báo tiền phong: 6-7-2014 / lan anh :
' mối tình trắc trở của nhà văn Tô Hoài"
mối tình sét đánh giữa Tô Hoài
& cô gái Nam bộ ở Dầu tiếng
bài viết: lan anh
LTS .- Nhà văn Tô Hoài,tác giả 'Dế mèn phiêu lưu ký' đã qua đời sáng nay [6-7-2014] tại nhà riêng ở Hà nội, hưởng thọ 95 (âm lịch.) Báo Tiền phong trân trọng giới thiệu,và, cho đăng lại bài viết "Mối tình trắc trở của nhà văn Tô Hoài"của nhà báo Lan Anh- đã đăng trên báo Tiền phong. [tháng 2- 2013.] - báo TIỀN PHONG.
Một chiều đông 2012 theo lời hẹn của nhà báo Phương Vũ ( con trai nhà văn Tô Hoài) - tôi tới gõ cửa nhà văn. Người ra mở cửa chính là nhà văn Tô Hoài. Ông nở nụ cười hồn hậu, " Mời cô vào nhà". Phu nhân nhà văn - bà Nguyễn thị Cúc cũng đon đả ra mới khách, và không quên dặn, " Cô thông cảm, ông ấy không được khỏe lắm đâu. Có gì cô hỏi nhanh lên nhé, ông ấy tới giờ [phải]tiêm thuốc rồi."
Có lẽ, hiếm có cặp vợ chồng văn nghệ sĩ nào [lại] ríu rít như vợ chồng nhà văn Tô Hoài. Các cuộc gặp mặt bên Hội Nhà văn, hay là ra mắt sách, hội thảo về các tác phẩm của Tô Hoài, bà luôn có mặt bên ông. Con trai nhà văn Tô Hoài, cho biết, " Hai cụ quấn quít nhau lắm, chả rời nhau nửa bước."
Không chỉ là người nâng khăn sửa túi cho nhà văn gần hết cuộc đời, giờ đây ở tuổi 90, bà vẫn hàng ngáy đều đặn tiêm [thuốc] cho ông ( ngày 2 lần.) - nhà văn bị bệnh tiều đường khá nặng, cách đây 2 năm, gia đình tưởng ông không trụ lại được- [bà thường] nhắc ông uống thuốc và nghỉ ngơi.
ĐÊM TÂN HÔN CÔ DÂU NGỦ CHUNG VỚI MẸ CHỒNG
Bà Cúc vẫn nhớ như in cái ngày về làm dâu, dù cách đây đã 70 năm. Ngày cưới chỉ có đúng một mâm cơm, do người anh trai đứng ra lo, bởi, bố mẹ đã không còn. Khách mời chỉ có vợ chồng ông Phạm văn Đồng, và vợ chồng ông Tố Hữu. Hồi óo, ở rừng Đại phạm, (Thái nguyên). Cỗ bàn làm xong, cô dâu lên giường ngủ với mẹ chồng, vì lúc đó đang đi sơ tán, lệ làng không cho phép , vợ chồng được ngủ với nhau. [ở nhà dân cho ở nhờ khi tản cư.]
Kể đến đây, bà không khỏi chạnh lòng, " Tôi vẫn nói đùa với ông ấy: 'đời tôi chưa một lần lên xe hoa, chưa có một đêm tân hôn." Thời đại, cô thiếu nữ Hà thành Nguyễn thị Cúc, cũng có nhiều vệ tinh vây quanh, thế nhưng, cô lại trót đem lòng si mê [chàng] nghệ sĩ Nguyễn Sen (tên thật nhà văn Tô Hoài.). Lúc đó, Tô Hoài tham gia kháng chiến, làm đề cương văn hóa cứu quốc cùng với Nguyễn đình Thi, Lê quang Đạo. Nhóm này được một số gia đình tư sản ở Hà nội giúp đỡ về mặt tài chính. Hồi đó, gia đình bà Cúc ở phố Huế , thường giúp đỡ nhóm. Nhà văn Tô Hoài hay qua lại và có cảm tình với [cả] 2 cô con gái, xinh xắn nhà này. Hai chị em bà Cúc đều mê nhà văn Tô Hoài, nhưng, chỉ có bà Cúc quyết tâm theo ông, đi làm cách mạng, dầu biết chắc nhiều khó khăn, gian khổ. Bà bảo,
" Vì thích lãng mạn, mà, yêu văn nghệ sĩ, nên phải chịu khổ. Tôi đã xác định thế rồi."
Lấy nhau, nhưng trong mấy năm đầu, ông bà không hề được ở gần nhau. Cuối cùng, ông ấy lại đi luôn lên chiến khu Việt bắc, còn bà ở lại Phú thọ. Trong suốt thời gian đó, họ chỉ thư từ qua lại để biết tin tức về nhau. Bà kể, " Hồi đó tôi mới đôi mươi. Tôi ở lại Phú thọ làm công tác phụ nữ và dạy học. Lúc ông ấy về thăm tôi lần đầu tiên, chúng tôi mới có con- Đan Hà sinh năm 1948. Thậm chí, lúc tôi sinh, ông ấy cũng không có mặt ở bên. Ông ấy còn đi công tác với ông Tố Hữu. Lúc về, đến bến Phú thọ, ông chỉ kịp lên bờ, vào hỏi tôi, đẻ con trai hay con gái- rồi lại phải đi tiếp luôn. Mấy đứa sau cùng cũng thế, một mình tôi gánh vác và chăm nom đằng đẵng bao năm trời, ở nơi tản cư , kháng chiến.
Trong suốt thời gian ông ấy đi vắng, mà thường ra, ít khi ông ở nhà, một tay bà chăm sóc đàn con."
Người phụ nữ nhỏ nhắn, mảnh mai, đài các ngày nào, đã chẳng nề hà công việc gì, đã nuôi dạy con.
Hồi ở Phú thọ, ngày thì đi làm, , đêm về, bà lại cuốc nương trồng sắn. Sau này, khi trở về Hà nội, cuộc sống còn nhiều khó khăn, bà vừa đi học y học dân tộc, vừa bươn chải nhiều cộng việc khác để kiếm sống. Bà nhớ lại, có thời còn nhận hàng may quần áo quân đội, nhiều bữa, tới 2 giờ sáng mới được ăn cơm tối.
Hòa bình lập lại, công việc ở Hội Nhà văn, ở quốc hội, ở Mặt trận tổ quốc, Ủy ban đoàn kết Á -Phi. -( nhà văn Tô Hoài tham gia làm việc ở rất nhiều cơ quan, đoàn thể.) - khiến nhà văn phải thường xuyên đi công tác, nhất là đi nước ngoài liên tục- bà lại vò võ ở nhà nuôi dạy con. Bà bảo, gần 80 tuổi, ông ấy mới nghỉ hưu, dành nhiều thời gian cho vợ con.
Ông đi công tác liên miên, bà không chỉ thiếu hụt người đàn ông làm trụ cột gia đình, mà còn mệt mỏi, bởi những lời bàn ra, tán vào. Thế nhưng, bà vẫn một lòng tin tưởng chông mình. Bà kể, " Tự hào mà nói, bây giờ khó mà kiếm được người thứ 2 chịu đựng như tôi. Có người còn đến tận nhà, mách, " này chị biết không, ông Tô Hoài có con với người khác đấy !" -- tôi bảo, " càng tốt, càng có người đẻ hộ."
Cái sướng của bà Cúc thật giản dị. Bà có cai thú sưu tầm những bức ảnh chính mình và gia đình. Bà khoe, " Ngay từ lúc lên 10, tôi đã có ý thức lưu giữ những bức ảnh của
mình . Năm nào tôi cũng chụp ảnh và cất giữ cẩn thận đến giờ. Tôi nghĩ cuộc đời, cái làm cho người ta sướng, không phải là tiền." Đền đáp cho chuỗi ngày vất vả và chăm sóc con, chờ chồng, giờ thì, các con ông bà đều trưởng thành. Chị Đan Hà, dược sĩ cao cấp, năm nay đã 66 tuổi, còn cậu trai út - nhà báo Phương Vũ cũng đã 54. Những lần ông bị ốm, mấy người con xúm vào chăm sóc, thuốc thang và luân phiên nhau bên ông.
[Phu nhân nhà văn Tô Hoài], bà Cúc bước sang tuổi 90, trí nhớ vẫn tốt, và, có thể đi bộ hàng chục cạy số để đi lễ chùa, hoặc là, đi làm từ thiện. Có hôm, tôi [nhà báo Lan Anh] tình cờ gặp bà lững thững đi bộ ngoài phố, cũng lỉnh kỉnh giỏ bánh, cân đường. Bà
bảo, " ... đi thăm bạn gài đang bị ốm." Tôi [đề nghị] xách giúp bà cái túi, nhưng, bà cứ từ chối, vì sợ làm phiền. Tinh bà là thế. Ngay cả thời tuổi trẻ vất vả như vậy, bà cũng chẳng hể kể lại với ai. Bà nói, " Khi tôi khổ, bạn bè, con cái, và, kể cái 'ông ấy' đi quanh năm, làm sao biết được cái khổ của mình. Tôi cũng chẳng kể làm gì ...!"
MỐI TÌNH CÁCH TRỞ SAU 4 THẬP NIÊN
Trước khi đến với bà Cúc, nhà văn Tô Hoài có mối tình sâu đậm với một cô gái ở Dầu tiếng, Thủ dầu một ( nay, tỉnh Bình dương/ Nam bộ)- tên cô là Nguyễn kim Phượng. Hồi đó, ông viết xong 'Dế mèn phiêu lưu ký' cho [nhà xuất bản] Tân dân , lĩnh được 30 đồng nhuận bút- với quyết tâm đi phiêu lưu miền Nam một chuyến. Đó là , vào khoảng năm 1941- trong chuyến đi này - ông gặp cô Nguyễn kim Phượng, như 'tiếng sét ái tình',
2 người yêu nhau say đắm, và [nhà văn] có ý định cưới xin.
Ngày nhà văn trở ra Bắc , [2 người], nhà văn Tô Hoài & cô Nguyễn kim Phượng, không ai có thể ngờ- chính ngày đó là ngày biệt ly kéo dài... hơn 40 năm sau. Những năm đầu, họ còn liên lạc được với nhau qua thư từ. Mặc dù, có bức thư phải mất hàng tháng trời mới nhận được, thậm chí có khi tới 5 tháng- vì phải đi đường vòng. Nhà văn Tô Hoài bồi hồi nhớ lại,
" Hồi ấy, bà Phượng gửi thư cho tôi, thường ra phải gửi sang Pháp, từ Pháp gửi qua Liên xô, và cuối cùng mới trở về Hà nội. Còn thư tôi gửi cho bà Phượng, phải gửi qua Campuchia, từ đó quay về Saigon. Do chiến tranh loạn lạc giữa 2 miền ngăn cách, thư, lúc nhận được, lúc , thất lạc. [Sau] bà ta kết hôn với một người Pháp, nhưng, người chồng lại mất sớm. Không hiểu sao, sau bao năm, bặt vô âm tín, bà Phượng luôn có niềm tin mạnh mẽ,' sẽ có ngày được gặp lại người yêu dấu của đời mình."
Và, giá nhà văn Tô Hoài, ông vẫn viết thư cho bà Phượng, dù hy vọng rất mong manh. Lần nào, đi nước ngoài, ông cũng nhờ người này, người kia tìm kiếm [tin tức] bà Phượng. Sau khi Việt nam thống nhất, từ Pháp, bà Phượng , thông qua hội Việt kiều hỏi han tin tức ông. Có lần, hú họa, bà [Phượng] gửi cho ông một bức thư, ngoài phong bỉ chỉ vọn vẹn ghi 2 dòng chữ " Người nhận: Nhà văn Tô Hoài - Địa chỉ: Hội Văn nghệ Hà nội'. [Thủ đô] Hà nội rộng mênh mông, nhưng Hội Văn nghệ Hà nội [chỉ có một], dù không đề địa chỉ, thư vẫn đến tay nhà văn Tô Hoài. Đó là vào những năm 80. Kể từ đo, 2 người lại liên lạc với nhau, qua thư từ.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của bà Phượng với ông không thành, vì, bà về Hà nột đột ngột. Còn ông, lúc đó lại đi công tác, bà không thể nào ở lại Hà nội đề chờ ông được.
Anh Phương Vũ kể, " ... sau này khi gặp lại, bà Phượng mới nói, ' lần đầu tiên đến hà nội,"mợ" ở mấy ngày mà sợ quá ! "Mợ" đi ở ngoài đường, thấy người dân lấy nước cống để ăn.' ( thực ra, ngay đó hay bị mất nước, nên người dân thường đào bể nước nhỏ ở ngoài vỉa hè- đầu nguồn nước [yếu] dễ chảy vào, từ đó người dân múc đem về nhà dùng- PV].
Rồi một thời gian sau, nhà văn Tô Hoài và bà [Nguyễn kim] Phượng gặp lại nhau, sau hơn 40 năm xa cách. Khi đó, cả 2 người đã già, nhưng, tình cảm vẫn nồng [nàn]. Bà Phượng ngỏ ý nhiều lần muốn đón ông sang Pháp dưỡng bệnh, nhưng, ông đều lắc đầu từ chối, [lấy cớ] tuổi tác đã cao.
Câu chuyện tình đã kết thúc có hậu -- mà những năm cuối đời, ông bà lại được sống gần nhau, sau bao năm xa cách, trăn trờ. Họ như được sống lại tình yêu của thuở ban đầu, ông bà cùng nhau đi du lịch Hạ Long, thành phố HCM. Đã có đợt, nhà văn Tô Hoài và bà [Nguyễn kim] Phượng đã sống cùng nhau hàng tháng trời, trú ngụ trong một ngôi chùa ở mạn Long thành, [ Đồng nai. tất nhiên những chuyến đi này đều có hậu thuẫn từ nhà báo Phương Vũ, cậu trai út, đã trân trọng tình cảm giữa bố + người tình xưa. ( anh Phương Vũ tìm đủ cách để qua mặt mẹ, bố trí cho bố+ bà Phượng gặp gỡ nhau.) Có những chuyến đi dài ngày, cả bố và con trai út đều nói dối bà mẹ, 'đi công tác' - khiến bà Cúc sinh nghi, hỏi, " ... sao bố và con hay đi công tác trùng nhau thế? ". Anh Phương Vũ chống chế,
" Bố đi việc của bố, con đi việc của con."
(...)
Anh Phương Vũ,, con trai út của nhà văn Tô Hoài , [tuy là bố con thật, nhưng] coi nhau là bạn tâm giao. Có chuyện gì, nhà văn cũng tâm sự với cậu trai út. Và, anh Phương Vũ tiết lộ, " ... có nhiều cô mê [bố] tôi lắm, trong nước có, ngoài nước cũng có . Hồi ông sang Rumani, một cô gái Rumani làm phiên dịch, cũng mê ông. Rồi, sau đó, theo tiếng gọi của tình yêu, cô gái Rumani ấy đã sang Việt nam tim ông và muốn lấy ông."
Anh Phương Vũ thừa nhận, " [Người nữ] mê bố tôi, vì ông rất có duyên, nói chuyện với bất cứ ai cũng nhỏ nhẹ, lại dí dỏm nữa. Đó là cái hấp dẫn đấy !!!". []
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét