nhà văn hậu chiến 1950- 1956
thế phong
-------------------------------------------------------
CHƯƠNG 4
CÁC NHÀ VĂN ĐỘC LẬP ĐIỂN HÌNH
Tiết 1.- Khái quát về các nhà văn độc lập điển hình.
Tiết 2.- NGUYỄN THỊ VINH
Tiết 3.- LINH BẢO
Tiết 4.-TRIỀU LƯƠNG CHẾ
Tiết 5.- PHẠM THÁI
Tiết 6.-VŨ KHẮC KHOAN
Tiết 7.- CHẤN PHONG
Tiết 8.- HƯ CHU
Tiết 9.- Kết luận về các nhà văn điển hình.
----------------------------------------------------------
TIẾT 1
KHÁI QUÁT VÊ CÁC NHÀ VĂN ĐỘC LẬP ĐIỂN HÌNH
Bây giờ bàn đến các nhà văn đợc lập điển hình, gồm nhà văn không đứng trong nhóm nào; mặc dầu Nguyễn thị Vinh và Linh Bảo đều xuất thân ở Nxb Phượng Giang ( tiền thân Nxb Đời nay / Tự lực văn đoàn do Nhất Linh điểu khiển ở giai đoạn hậu chiến).
Nguyễn thị Vinh và Linh Bảo không đứng trong nhóm trên, không đứng trong văn đoàn , nhưng chịu ảnh hưởng tinh thần chủ soái Tự lực văn đoàn, nói rõ hơn, vì Nhất Linh, đọc bản thảo đầu tay và in tác phẩm đầu tiên. hai nữ văn sĩ trên. Sau Trương bảo Sơn ( phu quân nữ văn sĩ Nguyễn thị Vinh) từ vai trò đảng viên trong nhóm Nguyễn tường Tam, được Nhất Linh cho nhập Nxb Phương giang qua một số tác phẩm dịch.
Các nhà văn đọc lập khác, như : Triều lương Chế viết tiểu thuyết tâm tình thời đại, Chấn Phong, Vũ khắc Khoan chân trong chân trong chân ngoài bước vào nhóm Quan điểm , có sự cố vân văn chương của cựu chủ soái Hàn Thuyên : Nguyễn đức Quỳnh.
Riêng Hư Chu ,nhà văn hoài vọng dĩ vãng ,từng cộng tác mật thiết với Nguyễn hiến Lê trong việc phát hành sách của Nxb Nguyễn hiến Lê trong giai đoạn đầu.
Mỗi nhà văn độc lập điển hình đều có nhỡn quan riêng hòa đồng với bối cảnh xã hội hậu chiến đưa vào tác phẩm rất đa dạng.
Tiết 9 kết luận về mỗi nhà văn độc lập hậu chiến. ,
Tiết 2
NGUYỄN THỊ VINH
Tiểu sử.-
Nguyễn thị Vinh sinh năm 1924 ở Hà Đông, và thuở nhỏ sống ở Hànội. Tác phẩm đầu tay do Phượng giang xuất bản, dưới sự chăm sóc của Nhất Linh. Trương bảo Sơn lo phần ấn loát và nhà Nam Cường ở Saigon phát hành và trả bản quyền. Bà còn viết truyện ngắn, làm thơ.,
Tác phẩm + khuynh hướng.
Nguyễn thị Vinh phân tích tâm lý nhân vật giai cấp trung lưu tiểu tư sản. Tác phẩm đã xuất bản: Hai chị em ( Phương giang 1953), Thương yêu ( truyện dài, Phương giang 1954), Xóm nghèo ( Saigon, 1958),
Men chiếu ( 1960), Thơ Nguyễn thị Vinh ( 1972) . Cô Mai ( truyện dài, 1972), Nổi sóng ( truyện , 1973), Vết chảm ( 1973) ...
Từng chủ bút tạp chí văn chương Tân Phong ( 1957) , chủ nhiệm nguyệt san Phương đông ( 1957) ...
Phân tách tác phẩm chính.-
Ở Thương yêu, nhà văn sẵn tài nguyên về tâm tình, nên phân tích nhân vật rất vững. Nhưng kết cuộc của truyện thiếu linh động, lệch, ưu điểm nghệ thuật diễn đạt đã dồn hết vào phần đầu, phân dưới mất thăng bằng. Nhớ đến tác giả Hà bỉnh Trung viết truyện Răng đen ai nhuộm cho mình cũng chung một khuyết điểm như ở Hai chị em / Nguyễn thị Vinh. Truyện ngắn Hai chị em viết rất linh động , hơi văn ngắn, nhưng đằm thắm. Truyện ngắn không nhạt nhẽo như viết đoạn kết truyện dài Thương yêu. Khuyết điểm chinh khi viết truyện dài, tác giả không có hơi văn dài ( long haleine). Sở trường là tân truyện ( nouvelle), hình tượng nhân vật thời đại mới, truyện không cần không dàn bài như truyện dài . Và tân truyện Nguyễn thị Vinh viết ở đây không cần mở truyện, thân truyện, kết truyện - mà tân truyện chỉ là mẩu chuyện không thành chuyện. Ai từng đọc Katherine Mansfield đều nhớ tác giả viết tân truyện linh động hơn cà Guy de Maupassant - đó là truyệnThe Garden Patty đã được dịch sang pháp ngữ. Nguyễn thị Vinh tự nhận chịu ảnh hưởng tác giả ấy, nên ngay trang đầu sách, trích đoạn văn phê bình gia người pháp nhận định giá trị văn chương Katherine Mansfileld: :
"... Katherine Mansfield là một nữ văn hào Anh quốc nổi tiếng khắp thế giới, chuyên môn viết những truyện không có truyện ,đã khôn khéo hơn Maupassant ở chỗ: ' muốn tả cuộc đời với đủ mọi phức tạp mà không làm cho đời thành có vẻ tuồng. Tính thích bày cảnh, thích đập vào mắt người
ta , đã gây tai họ cho rất nhiều người đầu óc khá của nước ta.' Trong một truyện , muốn đi tới kết cục, thật dễ dàng; nhưng phải còn bao nhiêu là kỹ sảo, khi mà câu chuyện không có kết cục; tôi muốn nói đến không có kết cục nổi bật lên, gò gẫm, bịa đặt ra không nhiều thì ít, hay nói cho đúng ra, truyện không có kết cục, nhưng mỗi đoạn, mỗi chi tiết tự nó, nó đã làm kết cục của nó rồi... "*
------
* đoạn văn này, theo tôi phán đoán, do Trương bảo Sơn, chuyên gia dịch sách văn chương anh ngữ gà cho vợ, nâng tầm cao kiến thức văn chương, làm tác phẩm của vợ nâng cao tầm giá trị chăng ? " ( chú thích sau - BT)
Nguyễn thị Vinh chưa hoàn toàn viết được như thế - tất nhiên rồi - và tôi sẽ phân tích kỹ lưỡng hơn ở đoạn nào cần phải bàn luận. Nguyễn thị Vinh có hơi văn ngắn nhưng đậm đà ; nhất là trong tác phẩm hai chị em.
Trước khi phân tích tập truyện ngắn điển hình tác giả, chúng tôi tóm lược nhận định gí trị truyện dài Thương yêu. Phần đầu, viết rất tâm lý qua hầu hết các nhân vật, đề cao tinh thần tự lập. Nhân vật chịu ảnh hưởng tinh thần triết lý á đông , kính yêu cha mẹ, nhường anh \chị là phận em. Nhưng, phần tiếp xúc nhân vật Hoan, Tân gượng ép, tạo sự đau ốm của khách ,ở đây rất giả tạo. Hơi văn ngắn chỉ thích hợp trong truyện ngắn Nguyễn thị Vinh mà không thích hợp ở truyện dài; chẳng hạn tả mối tình đầu của Dậu, sự bạc đãi từ phía tình thân thuộc chẳng ích gì, bởi, đã nhắc lại ở phần đầu .
Quay sang một nhà văn khác, như tập truyện Yêu chì một lần / Hoàng công Khanh được gọi là truyện dài, nhưng thực ra, chỉ làtruyện vừa cố kéo dài, tâm lý nhân vật chồng lên nhau nhàm chán, nhạt nhẽo- và so sánh với Thương yêu / Nguyễn thị Vinh thì có sự tương đồng , bố cục mất cân bằng và mổ xẻ tâm lý nhân vật quá kỹ càng, nhắc đi nhắc lại nhiều lần s trở thánh nhàm chán. Như đã nói ở trên, truyện ngắn Nguyễn thị Vinh tả tâm lý nhân vật theo đúng giác quan cảm nghĩ phù hợp với bối cảnh đời sống. Lấy một thí dụ, nhân vật trong truyện ngắn ở Đồng 5 xu, nhân vật chính sống hồn nhiên, nép mình chịu đựng, không dám đấu tranh tuy hoàn cảnh bị o ép, tâm lý nhân vật chủ hòa nên chỉ mong hòa giải.
Tóm lại, Nguyễn thị Vinh là nhà văn tâm tình hồn nhiên, chỉ sáng tác khi có cảm hứng hòa hợp, dúng tình cảm giải quyết mọi sự kiện hơn là dùng lý tri. Ở truyện ngắn Đồng 5 xu, ở đoạn cuối quá hồn nhiên, đến nỗi trở thành hiện thực thô thiển ( réalisme vulgaire).
Trong tập truyện ngắn Hai chị em dày 135 trang, gổm 6 truyện: Quê ngoại, Anh Triển, Đồng 5 xu,
Bà Ó, Tản cư, Một đêm xa nhà - truyện sặc sắc là Quê ngoại và Đồng 5 xu.- còn truyện Anh Triển hời hợt, mỵ giai cấp nông dân, tác giả tả tâm tình nhân vật Triển ( nông dân) thích cô gái khác giai cấp , bị cô ta coi thường. Cô ta đi lấy chồng , bà mẹ cô biết vậy , thương Triển nên đi hỏi vợ cho anh làm công thất tình. Tác giả có ý mai mỉa anh làm công quê mùa chót tương với cô với con gái tư sản . Truyện Một đêm xa nhà và Bà Ó tầm thường, không đặc sắc , nhưng nội dung 2 truyện ngắn kia không đáng chê trách bằng truyện Anh Triển.
Đọc truyện Anh Triển , người đọc căm thù giai cấp hơn thương hại Triển, đúng hơn, ghét bỏ cô gái tư sản kia. Cũng như người nữ ở tỉnh thành đỏng đảnh trong thời kỳ tản cư, ban tình yêu cho một anh nhà quê nào đó vô phúc thường yêu mình - rồi cô ta gỉải thích rằng :' cái anh chàng kia sao lại dám trèo cao để yêu mình cơ chứ ?' Một khi cô gái làm cho anh ta đau khổ vì yêu mình thì lấy đó là niềm sung sương. Còn ở truyện Quê ngoại, tả Bảo, một cô gái mồ côi bố, có dì ghẻ ở tỉnh. Một hôm, cô gái về quê ngoại thăm bà được săn sóc, cảm gíác được chiều chuộng của bà đối với cháu, tác gỉả tả được từng thái độ, cử chỉ, cảm giác nho nhỏ của cô gái sung sướng tới cực điểm. Đọc truyện ngắn này của Nguyễn thị Vinh, tôi có cảm giác thi vị như đang đọc thơ Lưu trọng Lư qua bài Nắng mới , hoặc gần hơn, thú vị như đọc truyện ngắn Tháng mười / Uyên Thao . Cùng thưởng thức tài văn chương Nguyễn thị Vinh, qua đoạn văn dưới đây :
"... Bảo còn đương ngủ say, thấy có người động vào mình, hốt hoảng, tưởng đâu là mẹ- kế- ngoại, choàng thức dậy; vì ở Hànội cứ sáng sớm , người mẹ kế đã lay Bảo để dậy quét nhà, thu dọn, không bao giờ Bảo dám nằm lâu thêm lấy một phút. Nhưng khi Bảo đã nhận biết đấy là cụ Đồ đang nhẹ nhàng đắp chăn cho mình. Bảo cảm động vội kéo chăn trùm kín đầu để bá không biết mình ứ nước mắt. Một nỗi vui rung động nhẹ trong lòng. Bảo cùng với tiếng chim hót trong trẻo vừa vang lên ở ngoài vườn. Bảo kéo chăn xuống để hở mặt, nhìn ra cửa sổ và lắng nghe. Trong người ran ran hơi ấm của chăn. Bảo thở những hơi dài khoan khoái. Bảo thấy được lười một cách dễ chịu ..."
Ở Đồng 3 xu, xã-hội-tính nảy nở trong tâm hồn đứa trẻ giao tiếp với đời bằng một đồng năm xu gỉả. . Từ lúc đầu, cha cho, nó đưa đi mua hàng, cuối cùng nó cũng đánh lừa được ông già bán phá-sa * mù, chột. Từ chiến thắng ấy, mỗi lần ông hang phá- sa đi qua, nấc lên những tiếng rao bỏng kẹo, nó thấy hối hận- khiến người đọc nhớ đến một truyện ngắn lập ý cao Anatole France. Tả Hải nghèo, đến nỗi đứa bé chỉ được cầm cái cặp tóc của bạn một lần duy nhất thôi - lập tức - ao ước có tiền bỗng sống động trong tâm hồn đứa trẻ. Hôm ấy, nó đã mãn nguyện, đây là cảm tưởng của hải nằm ngủ luôn luôn m ong trời hôm nay chóng sáng để nó mua chiếc cặp rồi mang khoe bạn. Nghệ thuật diễn tả của bà rất tuyệt vời, không bỏ sót từng một động tác tâm lý nho nhỏ, chuyển dịch theo hiểu biết đứa bé mơ ước ' giá thời gian được rút ngắn nhỉ?':
-------
* bán đậu phọng ( lạc ) rong ngoài phố.( BT)
"... Ồ ,mai phải mua cái cặp tóc con bướm giống như của nó mới được. Mọi khi mình thường mượn của con An để cặp thử, đẹp quá. Nhưng con An đó cho mình mượn lâu bao giờ. Chỉ một tý là đòi lại ngay. Ngày mai mình cũng có một cái, chắc con An hết lam bộ được với mình. Nghĩ đến đây trong lòng nó rộn ràng sung sướng, thấy cần phải khoe ngay với chị. Nhìn sang Loan ngủ mê mệt. Hải muốn đánh thức chị dậy, nói khẽ, thích vào Loan, làm Loan giật mình đạp vào Hải; miệng lầu bầu gắt gỏng, xoay người và lại bắt đầu ngáy đều đều. Hải thất vọng và rất bực mình với chị, nghe hơi thở và tiếng ngáy của Loan, sao nó thấy rõ ràng một cách khó chịu quá. Nó mong cho chóng tời sáng để đi mua cặp ..."
Nuôi hy vọng ngày mai chóng sáng. Hải rủ chị lên phố mua chiếc cặp lý tưởng. Đoạn này tả chúng dạo khắp phố phường để chọn chiếc cặp tóc đẹp hơn của bạn đã có trước đây , rất tế nhị :
"... Hải và Loan đi khắp các hàng tạp hóa ở phố hàng Đào để chọn mua một cái cặp tóc. Sau cùng chúng nó bằng lòng chiếc cặp hình con bươm bướm với giá ba xu rưỡi. Chúng nó chọn đến kỹ càng, để cho nó khác với cái của con An màu đỏ. Nó cho cái màu xanh của nó đẹp hơn cái màu đỏ của con An. Vì vậy nó sung sướng và có một chút tự kiêu..."
"... Người bán hàng, sau khi lật đi lật lại đồng tiền xem mấy lần, bỗng quẳng trên mặt quầy, giằng lấy chiếc cặp trong tay Loan, giận dữ mắng như hắt vào mặt chúng nó " đồ ranh con !" - đồng năm xu giả mà cũng đem đi mua với bán. Chúng mày định lừa cả tao nữa cơ à ? Có bước ngay, không có tù nhọc ..."
Kết thúc đột ngột là dụng ý để con bé bị mắng oan uổng, khi nó đem đồng xu về hỏi bố, bố dã tâm không biết nói sao, gật đầu. Thật đau đớn biết chừng nào, cụ Cựu nói vậy, còn xúi trẻ đem tiền năm xu giả mua quà. Tác giả gián tiếp tố cáo sự dãy dổ của bố mẹđối với con cái, xui chúng đi vào con đường tập tành hư hỏng . Tính lừa lọc phát khởi từ tâm hồn chúng, từ đó. Và nó đánh lừa ông hàng kẹo, với thái độ lúng túng ( trang 68) - tác giả có một nhận xét rất tỉ mỉ, tế nhị. Thất vọng ấy chưa đủ cảnh tỉnh đứa bé lừ lọc, nó bước vào ngõ tối mong đánh lừa ông hàng bán phá-sa. Chủ quan, tác giả nhận định, muốn lôi kéo đứa bé về với lương tri, chịu hình phạt tòa án lương tâm. Chẳng hạn, đoạn tả nó bị nhà hàng bán cặp tóc trả lại đồng năm xu và mắng cho một trận, hoặc bà chủ hàng kẹo từ chối :
"... Trong trí nó hiện ra cảnh tối tăm của một số nhà ẩm ướt chật hẹp, mà chốc nửa khi bán xong, ông cụ sẽ về đấy, nằm gối lên hòm lạc để đợi hôm sau lại xách hòm đi bán lạc, rồi bị quăng trả đồng năm xu và bị mắng ;" Đồ khỉ già, mua với bán gì bước ngay không tù nhọc ..."
Tác giả cho nhân vật Hải nghĩ đến cảnh ông lão sẽ bị sỉ vả nhục nhã như mình mà sao lại cho đoạn Hải ngồi ăn lạc rang ngon lành ? Sự hối hận đứa bé trở thành vô liêm sỉ và theo tôi, nếu vậy thì tác giả chẳng cần cho đứa bé suy nghĩ như vậy, đã sao ?
Nhớ tới một Đỗ Tốn * văn sỉ viết truyện ngắn tuyệt vời trong tập truyện ngắn Hoa vông vang , tập truyện ngắn được đánh gíá tác giả viết hay hàng đầu của hàng đầu truyện ngắn - từng cho nhân vật chính trở lại tìm người yêu đã có chồng mà nàng vẫn yêu mình , chẳng thể dừng được hành động ấy ! Hiện thực thô thiển mà Pháp gọi là réalisme vulgaire qua thái độ đứa bà nhai đậu phong rang nhau nháu trong miệng - thì , thấy rằng 2 nhà văn này viết truyện ngắn hay nhất cũng khó tránh khuyết điểm rất nhó! []
----
* nhà văn cuối cùng có chân trong Tự lực văn đoàn (BT).
( kỳ sau : linh bảo )
thế phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét