Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013
love story / erich segal / chuyện tình / bản việt văn : phan lệ thanh
Lời dẫn.-
Phan lệ Thanh. nữ dịch giả miến Nam trước 1975 từng du học ở Úc, cô rất yêu văn chương phương tây. Cô dịch tác phẩm Eric Segal * khi đi du học và Nxb Ngày mới ở Saigon xuất bản năm 1973.
" Eric Segal tốt nghiệp đại học Harvard, một nhà phê bình văn chương cổ điển, dạy văn chương tại đại học Yale. Tác phẩm Chuyện tình xuất bản lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 1970 đã biến Eric Segal thành một tác giả được giới trẻ ờ Hoa Kỳ mến mộ, nhờ đã thể hiện được khát vọng thầm kín và thuần khiết của tâm hồn người trẻ tuổi . Chuyện tình là quyển tiểu thuyết phá kỷ lục vể số sách bán . Riêng tại nước Mỹ, chỉ trong vòng 8 tháng đầu, con số ấn hành vượt quá 50.000.000 quyển. Và, nếu kể các bản dịch của 18 thứ tiếng khác trên thế giới, số sách ấn hành đã vượt qua 100.000. 000 quyển. Chuyện tình đã được quay thành phim , được khán giả toàn cầu tán thưởng " .
( trang 206- 207 )
-----
* ( 1937 - 2010 )
Đ.B.B.
SAIGON AUG. 12, 2013
-------------------------------------------
ERIC SEGAL
chuyện tình
love story
BẢN VIỆT VAN:
PHAN LỆ THANH
NGÀY MỚI SAIGON 1973.
------------------------------------------
1
Tôi biết viết gì đây về một người con gái hai mươi tuổi vứa qua đởi?
Rằng nàng đẹp. Và thông minh. và tụi Beatles. Và tôi.
Có một lần, khi nàng muốn xếp tôi vào cùng một loại với các nhạc sĩ này, tôi hỏi nàng, theo thứ tự nào, và nàng nhoẻn miệng cười trả lời : Thứ tự A.B.C. Lúc đó, tôi củng nhoẻn miệng cười theo . Nhưng giờ đây, tôi tự hỏi không biết nàng xếp hạng tôi theo tên - trong trường hợp này tôi đứng sau Mozart - hay theo họ, nghĩa là tôi sẽ xen vào giữa Bach và tụi Beatles. Đằng nào tôi cũng không được hạng nhất; điều này làm tôi tức điên lên vì tôi đã lớn , với ý nghĩ rằng, lúc nào tôi cũng phải đứng đầu. Truyền thống gia đình mà, các bạn không biết sao ?
Vào cuối năm chót ở đại học; tôi có thói quen đến học tại thư viện trường Radcliffe. Không hẳn là chỉ để ngắm gái, mặc dù tôi phải thừa nhận là tôi cũng khoái nhìn con gái. Thư viện này yên tĩnh, không ai biết tới tôi và không nhiều người cần mượn sách hiếm. Trước hôm thi môn [ lịch sử ], tôi vẫn chưa bắt đầu đọc cuốn nào trong danh sách phải đọc; tôi cũng mắc phải bệnh dịch của Harvard như ai. Tôi đủng đỉnh lại chỗ ban cho mượn sách dự trữ để hỏi mượn một trong những quyển cần cho môn thi ngày mai. Hai cô gái ngồi tại bàn đó. Một cô dáng cao lớn, khỏe mạnh, cô kia đeo kính trắng trông cò vẻ tinh ranh. Tôi chọn cô bốn mắt.
- Cô có quyển Sự suy đồi của thời Trung- cổ không ?
Cô bé ngước mắt nguýt tôi một cái.
- Bộ trường anh không có thư viện sao ?
-Harvard được quyền dùng thư viện Radcliffe mà.
- Tôi không có nói chuyện pháp luật, cậu bé ạ, tôi muốn nói chuyện luân lý kia Các cậu có 5 triệu cuốn sách, chúng tôi có vài ngàn quyển.
Trời ơi, tự cao quá xá ! Bộ cô ta tưởng vì tỉ lệ của Radcliffe đối với Havard phải giỏi giang gấp 5 lần sao. Thường thường tôi coi thứ này không ra cỏ rác gì, nhưng lúc đó tôi đang cần cai quyển khốn kiếp này quá.
-Ê, tôi cần cuốn sách khốn kiếp đó gấp.
- Coi chứng cái ngôn ngữ ẩu tả ấy một chút , cậu bé.
- Tại sao cô lại dám coi như là tôi còn học tiểu học vậy ?
Nàng bỏ kính ra.
-Vì anh có vẻ con nhà giàu lại ngu ngốc.
- Cô nhầm to rồi . Thực ra, tôi là con nhà nghèo và rất thông minh !
- Không đâu , cậu bé. Tôi đây mới thông minh và nghèo.
Nàng nhìn thẳng vào mắt tôi. Mắt nàng nâu. Được rồi, có thể tôi có vẻ con nhà giàu, nhưng tôi đâu có để gái Radcliffe gọi tôi là đồ ngu được - dù là dân Radcliffe có mắt đẹp đi nữa.
- Sao cô khôn lành và ma giáo vậy hả ?
- Tôi đâu thèm đi uống nước với anh !
- Tôi đâu thèm mời cô.
-Vì thế tôi mới bảo là anh ngu .
***
Tôi xin cắt nghĩa đã mời nàng đi uống nước như thế nào. Bằng cách khôn khéo đầu hàng - nghĩa là, gỉ bộ là tự nhiên tôi bỗng muốn mời nàng đi uống nước - tôi đã mượn được một cuốn sách tôi cần. Và, vì cô nàng phải đợi khi thư viện đóng cửa mới bỏ đi được, nên tôi có đủ thì giờ nhét vội vào đầu vài câu tủ tóm tắt tình hình hoàng gia về cuối thế kỷ thứ mười một : từ việc nhờ cậy giới tu sĩ chuyển sang phụ thuộc vào mấy ông luật sư. Bài thi này tôi được 9 /10; vô tình hôm đó tôi cũng cho cặp giò Jenny chín điểm khi nàng từ sau bàn giấy bước ra. Tuy nhiên, tôi không thể cho bộ áo nàng mặc trên điểm trung bình được; nó kỳ cục quá. Tôi đặc biệt ghét cái túi kiểu Ý mà nàng đeo thay cho ví tay. May phước tôi không nói với nàng, vì sau này tôi khám phá ra rằng chính nàng đã vẽ kiểu túi đó.
Chúng tôi ăn ở quán Thằng Lùn, một quán ăn nhỏ ở gần đó. Mậc dù đặt tên như vậy, nhưng không phải là quán dành riêng cho những người nhỏ con. Tôi gọi 2 tách cà- phê và một bánh ngọt với cà-rem
( cho nàng ).
-Tôi là Jennifer Cavilleri, người Mỹ gốc Ý.
- Làm như tôi không đoán được !
- Và là sinh viên năm thứ 4 âm nhạc.
- Tôi là Olivier.
- Tên hay họ ?
- Tên.
Tôi trả lời , rồi thú thật rằng cả tên tôi là Olivier Barrett ( tạm gọi là như thế ).
- Thế à. Barrett, như tên thi sĩ Barrett ấy ư ?
- Ờ, nhưng không có họ.
Nàng im lặng và tôi ngầm cám ơn nàng đã không hỏi tiếp câu hỏi tôi vẫn sợ: Barrett, giống như thánh đường Barrett ? Bởi vì tôi có mặc cảm đặc biệt về liên hệ họ hàng với người đã xây thánh đường Barrett, một công trình kiến trúc lớn nhất, xấu nhất trong khu đại học Harvard, một lâu đài vĩ đại khoe khoang sự giàu sang của gia đình tôi, và đồng thời khoe khoang danh tiếng trường Harvard.
Sau câu trả lời của tôi, nàng bỗng ngừng bép xép. Chẳng lẽ chúng tôi không còn gì để nói với nhau nữa sao ? hay tôi đã làm nàng cụt hứng chỉ vì không có họ với thi sĩ Barrett? tại sao vậy ? Nàng cứ ngồi ỳ ra đó nhìn tôi, miệng hơi mỉm cười. Tôi lật tập vở của nàng ra xem cho có việc làm. Chữ nàng thật đặc biệt - chữ nhỏ, sắc và không bao giờ viết hoa ( bộ nàng tưởng nàng là e.e. cummings chắc ? ). Và nàng học mấy môn nặng ra phết. Văn học thế giới - Nhạc lý - Nhạc lý II.
- Nhạc lý II hình như thuộc chương trình cao học, phải không ?
Nàng gật đầu, có giấu vẻ kiêu hãnh nhưng lộ tẩy ngay.
-Học về nhạc lý đa âm thời phục hưng.
- Nhạc lý đa âm nghĩa là gì ?
- Không dính líu gì đến tình dục đâu, cậu bé ạ.
Tại sao mình lại chịu nổi những lời lẽ như thế ? Bộ cô nàng không đọc tờ Crimson sao ? Bộ cô nàng không biết mình là ai ư ?
- Ê, cô không biết tôi là ai ư ?
Câu trả lời của nàng có vẻ kênh kiêu:
- Biết chứ. Anh là chủ nhân ông thính đường Barrett.
Cô nàng không biết mình là ai thật .
- Tôi không phải là chủ thính đường Barrett. Cụ nội tôi tặng thính đường ấy cho trường Harvard , thế thôi.
-Để đút lót cho chắt, cụ được nhận vào trường chứ gì !
Quá lắm rồi.
Jenny, nếu cô thực sự cho tôi là một thằng tôi như vậy, tại sao cô còn đòi đi uống nước với tôi làm gì ?
Nàng nhìn sâu vào mắt tôi và mỉm cười.
- Tôi thích [ con ] người anh.
***
Biết thua một cách quân tử cũng là một trong những đức tính kẻ thắng trận hào hùng. Không có gì là nghịch lý cả. Đặc điểm của Harvard là biết chuyển bại thành thắng.
- Xui quá nhỉ, Barrett? Tuy nhiên, mày chơi hay thiệt !
- Chính ra, tao làm mừng là tụi mày thắng trận này. Tụi mày có vẻ bẩn quá rồi mà .
Dĩ nhiên một chiến thắng hoàn toàn bao giờ cũng vẫn hơn. Nghĩa là, nếu được lựa chọn, tôi vẫn thích ván cuối cùng. Và đêm hôm đó, trên đường đưa Jenny về nhà trọ, tôi tràn trề hy vọng một ngày kia tôi sẽ thắng con nhãi ranh Radcliffe trơ trẽn này.
- Này cô bé trơ trẽn kia ơi, tối thứ sáu này có trận côn cầu ở Darmouth đấy.
- Rồi sao ?
- Rồi tôi muốn cô đến xem.
Nàng trả lời, giọng kính cẩn mà dân Radcliffe thường nói về thể thao:
- Ai xem côn cầu làm khỉ gì ?
Tôi tỉnh bơ trả lời:
- Đến xem tôi chơi.
Một khoảng yên lặng ngắn ngủi. Hình như tôi nghe tiếng tuyết rơi. Rồi nàng hỏi :
- Chơi cho phe nào ?
( còn tiếp )
( trích love story / erich segal/ chuyện tình / phan lệ thanh chuyển ngữ - nxb ngày mới, saigon 1973 - tr. 7- 15 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét