Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

chủ soái nhóm hàn thuyên : nguyễn đưc quỳnh ( từ điển nhân danh & địa danh văn hóa việt nam / saigon- việtnam xb, 2015)

nguyễn đức quỳnh
từ điển nhân danh & địa danh,,,


                                      nguyễn đức quỳnh
                                               bài viết :   thanh vân + như hiên


                                                     nguyễn đức quỳnh  [1909- 1974)
                                                        (courtesy photo: nguoiviet.com)

Tên thật của nhà biên khảo, học gi\ả, tiểu thuyết gia, kịch tác gia, nhà giáo. [Còn] là nhà chính trị, kỹ sư điện, nhà văn thơ thuộc lớp nhà văn tiền chiến.  Ông có nhiều bút hiệu: Hà Việt Phương, Hoài Đồng Vọng, Vương Thương Thương, Hoài Nam Hoài ... Sinh 1909 tại Trà bồ, chính nơi quê gốc làng Trà bồ, huyện Phủ cừ, tỉnh Hưng yên .

 Thuở thiếu thời,được học bổng qua Pháp du học.[ ghi danh vào lính Lê dương sang Pháp- Bt ].   Bản tính bình dân, trầm ngâm, tư lự; đôi lúc cũng xốc nổi, cầu kỳ, rất hiếu khách, có tinh thần yêu nước,  đầu óc [nặng tình] canh tân xã hội.  Dăm mê nghiên cứu văn học các loại : khoa học, văn sử địa, chính trị, nghệ thuật. lịch sử áu , Á và Việt nam.

Ông là nột trong số những nhà văn nòng cốt của nhóm Hàn Thuyên (gồm : Nguyễn đức Quỳnh - Trương Tửu - Đặng thái Mai [sau 1945 : Đặng thai Mai] - Nguyễn đình Lạp  - Nguyễn Tuân ...). Họ đã cùng nhau chủ trương những tờ báo: Khoa học tạp chí, Thời thế, Tiếng trẻ, Văn mới ...

Năm 1945, ông và gia đình tham gia kháng chiến -- từng là chiến sĩ văn hóa cứu quốc, cùng vợ ông, bà Lê thị Phúc. Bà từng giữ chức hội trưởng hội Phụ nữ cứu quốc huyện Phù cừ.[chính xác là hội trường hội Phụ nữ Liên khu 4 (thời tướng Nguyễn Sơn làm tư lệnh- Bt ] .Hai ông bà thường xuyên cùng nhau đi công tác lưu động quanh vùng -- [ sau, ông gỉang dạy tại trường Văn hóa Liên khu IV -- hiệu trưởng Đăng thai Mai. ]  

Năm 1952, gia đình ông về Hà nội, rồi  vào Huế, sau cùng định cư ở Sài gòn.  Tại đây, ông cộng tác với báo Đời mới
 [ chủ nhiệm: Trần văn Ân), báo Công luận ... 

Thời gian này, ông làm báo, viết sách về đủ thể loại : tiểu
thuyết, biên khảo , kịch, luận thuyết ... 

 Ngòi bút Nguyễn đức Quỳnh rất năng nổ, sung sức; văn phong điêu luyện, mạnh mẽ, sâu lắng.  Có chiều hướng nghiêng về chính trị tự luận -- tác phẩm của ông phần nào cũng kén người đọc.

Có người nói: tiểu thuyết của [Nguyễn đức Quỳnh] ít nhiều chịu [ảnh hưởng tư tưởng, luận thuyết cách mạng thường trực]  Léon Trotsky (?). 

Từng được giải thưởng hội Khai trí tiến đức (1932) về quyển Kỹ nghệ làm pin điện  -- giải thưởng Les Amis de l'Art ( Saigon 1939) về vở kịch Những kẻ lạc đường.

Sự hiểu biết thông thái, tình cảm thân mật ,[ xử sự] bình dân của ông khiến những ai, dù quen biết, thân hay sơ; đều kính trọng, mến mộ.  

Năm 1973, Nguyễn đức Quỳnh bắt đầu đau bệnh, mất tại tư gia vào ngày 6-6- 1974, thọ 65 tuổi.

Tác phẩm chính tiêu biểu: Các dân tộc lạc hậu miền thượng du (1939) -- Mình với ta (thơ, 1930) -- Kỹ nghệ làm pin điện (1932) -- Nguồn gốc tiếng Nam (1935)  -- Những kẻ lạc đường (kịch, 1930) --  [bộ tiểu thuyết gồm 3 tập:  Thằng cu So (1943)  + Thằng Phượng (1941) + Thằng Kình (1943) -- Lich sử thế giới (1944) ...[ ai có qua cầu ( hoài đồng vọng
 ( Quan điểm xbSaigon, 1957 - tên truyện , tên tác giả, đều  viết chữ thường (bdc) .]  *
   []

   thanh vân + như hiên
   
(tr. 210- 211  TỪ ĐIỂN NHÂN DANH & ĐỊA DANH VĂN HOÁ VIỆT NAM ( sách-bản-thảo/ Saigon- Việt nam/ 2015)


                
                                                                                         TỪ ĐIỂN NHÂN DANH & ĐỊA DANH VĂN HOÁ VN
                                                                                              (sách-bản-thảo / saigon-việtnam  2015)
---
*    tựa tác phẩm tác giả Nguyễn đức Quỳnh trưng dẫn chưa mấy chính xác -- mặc dầu Nguyễn duy Nhường , bút hiệu Thanh Vân (1919- 2010)  từng là học cũ Nguyễn đức Quỳnh. (trường trung học Pasteur ở Hà nội trước 1945 -- đồng môn với Hoàng Như Mai -- Đỗ quang Bình (Mặc Đỗ) -- Vũ khắc Khoan ... - ) (Bt)

[...]  chữ Bt. 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ