Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

THI CA & THI NHÂN
                                                             NGUYÊN SA
                                                         ( 1932- 1998 Hoa kỳ)
                                                      bài viết: CAO THẾ DUNG.

    Tên thực : Trần Bích Lan, sinh năm 1932 tại  Hà Nội, tốt nghiệp Cử nhân
    Triết  học, Đại học Paris.
    Nguyên  Giáo sư  Triết trường Chu Văn An - Hiệu trưởng trường
    Văn Học Saigon.
     Động viên Kháo 25  SQTB Thủ Đức và hiện là Sĩ quan phục vụ trong 
    ngành Quân Nhu Quân lực Việt Nam  Công Hòa.   
     Chủ trương tạp chí ' Hiện Đại'.
    Đã  có thơ đăng trên tạp chi:' Văn Học', Tiếng Nói, Văn, Đất Nước,
    Nghiên cứu văn học, Quần Chúng...
                Đã xuất bản:
    Thơ  Nguyên Sa' ( 1959),' Gõ đầu trẻ, ( 1959),' Quan điểm Văn học và Triết học',
    (1960),'Mây bay đi ( truyện 1967),' Một Bông hồng cho văn nghệ '( 1967...
 
            Nguyên Sa thường được mô tả như một Xuân Diệu của thi ca hôm nay.   Nhà thơ của yêu dấu và nhớ nhung.   Nhà thơ tiêu biểu cho tiếng nói tình yêu bây  giờ trên một tình tự đam mê vỡ lở, bất trắc.   Ông cũng là một trong số thi nhân thuộc lơp tiền phong của thơ Tự Do.   Thơ ông không giản dị như một nghĩa tinh yêu, thông  thường- nên người ta nhìn thơ ông theo nhiều khuôn dáng, kich thước.   Số người' chê' Nguyên Sa cũng nhiều mà ái mộ ông cũng không ít.   Thơ ông phức tạp, đa diện như tình yêu hôm nay phức tạp, đa diện.   Có một điều hiển nhiên ai cũng nhận thấy, dù là người không' chịu' thơ Nguyên Sa từ hơn 10 năm qua, tính từ bài thơ thứ nhất của ông xuất hiện trên thi đàn, thơ ông đã trở thành một đề tài sôi nổi và người ta  tìm đến thơ  ông, thưởng thức với một thành kiến sẵn có, hoặc một say mê đương nhiên.   Thương thì một số người yêu thơ Nguyên Sa  cũng như Thanh Tâm Tuyền ở một trình độ cao, ở một đẳng cấp có đủ sự thanh nhàn.   Thơ Nguyên Sa phải nói là mới.    Tiếng nói mới vang tỏa từ một thời đại mới.   Ông là một thi sĩ đã tách biệt với tiền chiến một cách dứt khoát.   Ông mang đầy đủ sự khát khao trong khuôn mặt tình ái bây giờ.   Người ta vẫn bảo Nguyên Sa rất gần với Jacques Prévert của Pháp.
             Nói cho đúng hơn, ông là một Jacques Prévert VN, nhưng thơ ông không có những cảm hứng và hình ảnh dễ dãi như tác giả Barbara ( J. Prévert).
              Nếu đọc thơ Nguyên Sa cùng một cảm quan, đồng điệu với tình ý trong thơ ông; người ta sẽ dễ dàng bi thơ ông quyến rũ và sẽ say sưa với tiếng thơ ấy một cách thành thực:

              Nắng Saigon  anh đi mà chợt mát
              Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
              Anh vẫn yêu em màu áo ấy vô cùng
              Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
              Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
              Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
              Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
              Gặp một bữa, anh đã mừng một bũa
              Gặp hai hôm, thành nhị hỉ của tâm hồn
              Thơ học trò anh chất lại thành non
              Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu.
                           ( Áo lụa Hà Đông- thơ Nguyên Sa ).

             Thật là những tình ý vừa dí dỏm vừa nên thơ và lạ.   Chiếc áo lụa Hà Đông là một hình ảnh quá thông thường, song người ta quên mất vẻ mặt tươi của nó từ bao nhiêu năm.   Thơ Nguyên Sa thật đã khéo léo, làm cho mầu áo lụa Hà Đông trở nên thơ mộng và tươi mát như mầu trời xanh.   Để bắt đầu từ đó, khởi sự một thương yêu, một lần tâm hồn mở cửa để trở lại và phục hồi nỗi yêu dấu từ ngàn xưa' nhất nhật bất kiến như tam thu hề'.
              Bằng một nguồn thi hứng mới mẻ, một diễn tả tự nhiên- Nguyên Sa đã phong tỏa lên tình yêu thứ men nồng cửa rượu, khiến giọng thơ trong tựa hồ ngọn suối reo và tươi mát như giàn hoa lý.
               Đọc thơ Nguyên Sa, ta còn tìm ra vô số những ý tứ mới lạ, bất ngờ mà cái mới lạ, lại bắt đầu bằng một hình  ảnh thông thường, quen thuộc như'  Trời mưa thang sáu':
             
                 Tháng sáu trời mưa em có nghe mưa xuống?
                 Trời không mưa em có lạy trời mưa?
                 Anh vẫn cầu mưa phong tỏa đường về
                 Anh vẫn xin mưa mặc dầu mây ảm đạm
                 Da em trắng anh không cần  ánh sáng
                 Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
                 Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
                 Vì anh gọi tên em là nhan sắc
                 Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
                 Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
                 Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
                 Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu.
                                 ( Tháng sáu trời mưa).

        Thật là tha thiết trong mơ mộng.   Thứ thơ mộng ẩn giấu trong những hình ảnh tầm thường, nhưng người ta không khám phá ra nó.   Nguyên Sa tìm ra và đặt nó vào khoảng nồng độ của cảm giác thơ, nên vừa binh dị, vừa thơ- để kết tụ thành một bản tuyên dương nhan sắc, tình yêu.    Thứ tình yêu ấy, tình yêu của hôm nay tự nó đã có ý nghĩa như  một bất trắc - nên khi yêu đã chấp nhận cô đơn, vì cô đơn ũng là thứ ma túy của tình ái:

                    Có phải em  về đêm nay
                    Trên con đương thời gian trắc trở
                    Để lòng anh đèn khuya cửa ngỏ
                    Ngọn đèn dầu lụi bấc mắt long lanh
                    Như lá vàng về vơi lá cây xanh
                    Trong những chiều gió đưa về cuội.
                                 ( Có phải Em về đêm nay ).

        Không thể ai chối từ được yêu thương- nhưng có em trong hồn mà câm tay em trong tay, lòng vẫn nứt rạn.   Tình yêu trong thơ Nguyên Sa mở tầm tay từ đó.

         Phần triết học đời sống cao nhất của thời đại bây giờ là tình yêu.   Nhưng trong yêu thương vẫn còn dấu tích đổ vỡ.   Vì ' Anh' hay' Em' vẫn cảm thấy sấu xa rằng mình chỉ là khách bộ hành đơn độc mà cuộc đời chỉ là những chuỗi dài phiêu lãng...   Nguyên Sa thường đưa người đọc vào một thế giới hỗn tạp của yêu thương, pha trộn nỗi cô đơn và sự bất hạnh của kiếp người:
    
                 Tôi mang trên vai tuổi hai mươi
                 Cuộc đời vẫn trắng hai tay
                 Như đời hai mươi thế kỷ
                 Đời để quanh tôi những lao tù  cơ cực
                 Tuổi hai mươi chưa đến đã bay vèo
                 Hai mươi năm
                 Thỉnh thoảng có một người yêu
                 Chạy qua cuộc đời
                 Như gió thổi
                 Nhưng rồi đêm khuya
                 Nằm nhìn những đầu tay đưa vào tình ái
                  Nhìn hai tay mười ngón
                 Tôi mới biết rằng
                 Cuộc đời vẫn trắng hai tay.

            Trong cái thú yêu thương và hương nồng của tình ái, Nguyên  Sa vẫn thường day dứt trước nông nỗi của thời dại.   Yêu đối với ông khơi từ đáy tâm hồn và luyện qua đường gân mắt, thấu vào tận con tim, mạch máu- nhưng trí óc thì vẫn dằng co  trong cơn bỏng cháy của suy tư và đẩy nhà thơ vào một khung trời bàng hoàng những mệt mỏi, chán chường:

                 Tuổi ba mươi và bấy nhiêu cũng thừa đau khổ
                 Nhân danh bàn tay một trái nghi ngờ
                 Nhân danh vầng trán quê hương lo ngại
                 Nhân danh mái tóc chờ  mưa sa mạc
                 Như vật lễ trong ngày, lại quả  gởi về
                Chẳng còn nguyên vẹn anh trả lại em những mùa lá thu vàng
                                    những  ước mơ những lâu đài kỷ niệm
                Anh trả lại em cả cặp môi trên gò má lá thư xanh và
                                                                               ngón tay tuổi trẻ
                Vỗ mái thuyền xô động với nếp trán phế binh với đôi mắt
                              dã tràng mệt mỏi anh đi vào ngôi nhà nguyện tâm hồn.
                                         (  Bài Giã biệt ).

             Huyền Tôn say đắm Dương Quý Phi,  Napoléon đắm đuồi một Désirée  và đẹp hơn ngàn lần nữa là Hạng Võ và Ngu Cơ...  Lịch sử   đi như dòng nước và soi mòn kim cổ nhưng ái tình thì còn lại.
             Ái tình lại theo thời gian mà thay đổi sắc màu.   Ái tình bây giờ là những  nụ hôn rướm máu, sự giã từ vô duyên, có khi đứng bên nhau mà vẫn một trời xa lạ, và khi bắt đấu yêu như đã sửa soạn giã từ:              
                  Người về đêm nay hay đêm mai
                  Người sắp đi chưa hay đi rồi
                  Muôn vì hành tinh run nhè nhẹ
                  Hay ly rươu tàn run trên môi
                                ( .........)
                   Sao người không là một con đường
                   Sao tôi không là một ga nhỏ
                   Mà cũng có những giờ gặp gỡ
                   Cũng có những giờ chia tan ?

               Trong thơ yêu, Nguyên Sa thành công lớn - vì ông nói lên hết sự thực lòng mình, nói một cách say mê nữa.   Một con người tự nó đã mang theo thân  phận những yếu tính tự do.   Vậy thì tình yêu cũng phải mang bản chất tự do của nó, tự do để thành thực nhìn ngắm nhau, nếu yêu nhau hay có xa nhau- cũng chỉ để thực hiện khả năng tự do kia cũa mỗi con người.   Nguyên Sa bám víu những khả năng tự do ấy để rồi mới yêu, mới nhớ.   Từ xao xuyến trong phút yêu thương hay khắc khoải khi xa vắng, hoặc đơn côi trong khoảng giã từ - Nguyên Sa nói lên bằng thơ một cách trung thực rất người, nghĩa là  mang đủ vóc dáng tâm thể năm trong tầm vóc trái tim.   Cứ một ưu điểm ấy đủ đặt ông vào hàng những nhà thơ giá trị lớn.
              Cũng trong thế giới yêu đương, Nguyên Sa còn định nghĩa cả thái độ sống với con mắt nhìn cuộc đời :
                 ...Tại sao  đời cho tôi 20 tuổi
                    Để tôi ngồi đây
                    Thở khói thuốc hơi tròn
                    Nhìn mưa bay
                    Nhớ những người yêu cũ
                    Và nghĩ thầm:
                    Đời là một têếng cười to .
                                   ( Hai  mươi) .

             Đơn côi như con thuyền lênh đênh giữa lòng thế kỷ đầy những biến động,  con người đã phải chịu sự phá sản ngay trong tâm hồn và bất an trong một vũ trụ mà Thượng Đế đang bị thoá mạ, bi mưu đoạt quyền cao.   Từ sự thế đó, nó chi còn lại một ' tình ái'.   Thơ Nguyên Sa mang  dấu tích kia và tình ái trong thơ ông không là thứ tình ái Bôn-xê-vích, cũng không là thứ  tình ái  Tự lực văn đoàn.   Một ái tình của toan tính vội vã, của những nếp nhăn trên vầng trán suy tư, của cả một trời xa lạ- mà trong đó đôi lứa đang ngụp lặn trong nỗi chán chường và đuổi theo nhau trên đường mòn thế kỷ.   Một thứ yêu đương không hò hẹn hôm mai.   Một thứ tình yêu để cho những chân tình đột khởi, trong một giờ, một ngày - mà không cần tạo  nền mầu hồng cho trăm năm Tình Ái !.
              Thơ tình yêu của Nguyên Sa đã thể hiện rõ rệt tâm trạng chung con người thời hậu chiến.   Trên thế giới này đầy bao trùm bất hạnh !   Chiến tranh để lại những gì, nếu không là thảm trạng ghê tởm bày ra trước mắt chúng ta .   Kết quả là gì  - nó đã dìm thân phận con người dưới những âm thừa của sự đổ vỡ.   Yêu để khám phá ra nhau và tìm thấy nhau trong đổ vỡ kia !

            Điệu Valse hay bước đi của điệu Tango không đủ ma lực hấp dẫn lòng khát vọng của con người bây giờ.   Cái thú trong yêu thương như là tiếng rạn vỡ, bước đi của nó nhu nụ hôn, mang theo cơn cuồng loạn của một điệu Rock and Roll hya một điệu Twist.   Có thét lên, có cử động mạnh cho da thịt rung chuyển, thì mới thỏa mãn khát vọng bừng cháy trong lòng người.   Tiếng  thơ Nguyên Sa không là điệu Twist- nhưng nó là  tiếng lèn clarinette của chàng da đen vang lên, từ đáy đam mê cuồng loạn, từ cuống phổi cháy bỏng trong khúc nhạc Jazz.   Thể chất thơ như vậy thì không thề đòi hỏi ở Nguyên Sa những qui luật cho Thơ được !
               Khi chủ âm đã mất ngôi vị chúa tể trong thể nhạc bây giờ, thì khuôn sáo cũng không có lý do tồn tại trong tình yêu- vì nó thừa, lại vô vị, thêm nữa giả tạo - chỉ làm cạn nguồn rung động của thi nhân.
               Nguyên Sa không những chỉ đưa thi hứng vào tình yêu qua một khóe mắt, mà còn vô vàn những khóe mắt trôi nổi trên giòng thơ của ông.   Từ vô vàn những khóe mắt kia, nhà thơ như có tham vọng tìm bản chất con người, để khám phá ra tinh lực sự sống - và yêu như là để thõa mãn cơn tù túng cô đơn, rồi phá tan gông cùm của thời hiện tại từng xích vào chân, vào cổ con người trong những tin yêu vỡ vụn.                 
             Trong Thơ Hôm  Nay, Nguyên Sa tạo  riêng cho  ông một thế giới biệt lập.   Một thế giới của yêu đương, qua thanh âm, qua đam mê thành khẩn, và rạn vỡ...   Ông là một nhà thơ tự do thật sự - và ông đã tránh được những cái gọi là ' lập dị'.   Tuy phá bỏ âm vận thơ cũ, nhưng thơ ông vẫn có âm điệu rất riêng.   Ông dùng hình ảnh mới- và những hình ảnh mới ấy rất thích hợp với tình ý giãi bầy, lại thể hiện trung thực nhiều hình tượng của đời sống.
              Lẽ dĩ nhiên, thơ Nguyên Sa không có sự gò bó- thơ ông hồn nhiên như tiếng nói.   Tiếng nói của một tâm hồn thật-người, giữa những  thô bạo vữa nát của thời đại.   Tiếng thơ ông như tiếng nói của loài khao khát kỳ hoa dị thảo lạ lùng, lại bất thường,. và cung bậc luôn luôn đổi thay- để bắt được nhịp thanh âm đời sống trong bản hòa tấu cuộc sống hôm nay.   Ta hãy cùng nghe tiếng nói thơ thật tự nhiên, và truyền cảm :

                        Hãy đưa tôi ra sông
                        Để tôi nhìn thấy rõ
                        Tôi nhìn dòng nước chẩy
                        Tôi nhìn tôi bơ vơ
                       Nhìn bờ sông tìm bờ sông bên kia
                        Khi lòng sông gặp biển
                        Hãy đưa tôi ra bờ sông
                        Để tôi nhìn hò hẹn
                        Rồi tôi rủ tôi quên
                        Quên thời gian trôi
                        Bằng bước chân giòng sông
                        Không để lại gì trên cát .
                           ( Hãy đua tôi ra bờ sông ).

            Nguyên Sa là nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu đậm thi ca tây phương, nhưng đã đồng hóa một cách đáng yêu trong giao cảm, thi hứng của nhà thơ.   Ông lại có nhiều khám phá rất mới, tạo được những nét dung dị, qua sự lựa chọn, từ hình ảnh đến ngôn từ .   Với Nguyên Sa, có thể kết luận: ".. phàm một nhà thơ có đủ tầm vóc  thơ, thì sáng tác của họ- là thơ Đường, thơ Mới, Lục bát hoặc thơ Tự Do đều có sự truyền cảm mạnh mẽ, kích động sâu xa - vì thể thơ chỉ  là phương tiện chuyên chở chất thơ mà thôi".
            Tuy nhiên, Nguyên Sa sáng tác nhiều khúc thơ, mà người ta  cho rằng: ông đã đi quá xa con đường"Thơ  Tự Do Bây Giờ" , chỉ riêng về mặt ý tưởng- chẳng hạn :

                          Năm ngón tay 
                          Trên bàn tay năm ngón
                          Có ngòn dài ngón ngắn
                          Có ngón chỉ đương đi
                          Có ngón tay đeo nhẫn
                          Ngón tay tô mặt 
                                 (...........)
                         Ngón tay lái xe
                         Ngón tay thử' coóc-xê'
                         Ngón tay cài khuy áo
                         Em còn ngón tay nào
                          Để giữ lấy tay anh ?
                                  ( 5 ngón tay ).

              Bài thơ " Năm ngón tay"  đã gây một dư luận không tốt về thơ Nguyên Sa.    Tuy rằng quan niệm ấy xuất xứ từ sự nông cạn hẹp hòi lại thiếu tâm hồn nghệ  thuật.    Nhiều người lên án thơ Nguyên Sa là hiện sinh, bất chất đạo lý.  Thực ra, Nguyên Sa chỉ có một nhược điểm trong bài thơ' Năm ngón tay" : ông sử dụng vài hình ảnh kém mỹ quan.   Tiếng" coóc xê"  là một tỉ dụ.   Ngôn từ ấy sẽ làm mất' thi phong' , nếu đưa vào thơ, nó làm hạ giá một" Áo lụa Hà Đông"- bài thơ  " Năm ngón tay" tuy có ý mới,  lại diễn đạtthô thiển trở thành tầm thơờng.   Ngoài điều này, thì không thể  lên án bất ưứ một bài thơ nào của Nguyên Sa, hoặc kết tội thơ ông mang chất hiện sinh đọa đầy - bởi lẽ cuộc  sống là như vậy, và nhà thơ chỉ nói lên sự thực như vậy là không che  giấu.   Nếu che giấu thì còn gì là giá trị của nghệ thuật, vì nghệ thuật vốn mang tính chân  thiện  mỹ.

            Khi thời đại đã ungt hối đến xương tủy mà còn phủ lên nó bằng lụa là gấm vóc - thì nhà thơ sẽ không còn gì xứng đáng ở ngôi vị nhân chứng thời đại.   Ngược lại, sự ung thối kia được nói  lên bằng thơ, thì phải biểu lộ cái xấu qua cái đẹp, nghĩa lả tục mà thanh , như vậy mới gọi là đạt được giá trị cao của nghệ thuật.   Không ai có thể hàm hồ mà cho Hồ Xuân Hương tục tĩu- vì cái tục kia đã được nhà thơ thanh sắc hóa.   Còn nếu chỉ nói lên một cách trần trụi thì sẽ trở thành một thứ hiện thực  thấp kém.   Thơ Nguyên Sa mắc phải một vài nhược điểm như vậy.

             Nếu bảo Nguyên Sa là chạy theo hiện sinh tây phương, lại bất chấp đạo lý - thì  tưực ra Nguyên Sa không phải thế và không thể là một nhà thơ có khuynh hướng như vậy.   nếu có, thì Nguyên Sa chỉ là Nguyên Sa trong phần tư tưởng đã chịu ảnh hưởng từ Marcel Gabriel,  André Gide,  Jacques Perry,  Albert Camus- qua lối diễn đạt thơ rất gần Jacques  Prévert mà thôi.   Còn, nếu nói về sự phi-đạo-lý ( amoral)  có hay không  có trong thơ, thì vấn đề lại khác, và noi  ra  lại rất dài  dòng!    Có một điều thi ai cũng phải  thấy một cách đơn giản- bản thể cao nhất của nghệ thuật lại thường vượt trên đạo lý, nên trong thơ đã hàm dưỡng chất phi-đạo-lý rồi !   Từ phi-đạo-lý ở sáng tác để trở thành đạo lý- khi kẻ khác nhìn vào rồi quán định nội dung của nó theo tâm nhìn mỗi người.   Còn, nếu bảo văn chương phải là" dĩ văn tải đạo", thì ai cũng dễ dàng đồng ý như vậy.   Nhưng  nhớ là không phải" tải đạo" theo kiểu" tải củi"; một bài thơ không thể  là bài kinh cầu hoặc một bài giảng về luân lý giảng cho học trò nghe.
       
             Một nhà thơ giá trị có thể khởi xướng lên một đạo lý mới thì đạo lý ấy được phát hiện qua một hình ảnh thông  thường, một ngôn từ thông dụng hoặc có khi nằm ngay trong sự truy hoan, hành lạc. Nguyên Sa luôn là một nhà thơ có khuôn dáng yêu đương thơ và mộng.   Thơ ông đã thể hiện  tâm trạng thời đại của ông.   Thơ ông cũng không phải  và cũng không thể là hiện sinh kiểu  Jean-Paul Sartre.   Ông là nhà thơ của một dòng hiện sinh trong hiện hữu Nguyên Sa im lìm mà khuấy động yêu đương trong rạn vỡ.   Dòng hiện sinh ấy mang theo tình yêu như một tình cờ.

              Tuy nhiên, Nguyên Sa hơi có vẻ bỡn cợt với thi ca.   Mọi sự bỡn cợt không phải là thách đố, có lẽ do sự' tếu"  để mua vui  cho chính ông và để thay đổi món khai vị  cho gíác quan thơ  .  Bài Hịch là một thì dụ:

                              Ta truyền,
                              Để cuộc nghênh đón ta thêm phần trọng thể
                              Những người con gái ngây thơ hãy trở về nhà đi
                              Ngủ, sau khi đánh răng, rửa mặt, chải đầu  ,
                              Và đọc kinh cầu nguyện ban đêm.."
                                                            ( Hịch).

          Giá trị của Nghệ  Thuật không cho phép một nhà thơ  đưa thi ca vào sự đùa cợt  cuộc đời, với sự tầm htường qua hình ảnh, ngôn từ tầm thường.   Bài Hịch trên đây, Nguyên Sa  như muốn thổ lộ một phần nào những ý nghĩ của ông về sự sống, thái độ cần phải có, của một người tự hào mình   có khả năng - và rung động cách sáng suốt,nhìn thẳng vào đời sống- nhưng lại không thể nhìn sự thể ấy cách bỡn cợt- nếu cần bỡn cợt thì nên đưa vào thơ trào phúng.

            Tuy có tứ thơ hay, nhưng lại đặt vào những hình ảnh và ngôn từ quá tầm thường - nên che lấp cả giá trị của thơ Nguyên Sa, vốn khởi phát từ một tâm hồn  thật thơ, nhạy cảm.

             Tuy vậy, rất ít gặp trong thơ Nguyên Sa nhược điểm trên - trừ một hai bài ( đan cử trên kia) .  Tổng quát, thì ông là  một nhà thơ đạt được giá trị của nghệ thuật thơ.

              Gần đây, chúng tôi tìm đọc đơợc một bài thơ ' Xin lỗi Quá khứ'  của Nguyên Sa.   Đọc xong, cảm giác đầu tiên là thích thú.   Sự thích thú kia được nhìn ngắm một nhà thơ đã có sự nghiệp thơ - một tứ thơ nhung gấm trên Thiên Đường Tình Ái Thơ- bỗng dưng thoát thân đứng dậy phản tỉnh để nhìn ngắm thân thế mình, đồng bào, bạn hữu mình- Nguyên Sa viết :

                     Bây giờ khẩu Garant ta mang trên vai
                     Bây giờ khẩu trung liên Bar ta mang trên vai
                     Ta mới biết rằng những thỏi sắt đó nặng như thế
                     Ta mới biết rằng trong cuộc đời dạy học
                                                             ta là một thắng dốt nát
                      Trong mười mấy năm ta làm bao nhiêu tội lỗi
                      Trong mười mấy năm ta không nói cho học trò ta biết
                      Những thỏi sắt đó nặng như thế
                      Ta không nói cho vợ con bạn bè đồng bào ta biết
                      Anh em ta và quê hương ta
                      Vác những thỏi sắt nặng như thế
                      Từ bao năm nay
                             (..........)
                      Hãy tha thứ cho ta
                      Những anh em đã chết
                      Những anh em chết ở bờ ở bụi
                      Những anh em chết ở đồn vắng chết trong rừng sâu
                      Những anh em chết khi đi hành quân
                      Những anh em chết khi đi phục kích
                      Những anh em mặt đẹp như hoa
                      Một ngàn lần hơn ta
                      Cũng chết
                                 (........)
                      Những anh em đáng sống một ngàn lần hơn ta
                      đã chết
                      đang chết
                     và còn chết
                     hãy tha thứ cho ta .
                                 ( Trích xin lỗi về những nhầm lẫn Dĩ vãng ).

            Đây là một bài tiêu biểu cho giai đoạn thoát xác trong thơ Nguyên Sa.
           Những chân dung trung  thực của hồn thơ ông vẫn là một .

           Thơ Nguyên Sa ở thi tập này đã tái bản tới lần thứ ba và tự nó đã mang thực chất thơ- trong một nội dung mới của tâm hồn thơ, cộng thêm vẻ lạ hình thức, qua cách cấu tạo thơ  và  ngôn từ Thơ.    Ông lại đáng được ngợi ca, vì đã đóng góp không nhỏ Sự hình thành của Thơ Tự Do.   Giả thiết, nếu vắng một Nguyên Sa hôm nay, thì diễn đàn thơ Tự Do đã bỏ lại một khoảng trống.   Và nếu thiếu một thơ Nguyên Sa- thi ca hôm nay sẽ mất đi rất nhiều những hương sắc tươi trẻ, sâu đậm. []CTD.

( trích - Văn học hiện đại / Thi Ca & Thi Nhân / Cao Thế Dung ( tr.  85- 97).
 ( Nxb Quần Chúng, Saigon 1969).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét