Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

nhớ nơi kỳ ngộ / lãng nhân - ziên hồng / zieleks xuất bản, texas / usa - 1997.


                        

Lời dẫn.- Tên khai sinh Phùng tất Đắc. Sinh 20-6-1907 tại  Hànội . Theo học trường Bưởi , tới năm thứ 3, nhân cuộc bãi khoá chống 1 giám học người Pháp, tên Lomberger  ;  ông và Lê văn  Trương ( sau trở thành văn sĩ nổi danh ) bị đuổi học.
    
      - 1954 di cư vào Nam, được 1 người bạn  giao trông coi nhà in  Taupin do Pháp để lại 
 ( Imprimerie Francaise d' Outre Mer'   ( IFOM ), sau đổi tên Kim Lai ấn quán, 3 đường Nguyễn Siêu, Saigon  giao cho  Nguyễn doãn Vượng làm  quản lý .    Sẵn nhà in tối tân in lynotype đấu  iên ở Viễtnam, ông thành lập nhà xuất bản Kim Lai ấn quán, in sách, báo thuê và tác phẩm bạn bè văn hữu: Đoàn Thêm, Vũ Bằng, Tạ Tỵ,  Đinh Hùng  ...

Tác phẩm : Trước đèn ( 1939), Chuyện vô lý ( 1942 ), Giai thoại làng nho ( 1965), Thơ Pháp tuyển dịch ( 1965), Cà kê dê ngỗng ( 1968)   v.v...  và tác phẩm cuối cùng  ' Nhớ nơi kỳ ngộ   '  ( Ziên Hồng /  Zieleks / Texas 1997 ) .

-  sau 1975 di tản sang Anh quốc, cư ngụ tại Cambridge và qua đời  tại đây vào  29 - 2 - 2008 . 

-  xin coi đây, lời  xin phép gia đình  tác giả   -  tôi cho   POST   một tư liệu văn học rất quí hiếm  bàn về tác giả,  tác phẩm  giữa Phùng quân với  các nhà văn tiền chiến & hậu chiến, để giúp những ai cần nghiên cứu văn học  Việtnam .

    ĐƯỜNG BÁ BỔN 
    Saigon , May , 22, 2013.

                                              nhớ nơi kỳ ngộ    1
                                                    hồi ức:   lãng nhân

                   ' ÂU YẾM TĂNG HIỀN THÊ. EM PHỤNG YÊU DẤU ĐỂ TẠ LÒNG TRONG BAO 
                          NĂM  TẬN TỤY GIÚP ĐỠ VÀ AN ỦI TÔI TRƯỚC NHỮNG THỬ THÁCH CỦA KIẾP     
                          NGƯỜI ' 
                          LÃNG NHÂN 

                                                     XIN THƯA TRƯỚC

    Ông già [ Ernest ]  Renan *có một nhận xét thật thà : ' Chi khi muộn lắm rồi, người ta mới bắt đầu có hoài niệm' ( On ne commence que très tard à avoir des souvenirs ).  Chả là khi trẻ  trung cuốn theo dòng đời, ai cũng mải hướng về tương lai; đến lúc mỏi gối chân chồn cần nhẹ bước thảnh  thơi, mới ngoái nhìn về dĩ vãng, có khi đã muộn.

    Chiều nay, thơ thẩn trên ngọn đồi cô tịch nơi quê người **, chợt nhẩm lại tuổi mình 79 theo dương lịch, so âm lịch tròn 80: thượng thọ.  Mười hai thế kỷ   trước đây, Đỗ Phủ đã cho tuổi 70 khi xưa là ít có, thì bây giờ 80 chẳng quá muộn rồi ư ?   Nên tôi cũng cao hứng muốn theo chân [ Marcel ] Proust  ' đi tìm lại những thời khắc đã mất '
-------- 
 *    [ ...]  chữ của BT.
**    tác giả di tản  sang  Cambridge , sống trong  một  biệt thự xây  trên một ngọn đồi,  sống phong lưu , phú quí` sinh lễ nghĩa ,  cưới thêm một  vợ nữa:  đã   3 hay là  4 ) .
       cùng đọc trong Tựa / Mạc Kinh viết  : "... mới khoảng 2 năm trước thôi, ngồi nơi ngọn đồi   đầy sương mù Cambridge, nhà văn Lãng Nhân với bác sĩ Trần kim Tuyến  là đôi bạn tương đắc ...'  (  Bs Tuyến : trùm mật vụ thời đệ I Cộng hòa  ( miền Nam  - BT
         
   Nhưng khơi lại khoảng từ mười tám đôi mươi cho đến lúc  này là hơn 60 năm, tưởng dài lê thê, mà chớp mắt chỉ như một thoáng .

    Quả vậy: vừa qua cơn non dại làm phiền lòng cha mẹ, là đến lúc bước vào cuộc ganh đua, thì e dè đắn đo, muốn' hết lòng thật với mình là trung, đem lòng thật đãi người là thứ ' , quanh quẩn trong vui buồn chừng mực, có lúc phải công bình  hay cảnh giới, thì đôi khi cũng khiêm nhượng khoan hòa ... cho vị đời đỡ phần ngán ngẩm.  Vậy  thôi, chứ chẳng có gì
 ' đặc khởi'  làm mốc cho cuộc phiếm du, nên tháng năm vụt đi mất dạng, biết đâu
 mà tìm lại !

    Thế rồi, nợ nước, ơn nhà chưa đền đáp mảy may, thì cha mẹ không còn, đại nạn xảy đến quê hương cũng mất:' bỗng nửa khắc muôn ngàn thê thảm, trong mình một bảy tám biệt ly' ! Ở nơi hải  ngoại, ngóng hoài chưa thấy ngày được trở về cố lý, tấm thân tàn lại vấp ngay vào thời điểm ' gần đất xa trời '...

    Giá như có muốn bắt chước Lục Du * khi hấp hối dặn lại con cháu :' Bao giờ đất nước thu hồi lại /  Phải nhớ đèn hương báo mỗ hay !'
-----
*   LỤC DU :  ( 1125--- 1210--- Thị nhi :' Vương sứ Bắc định trung nguyên nhật / Gia tế vô vong cáo nãi ông '.

    thì con cháu mình ở đây đã quen thói phương tây, chỉ nhớ mừng sinh nhật, chứ còn biết hương khói gì đâu ?  Hơn nữa, tiếng nói nghìn xưa cũng quen dần, rồi đây, mấy ai còn đọc được quốc ngữ !

   Đành rằng cụ [ Nguyễn công ] Trứ đã dạy : ' Trót sinh thì phải có chi chi / Không lẽ tiêu lâng ba vạn sầu ! ' 

     mà mình tới đây ngót nghét 3 vạn trót tiêu lâng rồi , chẳng có' chi chi' , thì nuốt ngượng là hơn, còn lách tách làm gì trên máy chữ ?* 
------
*     có lẽ,   tác giả viết ' Nhớ nơi kỳ ngộ ' bằng máy chữ chăng ?  ( BT) 

     Song, nghĩ lại tuy không có ' chi chi '  tự mình làm ra,há lẽ bỏ  qua  cái' chi chi' bạn đã tạo cho mình !  Nào bạn vong niên, bạn cùng lứa  , bạn cùng trường, bạn rải rắc ở bốn phương , mình từng gặp trong hình thức hay trong tâm linh, bằng trìu mến hay xung đột, đã giúp đỡ bằng học vấn hay kinh nghiệm, đã khuyến cáo trong lúc miệt mài, an ủi trong cơn hoạn nạn, đã vô tình đào luyện mình bằng thương yêu và tha thứ ... những bạn ấy đều là thầy mình cả.  Trước khi ra tại thế, vì sinh ra mình là cha mẹ, biết mình là những bạn sẽ xin đề cập 
đến ( sic )*  trong tập sách nhỏ này.
-----
* sau đề cập không cần dùng trạng từ 'đến ' .  (BT)  

   Viết đến đây , ngẩng nhìn mây trời man mác, lại thoáng nghe' hương trầm phảng phất, mắt bỗng rưng rưng ' bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người : nhớ nơi kỳ ngộ ...' 
  
     lãng nhân 

                                                                  (  kỳ tới ' Trương Bưởi '.

             
         

                                                 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét