Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013
thơ tình yêu của nữ thi sĩ ... / hoàng như mai
thơ tình yêu của nữ thi sĩ ...
bài viết : hoàng như mai
Tôi muốn viết về thơ tình yêu của nữ thi sĩ. Nói rõ hơn, là những sáng tác, qua đó, tác giả phụ nữ bày rõ những khát vọng yêu đương của mình với người tình có địa chỉ hoặc không ...
Viết một bài như vậy, liệu có [ người nữ ] ( hoặc người nam ) nào phản ứng chăng ? Là vì như thế dường như xúc phạm đến danh dự, đạo đức của người phụ nữ việt, vốn được coi là đoan trang, thùy mị, tế nhị - có khi nào lại công khai nói lên tình yêu của mình ? Tôi xin trả lời ngay :
- tại sao người [ nam ] thì được nói về tình yêu, mà nhiều khi còn gọi đích danh người yêu, ghi rõ ràng trên sách, báo - chẳng hạn - tặng nàng X..., cô Y..., em Z.. - mà phụ nữa [ thì ] không thể làm thế được ? '
Yêu đâu phải là [ một] tội, không những là tình cảm người nhất , mà còn là bổn phận đối với nhân loại: Bổn phận gây dựng gia đình, xã hội , duy trì nòi giống. Người [ nam ] yêu và bộc lộ tính yêu của mình được - thì vì lẽ gì - người nữ cứ phải ở thế bị động, ở địa vị người nhận mà không thể chủ động ?...
Cả một nền đạo lý phong kiến bất công đối với [ người ] nữ - bây giờ vẫn còn [ cảnh ] :
làm hoa cho người ta hái / làm gái cho người ta chòng / phải cha mẹ đặt đâu ngồi đấy / phải
[ chăng ] thân gái như hạt mưa sa / hạt vào lầu các, hạt ra ngoài đồng phải thân em như tấm lụa đào / phất phơ giữ chợ biết vào tay ai ?'
Nghĩa là đợi người [ nam ] yêu, tự mỉnh [ thân gái ] không được chủ động yêu ... Ca dao có câu :
Trai khôn tìm vợ / Gái ngoan tím chồng !
Cho nêm, trước đây trong xã hội phong kiến, nữ thi sĩ nào làm thơ yêu phải là người có bản lĩnh , và hành động ấy ít nhiều mang tính chất cách mạng. Nay thì có hơi nhiều so với trước, nhưng vẫn còn ít và thơ vẫn khá dè dặt, chưa thấy thấp thoáng một nữ Xuân Diệu nào cả !
Thôi thì, có bao nhiêu nói bấy nhiêu !
***
Chẳng biết làm sao , trong vườn thơ cũ, [ tôi ] chỉ lựa được vài ba nữ thi sĩ lả lướt như mấy cánh ho62ngf, đẹp có đẹp; nhưng ngại gió e sương, qua lại đột ngột- có một cây thông kiêu kỳ mọc thẳng trên tầng đá cheo leo như thách thức, nhưi chế nhạo : ' Ai mà chịu rét thì trèo với thông !' - [ đó ] là
Hồ xuân Hương. Riêng nữ thi sĩ này thì vượt Xuân Diệu, vì thế ,Xuân Diệu đã phải cúi đầu trước ' bà chúa thơ Nôm' là chuyện hợp lý !.
Hồ xuân Hương nói [ về ] tình yêu một cách tự nhiên, nhiều người cho là táo bạo, có người bảo là
trắng trợn. Tôi đánh giá là hiện thực với nghĩa đẹp. Khóc ông phủ Vĩnh tường, khóc tổng Cóc ,[ rồi Cái quạt, Bánh trôi nước, Than thân, Tự tình, Tranh tố nữ, Lấy lẽ, Đánh xỉu, Đèo Ba đội, Hang Cắc cớ ... v.v..., và v.v.... tất cả là thơ tình rất thiết tha, say đắm. Chọn đọc một bài làm thí dụ :
THIẾU NỬ NGỦ NGÀY
Mùa hè hây hây gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng, đi chẳng dứt
Đi thời cũng dở, ở không xong.
HỒ XUÂN HƯƠNG
Đã có họa sỉ việt nào thực hiện được một bức lõa thể khỏe như vậy chưa ? Tình yêu không phải diễn tả bằng từ ngữ bóng bẩy, tượng trưng để gây một khái niệm (!) gợi ý xa xôi. Không, tình yêu toát ra từ da thịt, từ sức sống nồng nàn con người cụ thể, của tuổi xuân đầy khát vọng lứa đôi. Tình yêu đích thực là tình yêu với tất cả yếu tố tâm-sinh-lý, và đầy đủ hấp lực. Thật đang buồn cười, thượng hại thay cho anh chàng kia - cứ lúng ta lúng túng- với cái quân tử của mình , [ bời] không dám sống thực là mình. Quả nữ thi sĩ Hồ xuân Hương thấu hiểu giá trị nhân văn tình yêu. Tiếc thay trong xã hội đương thời, bà chỉ là một cây thông cô độc ! Chung quanh, những Lê ngọc Hân, Bà huyện Thanh Quan chỉ là những bà vợ đoan trang trong khuôn phép của tiết hạnh và ngôn ngữ . Họa chăng Đoàn thị Điểm , dịch giả Chinh phụ ngâm (!) * có mấy câu khá cởi mở :
Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e là bóng dương
Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái
Hóa để vàng bởi tại bóng dương
ĐOÀN THỊ ĐIỂM dịch (!)
-----
* gần đây có một số nhà nghiên cứu cho rằng dịch giả Chinh phụ ngâm không phải là Đoàn thị Điểm
( HNM chú thích )
Mãi đến về sau sang những thập kỷ, đầu thế kỷ [ XX ] , những Tương Phố, Mộng Tuyết cũng chẳng dám bước ra ngoài vòng cấm địa phong kiến... Rồi cả đến thời kỳ Thơ mới nổi tiếng , về giới nữ thi sĩ cũng chỉ có một Vân Đài hé cửa lòng riêng chút [ đỉnh , qua ] câu thơ đôi hàng ân ái chạy song song ( tả đường ho hỏa xa) và một T.T.KH. dám thú nhận
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân nhạt nhẽo của chồng tôi
Và từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim một bóng người
T.T.KH.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, số lượng nữ thi sĩ đông hơn. Phải chăng vì vậy, có bè có cánh nên bạo dạn hơn ? Có lẽ trừ mấy chị đã vào bậc cô, bậc chị; còn thì tất cả Xuân Quỳnh ,Ý Nhi,
{ Lâm thị ] Mỹ Dạ, Thúy Bắc, Phạm thị thanh Nhàn, v.v... ai cũng có một hay nhiều bài thơ tình. Nhiều dáng, nhiều kiểu, từ e-ấp đến bộc trực, từ xa đến gần.
Tôi chỉ dẩn 1 bài. Tất nhiên một bài tôi ưa thích :
CÓ MỘT NGÀY
Biển xanh rờn
cát trắng dịu êm
đã có một ngày em yêu anh như thế
Ngọt mía lau và nồng hương quế
Em yêu anh - như những tín đồ thấm giọng Thánh kinh
Với Maria và nhịp dương cầm
như kẻ tìm vàng ngất ngây bên suối cát
như đứa trẻ say mê chùm pháo tết
Và nhấp nhô trong làn áo biếc
biển làm mê những trái tim non
Những ai lần đầu tiên đến với đại dương
Nhưng em làm sao giữ được
Cái ngày xưa đã quá xa xôi
Em như kẻ chài
Sống mòn tay với biển
Biển ấm nồng âu yếm
Biển dạt dào cơn sóng yêu đương
Và biển hung tàn ngạo nghễ cuồng điên
Biển bọt bèo và cát bớ dơ dáy
Những lưỡi đá ngầm giương dao dưới đáy
Những con sứa lầy trong đám rêu rong
Xác cá trôi nát rữa với cát ròng
Có một ngày
Và phải có một ngày như thế
Chẳng ai hối tiếc vì một thời thơ trẻ
Chẳng nên đau buồn vì khoảnh khắc ngây ngô
Dẫu sao thì ta cũng đã sống qua
Dẫu sao, ta cũng từng nếm trải
Và ngày ấy sẽ con điên đảo mãi
Những lứa tuổi dại khờ đang bước sau ta .
DƯƠNG THU HƯƠNG
Thật hiếm có một ký họa chân thực về tình yêu như vậy. Bên cạnh nó,... thứ tính yêu lãng -mạn- hóa , tiểu-thuyết-hóa giống như diễn viên lên sân khấu.!
Vì tình yêu với biển, thì Xuân Diệu có làm, Xuân Quỳnh cũng viết. Nhưng chỉ khai thác ở điểm ám ảnh liệt, vô biên. Ở đây, có sự êm dịu, có sự nồng nàn . Nhưng cũng có sự hung tàn, ngạo nghễ, cuồng điên. Hơn thế, tác giả thẳng thắn vạch ra sự tầm thường, nhơ nhớp, cả sự hiểm độc [ lẫn] ô uế.
Tình yêu có đầy đủ các dạng đó. Trong cùng một tình yêu, có khi có đủ các mặt ấy, các yếu tố ấy. Bài thơ rất hiện thực, hiện thực tàn bạo. Mà chính tác giả đưa cái tôi vào : đã có một ngày em yêu anh như thế Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên; tại sao Dương thu Hương - phải Dương thu Hương - như độc giả từng quen biết lại tỏ vẻ chua chát như thế !?
Với những từ ngữ: phải có một ngày, hối tiếc, ngây ngô, dầu sao, điên đảo, lứa tuổi dại khờ - Dương thu Hương nửa kín, nửa hở bộc bạch một kỷ niệm gì, một tâm sự gỉ ? []
hoàng như mai
( trích THƠ MỘT THỜI / HOÀNG NHƯ MAI - Nxb Tiền Giang, 1989 - tr. 157- 162 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét