi ý nghĩ.  Rất nhiều lần nghe người nói chuyện với tôi, họ thích điều này; thì tôi lại không cùng ý thích với họ -- giá mà họ thông minh hơn, bắt đúng mạch biết được tính nết trái khoáy kia; thì nên nói điều ngược lại; chắc chắn tôi ngả theo ý ấy.
  Nhìn cái trán bóng loáng của bạn, chẳng có nếp nhăn nào -- tôi cảm thấy kém ưa người 
thanh niên tuổi gần 30. chẳng một vết tích phong trần nào;  mũi hơi thấp, mắt không sáng  hay chớp -- tự nhiên tôi đánh giá; là, bạn rất ít suy tư thì sao lại có thể lam văn sĩ cho được? 
 Hẳn là bạn không thể tin được rằng tôi đang phê bình gay gắt về bạn đấy; tuy nhiên, tôi vẫn kính phục bạn ở điểm; bạn có vóc dáng đích thực đàn ông, khác xa chồng tôi .
 Bây giờ đây,bạn có biết tôi kỳ vọng gì ở bạn không : rất thích được bạn hành hạ, nếu được cùng bạn chung sống những đêm dài thỏa mãn ... (tôi bắt đầu biết mình quá trớn, phản bội chồng.  Mới dám đưa trai vào nhà tiếp chuyện, đã là không thể tha thứ; huống hồ lại chuẩn bị mở cửa lòng đón rước trai. )
Cái ý kiến ban đầu của bạn bày tỏ quan niệm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, như là khinh mạn tri thức của tôi; thú thật tôi hài lòng trong đau đớn, nhưng kính trọng bạn.  Có nhiều đàn ông làm tôi khao khát; đến lúc họ dự định thực hiện hành động' cái vụ kia' ; tự dưng phô bày sự nhỏ nhen, tục tĩu; thì tôi lại khinh miệt.  Nhớ có một câu nói của chàng triết gia thi sĩ thất tình ( lúc học ở đại học, đã chót ngủ với một cô điếm trong 'nhà đèn đỏ',  cậu sinh viên mắc bệnh giang mai.   Ông thân sinh là mục sư, cậu ta đã phạm tội tà dâm, không dám tự khai, chạy chữa, bệnh càng ngày càng trầm trọng.) Lúc trở thành giáo sư đại học, rồi triết gia của triết lý siêu nhân,  Frederich Nietzsche  mạnh miệng rao truyền,
 " Immondices pour les deux âmes,  qui s' unissent " ( nôm na là quan hệ ái tình nam nữ) -- 
tôi không biết tác giả khuyên răn thế hệ mai sau hoặc là trách chính bản thân mình ?
  Trở lại với ý nghĩ riêng tôi,  dầu thèm muốn khát khao ' cái ấy' , nhưng tự dưng tôi từ chối không cho họ thỏa mãn thèm muốn của họ, kể cả sự thèm thuồng ẩn chìm trong tôi nữa.
  Giá anh chàng nhà giáo đừng gật đầu nhận là có viết võ vẽ để trả lời câu hỏi của tôi; thì con đường dẫn đến ham muốn cái ấy, sẽ đầy đu yếu tố thỏa đáng ngay trong đêm nay.  Biết bao cơ hội tiện lợi, chồng và mẹ chồng đều vắng nhà.
 Và lòng tôi lúc này là muốn thoát ly thực sự. Thật sự rạo rực muốn thoát ly.   
Bầu không khí trầm lặng giữa 2 chúng tôi thật vô cùng nghtẹ thở, lạnh nhạt càng tăng. Kể cả bạn nam của tôi dường như đang tần ngần do dự, lượng ước được ý nghĩ của tôi chăng ? có vẻ thuộc làu kinh nghiệm
"Thưa cô, đáng lẽ tôi phải xưng hô với cô là bà; nhưng, xin tha thứ sự thiếu chính
danh này; bởi, lúc nào tôi cũng muốn được giữ hình ảnh của bà là cô mãi thôi. "
Nghe bạn nam tôi bày tỏ, tôi bắt đầu có cảm tình lại rồi. Khởi sự phản ứng cho rằng mình hiểu lầm bạn, qua nét nhìn , đánh giá vội vã.
 Bạn là người có tư cách lớn đấy chứ; vừa biết nịnh đàn bà, vừa tỏ ra bặt thiệp đúng cách. Sự nịnh nọt này rất đang cho đời sau lấy làm bài học.
  Tôi lại đang suy nghĩ tiếp cảnh tranh cãi to tiếng, quả tôi đã rất liều lĩnh. Giá như tôi tiếp đón thày giáo, còn là nhà trí thức kia phải xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật-- có chồng, mẹ chồng tôi  chứng kiến, thì mối đúng là có đạo đức, nền nếp gia thế.  Dầu bề sâu. chẳng ai dò nổi lòng dạ đổi thay, mầm bội phản lốn mạnh.   Rất mê đắm cái hình
 ảnh : được bạn nam kia ôm tôi trong vòng tay,  đầu tóc lùa trong ngực, cổ người ấy.  Hơi ấm tỏa ra, tôi rất ngoan ngoãn nhắm nghiền mắt; để cảm thụ bàn tay xô nhám vuốt ve.  Cứ nghĩ vậy, tôi đã thẹn thùng lắm lắm; càng hơn nữa; khi tuột hết trước mặt người nam, dầu là  ý thức hành động mù quáng đi nữa.
  Tôi chợt nhớ tới câu khen tặng, nịnh bợ rất tây kia, nói như bà giáo của trường Nữ Hoài Đức ngày nào, 
" ... các chị phải khôn khéo, trước khi rời ngưỡng cửa trường học, để bước vào trường đời; tôi nhấn mạnh ở điểm 'galanterie francaise'.  Đây là đầu giây mối rợ quyết định tương lai người nữ.  Bây giờ; rất có thể trong các chị, có người sẽ cho tôi là khắt khe,hủ lậu nữa. Rồi ra, các chị sẽ nhớ đến nó; và, mong rằng chưa phải trả giá kinh nghiệm đắt bằng đánh mất' khoản ấy' của cuộc đời ..." 
Người nam này có vẻ thuộc làu kinh nghiệm, tâm lý người nữa thì phải.  Hẳn thày giáo đang thương thay cho số phận người nữ,  tôi đây, có thể bị kẹt vào trường hợp này.  Tôi len tiếng để thấy tính ngang bướng sẵn sàng trổi dậy, khi được nghe lời khen tặng bề ngoài,
" Thưa thầy, cái đó không sao.  Thầy được quyền quan niệm về tôi đúng như ý thầy suy tưởng. Chỉ có một điều nhỏ này thôi, thật sự tiếc, tiếc lắm; là không được phép giữ thầy ở chơi lâu hơn nữa.  Ở hoàn cảnh này, thầy hiểu cho rằng tôi đau lòng muốn giữ khách lại phải nói lời như không muốn giữ khách. "
Thay giáo nghe xong, bật đứng dậy cáo từ. 
  Nói vài câu tự chê mình đã không bặt thiệp, nhưng không giấu nổi vẻ lúng túng, thẹn thùng.  Tiễn thầy giáo ra cửa rồi, khép cánh lại, tôi lững thững đi vào.
  Sao đêm nay lẻ loi đến vậy ?  Ám ảnh lo âu nhất vẫn là thân con gái, tôi nghĩ đến khi bị tai tiếng; hoặc, sống hạnh phúc trong gia đình; thế mà trước lúc ấy, đã bị người chồng sỉ vả, mắng nhiếc, chạm tới tổ tông, mà người bị bêu riếu nhiều nhất là ' đúng mẹ nào con ấy". 
Đêm ấy năm thao thức, bồn chồn, không thể chợp mắt.
 Rồi ngày mai, sẽ phải đối phó với nhiều thứ. 
 Tôi nằm nghiêng, lại nằm ngửa, khoanh 2 tay nhìn lên đình màn.
 Rồi lại nằm nghiêng sang bên trái, là trái  lời khuyên của bác sĩ; nằm vậy; thì lá gan sẽ bị đè lên tìm -- nhưng tôi vẫn cứ thích làm ngược lại những gì gọi là lời khuyên, áp dụng cho đúng với lẽ sống đúng mức đời này.
Bơ vơ như giấc mộng; lại nghĩ nhiều đến những đêm sau.

                                                                                            (còn tiếp)
  THẾ PHONG

 (tr.  105-  119   TRUYỆN NGƯỜI CỦA TÌNH PHỤ / in chung trong CÔ GÁI NGHĨA LỘ)
    

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ