Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

đọc thêm (2) : " vén màn vở "bi hài kịch" trong chữ nghĩa Vũ Thư Hiên"/ Trần Thị Bông Giâ`y [1950- / San Jose ] -- trích: http://chinhkhiviet.net/2... - 2 / 12 / 2015

 

 VÉN MÀN VỞ “BI-HÀI-KỊCH” TRONG CHỮ NGHĨA VŨ THƯ HIÊNtrần thị bông giấy






I.
Buổi sáng thứ Hai 5/5/2003, Thanh Thương Hoàng, cựu chủ tịch nghiệp đoàn báo chí Miền Nam VN trước 1975, gọi đến tôi:
“BG có thể tiếp Vũ Thư Hiên?”
“Vũ Thư Hiên? Ai vậy?”, tôi hỏi.
Giọng Thanh Thương Hoàng ngạc nhiên rõ rệt:
“Ủa, BG không biết Vũ Thư Hiên là ai sao? Tác giả Đêm Giữa Ban Ngày đó mà.”
Tôi kêu “a” tiếng nhỏ, nhớ lại ngay cái tựa đã từng một thời được giới văn chương hải ngoại ồ ạt xưng tụng. “Cuốn sách của một người CS gộc vạch trần sự thật về các lãnh tụ cai trị của chế độ CS Hà Nội một cách thật hăng say trên từng đường tơ kẽ tóc” như lời vài người quen nhận xét.
Tôi từ chối với Thanh Thương Hoàng:
“Tôi không rảnh anh à. Phải dạy học trò từ giờ cho đến tối mới xong.”
Đầu giây kia nghe rõ tiếng thở dài thất vọng:
“Ngày mai anh ấy về Pháp rồi.”
“Người ta quý mình mới xin đến gặp”, anh tiếp.
Tôi cười nhỏ:
“Nếu thế thì tối nay các anh có muốn đến đây không? Khoảng sau 8 giờ?"
Thanh Thương Hoàng đồng ý.
Vậy là lúc 8:30 tối hôm ấy, lần đầu tiên tôi và tác giả Đêm Giữa Ban Ngày đối mặt nhau.
Vũ Thư Hiên dáng người vừa tầm, khoẻ mạnh, mập mạp và trông trẻ hơn số tuổi ngoài 60 của ông nhiều. Nơi ông có cái vẻ tự tin, pha phần tự mãn, lối tự mãn của những con người có đời sống vật chất ổn định ở ngoại quốc. Tôi không biết cuộc sống hiện tại của Vũ Thư Hiên ở Pháp ra sao, nhưng thấy cái vẻ tự mãn kia vẫn cứ hiển hiện nơi ông trong cái đêm ông đến nhà tôi như vừa nói.
Trong cuộc gặp gỡ ba người, Thanh Thương Hoàng phần lớn ngồi im, chỉ tôi và Vũ Thư Hiên đối đáp nhau những điều bâng quơ, chẳng lấy gì làm đặc sắc. Tôi hỏi ông có đã về VN chưa sau khi đã định cư ở Pháp, thì ông lắc đầu:
“Chẳng bao giờ tôi có ý nghĩ kia.”
Tôi gật:
“Còn tôi lúc nào cũng thèm về VN. Những mùa hè với con gái chưa đủ, chắc lúc già, tôi sẽ tìm cách xin về ở hẳn trong VN.”
Vũ Thư Hiên cười nhẹ:
“BG có vẻ thiên về VN quá nhỉ?”
Tôi gật:
“Sao lại không? Đó là quê hương tôi mà! Các anh biết, tôi đã ở bên Tây 4 năm, qua Mỹ ngót nghét gần 20 năm, vậy mà lúc nào cũng cứ có cảm tưởng như mình đang mặc một cái áo khính của người khác, không vừa với thân thể. Lúc nào tôi cũng thương nhớ từng trận mưa, ánh nắng, những xóm làng, nơi chốn, nhất là những con đường ở các vùng Sàigòn, Dalat & Nha Trang.”
Gỡ cái máy ảnh đeo vai, Vũ Thư Hiên xin được chụp tôi một tấm. Trên cử chỉ này, trông ông rõ ràng là một phóng viên thứ thiệt! Chẳng nghĩ gì, tôi nói bâng quơ trong một cái cười mỉm:
“Anh có ảnh của tôi thì cũng xin anh một tấm của anh!”
Vậy là ông đưa Thanh Thương Hoàng cái máy ảnh rồi kéo ghế ngồi cạnh tôi. Tia ánh sáng loé lên cùng với tiếng la của Thanh Thương Hoàng: “Đẹp lắm!”
Chỉ thế.
Lúc 10 giờ đêm, hai người từ giã tôi.
*
* *
Cuối tháng 9/2004, trong cuộc điện đàm với một người bạn hiện đang phụ trách mạng lưới Giao Điểm, nhân nói về văn chương hải ngoại với các cuốn sách được tung ra ồ ạt, tôi thú nhận:
“Từ mười năm nay, đóng cửa không giao tiếp thiên hạ, tôi không còn muốn đọc sách của các tác giả VN nữa dù rằng tôi vẫn tự nghĩ mình là tay rất mê sách.”
Người bạn nhắc đến cuốn Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên (xuất bản 1997) và cuốn Tổ Quốc Ăn Năn (xuất bản 2001) của Nguyễn Gia Kiểng. Tôi bật cười:
 “Hai cái tựa, nhất là cái sau, không biết nội dung thế nào mà sao nghe ‘nổ’ quá!”
Người bạn cười:
“BG rảnh, nên đọc!”
Tôi hỏi:
 “Có cần chăng? Hay đọc xong lại cáu um lên là nó làm mất thì giờ của mình? Rồi nhiều khi ngứa ngáy tay chân, phải viết ra những gì mình nghĩ để thiên hạ vốn đã từng‘cô lập’ mình nay lại càng ‘cô lập’ kỹ hơn vì những lời nghịch nhỉ?”
Người bạn ỡm ờ:
 “Dù sao, đã là một người yêu văn chương, BG không thể bỏ qua hai tác phẩm này.”
Rồi để cho tôi “đỡ tốn tiền”, anh tìm đến nhà tôi, đem theo cuốn Đêm Giữa Ban Ngày(ÐGBN). Cầm cuốn sách dầy 768 trang (chưa kể những trang đánh dấu bằng số La Mã ở phần cuối) do nhà Văn Nghệ Nam Cali tái bản lần đầu cùng năm (1997), tôi cười:
 “Nặng ký quá!”
Và, nhận lời người bạn, ngay đêm đó, tôi đọc cuốn sách dầy của Vũ Thư Hiên.


II.
Ở trang bìa, bên dưới cái tựa Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên đã ghi rõ trong hai dấu ngoặc đơn hàng chữ Hồi Ký Chính Trị Của Một Người Không Làm Chính Trị. Như vậy, tác phẩm được kể nằm trong dạng Hồi Ký. Và Hồi Ký cũng là một hình thức của văn chương.
Vậy, cho dù tác giả đã cẩn thận tự bào chữa một cách khiêm nhường trong bài Tự Bạch ở trang 9: “Là cái nhìn từ phía người trong cuộc, mọi hồi ức đều mang tính chủ quan. Nhưng, cũng lại với tư cách hồi ức, nó vẫn là bằng chứng đáng được chú ý(*),cho dù chỉ là bằng chứng từ một phía. Tôi cố gắng, trong chừng mực có thể, đưa ra bằng chứng của tôi về vụ án nói trên bằng ngòi bút công bằng. Trong cuốn sách này chỉ có sự thật. Hình thức văn học mà tác giả sử dụng trong cuốn sách chỉ vừa đủ cho bức tranh sự kiện không thành quá tẻ nhạt.Văn học đích thực không có chỗ nơi đây..”(ĐGBN tr. 11)
thì nhìn chung, độc giả vẫn có thể đánh giá Đêm Giữa Ban Ngày là một tác phẩm văn chương với một độ dày đồ sộ.
Phần tôi, kẻ viết bài này, sau khi đọc xong tác phẩm, cảm nghĩ “mất thì giờ” được thay thế bằng cảm giác “ngứa ngáy tay chân”. Có cái gì đó cứ thúc giục tôi phải ngồi vào bàn ghi xuống những ý tưởng riêng mình theo một tác phẩm “ồn ào dư luận” từ trong nước ra tới ngoài hải ngoại. Chuyện văn chương là chuyện của chung thiên hạ. Đã là một người cầm viết, giữa đường thấy chuyện không hài lòng chẳng thể ngó lơ. Đó là lý do cho sự có mặt của bài viết hôm nay. Song, ở đây, vì sự giới hạn cho từng mỗi bản văn góp mặt trong tuyển tập, nên trong bài viết, tôi chưa muốn đề cập đến cái chiều sâu của một “thâm ý chính trị” (có thể có của chính tác giả hay của chế độ CSVN mà tác giả chỉ là một con bài... hờ!), nên chỉ xin được trình bày, trong tư cách một kẻ yêu chữ nghĩa, những nhận xét của mình theo tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày trên mặt “hình thức văn chương”.

A. ƯU ĐIỂM.

1/ CÁCH DÙNG CHỮ TRONG LỐI KỂ CHUYỆN:

Như đã trình bày, khoan nói những đoạn nhại tiếng địa phương (sẽ chứng minh sau), tôi phải công nhận lối dùng chữ của tác giả chính xác, đúng điệu “Bắc Kỳ Hà Nội trước 1975”, giống như nhân vật Lý Phương, một bạn tù người Trung Hoa, khi muốn nhờ tác giả giúp cho trong việc tìm cách Latin hóa tiếng Trung quốc, đã xác minh điều ấy cùng tác giả:
“Anh người Hà Nội, phát âm tiếng Việt chuẩn, lại có hiểu biết về ngôn ngữ, thế là tốt cho tôi lắm rồi.” (ĐGBN, tr. 717).
Ngoại trừ vô số dấu phẩy rất cần thiết trong nhiều câu mà tác giả đã “cố tình quên” nên dễ làm câu văn tối nghĩa, và một vài khuyết điểm nhỏ, còn lại, những câu chuyện được kể bằng một thứ văn phạm khá chính xác, từ ngữ dùng đơn giản, điều chứng tỏ rằng tác giả đã từng là một cán bộ văn hóa được học tập chu đáo trên mặt kỹ thuật viết lách của chế độ CSVN.
“Môi trường nhào nặn con người theo mẫu của nó” (tr. 196)
như nhân vật Thành đã nói với tác giả thời gian đầu vào nhà tù Hỏa Lò, thì trong môi trường chữ nghĩa của chế độ CS, giới văn nghệ, đặc biệt nhà văn nhà báo, phải được nhào nặn như một chiến sĩ tâm lý, nhằm mục đích thuyết phục, lôi cuốn quần chúng để biểu dương chủ nghĩa CS.
Vậy, đã từng là một nhà báo, nhà văn và nhà làm phim của CS Hà Nội, lại được du học nhiều năm ở Liên Xô, tính chất “thuyết phục, lôi cuốn” của các vai trò cũ đã rất có ích cho tác giả trong việc đem ứng dụng nó ngày nay vào cuốn Đêm Giữa Ban Ngày.

2/ CÓ NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ CẢM ĐỘNG, NHỮNG ĐOẠN TẢ HAY:

*/“Nhìn bông hồng mảnh mai nằm cô đơn trên mặt bàn lạnh lẽo lần cuối, tôi buồn rầu chia tay với nó, lửng thửng đi theo anh công an.” (tr. 55)
*“Tôi còn lại một mình. // Cảm giác đầu tiên ập đến, làm tôi choáng váng, là thời gian đang chảy trôi bỗng ngừng lại đột ngột. Tưởng chừng như thấy được, bằng thị giác, bằng xúc giác, cái thanh chắn, cái cột mốc ngăn đôi cuộc đời –bên kia là quá khứ, là phần đã mất, còn bên này, nơi tôi hiện diện, là sự ngưng đọng mở đầu cho cõi bất tri, thăm thẳm, khôn cùng. // Tôi sẽ phải ở đây bao lâu? Bao nhiêu tháng? Hoặc, trời hỡi, bao nhiêu năm?” (tr. 61)
*/“Trong yên lặng tôi nghe tiếng mấy con sẻ rên rỉ vì rét trên mái nhà. Ở đâu đó, từ một thế giới khác, vẳng tới tiếng xe tải nặng lăn bánh trên đường. Mà cũng có thể là xe bọc thép. Những chuyến xe nối tiếp nhau không ngớt, ì ì ầm ầm.” (tr. 81)
*/“Ban đêm tiếng lách cách của máy chữ vang xa làm vợ tôi lo ngại. // -Anh gõ khe khẽ chứ. // Tôi thở dài, nhớ tới lời nhắc nhở thường xuyên của anh bạn tù xà lim. Tôi cố gõ khẽ hơn, nhưng cái máy chữ của tôi không bao giờ học được cách thì thào.” (tr. 309)
*/ “Thành lại ngâm thơ. Anh biết tôi đau, và anh không muốn chạm vào vết thương của tôi. Tôi nằm xuống, gối đầu trên đôi tay. Tôi nghe trong tiếng ngâm thơ buồn bã của Thành có âm hưởng của giọng hát ru con quen thuộc của vùng đồng bằng quê hương. Tôi cảm thấy được vỗ về, an ủi.” (tr. 317)
*/“Đêm đến, qua lỗ thủng trên tấm lưới sắt nơi ở mới tôi có thể nhìn thấy những cành sấu trụi lá in những nét gãy lên nền trời tím đen với những vì sao yếu ớt run rẩy trong gió bấc.” (tr. 483)
*/ “Tôi đi lang thang dọc phố ngắm cảnh. Không giống như khi vừa từ xà lim ra, tôi không còn háo hức muốn nhìn ngó. Thị xã là một dãy nhà thấp tè, ám khói nằm ven đường ô tô. Một cửa hàng ăn mậu dịch đông đúc bán cơm phiếu, phở không người lái. Một cửa hàng bách hóa lèo tèo. Còn lại là những ngôi nhà xiêu vẹo, tạm bợ. Từ những mái tranh xập xệ mùi mốc thếch của cái nghèo phả ra đường. Lác đác mấy cái máy khâu im lìm chõ ra mặt phố, mấy ông thợ cạo ngẩn ngơ bên những cái ghế đông khách. Những tấm biển gày còm: Ở Đây Lộn Cổ Lộn Gối, Vá Chữa Quần Áo Lấy Ngay, Cắt Tóc, Cắtóc...
Cứ như thể người ở đây ra đời chỉ để cắt tóc, đem sơ mi đi lộn cổ, đem quần đi lộn gối, vá mông rồi chết.” (tr. 714)

B: KHUYẾT ĐIỂM.

Đáng tiếc là bên cạnh một số ít oi những đoạn tả hay và cái lối sử dụng văn phạm khá chỉnh (như vừa trình bày ở trên), tác giả còn phô bày ra trong tác phẩm dầy công này rất nhiều khuyết điểm mang tính cách cá nhân, đồng thời cũng là những khuyết điểm thuộc tính chất văn chương, những điều dễ dàng làm hỏng giá trị của một tác phẩm (dù là“Hồi Ký Chính Trị”) được viết ra dưới dạng văn chương. Xin lần lượt được trình bày và minh chứng theo hai phần riêng biệt:
I/ Nội Dung Tư Tưởng và Thái Độ Của Tác Giả.
II/  Hình Thức Cấu Trúc Tác Phẩm.

I. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG & THÁI ĐỘ TÁC GIẢ:

Một tác phẩm, dù được viết dưới dạng thức nào của văn chương, phần Nội Dung chính là phần quan trọng hàng đầu nói lên tư tưởng, thái độ hành xử và nhân sinh quan của tác giả, những điều được tác giả gửi gấm qua hình thức chữ nghĩa để truyền đạt đến độc giả.
Với Đêm Giữa Ban Ngày, ngay trang bìa đã cho thấy cái sơ hở của tác giả khi cố ý đề ra một tiêu đề thật kêu mà vô nghĩa: “Hồi Ký Chính Trị Của Một Người Không Làm Chính Trị.” Nếu phân tích, sẽ thấy hai điểm:
+ Cụm từ “Hồi Ký Chính Trị” mang ý nghĩa lịch sử hàm ý lãnh đạo với những nhân vật vai vế thuộc về một triều đại, một chế độ (người dân đen, nhất là dân trong xã hội CSVN, thì giờ kiếm gạo ăn còn không đủ, lấy thì giờ đâu mà làm chính trị?!);
+ Cụm từ “Của Một Người Không Làm Chính Trị” mang ý nghĩa một kẻ vô tư (như một người cầm viết), mà không là kẻ luồn lách, thủ đoạn (kiểu các chính khách gia). Có nghĩa, khi ghi rõ tiêu đề ấy nơi trang bìa tác phẩm, Vũ Thư Hiên chỉ muốn nhắn nhủ cùng độc giả: “Đây là những Sự Thật dưới chế độ CSVN được ghi lại qua hồi ức của một con người vô tư!”
Vậy mà, sau khi đọc toàn tác phẩm, tôi thấy, thay vì là những Sự Thật được trình bàymột cách vô tư (của một người từng làm báo, viết văn), lại chỉ toàn là “những cái Tôi liên quan trên nhiều khía cạnh của chính tác giả” dẫy đầy trên 768 trang giấy! Xin lần lượt dẫn chứng từng điểm:

1. CÁI TÔI KHOE KHOANG:

Người xưa bảo “Văn là Người”. Thì qua Đêm Giữa Ban Ngày, cá chất tự hãnh của tác giả đã phơi bày rõ trên những điểm chung và riêng như sau:
a. Tự hãnh chung:
Toàn thể các nhân vật được nói đến đều là những nhân vật “đầu não, tai to mặt lớn”trên đủ mọi lãnh vực của chế độ CS Hà Nội mà tác giả (hay ông bà thân sinh tác giả) là người có nhiều liên hệ trực tiếp thân thiết với họ.
Vậy đề nghị, ngoài cái tít Hồi Ký Chính Trị... đã ghi nơi trang bìa, tác giả có thể thêm vào đó một hàng tít phụ khác: “Lý Lịch Danh Sách Bạn Và Thù Của Tác Giả” cho đúng với tinh thần nhà nước CSVN thì hơn.

b. Tự hãnh gia đình:

Người cha (ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao, bí thư riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh) được tác giả ngợi ca nhiều nhất. Xin dẫn chứng vài ví dụ:
*/ (Lời tác giả): “Cha tôi bị bắt. Bọn mật thám giở đủ ngón tra khảo không ăn thua, chúng cho phép mẹ tôi mang con vào thăm, hi vọng cha tôi sẽ đổi ý. Nhưng ông vẫn im lặng... (tr. 47) (*)      
*/ “Cụ nhà khoáng đạt lắm, đối với văn nghệ sĩ thì ba (pas) chê được...” (tr. 51)
*/ “Còn ai nữa nhỉ? À, còn ông này, không biết anh có biết không: ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao?” (...) Thành bậm môi suy nghĩ rồi thở dài: -Tôi biết tiếng ông ấy là do thế này. Tôi có anh bạn thân, anh ấy chịu ơn ông ấy lắm. Nếu không có ông Vũ Đình Huỳnh thì ông cụ anh ta đã bị bắn. Công ông ấy là công sống tết chết giỗ với gia đình bạn tôi. Hồi Cải cách ruộng đất nghe nói ông ấy còn cứu nhiều người nữa, không phải chỉ mình gia đình anh bạn...” (tr. 175-176)
*/ “Nhờ ảnh hưởng văn hóa phương Tây, ảnh hưởng tinh thần tự do của Đại cách mạng Pháp, cha tôi không sùng bái cá nhân. Tuy nhiều năm làm việc với ông Hồ, cha tôi chỉ kính trọng ông như kính trọng một nhà cách mạng kiên cường, một nhà lãnh đạo tài ba, nhưng không bao giờ mù quáng sùng phục ông Hồ (...) Ông khinh bỉ thói luồn cúi.” (tr. 222)      
*/“Mà cha tôi bất mãn thật. Ông bất mãn về nhiều việc làm của Đảng mà ông cho là không quân tử, không đạo đức. Ông bất mãn vì nhìn thấy cuộc cách mạng mà ông tham gia cuối cùng đã dựng nên một xã hội không tử tế.” (tr. 225)      
*/ “Anh nói về cha tôi: (...) Trường Chinh không thích ông cụ cậu là vì ông cụ thẳng tính, không chịu xu nịnh. (...) Mình biết ông cụ cậu từ hồi bí mật, mình biết cái tính ông ấy, ngay thẳng lắm, mà nóng lắm, không kiêng nể ai đâu, nhưng đối với bạn bè đồng chí thì tình nghĩa rất mực...” (tr. 258-259)
*/“Cái khí phách còn lại của tinh thần nho sĩ chỉ còn lại ở chỗ ông đủ nghị lực để giữ mình không dây vào những việc làm bạc đức, một thứ khí phách mà vài thập niên sau được đặt tên là chủ nghĩa makeno.” (tr. 593)
*/“Tôi nhớ một buổi chiều thu 1964, cha tôi đột nhiên bảo tôi: -Con lấy xe đưa bố đi một lát. // Hôm ấy tôi có một cái hẹn, nhưng đành phải bỏ –trong gia đình tôi sự không tuân lời người trên là lỗi nặng. Đành phải dịch cái hẹn sang ngày khác để đưa cha tôi đi. Ông ngồi sau chiếc Jawa 05 thấp tè, vốn không được thiết kế để chở hai người, hai chân khuỳnh khuỳnh. Nhưng ông chịu khó ngồi lắm, không kêu ca. Năm ấy cha tôi không còn đi mobylette nữa, dắt xe ra cửa, cái xe kéo ông theo làm ông ngã dúi dụi. Trước đó, khi còn làm ngoại giao có tiêu chuẩn xe hơi ông cũng chỉ đi xe Mobylettecủa riêng, do bạn bè ở Pháp gửi cho. Ông bảo: ‘Nước ta còn nghèo, xe cấp cứu cho đồng bào còn chẳng có, mình đi một mình một xe làm gì, phí phạm!’Có hôm tới dự kỷ niệm cách mạng Tháng Mười Nga ở đại sứ quán Liên Xô lính gác (VN) không cho ông vào chỉ vì ông đi Mobylette.” (tr. 604-605)

c. Tự hãnh bản thân:

Nếu đem bổ túc những đoạn phơi bày sự quen biết thân tình của cá nhân và gia đình tác giả với những nhân vật đầu não trong chế độ CS Hà Nội, thì với rất nhiều đoạn tác giả“tự hạ” về mình, độc giả cần phải hiểu ngược lại câu văn, mới thấy hết được cái ý nghĩa tự hãnh, tự quan trọng hóa mình mà tác giả muốn phô diễn.         
Dẫn chứng:
*/ “Nghĩ mà bực mình. Tôi sa vào vụ trấn phản này một cách thậm vô duyên, chẳng ra làm sao cả. Tôi là cái gì kia chứ? Một nhà báo quèn không tên tuổi, không cả bề dày cách mạng, nghĩa là chẳng có gì đáng để người ta phải gờm, để có thể trở thành kẻ thù của nhà cầm quyền. Tôi cũng chẳng làm gì để người ta phải điều một lô một lốc những tên ăn không ngồi rồi lẳng nhẳng theo tôi cả ngày lẫn đêm.” (tr. 41)
*/ “Khốn nỗi, số phận oái oăm lại cứ thích bắt tôi phải làm nhân chứng cho những sự kiện kia, và câu hỏi của Huỳnh Ngự cho tôi biết mặt sau cuộc trấn áp những người cộng sản là cái gì.” (tr. 355)
*/ “Tôi lặng thinh nhìn y. -Chỉ để khuyên anh một điều, với tư cách người lớn tuổi... Tôi không nói gì. -Trước hết, tôi khuyên anh không nên cố chấp –bằng giọng không có hồn, y dề dà nói- Anh là người trí thức, hẳn anh biết cổ nhân có câu: chấp kinh thì phải tòng quyền!’...” (tr. 130)
*/ “Trong Hỏa Lò Huỳnh Ngự cũng ông ổng chửi chung sống hòa bình: ‘Là người thời không thể sống với loài dã thú, chung sống làm sao được với chúng nó. Bây giờ anh đã thấy đường lối nớ sai chưa?’ ‘Chưa –tôi đáp- Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì phải có hòa bình trước đã, tôi quan niệm như vậy. Còn cụm từ chung sống hòa bình mà báo chí quen dùng là do dịch sai gây ra hiểu nhầm. Người Nga nói mirnoe soshushestvovanie, người Pháp nói coexistence pacifique không có nghĩa chung sống hòa bình, mà là cùng tồn tại trong hòa bình’. // Huỳnh Ngự hừ một tiếng không rõ rệt. // Vài năm sau trên báo chí không thấy dùng cụm từ chung sống hòa bình nữa. Người ta dùng đúng như tôi nói hôm đó: cùng tồn tại trong hòa bình.” (tr. 132)             
*/ “Chẳng qua, nói thực với anh, tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng, trong gia đình chúng tôi hai tiếng đồng chí được coi là rất thiêng liêng, tôi đã thấy vì tình đồng chí những người cách mạng sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình...” (tr. 51)
*/ “Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã không bắt chúng tôi vào cuối năm 1963, hoặc 1964, hoặc chậm hơn nữa –1965 (...) Có vẻ như họ cắn răng chịu đựng bọn xét lại ngang tàng dám cãi bướng bề trên thêm mấy năm nữa, tới tận 1967 mới xuống tay.” (tr. 338)
*/ “Tôi phải sống sót để nói lại cho đồng bào tôi nghe về thực chất cái xã hội trong đó con người VN bị tước đoạt mọi quyền tự do tối thiểu mà mỗi công dân bình thường của thế giới bình thường phải có.” (tr. 513)
*/ “Nhìn sang anh bạn tù ngồi ủ rủ bên mạn, tôi thấy anh kín đáo giấu đôi tay bị còng dưới cái quạt giấy trước cái nhìn tò mò của khách qua phà. Tôi cứ để nguyên đôi tay bị còng trên đùi. Việc gì mà xấu hổ. Sau này, biết đâu đấy, sẽ có ai đó trong bọn họ nhớ lại cảnh này và đoán ra họ gặp ai...” (tr. 614)
*/ “Chúng tôi người nào cũng gầy, chẳng ai có lấy một lớp mỡ mỏng dưới da để ngăn cái lạnh luồn vào sâu trong cơ thể. Những ván cờ không làm chúng tôi quên được cái đói cồn cào. Tôi kiên trì tập hatha yoga mỗi đêm, trước khung cửa sổ mở toang, trong tiếng ngáy rầm rĩ của một trăm cuống họng.” (tr. 691).
*/ “Chao ơi, cuộc đời tôi mới kỳ cục làm sao! Cứ như thể tôi sinh ra chỉ để làm một việc duy nhất là làm nhân chứng cho những sự kiện không bình thường.” (tr. 732)
*/ “Thú thực, tôi vui mừng được biết ngành công an, tiếc thay lại không phải ngành văn hóa chúng tôi, đã có công trong sự phục hồi những từ ngữ chết uổng.” (tr. 87)

Trong cái tự hào gốc gác, tác giả còn phô bày sự mâu thuẫn và dối trá. Dẫn chứng:
*/ “Chẳng lẽ khi Nguyễn Lương Bằng đến nhà anh chơi mà anh lại không ngồi tiếp khách cùng ông già, không nghe ổng nói chi về quan điểm, đường lối?” // -Đâu có chuyện vô lễ như vậy được! Khách của cha là khách của cha, con cái không được phép hóng chuyện, không được phép nói leo. Gia giáo ở miền Bắc là thế! (...) “Tôi nói dối. Tôi là đứa trẻ hư. Tôi bị cha tôi mắng nhiều về cái tật hóng chuyện người lớn. Chính nhờ thói xấu này mà trong trí nhớ của tôi còn giữ lại được những chuyện nên nhớ.” (tr. 316).
Đọc đoạn trên, người viết không khỏi kềm được một tiếng “xì” bực bội. Hóa ra theo ý tác giả, chỉ có “dân miền Bắc” là “gia giáo”, còn dân miền Nam, miền Trung đều “vô giáo dục” cả sao? Vậy thì, cũng dựa theo ý tác giả, với đoạn trên, tác giả đã tự nhậnmình “là đứa trẻ miền Bắc vô giáo dục nhất” vì đã ưa “hóng chuyện” người lớn mỗi khi có khách của cha đến viếng thăm.
Đúng là “gậy ông đập lưng ông”, điều dễ dàng tìm thấy trong rất nhiều đoạn văn khác nữa của cuốn ĐGBN.   

2. CÁI TÔI MỤC HẠ VÔ NHÂN:

Ngoại trừ với người cha (ông Vũ Đình Huỳnh) và một ít bạn thân, còn thì đối với bất cứ nhân vật nào, tác giả (hay qua lời nói mượn của kẻ khác) cũng đều hầu như có một cái nhìn hạ cố khinh khi cho họ. Bằng giọng văn kiêu căng, nhiều chỗ hằn học, tác giả sẵn sàng ghi xuống ý nghĩ mình về những con người ấy bằng những từ ngữ chê bai, mai mỉa, thậm chí miệt thị, xỉ vả. Có thể nhìn ngược lại trên chính cái cung cách đó của tác giả như một hình thức tác giả tự phô trương vốn liếng hiểu biết của mình theo những mặt liên quan trên từng nhân vật đang bị chê bai miệt thị ấy. Xin dẫn chứng lần lượt:

a/ “Mục Hạ Vô Nhân” Với Giới Trí Thức Và Văn Nghệ Sĩ Để Tự Biểu Dương Về Chính Mình:
--Về Trần Dần:
*/ “Tôi tha hồ mầy mò những mẩu bản thảo vương vãi quanh cái điếu, lặng lẽ đọc, thỉnh thoảng lại giật mình bắt gặp một tia chớp chói lòa trong chữ nghĩa của anh. Nhưng dù anh rất quan tâm tới bộ cánh cho ý nghĩa của mình, tôi thấy những ý thơ của anh luôn luôn cảm thấy chật chội vướng víu trong những bộ cánh cách tân...” (tr. 119)

--Về Hoàng Minh Chính:
*/ “Từ khi ra tù Hoàng Minh Chính liên tục viết hết kiến nghị này đến kiến nghị khác đòi Đảng xem xét lại vụ án. Ban lãnh đạo Đảng căm ghét anh, quên mất rằng bằng những kiến nghị ấy Hoàng Minh Chính thể hiện một niềm tin lỗi thời ở Đảng. Để anh khỏi quấy rầy, Lê Đức Thọ ký một nhát, cho Hoàng Minh Chính đi nằm nhà đá.” (tr. 297)

--Về Nguyễn Đình Thi:
*/ “Nhưng Nguyễn Đình Thi mà tôi biết cũng là người yếu đuối, anh luôn luôn lúng túng trước những ngã ba ngã tư của cuộc đời và tình yêu.” (tr. 419)
*/ “Văn Cao kể cho tôi nghe câu chuyện này (về Nguyễn Đình Thi), với một ánh buồn trong mắt: ‘Trước cách mạng nó đâu đến nỗi thế. Nó là thằng anh hùng, bây giờ nócam phận làm con giun.” (tr. 418)

--Về Chế Lan Viên:
*/ “Giới cầm bút kêu ca nhiều về cách hành xử của Chế Lan Viên trong đời thường. Người ta nói anh thích những mưu mô chính trị, anh là tên cơ hội...” (tr. 426)

--Về Nguyên Hồng:
*/ “Nguyên Hồng là người phàm tục. Anh thích nhắm ngon, thích rượu ngon, nhưng thích nhất là khi có những thứ đó mà quanh anh có bạn bè.” (652)

--Về Nguyễn Chí Thiện:
*/ “Anh Nguyễn Chí Thiện, một tù nhân có thâm niên đáng kính, một nhà thơ được ưu ái trong tầng lớp trí thức của xã hội tù (...) Anh làm nhiều thơ (...) Nhưng thơ của anh không hạp với tạng của tôi. Thơ của anh trần trụi, bỗ bã, nói thẳng vào vấn đề, mà tôi thì lại thích thơ gợi, thơ kích thích trí tưởng tượng... (...) Anh còn thuộc loại hiền lành nữa là khác. Có vẻ lúc nào anh cũng ngơ ngác, cũng ngạc nhiên trước cuộc đời bụi bặm và uế tạp. Anh ghê tởm nó nhưng cũng không có ý định dọn dẹp nó (...) Nguyễn Chí Thiện có trọng tôi hay không là chuyện không quan trọng. Trong tù tôi học được cách sống tự tại, mặc kệ người ta nghĩ về mình thế nào. Tôi mãi mãi vẫn là tôi, không phụ thuộc vào sự đánh giá của bất kỳ ai. // Vả lại tôi chẳng việc gì phải đấm ngực trước Nguyễn Chí Thiện hay người tù chống cộng nào khác chỉ vì tôi đã chân thành đi theo sự vẫy gọi của niềm tin mang tên chủ nghĩa cộng sản.” (tr. 725-726)
*/ “Năm 1988 tôi ra (Hà Nội) chơi, Lê Trình báo tin Nguyễn Chí Thiện đã bị bắt lại. (...) Năm 1994 Nguyễn Chí Thiện sang Mỹ, từ đó anh đi khắp thế giới để  chửi chính quyền Hà Nội. Tôi đọc báo và buồn lòng thấy anh chống cộng vung vít, chống luôn cả những hành động cứu trợ nhân đạo cho đồng bào, chỉ vì những khoản cứu trợ, theo anh nói, nuôi béo chính quyền cộng sản. (...) Anh còn nói rằng anh không thể tin được bọn cộng sản ly khai, quên khuấy rằng họ cũng là những người yêu nước không kém gì anh, ít nhất là như thế.” (tr. 764)

b/ “Mục Hạ Vô Nhân” Với Xã Hội Và Con Người Trong Chế Độ CS Nói Chung:

Diễn tả thái độ “hèn” của các lãnh tụ:
*/ “Đầu tháng 12/1963 tướng Lê Liêm xin gặp chủ tịch nước để trình bày với ông mối lo ngại trước viễn cảnh VN bị cuốn vào cuộc đấu tranh giữa hai cường quốc xã hội chủ nghĩa. (...) Ông phàn nàn chuyện những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của khối tuyên giáo như Tố Hữu, Hoàng Tùng, Lưu Quý Kỳ... đi khắp nơi chửi bới Liên Xô, mà Liên Xô là nước đang giúp VN chống Mỹ.
Ông Hồ trầm ngâm nghe tướng Lê Liêm trình bày rồi nói: -Vừa nhận người ta là anh em, xin viện trợ của người ta năm này qua năm khác, lại vừa chửi người ta thì xấu quá.
-Nhưng bản dự thảo nghị quyết lại là thế.
-Ra hội nghị chú cứ nói. Tôi ủng hộ.
Ngày hội nghị họp, Lê Liêm đơn độc đọc tham luận chống lại đường lối thân Trung Quốc trước một cử tọa lạnh lùng. Võ Nguyên Giáp ngồi im, đầu cúi, thỉnh thoảng lại cựa quậy trên ghế. Lê Duẩn bỉu môi. Lê Đức Thọ hầm hầm. Khi Lê Liêm kết thúc bản tham luận, bầu không khí đã nặng nề còn nặng nề hơn nữa. Ông nhìn ông Hồ Chí Minh, chờ đợi một lời ủng hộ, nhưng ông Hồ tránh ánh mắt của ông, quay đi nơi khác.” (tr. 363)       
*/ “Cha tôi kể ông rất ngạc nhiên trước sự thiếu hiểu biết về tình hình trong nước của ông Hồ...” (tr. 360)
*/ “Thực vậy, trong sự tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới, dư luận không xếp Mai Chí Thọ đứng đầu bảng. Còn có những nhân vật tham nhũng lớn hơn. (tr. 559)
*/ “Dân chúng kết luận: mỡ đến miệng mèo, mèo không ăn mèo ngu. Mọi kẻ có chức quyền ở VN đều tham nhũng, khác nhau ở chỗ kẻ ít người nhiều mà thôi.” (tr. 559)
*/(Tác giả nhận xét) “Để lãnh đạo ngành điện ảnh cần phải có kiến thức rộng, nhất là kiến thức chuyên môn, mà Lê Liêm lại không có.” (tr. 365)
*/ “Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc cãi vã giữa hai nước đàn anh, ông Hồ Chí Minh, nhạc trưởng của cái dàn nhạc khôn ngoan chỉ chơi một bài tủ ‘Kết đoàn chúng ta là sức mạnh’ liền cho cử nhạc lên, nhưng lần này tiếng kèn yếu ớt của ông bị tiếng trống của hai bên xung đột đang hăng máu ăn thua dập tắt. (tr. 107)
*/ “Do kém học thức, các văn kiện Liên Xô làm các nhà lãnh đạo Việt Nam thất đảmbởi giọng văn hàn lâm cao đạo. Trong khi đó cách lý giải theo lô gích tam đoạn rất bình dân của các lý thuyết gia Bắc Kinh hợp với tầm kiến thức của họ hơn... ”(tr.107)
*/ “Mấy anh bác học nhà quê (Trung Hoa) trình lên Mao một con toán lập theo quy tắc tam suất rằng...” (tr. 110)
*/ “Cách giáo dục cán bộ công an của Đảng thực hay –tiên học căm thù hậu học mạ lị. Các cụ dạy tiên học lễ hậu học văn là sai toét tòe loe rồi. Cái thứ con cháu hơn tổ tiên thế này là phúc đức cho giòng giống hay điềm báo vận mạt của nó?” (tr. 504).
*/ “Minh Việt thế mà ngây thơ. Đến những cán bộ thường như chúng tôi cũng biết rằng trong xã hội VN một việc làm như thế là một lỗi lầm không thể tha thứ. Là đảng viên, cho dù trong cấp ủy cao, anh cũng không được phép tỏ ra hiểu biết hơn lãnh đạo. Nếu anh có ý kiến hay hơn Trung ương chẳng hóa ra anh giỏi hơn Trung ương sao?” (tr. 504)
*/ “Trời hỡi, cứ như tôi là đứa trẻ không bằng! Ban tổ chức Trung Ương muốn quăng một mẻ lưới lớn đây. Nhưng sai những con chim mồi ngớ ngẩn đi làm mẹ mìn thì ngu quá! Viên cục trưởng không nhận thấy cái nhếch mép của tôi.” (tr. 139)
*/ “Những nhân vật kế cận ông Hồ như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt... vốn là những mao-ít nòi.” (tr. 223)
*/ “Tôi muốn an ủi Mác quá: thôi mặc họ, ông ơi, chấp làm gì ba cái chuyện vặt! Mà ông cũng chẳng phải xấu hổ –đám mao-ít vô học và thất học nọ có bao giờ là học trò ông đâu. Họ chưa bao giờ đọc ông, trừ những cuốn giản lược mà nội dung đã bị vo tròn bóp méo đến mức, nói thật, đến mức chính ông cũng không nhận ra là của ông nữa...” (tr. 208)

c. “Mục Hạ Vô Nhân” Với Giới Lãnh Đạo CS:

--Viết về tướng Việt Cộng Nguyễn Chí Thanh, tác giả gọi là “ông tướng nông dân”, “viên đại tướng nhà quê”, “ông tướng Quảng Lạc” (phường tuồng)... (tr. 136) “Tay chơi” (ăn cướp) “trưởng thành trong nhà tù” (tr. 359)
*/ “Tôi gặp Nguyễn Chí Thanh lần đầu (...) Ông thường đưa ra một định đề chắc nịch, sau đó mới triển khai nó, chứng minh tính đúng đắn của nó, bằng lời lẽ bình dân pha những tiếng đệm còn bình dân hơn.” (tr. 357)
*/ “Trong ông ta, ngoài tham vọng trở thành vĩ nhân còn có những nét tàn bạo của tên quân phiệt. Tuy nhiên, phải nhận rằng Nguyễn Chí Thanh có hấp lực mạnh đối với bầy nô lệ tự nguyện...” (tr. 357)

--Viết về Phạm Văn Đồng:
*/ “Phạm Văn Đồng (...) không làm nổi trò gì trong việc lẽ ra ông phải làm” (tr. 25)
*/ Tôi được nghe Phạm Văn Đồng nói chuyện nhiều lần. Ông tỏ ra là người biết nhiều hiểu rộng, nhưng tôi thấy ít ai nói chuyện vô duyên như ông. (...) còn mắc bệnh thích đăng đàn diễn thuyết với những ‘huấn thị’ chẳng cái gì ăn nhập với cái gì.” (tr. 296)

--Viết về Lê Duẩn:
*/ “Lê Duẩn, nhà lãnh đạo toàn quyền vào những năm đó, không cần suy nghĩ nhiều, chọn tư tưởng Mao và mô hình Trung Quốc làm nền tảng cho cách cai trị. Đó là sự lựa chọn duy nhất có thể có đối với Lê Duẩn, sự lựa chọn bẩm sinh, thích hợp nhất. Cóanh nhà quê ra tỉnh nào mà lại thích thú những sự phiền toái, những cái đòi hỏi phải động não trong đời sống thành thị. Vốn là một nhân viên bẻ ghi đông đường sắt trước khi trở thành nhà độc tài, Lê Duẩn tất nhiên muốn chỉ bằng một cú gạt là bắt được con tàu quốc gia chạy theo hướng mình muốn.” (tr. 274)
*/ “Theo lời kể của những người biết gốc gác đương kim tổng bí thư thì Lê Duẩn (...) từ nhỏ đã tỏ ra có tư chất thông minh. (...) tiếc thay, những bằng chứng ấy lại không chứng tỏ một hệ số thông minh cao đáng kể. Đành phải mở một cái ngoặc đơn để nói rằng người Việt ta thường hay lầm lẫn hai khái niệm thông minh và láu cá. Chúng có ranh giới khá nhoè nhoẹt. Người thông minh thường không làm nổi cái mà kẻ láu cá làm được. Ngược lại, tên láu cá có gắng mấy cũng không nghĩ ra cái mà bộ óc thông minh có.” (tr. 323)
*/ “Khi Cách mạng tháng 8 thành công, Lê Duẩn còn lâu mới được coi là ngang hàngvới những nhân vật nổi tiếng trong phong trào cách mạng miền Nam...” (tr. 326)
*/ “Thế là vào cuối năm 1963 xuất hiện Nghị Quyết 9, một nghị quyết nửa dơi nửa chuột, không có lập trường rõ ràng đối với cuộc xung đột tư tưởng đang diễn ra gay gắt trong lòng phong trào cộng sản quốc tế.” (tr. 275)

--Viết về Trường Chinh:
*/ “Còn theo một số người biết nhiều hơn thì Trường Chinh là một người háo danh ghê gớm, nhưng háo danh một cách kín đáo.” (tr. 333)
*/ “Với bi kịch Cải cách ruộng đất Trường Chinh là một người cộng sản sai lầm. Với chữ ký đặt dưới Nghị quyết của ban thường vụ Quốc Hội để đưa công dân vào tù không cần xét xử Trường Chinh là một tên phát xít.” (tr. 628)

--Viết về Võ Nguyên Giáp:
*/ “Tôi đã nói tới chuyện nhà cầm quyền e dè trí thức như thế nào. Đúng là trong thời gian này trí thức có hướng về Võ Nguyên Giáp thật. Người ta tin tướng Giáp, bởi vì ôngđã từng là “giáo sư trường Thăng Long”, chẳng gì cũng là trí thức, là người có họcchứ không phải loại dùi đục chấm mắm cáy. // Nhưng tướng Giáp lại chẳng phải như người ta nghĩ. Ông đã phụ lòng tin của trí thức. Thậm chí khi những đòn chuyên chính vô sản giáng xuống những người thân cận của ông, những chiến hữu của ông, ông đã không dám hé răng nói một lời, mà chỉ ngoan ngoãn né qua một bên, mặc cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn làm gì thì làm.” (tr. 337)
*/ “... Cơ quan tổ chức của Đảng lục được trong thư khố của Pháp một lá đơn của cậu học sinh Võ Nguyên Giáp gửi quan toàn quyền Đông Dương xin học bổng du học, với những lời lẽ quỵ lụy không thể chấp nhận được đối với người cách mạng. (...) Võ Nguyên Giáp rõ ràng tình nguyện làm tay sai cho thực dân.” (tr.  353)
*/ “Nói đến Võ Nguyên Giáp, cha tôi nhận xét ông Giáp có nhược điểm hay tránh nékhi xảy ra bất đồng ý kiến (...) bao giờ cũng sẵn sàng chịu lép vế trước người đối thoại hùng hổ.” (tr. 361)

--Viết về Lê Đức Thọ: 
*/ “Tôi có mặt ở đấy khi xảy ra sự việc.// Con người cao to, tóc bạc trắng, với giọng nói cố ý kéo dài bắt người nghe chờ đợi câu tiếp theo, để lại trong tôi ấn tượng nhạt nhẽo và khó chịu. Tôi dị ứng với những gì không thật. Trong Lê Đức Thọ tôi nhìn thấyđầy dẫy của giả. Mọi người khúm núm, sợ sệt. Tôi nhìn Thọ dửng dưng, bằng con mắt lạnh lùng.” (...) “Một chút khiêm tốn giả vờ, một chút bình dân đóng kịch, trộn với rất nhiều phô trương quyền thế, là nét nổi bật trong Thọ. Nói tóm lại, một tên hãnh tiến điển hình.” (tr. 548)
*/ “Cái sự ham muốn quyền lực thường có ở những người đã được nếm mùi quyến rũ của nó. Nhưng ở Lê Đức Thọ nó mang một sắc thái đặc biệt, với một bề ngoài đạo đức giả điêu luyện.” (tr. 550)
*/ “Hồi ấy hắn ta không như bây giờ đâu. Khiêm tốn lắm, nhũn nhặn lắm. Mà trình độ chính trị thì a, b, c, biết cái khỉ gì đâu.” (tr. 551)

--Viết về Nguyễn Lương Bằng:
*/ “Tâm sự với ông Lê Giản, cha tôi nhận xét người tù Nguyễn Lương Bằng có thừa dũng khí đấu tranh với Coussot, nhưng lúc cần đứng về phía lẽ phải để bảo vệ nhân dân thì ông quan lớn Nguyễn Lương Bằng lại trùm chăn, chẳng dám hé răng. (...) Nghe cha tôi than phiền, Lê Giản cười buồn bã. Từ lâu, Lê Giản nói, ông đã biết Nguyên Lương Bằng là người thế nào. Nguyễn Lương Bằng đọa ra thế, theo ông, là do trình độ hiểu biết kém, đã lười suy nghĩ lại quá ỷ lại vào Hồ Chí Minh...” (tr. 348)
*/ “Ông cũng không có tham vọng làm Bao Công. Để làm Bao Công phải có cả khí phách lẫn uyên bác. Nguyễn Lương Bằng không có cả hai. Chao ôi, trải qua bao nhiêu gian truân khổ ải làm cách mạng để rồi phải sống run rẩy trước những đồng chí hôm qua, để bị những đồng chí hỉ mũi chưa sạch khinh rẻ –thân phận nhà cách mạng Sao Đỏ mới thảm hại làm sao, mới đáng thương làm sao!” (tr. 349)

--Viết về Thiếu tướng Nguyễn Sơn:
*/ “Thiếu Tướng Nguyễn Sơn nổi tiếng ngang tàng, không kiêng nể một ai, khi nóng lên lại hay văng tục.” (tr. 362)

--Viết về Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an:
*/ “Con phải cẩn thận –cha tôi càu nhàu- Tình hình nước ta không đơn giản. Nói động tới Trần Quốc Hoàn là nguy hiểm lắm đấy (...) Béria dù sao cũng còn là một hạ sĩ quan trong quân đội Nga hoàng, còn có học đôi chút, chứ Trần Quốc Hoàn thì hoàn toàn vô học (...) tham ăn tục uống, đã thế lại có tính tắt mắt...” (tr. 592)
*/ “Không giúp được người oan ức cha tôi rất buồn. // -Thằng lưu manh khó lòng trở thành người tử tế... –ông than phiền với ông Đặng Kim Giang. (...) Tôi nghe được mẩu đối thoại ấy, nhưng tôi không nghĩ cha tôi nói theo nghĩa đen. Một nhà cách mạng làm tới chức vụ cao như thế sao lại có thể là một tên lưu manh được?” (tr. 594)(Ông Nguyễn Tạo, thứ trưởng bộ Lâm Nghiệp nói với tác giả) “Bố anh không nói theo nghĩa bóng đâu. Nghĩa đen đấy. Chả là thằng này đích thực lưu manh, anh ạ.” (tr. 595)
*/ “Trong các nhân vật lãnh đạo ở VN thời bấy giờ Trần Quốc Hoàn có bộ mặt khả ố nhất.” (tr. 595)

d. “Mục Hạ Vô Nhân” Với Giới Người Thường:

*/ “Liệu tôi nói ra tên anh Lưu tên nhà quê này có làm phiền anh không?” (tr. 52)
*/ “Chẳng lẽ anh ta hỏi mà mình không trả lời, tôi nghĩ, chuyện của mình thường phạm hiểu sao được.” (tr. 66)
*/ “Mặt tôi nóng bừng. Khi có quyền trong tay cái lũ hư đốn này coi người bằng nửa con mắt...” (tr. 88) 
*/ “Tôi chẳng muốn làm chết một ai. Tôi không muốn trở thành nguyên nhân cái chết của thằng phải gió này.” (tr. 89)
*/ “Ra thế! Vậy mà anh chàng quản giáo cù lần kia không nói rõ là đi cung cho rồi, cứ lằng nhằng mãi cái từ ngữ thổ tả của nhà tù, bắt tội tôi phải hiểu.” (tr. 125) 
*/(Người bạn tù tên Thành nói) “-Thế nên chẳng suy nghĩ làm gì cho thêm đau lòng. Đời tù nó thế. Biết điều để chấp nhận thì sống nhẹ nhàng hơn. Không biết điều, cứ giãy giụa chỉ tổ trầy da sứt vảy... // Chúng tôi nằm im lặng, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ. // Anh không có ý dọa tôi. Chẳng qua ở xà lim lâu người ta dễ trở thành triết gia vườn.” (tr. 387)
*/ “Tôi lấy làm tiếc đã không kể được cho Huỳnh Ngự nghe câu chuyện giữa tôi và Rashit. Y không đủ trí tuệ để hiểu được sự thật. Tính đinh ninh, cố chấp làm y mù lòa.” (tr. 396)
*/ “Trong khối óc bả đậu của y những người xô-viết có mặt tại Hà Nội đều là những tên xét lại hiện đại...” (tr. 397)
*/ “Thì ra trong cái đầu cằn cỗi của y Trường Đại học Điện ảnh Moskva một lần nữa lại nổi lên như một Trung tâm huấn luyện tình báo.” (tr. 398)
*/ “Tôi chỉ muốn có một phép mầu nào đó giúp tôi biến khỏi nơi này, để khỏi phải nghe thêm những lời xuẩn ngốc của một tên mắc chứng chuyên chính cuồng.” (tr. 399)
*/ “Huỳnh Ngự trợn mắt, đờ đẫn nhìn tôi. Y không chờ đợi một phản ứng đầy những miệt thị như thế.” (tr. 401)
*/ “Như một quy luật, nhà cầm quyền ngu dốt bao giờ cũng che đậy sự quản lý vụng về bằng chủ nghĩa khắc kỷ.” (tr. 445)
*/ “Những ông Bao Công vừa thoát nạn mù chữ nhảy vào cuộc.” (tr. 445)
*/ “Nhân vật này không lạ. Tôi đã gặp y vài lần tại phòng hỏi cung. Tôi đoán y cũng đang hỏi cung ai đó, biết Huỳnh Ngự đang hỏi tôi về người mà y đang hỏi thì y đến nghe. Cao to, hùng hổ, cử chỉ phóng đãng, nói năng thô lỗ –tất cả chứng tỏ y có nguồn gốc gần cống rãnh hơn sách vở.” (tr. 521)
*/ “Trong cuộc đời không dài Đinh Đức Thiện đã giữ những chức vụ rất quan trọng (...) Ông ít học. Trình độ học vấn không quá bậc sơ đẳng. Thế nhưng Đinh Đức Thiện khinh trí thức lắm.” (tr. 554)
*/ “Chúng tôi không nhận ra một sự thật rằng những nhà lãnh đạo chúng tôi là những người không có nghề nghiệp. Họ chỉ biết phá, chứ không biết xây. Họ cũng không biết và không thèm học cách quản lý xã hội sao cho ra nhiều của cải...” (tr. 571)

e. “Mục Hạ Vô Nhân” Với Đồng Nghiệp, Bạn Hữu:

*/ “Tôi ngồi im. Ngồi im cũng là một thái độ, và các nhà mác xít cấp phường nhìn tôi bằng cặp mắt hằn học.” (tr. 133)
*/“(Tác giả hỏi nhân vật tên Thành): -Thế còn cai ngục? Bây giờ được gọi là quản giáo, có phải vì ngoài việc canh giữ cho tù khỏi xổng anh ta còn phải dạy dỗ chúng mình không? // Thành cười toác. Anh có tiếng cười thật hồn hậu: -Làm gì có chuyện dạy dỗ!Trình độ của quý vị ấy thường chỉ trên nạn thoát mù chữ một ít thôi thì hỏi giáo dục ai? Giáo dục cái con khỉ!” (tr. 173)
*/ “Tôi không tiện nói với anh về cảm giác của tôi –những bài báo của Thép Mới mỗi ngày một oang oang, với những câu chữ sáo rỗng. Thép trong anh rỉ rồi. (...) Ba mươi năm sau, anh già xọm, mắt mờ, má chảy xệ, đã bỏ vợ, đã lấy vợ mới, nhưng chẳng có gì để khoe.” (tr. 322)
*/ “Phùng Mỹ sốt sắng truyền đạt cho tôi những kiến thức triết học. Nhưng nghe anh giảng vài buổi tôi nhận thấy tầm hiểu biết của giảng viên môn triết ở đại học ta nghèo nàn quá. Phùng Mỹ không phải giảng viên tồi. Có thể anh còn là giảng viên khá nữa là khác. Tôi không trách anh không đáp ứng được yêu cầu của tôi...” (tr. 624)
*/ “So với đòi hỏi của nền giáo dục Phùng Mỹ biết nhiều hơn cần thiết, nhưng hiểu biết thừa này lại không đủ cung cấp cho tôi điều gì mới. (...)” (tr. 625)
*/ “Phùng Mỹ buồn rượi. Đã lâu chị Đào không lên thăm anh. Gia đình anh nhà giáo, còn nghèo hơn gia đình tôi. Chẳng gì chúng tôi cũng đã từng ra nước ngoài, khi về cũng có một số đồ vặt vãnh có thể bán đi sống qua ngày.” (tr. 634)

f. “Mục Hạ Vô Nhân” Ngay Cả Với Cỏ Cây Hoặc Một Sự Kiện (cũng bị tác giả khinh miệt):

*/ “Không biết họ sẽ cho tù binh Mỹ mừng No-en theo cách nào đây? Chẳng lẽ lại điệu từng tên ra, cho nó đi những bước dè xẻn quanh cái cành thông nhà quê kia một lát, cho nó hưởng khúc nhạc thê lương kia một lát, rồi điệu về, nhường chỗ cho tên khác?...” (tr. 72)
*/ “Tất nhiên tôi biết cái chỉ thị mật sặc mùi bế quan tỏa cảng của Phạm Văn Đồng. Cái chỉ thị nhà quê này làm cho những người trước kia học tại Liên Xô và các nước Đông Âu phải chạy trốn các bạn học cũ khi vô tình chạm trán họ trên đường phố Hà Nội.” (tr. 394)
*/ “Thời gian không đứng về phía chúng tôi. Những tờ báo giống y như những tờ này tôi đọc hằng ngày, một năm trước. Chúng sẽ giống y như thế một năm sau, hoặc nhiều năm sau. Thế giới đã mắc bệnh bại liệt.” (tr. 527)

3. CÁI TÔI CHỦ QUAN:

Trong tác phẩm dầy ghi là trình bày Sự Thật này, cả một xã hội CS Hà Nội được trần trụi phơi bày ra, qua đó cho thấy vô vàn con người xấu, vô vàn việc xấu. Duy chỉ thân phụ và những ai thân cận với tác giả mới được tác giả “phong cho” làm kẻ tốt mà thôi.         
Dẫn chứng:
*/ “Anh Nguyễn Trọng Luật (...) là người lịch lãm, hiểu nhiều biết rộng.” (tr. 27)
*/ “Tôi yêu mến Nguyên Hồng hơn bất cứ nhà văn nào cùng thời. Anh là người có trái tim trong sáng và tư cách kẻ sĩ.” (tr. 45)
*/ “Trần Văn Lưu là một lãng tử chính cống trong nghệ thuật”.(tr. 52)
*/ “Tôi nghe Thành dẫn giải, phục lăn. Càng ngày tôi càng tin Thành không phải là một tên giết người. Anh phải là cán bộ đã lăn lộn nhiều, hiểu biết rộng, có cách nhìn nhận phân tích việc sắc bén, chứ nhất quyết không phải cán bộ thường.” (tr. 173-174)

4. CÁI TÔI KỲ THỊ, PHÂN BIỆT GIAI CẤP:

Ông bà xưa từng bảo: “Chửi cha không bằng pha tiếng.” Thì trong tác phẩm phơi bày Sự Thật dưới chế độ CSVN, tác giả –cũng từng là một người CS theo kiểu “Cha mẹ tôi duy vật thì tôi duy vật” (tr. 178) như tác giả tự nói, hoặc “Môi trường –CS- nhào nặn con người theo mẫu –CS- của nó” (tr. 196) như nhân vật Thành nói, tác giả đã không những tỏ ra khinh khi những kẻ “vô học” hoặc “ít học” hơn mình, khinh khi gốc gác xuất thân của họ, lại còn không bỏ lỡ cơ hội để mỉa mai cười cợt tiếng nói địa phương của họ nữa.
Dẫn chứng:
*/ “Cũng theo Thành thì trong ngành này (công an) đông nhất dân Thanh Nghệ Tĩnh, những tỉnh không có chiến sự trong kháng chiến chống Pháp. Những cán bộ đắc thọnày, kháng chiến thành công rồi, mới dắt díu con cháu vào theo. Trong ngành quản lý trại giam nhiều người Sơn Tây và Thanh Hóa, cái đó cũng có ý nghĩa truyền thống –hai tỉnh này có những trại giam đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.” (tr. 173)
*/ “Y ngả người trên ghế, nhắm mắt lại, chầm chậm hít vào thở ra nhiều lần. Tôi cười thầm. Cách nói đi ngẩu thay cho đi ngủ làm tôi nhớ tới cách anh bạn tôi nhại vợ mình:‘Eng ơi eng téc đèng đi ngẩu.’ Ở vợ anh cái gì anh cũng ưa, trừ cách phát âm của cô, anh uốn mãi nhưng cô không sửa được. Trong giọng nói, cách nói của Huỳnh Ngự sau hơn hai chục năm ở đất Bắc đã không còn nguyên chất giọng quê hương, nhưng khi nào tức giận lên y nói một tràng dài mà tôi không hiểu gì.” (tr. 195)
*/ “Giọng khàn khàn lại vang lên: -Mày thì nưu manh cái đéo gì hở Hán Còi? Đừng có sĩ, mày còn nâu mới được nà nưu manh, mày chỉ là thằng nính đú, thằng nính vétthôi, Hán Còi ạ! Cho dù mày có gan cho toé me thằng Tín Nác.” (tr. 626)

Trong tù, số chẵn là trại giam những người tù hình sự (như lưu manh, trộm cướp), cònsố lẻ chỉ trại giam những người tù chính trị, trí thức... Tác giả chẳng những kỳ thị địa phương giữa cá nhân tác giả với những kẻ như viên quản giáo người Nghệ Tĩnh đầy quyền uy hống hách, lại còn kỳ thị luôn cả những người đang bị cùng cảnh ngộ đau khổ với mình.
Ví dụ:
*/ “Cái đói làm cho con người mụ mẫm đi, sinh ra những quái tượng. Chẳng hạn, ở bên số chẵn tù thường bắt chuột, ngóe, chão chàng, thằn lằn, nướng qua quít ăn tại trận. (tr. 691)
*/ “Ai cũng biết dạ dày không tiêu hóa được vỏ khoai lang. Thế nhưng đám lính vét bên số chẵn, vật vờ như những cô hồn, cứ đến bữa cơm lại mò sang các nhà số lẻ nhặt nhạnh bằng hết những vỏ khoai dưới đất. Tù số lẻ cũng đói, nhưng phần lớn đã đứng tuổi, giữ được sự tỉnh táo. Đám trẻ khi đói thì rơi vào cơn hôn mê.” (tr. 692)
*/ “Một người Nam Bộ khác, anh Thạch Mười, tín đồ Hòa Hảo, làm nghề đánh xe trâu trong trại, nói rằng Dần Cụt bị tù là do các oan hồn báo oán. Chứ anh ta nông dân, trình độ chính trị thấp tè, văn hóa mới thoát nạn mù chữ, chẳng có lý do gì để trở thành số lẻ cả.” (tr. 693).
*/ “Không hiểu Tôn Thất Tần kiếm đâu ra những kiến thức y học trong đời tù, nhưng ông góp được nhiều ý kiến hay cho anh y sĩ nửa mùa rất lóng ngóng trong việc điều trị không riêng cho Dần Cụt mà cả cho những người tù khác.” (tr. 694)

5. CÁI TÔI GIẢ TẠO:

Một cuốn sách được ghi là trình bày Sự Thật, vậy mà trong ấy, những Sự Thật được kể ra đã khó có ai kiểm chứng nổi (vì đa số các nhân vật được nói đến đều đã chết hoặc ở tít mù xa...); hơn thế nữa, có rất nhiều đoạn cho thấy sự GIẢ TẠO, từ tình cảm, tư tưởng cá nhân tác giả đến những sinh hoạt xã hội bình thường mà tác giả có dự phần.
Dẫn chứng:     
a. Trong tình cảm cá nhân:
*/ “Tôi có cảm thấy sợ hãi không khi bị đưa tới nhà ngục nổi tiếng này? Trong phút đó, không hiểu vì sao, chính tôi cũng ngạc nhiên, lẽ ra phải run sợ thì tôi lại không thấy một chút xao xuyến nào” (tr. 40)
*/ “Lúc mới bước chân vào, tôi không sao chịu nổi bầu không khí tù hãm dầy mùi xú uế trong xà lim. Thế mà mới có mấy giờ đồng hồ trôi qua, tôi đã không còn thấy khó chịu như trước. Lúc mới vào cái im ắng trong khu xà lim đè nặng lên tôi, giờ tôi lại thấy nó thú vị –ở ngoài không phải lúc nào tôi cũng được yên tĩnh như thế.” (tr.115)
*/ “Hán Còi nói như nói một mình, giọng não nuột:
-Mẹ cháu cũng dạy học. Mẹ cháu là cô giáo...
Chúng tôi lặng đi. Không ai nói thêm câu nào nữa, kể cả giọng khàn khàn ở cuối phòng.
Tôi thấy cay cay ở mắt. Từ giường bên Phùng Mỹ chăm chú nhìn tôi: -Ông khóc đấy à?
Tôi chùi nước mắt: -Mình xấu hổ.
Phùng Mỹ quay mặt đi. Tôi úp mặt xuống gối, mặc cho nước mắt tha hồ chảy. Tôi thấy mình có lỗi trong việc Hán Còi bị án tù mù.” (tr. 627)

b. Trong cách cư xử với kẻ khác:
Khi trong tù, (lại là tù CS!) đối đáp với quản giáo Huỳnh Ngự, tác giả viết:
*/ “Nổi giận với thằng tay sai này làm gì, tôi tự nhủ. Vô ích. Mà hùng hồn thuyết giáonhư vừa rồi, mình không nhìn thấy mình đấy thôi chứ nhìn thấy thì phải đỏ ửng mặt lên vì xấu hổ, phường tuồng ơi là phường tuồng!// Hai anh chàng cấp dưới của Huỳnh Ngự nhìn tôi bằng cặp mắt van lơn, thật lạ.” (tr. 90)
*/ “Đưa tôi về xà lim!
Tôi ra lệnh cho anh ta(tr. 91)
*/ “Con chó lại tru lên. Nó chỉ ngừng từng lát khi quá mệt. // Tôi định bụng hôm sau tôi sẽ phản kháng chuyện này. Họ muốn hành tôi thì cứ việc hành, nhưng không được làm khổ lây người khác.” (tr. 124).
*/ “Tôi có mặt ở đấy khi xảy ra sự việc.// Con người cao to, tóc bạc trắng, với giọng nói cố ý kéo dài bắt người nghe chờ đợi câu tiếp theo, để lại trong tôi ấn tượng nhạt nhẽo và khó chịu. Tôi dị ứng với những gì không thật. Trong Lê Đức Thọ tôi nhìn thấy đầy dẫy của giả. Mọi người khúm núm, sợ sệt. Tôi nhìn Thọ dửng dưng, bằng con mắt lạnh lùng.” (tr. 548) 

6. CÁI TÔI MÂU THUẪN:

Dưới mắt tác giả, “tiền hậu bất nhất” là đặc tính cơ bản của ông Hồ, của các vị lãnh đạo CS Hà Nội, nguyên nhân cho sự “bị bỏ rơi 9 năm trong tù” của tác giả qua vụ án“xét lại”. Bằng những luận điệu hằn học hận thù, tác giả nhiều lần phơi bày sự khinh ghét cái tánh “tiền hậu bất nhất” của các vị lãnh đạo CS Hà Nội. Vậy mà, chính tác giả cũng đã phạm vào điều ấy nhiều lần, (gọi văn hoa là “tính mâu thuẫn”, nôm na là“nhổ rồi lại liếm”)từ tư tưởng cho chí đến ngoài hành vi.

a/ Mâu thuẫn tư tưởng:

*/ Dẫn chứng 1:
(Tác giả viết): “Chuyên chính, chuyên chế, hay độc tài, những từ làm nhân loại sởn gai ốc, ở nơi khác thường được che phủ bằng ngôn từ hoa mỹ, nhưng trong chế độ xã hội chủ nghĩa hiện tồn lại có dáng dấp một đức tính sang trọng, là cái nhiều người còn lấy làm hãnh diện phô ra (tr. 41-42) (...) Dù sao mặc lòng Lê Duẩn cũng vẫn là một tên độc tài thẳng thắn, so với những tên độc tài khác.” (tr. 41)

*/ Dẫn chứng 2: (Ở trang 120, tác giả kể lại)
“Dòng suy tưởng lan man dẫn tôi về năm 1949, khi tôi bắt đầu cuộc đời người lính. Khi ấy tôi chưa đủ mười sáu tuổi. Để được nhận vào bộ đội, tôi và mấy người bạn thân rủ nhau nhét đá vào túi quần cho đủ cân để vượt qua cuộc sát hạch. Súng sính trong bộ quân phục kaki mới tinh do mẹ may cho, tôi đứng vào hàng ngũ bộ đội, lòng tràn đầy tự hào. Mẹ tôi, nước mắt lưng tròng, giúi cho tôi mấy đồng bạc phòng khi tôi cần đến. Sự săn sóc của mẹ làm tôi xấu hổ. Tôi vùng khỏi mẹ, chạy đi. Tôi đã là anh bộ đội cụ Hồ rồi mà mẹ vẫn còn coi tôi như bé bỏng lắm.”

Thì ngay cùng trang ở đoạn cuối, tác giả đặt câu hỏi: “Cuộc cách mạng này là cái gì vậy, khi người của nó không còn tình thương? Chỉ cần thấy một đứa trẻ như tôi trong một đêm hành quân cực khổ vì cách mạng thôi người có lương tri không nỡ đối xử với nó thế này.” (tr. 121)

*/ Dẫn chứng 3.
Cũng thế, khi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở trên, tác giả chê bai ông Hồ:
*/ “Cũng nhờ Đảng tôi trút bỏ được niềm sùng kính đối với Hồ Chí Minh. Tại sao tôi có thể mê muội đến thế nhỉ? Ông làm sao yêu được đồng chí khi con người làm việc sát cánh cùng ông trong những năm khó khăn gian khổ bị Lê Thọ bắt giam mà ông vẫn điềm nhiên không hề can thiệp, dù chỉ để tìm hiểu ngọn nguồn?” (tr. 457)

ở dưới, tác giả lại bào chữa ngay cho ông Hồ:
“Tôi được đọc khá nhiều về Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Ceaucescu... Mới thấy chúng ta còn may lắm. Hồ Chí Minh của ta hơn hẳn họ về lòng nhân ái. Nếu không phải ông mà là họ, chắc chắn tấn bi kịch xã hội chủ nghĩa ở VN đã lớn hơn nhiều. Và riêng tôi, hẳn đã đi tù sớm hơn, hoặc đã chết trong tù.., nếu như không bị bắn tắp lự. Tôi cho rằng sự biết ơn người có quyền giết mà không giết mình cũng là cái nên có trong lòng chúng ta.” (tr. 460).

*/ Dẫn chứng 4.
Ở phần trên tác giả viết: “Bây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì.” (tr. 458)
Ở trang kế tiếp, tác giả lại bào chữa ngay cho ông Hồ: “Ông Hồ cũng có tấn bi kịchcủa chính ông. Tôi hy vọng rồi đây sẽ có người viết về những bi kịch đó...” (...) Tôi rất muốn tin những gì người ta đã viết về ông là đúng. Đó là những mặt tốt của ông. Chúng có thật. Có nhiều. (...) Ông chỉ là một con người, như mọi người (...) Chínhchúng ta sai khi nhìn ông như thánh nhân.” (tr. 460)

*/ Dẫn chứng 5.
Ở phần trước, tác giả đưa ra cái tốt của ông Hồ:
“Năm 1946 khi đến thăm lớp cán bộ bình dân học vụ đầu tiên do nhóm ông Nguyễn Hữu Đang tổ chức, ông Hồ chỉ trích những người viết sách vỡ lòng trong đó có câu mẫu ‘Nó ở tù’ để dạy ghép vần có nguyên âm u: -Các đồng chí không còn thí dụ nào hay hơn sao mà dùng cái thí dụ ác thế? Làm hại đầu óc trẻ con. Xin tìm câu khác. Mẹ tôi đi dự lớp huấn luyện này. Bà thường kể câu chuyện trên cho mọi người nghe như một thí dụ về lòng nhân ái cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông Hồ gặp một tù binh co ro trong cái rét cắt da của rừng Việt Bắc. Ông cởi tấm áo trấn thủ của ông cho anh ta, và câu chuyện lan truyền trong tù binh như một huyền thoại.” (tr. 475)

qua trang 510 không xa là mấy, tác giả “quất” ông Hồ tơi tả bằng những lời như sau:
“Đến bây giờ chẳng còn ai không biết tác giả Trần Dân Tiên của cuốn Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch là chính Hồ Chí Minh. Trong lịch sử thế giới có lẽ đây là lần đầu tiên và duy nhất nhân vật đứng đầu quốc gia tự viết tiểu sử mình với những lời lẽ ca ngợi chính mình. Những lời ca tụng Bác Hồ trong tập ký sự Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện ký tên T. Lan, những bài báo ký tên T.L., A.G. và nhiều tên khác nữa cũng chẳng có thể đổ cho người khác được. Ông Hồ tự ca tụng, điều đó là thật. Một việc làm thừa, hơn thế, ngớ ngẩn –không cần đến những bài báo ấy uy tín của Hồ Chí Minh chẳng những đã tràn ngập mà còn vượt ra ngoài bờ cõi.” (tr. 510)

Cứ thế, cái lối vừa đánh vừa vuốt của tác giả dành cho Hồ Chủ Tịch cứ được tìm thấy trong suốt nhiều đoạn ở các phần sau.  Hoặc, sử dụng cái lối mâu thuẫn ấy đối với chế độ:
*/ “Dù có căm ghét hệ thống quản lý cán bộ ấy tới mức nào chăng nữa tôi vẫn phải khâm phục tính chất vô nhân và vô luân hoàn hảo của nó.” (tr. 549)

b/ Mâu thuẫn hành động:

Ngầm ý chê bai viên quản giáo Huỳnh Ngự là “ngu dốt, ít học” trong việc dùng chữ“thằng” để gọi tên kẻ khác (điều chê này ghi nhận bằng những chữ “thằng” được tác giả viết nghiêng), ví dụ: “Để phân ranh giới, Huỳnh Ngự gọi những người bị bắt bằngthằng Giang, thằng Chinh, thằng Kỳ Vân, thằng Minh Việt...” (tr. 266)Hoặc như:“Thằng Mai chết rồi, thôi để cho hắn mồ yên mả đẹp...” (tr. 283), thì chính tác giả, một người xuất thân con nhà “miền Bắc gia giáo” có ăn học đàng hoàng, lại từng nhiều năm du học ngoại quốc, cũng lại vẫn dùng chữ “thằng” để gọi kẻ khác, chẳng khác nào với gã Huỳnh Ngự “ngu dốt, ít học và vô giáo dục” kia.
Dẫn chứng:
*/ “Còn nhớ ngày ông Đặng Kim Giang hấp hối trong căn nhà lá ọp ẹp nằm trong khuôn viên chùa Liên Phái. -Bác đừng chết bây giờ –tôi ghé sát vào tai ông, thì thầm kêu lên –Cố lên bác, chết bây giờ là thua keo nữa đấy, bác. Bác đừng cho thằng Duẩn thằng Thọ sướng. Bác chết đi, chúng nó sướng lắm đấy. Cố mà sống, bác ơi.” (tr. 308)
*/ “Một chút khiêm tốn giả vờ, một chút bình dân đóng kịch, trộn với rất nhiều phô trương quyền thế, là nét nổi bật trong Thọ. Nói tóm lại, một tên hãnh tiến điển hình.”(tr. 548) 
*/ “Tôi quyết định dùng hình thức bán tuyệt thực. Cho tới nay bọn công an ở đây vẫn không trực tiếp quản lý chúng tôi, chúng vẫn phải báo cáo tình hình chúng tôi cho Lê Đức Thọ. Cần phải cho thằng này biết tôi không phải dễ bị bẽ gãy.” (tr. 638)

Ở trên tác giả chê nhà văn Nguyên Hồng là “kẻ phàm tục”
“Nguyên Hồng là người phàm tục. Anh thích nhắm ngon, thích rượu ngon, nhưng thích nhất là khi có những thứ đó mà quanh anh có bạn bè.” (tr. 652)

thì ở dưới tác giả lại tự phô bày ra ngay cái chất phàm tục của mình qua đoạn văn:
“Chúng tôi đi cầy, đi cấy, be bờ, tát nước cùng với nông dân. Tôi làm giỏi hơn các cán bộ thành phố nhờ những năm ở với bà cô trọn đời đồng trinh. Nhưng cả tôi, cả ông thứ truởng có học đều không tin lao động có thể làm cho chúng tôi người hơn con người chúng tôi hiện có. Cứ tới thứ bảy, chủ nhật là chúng tôi lấy cớ đi họp trên tỉnh để lên thị xã Thái Bình tắm nước nóng.” (tr. 684-685)

7. CÁI TÔI MIỆT THỊ CON NGƯỜI (bị tác giả ví như con vật):

Thượng Đế sinh ra Loài Người khác với Loài Súc Vật ở chỗ, Con Người được Ngài phú cho một bộ óc biết suy nghĩ, biết phân biệt Đúng, Sai; còn Loài Vật không đượcnhư thế. Chúng vẫn có óc có não nhưng cái óc cái não này chỉ được sử dụng duy nhấtvào việc tự sinh tồn theo bản năng riêng. Thảng hoặc trong ngôn ngữ Loài Người, vẫn thường có những lời ví “ngu như trâu”, “dữ như cọp”, “hỗn như gấu”, “béo như lợn”... thì điều ấy không có nghĩa các con trâu con cọp con gấu con lợn kia có đầu óc suy nghĩ như con người. Ở đây phải nói thêm, những lời ví chửi như trên chỉ xuất phát từ những con người có cái tâm ác hiểm, hoặc “phường đá cá lăn dưa” không được giáo dục học hành đầy đủ. Chứ những ai đã biết cầm cuốn sách, biết suy nghĩ những điều học hỏi từ chữ nghĩa, chẳng bao giờ muốn sử dụng những lối ví von như thế để nói về kẻ khác.
Vậy mà, với tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày (điều hiển nhiên chứng tỏ tác giả Vũ Thư Hiên là một người “đã từng nhiều năm cầm cuốn sách”) tác giả là một người “trí thức học cao” (như thường tự thậm xưng), độc giả thật khó hiểu tại sao ông không phân biệt nổi giữa Con Vật với Con Người có gì khác biệt, để rồi cứ đưa ra những lời miệt thị trên những “con người khác” mà không nhớ rằng chính ông cũng đang ở trong hàng lớp Loài Người? (mà không là Loài Vật.)
Dẫn chứng:   
*/ “Trong Hỏa Lò Huỳnh Ngự cũng ông ổng chửi chung sống hòa bình: “Là người thời không thể sống với loài dã thú, chung sống làm sao được với chúng nó. (tr. 132) 
*/ “Tôi không tin Hoàng Minh Chính có thể sa sút tinh thần như vậy. Một con sư tửquỳ gối trước một con chuột? Không, không thể có chuyện đó được.” (tr. 90)
*/ “Anh ta lẳng lặng dẫn tôi tới một phòng hỏi cung khác nằm sâu trong dãy nhà bên cánh trái Hỏa Lò. Đợi tôi ở đó là một người đàn ông cao to, da mặt bì bì, đẹp trai như một con hà mã.” (tr. 129)
*/ “Tôi không coi việc viết về những năm tháng trong nhà tù xã hội chủ nghĩa là sự phản bội lòng tốt của họ đã khoan dung không giết tôi khi tôi còn nằm trong chuồngcủa họ...” (tr. 307).
*/ “Không đợi con hà mã nói hết, tôi hất hàm chỉ Huỳnh Ngự, làm ra vẻ không biết hoặc không nhớ tên y.” (tr. 130)
*/ “Khi Nguyễn Chí Thanh nói, nhiều người nghe đờ đẫn nhìn ông ta như những con chuột bị rắn hổ thôi miên.” (tr. 357).
*/ “Nói chung, hồi ấy tôi bắt đầu học được cách nhìn độ lượng đối với nhân quần. Tôi hiểu ra rằng chúng tôi chỉ là con cháu loài tinh tinh ngu độn bị những con đầu đànranh ma lợi dụng (...) Tôi lập tức cảnh giác với anh ta. Đàng sau vẻ ngoài không hăng hái vì lợi ích của Đảng, biết đâu lại chẳng là sự tính toán khôn ngoan của một khối óc có nhiều nếp nhăn hơn óc con tinh tinh Huỳnh Ngự.” (tr. 414-415)
*/ “Thấm nhuần tập quán được vun trồng từ thập niên này qua thập niên khác, lũ tinh tinh hiện đại tự nguyện xóa sạch bản thân để tuân theo Đảng ngõ hầu được Đảng thương đến.” (tr. 416)
*/ “Trong số bạn làm nghề y, chỉ có bác sĩ Phan là thân với tôi hơn cả. (...) Anh nổi tiếng phi chính trị (...) Anh không thích cái xã hội nhố nhăng với một lũ nhà quê, một lũ hủi, ở trên đầu. Mà với hủi thì tốt nhất là không dây.” (tr. 530)
*/ “Ông (Bùi Công Trừng) không ưa Lê Duẩn, nhưng không vì thế mà ông ưa con chuột chũi đang đào hầm dưới ghế Duẩn.” (tr. 562)
*/ “Trần Quốc Hoàn thường xuất hiện cùng lúc với Lê Quốc Thân. Béo núc ních, cổ rụt, hai mắt ti hí, giống hệt một con lợn, là phó của Hoàn.” (tr. 595)   
*/ “Vua nước Mặt Nạ là một con cáo thành tinh, một con quỷ đội lốt minh quân, với đám quần thần ranh ma độc ác.” (tr. 640)

8. CÁI TÔI VỌNG NGOẠI:

Tác giả dù có thuộc vào thành phần “quý tộc mới” của Hà Nội thời kỳ ông Hồ làm chủ tịch nước, thì song thân tác giả cũng đã từng là những người “đi làm Cách Mạng”,nghĩa là một lòng “thương nước yêu nòi” (?!). Trên tinh thần đó, tôi nghĩ rằng, hai cụ hẳn sẽ rất buồn lòng nếu đọc thấy từ trong tác phẩm của cậu con trai yêu quý những dòng chữ hằn rõ tư tưởng vọng ngoại như sau:
Dẫn chứng: 
*/ “(Phùng Mỹ) không biết được bao nhiều về triết học cổ Ấn Độ và những trường phái triết học phương Tây hiện đại. Trong tình hình bế quan tỏa cảng về văn hóa, trí thức khoa học xã hội ở VN có bị hạn hẹp về kiến thức cũng là chuyện bình thường. Nền đại học Liên Xô về mặt này, theo tôi nghĩ, còn khá hơn đại học VN. Bằng chứng là tôi không học khoa Triết, nhưng các giáo sư Liên Xô đã cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản và một phương pháp tư tưởng không đến nỗi tồi. (tr. 625)   
*/ “Tôi kể cho Phùng Mỹ nghe về cuộc khủng bố trắng của Stalin những năm 30 mà tôi được đọc trên các tạp chí Liên Xô. Phùng Mỹ biết tiếng Nga không giỏi lắm, cho nênanh ít đọc, ít biết về những vụ án oan trong thời kỳ Đại khủng bố. Tôi muốn anh rút kinh nghiệm của những người Xô Viết để biết cách đối phó trong nhà tù VN...” (tr. 620)  
*/ “Khi y tới cửa, tôi gọi với: -Này, anh kia! Về bảo với cái anh Lê Đức Thọ nhà anh, hoặc Trần Quốc Hoàn cũng được, rằng hãy chịu khó đọc lấy vài cuốn của Mác rồi hãy xưng mác xít...” (tr. 633)

9. CÁI TÔI KHẬP KHỄNH TÔN GIÁO:

Dù rằng: “Hồi ấy tôi duy vật từ đầu đến chân (...) Cha mẹ tôi duy vật thì tôi duy vật”,(tr, 179)
như tác giả tự nhận, và dẫu cho cũng đã viết:
“Mẹ tôi thờ ơ với cả hai thứ đạo (...) bà chỉ không siêng năng chứ không báng bổ đạo như cha tôi, nhưng cả hai bên (nội ngoại) đều ngấm ngầm không hài lòng về bà. Bà ngoại tôi không chịu được những lời sàm báng của con gái đối với giới sơ sãi, nhưng nhất quyết bắt mẹ tôi phải trung thành với đạo thờ cúng tổ tiên...” (ở trang 180),
thì thiết nghĩ, tác giả cũng KHÔNG NÊN có cái nhìn về tôn giáo bằng những câu như sau:
*/ “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Đảng là Chúa Trời ‘ở khắp mọi nơi thông biết mọi sự’”(tr. 400)
*/ “Đảng là Đấng Tối Cao, như Chúa Trời. Đảng còn hơn cả Chúa Trời nữa, vì Chúa Trời vô hình vô ảnh, còn Đảng có thực, cũng như những nhà tù của Đảng là có thực, Đảng là người quyết định hết thảy, Đảng cho thì có, Đảng lấy thì mất.” (tr. 416)
*/ “Bọn cầm cờ đám ma cũng là một dạng lưu manh, từ trong đám lưu manh chuyên nghiệp mà ra, như kiểu thầy tu xuất.” (tr. 601)


II. HÌNH THỨC CẤU TRÚC TÁC PHẨM.

1. DÙNG CHỮ “NGOÀI VĂN CHƯƠNG”:

Ngoài những điều đã trình bày ở mục “Cái Tôi Mâu Thuẫn” ở phần I, liên quan đến những từ, những câu có ý miệt thị tiếng nói địa phương, tác giả đã tạo cho độc giả cảm tưởng rằng “chỉ có giọng Bắc Hà Nội của tác giả” mới được gọi là “chuẩn”, là“sang”. Và chỉ những “người miền Bắc” mới là “gia giáo”. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ tác phẩm, độc giả hẳn sẽ thấy rằng cái chất sang, chất chuẩn, chất gia giáo này không được phô bày qua giọng điệu hay lời lẽ của chính tác giả hoặc những “nhân vật Bắc Kỳ” liên hệ với tác giả. Thay vào đó là những chữ “ngoài văn chương” rất bình dân, đầy tính hằn học, thù hận, và cả thô tục nữa, được dùng nhiều lần trong bản văn.
Dẫn chứng:
*/(Lời tác giả) “…đã khoan dung không giết tôi khi tôi còn nằm trong chuồng của họ...” (tr. 307).
*/(Lời tác giả) “Khốn nạn, những người đứng đầu một đất nước có bốn ngàn năm lịch sử mà nghĩ như thế đấy, mà tuyên bố bằng giấy trắng mực đen như thế đấy.” (tr. 340)
*/(Lời tác giả) “Trong khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa không có quyền bãi miễn,biết rồi, khổ lắm, nói mãi...” (tr. 341)
*/ (Lời tác giả) “Cứ cho rằng Hoàng Minh Chính đã có những ý nghĩ phản loạn đi, thậm chí đã có một kế hoạch lật đổ được tìm thấy trong chuồng xí nhà ông ta đi...” (tr. 341)
*/ (Lời tác giả) “Buồn cười nữa là cả hai vị tổng bí thư kế tiếp nhau –Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười-- không ai bảo ai đều cùng khăng khăng một mực khẳng định rằng Đảng vô cùng sáng suốt của các vị không sai một ly ông cụ nào trong việc giải quyết vụ nhóm xét lại chống Đảng.” (tr. 341)
*/ “Cha tôi cũng được Thọ mời đến nhà. Không hiểu hai người trò chuyện những gì trong buổi cơm tối chắc chắn không ngon lành, trở về cha tôi nói: “Thằng Thọ nói thối lắm, không ngửi được. Nhưng thôi...” (tr. 342)
*/ “Năm 1985 Thọ tới gặp ông Ung Văn Khiêm tại Sàigòn. Ông Khiêm kể: ‘Nó tới, tao đang tắm cho heo. Bác gái báo tin, tao biểu cứ để nó đợi, con heo quan trọng hơn (...) Tao biểu nó: (...) Còn bây giờ đất nước thanh bình, mình già rồi, nghỉ đi cho con cháu làm, kẻo chúng nó chửi mấy thằng già mắc dịch, già hổng trót đời, còn tham quyền cố vị.’” (tr. 342)
*/ “Trên hội trường Nguyễn Sơn nói thẳng vào mặt tổng tư lệnh: ‘Nói tổng phản công vào lúc này là chẳng biết cái đếch gì về quân sự. Thử điểm lại mình coi, có cái cóc khô gì trong tay mà đòi tổng phản công! Tổng phản công cái cục c...!!” (tr. 362)
*/ “Rồi xem Văn (bí danh của Võ Nguyên Giáp) nó có dám chống lại thằng Duẩn với thằng Thọ không? –cha tôi nói- Tính nó vậy đấy, đứa nào to mồm là nó im. Chán lắm.” (tr. 362)
*/(Tác giả viết) “Khốn nạn, tôi có thể nói được gì cho họ trong khi chính tôi cũng không hiểu nổi những quyết định tự quyền của Duẩn-Thọ, mà theo chúng tôi, chỉ cónhững thằng điên mới hành động như thế.” (tr. 375)
*(Tác giả viết) “Khốn nạn, chúng nó bày trò bắt cóc tôi để làm gì kia chứ?” (tr. 384)
*/(Tác giả viết) “Thằng đần, tôi rủa thầm.” (tr. 400)
*/(Tác giả viết) “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Đảng là Chúa Trời ‘ở khắp mọi nơi thông biết mọi sự’” (tr. 400)
*/ (Lời tác giả) “Anh học ở Trung Quốc vào thời gian những trò lẩm cẩm của họ Maochưa đạt tới đỉnh cao vĩ đại.” (tr. 408)     
*/ (Tác giả viết): “Anh tù tử hình không hiểu cho chúng tôi, cho rằng chúng tôi chơi xỏ anh, cất tiếng chửi đổng, lời lẽ rất khó nghe. Tôi sôi máu, bảo Thành đừng cho quà tên khốn kiếp ấy nữa, nhưng Thành ngồi im, không nói gì.” (tr. 443)
*/(Tác giả viết) “Tôi đành phải thu dọn đồ tiếp tế cho anh. Đồ mất dạy. Cái bánh mì bị bẻ thành nhiều mẩu. Thịt kho tàu đổ lẫn với ruốc...” (tr. 451)
*/(Lời viên quản giáo Huỳnh Ngự): “Bác đúng là thánh, thánh sống. Mấy thằng Tổng thống Mỹ chỉ đáng mút cu cho bác thôi.” (tr. 470)
*/(Lời tác giả) “Anh biết giữ mồm giữ miệng cho nên đám công an theo dõi trí thức vẫn đinh ninh Phan là một bác sĩ giỏi nhưng mít đặc về chính trị.” (tr. 530)
*/ “Tôi giật mình vì riêng những cái tên sách không thôi trong danh sách Huỳnh Ngự cho tôi xem đã không ổn rồi, đã bốc mùi bất mãn rồi.” (tr. 532)
*/ “Tôi giải thích rằng chúng tôi gọi đùa Nhà xuất bản Phụ nữ là Nhà xuất bản Kinh Nguyệt Không Đều vì sách ở đây ra loạc choạc, khi có khi không, khi nhiều khi ít.” (tr. 532)
*/(Lời tác giả) “Không hiểu tên khốn kiếp nào đã sáng tạo ra lối vẩy xi măng lên tường như thế? Phải là một tên kiến trúc sư cực kỳ đểu cáng, với trái tim thú dữ, mới làm ra được một bức tường ghê tởm như vậy.” (tr. 537)
*/(Lời tác giả): “Khốn nạn, thế mà chúng nó gọi là nhóm chống Đảng, là chống đối có tổ chức, không biết dơ.” (tr. 539)
*/(Lời Kỳ Vân): “Hồi ấy hắn ta (Lê Đức Thọ) không như bây giờ đâu. Khiêm tốn lắm, nhũn nhặn lắm. Mà trình độ chính trị thì a, b, c, biết cái khỉ gì đâu.” (tr. 551)
*/(Lời tác giả): “Giờ giữa tôi với Đảng tình nghĩa đã hết. Còn bác, còn tôi, rồi ra bác sẽ thấy khi tôi chỉ làm cho cá nhân mình, không còng lưng phục vụ cho thằng nào nữa, cuộc sống tôi sẽ ra sao...” (tr. 574)
*/(Lời thân phụ tác giả nói về bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn) “Thằng lưu manhkhó lòng trở thành người tử tế.” (tr. 594)
*/(Lời tác giả) “Không thể nào tưởng tượng nổi –một bộ trưởng, hơn nữa, một ủy viên Bộ chính trị Đảng CS, lại là tên lưu manh xuất thân! (...) Cũng chính tên lưu manhnày đã cùng “đại huynh” của nó thực hiện vụ hãm hại...” (tr. 597)

2. CẤU TRÚC DÀN DỰNG LÊ THÊ:

Trong văn chương, đặc biệt văn kể chuyện, sự nhất quán không những cần thiết phải có trong phần nội dung tư tưởng, mà còn cả trên hình thức diễn đạt. Và cũng như tác giả đã lo ngại: “Thời gian còn lại cho cuốn sách rất ít. Tôi thấy trước nó sẽ có một khuyết tậtmà các nhà văn rất kỵ là không có một mạch văn nhất quán...” (tr. 309) thì ở đây, điều lo ngại ấy đã được thể hiện rõ rệt. Và cũng là một trong những điểm thất bại trên phần hình thức của tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày.
Để kể một câu chuyện đấu lý, đôi co bằng lời lẽ giữa tác giả với một anh quản giáo mà tác giả đã phải dùng đến hằng mấy chục trang sách dài ngoằng, chen vào giữa các trang đó là những “hồi ức chính trị” cà kê chi tiết về các nhân vật đầu não. Một điều đáng ghi nhận là từ cái “chen vào quá khứ” này qua cái “trở về hiện tại” kia, chẳng thấy có gì là phân biệt. Độc giả cứ như bị thảy vào một cái vòng rối rắm và tự mình lần mò mối gỡ giữa hiện tại và quá khứ xoay đi xoay lại.
Ví dụ, đang thao thao kể chuyện tù (như ở trang 482), tác giả bỗng nhảy cái rột sang chuyện “thiên hạ đàm tiếu về chuyện quan hệ với phái yếu ở các nhà lãnh đạo cao niên” nơi trang 483,
Hoặc, với chỉ với một lá thư nhận tội của ông Vũ Đình Huỳnh được viên quản giáo trao cho tác giả, tác giả đã phải dùng đến ngoài 20 trang giấy để kể lễ dài dòng những câu chuyện liên quan đến con người của thân phụ, về cá nhân ông Hồ Chí Minh và các nhân vật lãnh đạo trong đảng CS Hà Nội, trước khi quay trở lại với sự suy luận của chính mình theo lá thư.
Dẫn chứng:
Suốt từ trang 214 đến trang 227, tác giả đang thao thao ca tụng cha mình, rồi lại lên án Hồ Chí Minh trong chuyện Cải Cách Ruộng Đất, chuyện cho bắn bà Nguyễn Thị Nămbỗng dưng nhảy sang “một mẩu chuyện lịch sử ít người biết” (tr. 227) (Hồ Chí Minh ra lệnh thả ông Ngô Đình Diệm), lại trải suốt hai trang kế tiếp theo những luận điệu và lời lẽ bênh vực ông Hồ
Cứ thế, tác giả “bắt” độc giả lần theo dòng tình cảm cá nhân tuôn chảy của mình mà chẳng thể tự lần mò đâu cho ra được cái chủ đích của tác giả trong những trang này:
1/ Ca tụng cha?
2/ Xỉ vả CS và các nhân vật lãnh đạo guồng máy?
3/ Bênh vực cá nhân ông Hồ?
4/ Trải bày tâm trạng bần thần suy luận của mình về thân phụ qua bức thư “thú nhận” của cha mà tác giả vừa được quản giáo trao lại?

3. ĐƯA RA NHỮNG VÍ DỤ GIẢ TẠO.

Có những ví dụ được đưa ra một cách không cần thiết với mục đích “nhặt tôm nhặt cá cho đầy rỗ”, làm rối mù câu chuyện, tăm tối đoạn văn, chưa kể  khiến bực mình độc giả nếu ví dụ dài lê thê ấy mang tính chất giả tạo, không thuyết phục được người đọc theo cái sự thật muốn tác giả đề ra. Ví dụ như đoạn nói về con cóc mà tác giả đã nuôi, sau bỏ tác giả đi mất, để lại cho tác giả một giấc mơ, trong đó tác giả nhân cách hóa con cóc là một con người để trò chuyện với nó...

Hoặc các đoạn dẫn chứng sau đây:
*/ “Có hôm đi làm ở xưởng cao su về qua Yết Kiêu tôi rẽ vào thăm Văn Cao. Nhìn tôi gày còm lam lũ, Văn Cao để rơi một giọt nước mắt xuống chén rượu.” (tr. 753)
*/ “Sau khi biết việc ông Nguyễn Trung Thành gửi thư cho Trung ương Đảng, mẹ tôi đi xích lô lên tận nhà ông ở Ngọc Hà để nói với ông: -Trước kia tôi căm thù anh không kém gì căm thù Lê Đức Thọ. Nhưng nay tôi lại thấy ở anh một đồng chí, hay nếu ta không dùng cái chữ ấy nữa vì nó bị người ta làm cho ô uế rồi thì ta dùng chữ khác vậy,anh là một người tử tế.” (tr. 767)

Và xin hãy cùng đọc dẫn chứng sau đây:
*/ “Hai năm trước, tại vùng chiến thuật, (vùng từ Quảng Trị –Thừa Thiên kéo dài tới Đà Nẵng), tiểu đội trinh sát của đơn vị đặc công mà Cao là tiểu đội trưởng đang len lỏi trong rừng thì gặp một trung đội thám báo địch từ trực thăng đổ xuống. Một trận tao ngộ chiến dữ dội nổ ra. Kém hẳn đối phương về quân số và trang bị, các chiến sĩ trong tiểu đội Cao lần lượt ngã xuống. Còn lại một mình Cao và một đồng đội bị thương nặng. Cao bắn trả cho tới khi khẩu AR15 hết đạn. Đúng lúc Cao đập khẩu súng, cõng đồng đội xông ra để cướp khẩu súng khác quyết tử với địch thì viên sĩ quan phía bên kia kêu lên: “Không được bắn! Phải bắt sống!”
Đưa Cao về vị trí đổ quân, viên sĩ quan ra lệnh cởi trói cho Cao, rồi rót rượu mời Cao:“Tôi hân hạnh được mời rượu một người anh hùng! Hãy bỏ qua một bên những bất đồng chính kiến, chuyện bên này bên kia, để uống với tôi, một người Việt, đồng bào anh!” Cao uống. Theo yêu cầu của Cao rồi viên sĩ quan chôn cất cẩn thận các bạn đồng đội của Cao trước mặt Cao, rồi gửi trực thăng đưa Cao về Sàigòn.
Cao bằng lòng chiêu hồi. Quân đội Sàigòn cho Cao đi học tại khu biệt kích Long Thành. “Không dễ dàng gì mà vào trinh sát trong một trường huấn luyện biệt kích của địch, Cao nghĩ. Mình tương kế tựu kế vào trong đó tìm hiểu rồi trở về báo cáo với trên, hóa hay!” Xong lớp huấn luyện Cao được ném ra miền Bắc, xuống khu vực Yên Bái. Sau khi giết toán trưởng biệt kích, Cao ôm điện đài chạy ra quốc lộ, giơ súng chặn một chiếc xe tải, bắt chở thẳng về Hà Nội.
Cao được đón tiếp tử tế, được nuôi nấng chu đáo, sang trọng nữa là khác, trong suốt thời gian ngồi ở cơ quan Bộ Tổng Tham Mưu. Người ta bảo Cao viết lại toàn bộ những gì cậu ta trinh sát được tại khu Long Thành. Viết xong thì cán bộ quân pháp tới bắt đi giao cho bên công an. Đó là lý do tại sao Cao có tội danh biệt kích mà không có án hình.” (tr. 680-681)

Chuyện kể cứ y như phim ảnh, mà lại là thứ phim ảnh tuyên truyền xã hội chủ nghĩa được dàn dựng vụng về bởi các nhà làm phim không chuyên nghiệp. Cá nhân người viết, là đàn bà, cũng biết rằng, các chức sắc guồng máy lãnh đạo Miền Nam VNCH trước thời điểm 1975 dù có bị mù quáng vì tham nhũng đến đâu cũng không dại gì chơi cái trò “thả cọp về rừng” với một anh CS như kiểu tác giả mô tả.
Và, nếu giả dụ ĐÚNG trong câu chuyện của tác giả về nhân vật tên Cao, thì xin hỏi, ý đồ riêng của tác giả ở đây là gì? Có phải, khi đưa ra sự thành thật của chính mình trong chủ tâm muốn vạch trần cá tính “vắt chanh bỏ vỏ, ăn cháo đá bát” thâm căn của CS qua câu chuyện nhân vật Cao, là tác giả đã muốn “lấy điểm, mua lòng” độc giả hải ngoại hầu có thể quên đi giùm sự kiện tác giả Vũ Thư Hiên đã từng là một người CS Hà Nội chính gốc?
Tiếc rằng, sự thành thật của tác giả không có cơ sở thuyết phục được những độc giả biết suy nghĩ (chứ không gọi là độc giả “chống Cộng chết bỏ”, “chống Cộng đến giờ thứ 25!”).

*/ Thêm nữa, lá thư đề “Gửi Quốc Hội VN Về Vụ Bức Tử Bà Hồ Chí Minh” được tác giả kê ra ở phần phụ lục cuối cuốn sách, thấy có cái gì... KHÔNG THẬT, lại mâu thuẫn lủng củng trong các chi tiết dẫn chứng.
Đó là những ví dụ điển hình làm cho cuốn sách dầy 768 trang đâm thành vô giá trị trong ý muốn phơi bày Sự Thật khi mà đã có rất nhiều “Sự Giả (Tạo)” được nói lên.

4. NHIỀU SỰ THẬT ĐƯA RA TỪ NGUỒN TIN ĐỒN, TIN VỊT.

Đây là một tác phẩm phơi bày Sự Thật, lại là sự thật thuộc về lịch sử một dân tộc (như tác giả đã viết trong bài Tự Bạch) mà có rất nhiều chỗ tác giả “toàn nghe nói”, “nghe đồn”, “nghe dư luận nói lại”, kiểu đàn bà nhiều chuyện ngồi lê đôi mách, chứ không tự mình mục kích bằng mắt, nghe rõ bằng tai.
Dẫn chứng:
*/ “Tin đồn lan nhanh trong quân đội và nhân dân...” (tr. 353)
*/ “Mãi về sau, cũng theo những nguồn tin không chính thức...” (tr. 353)
*/ “Tin đồn nói rằng ban tổ chức Trung ương...” (tr. 354)
*/ “Cũng theo tin đồn thì hồi ấy Duẩn và Thọ định làm to chuyện...” (tr. 354)
*/ “Viên tướng nông dân, theo lời truyền tụng của những người ngợi ca Đảng…” (tr. 359)
*/ “Tôi được nghe cha tôi kể chuyện này...” (tr. 362)
*/ “Trước khi bị bắt tôi đã nghe những tin đồn về sự lủng củng giữa những người anh em ruột thịt Trung–Việt.” (tr. 372)
*/ “Người kể lại chuyện này là một kỹ sư...” (tr. 554)
*/ “Ông sướng từ bé, lớn lên ra tỉnh ăn chơi lêu lổng, chim gái thành thần, họ kể.” (tr. 555)
*/ “Hoàng Minh Chính kể cho tôi nghe chuyện này...” (tr. 555)
*/ “Tôi không tin chuyện Lê Đức Thọ giết em. Trong một chuyến đi săn, cũng theo lời người bạn tôi kể, có hai cái xe...” (tr. 556)
*/ “Đồn rằng hồi ấy phe chống Mai Chí Thọ xui mấy ông quan tòa...” (...) Người Sàigòn kể chuyện Mai Chí Thọ... Một dạo Sàigòn ồn lên cái gọi là phương án 2...” (tr. 557)
*/ “Những lời đồn nói trên rất phổ biến, là thứ chúng khẩu đồng từ ông sư cũng chết, tuy hỏi kỹ lại thì không có chứng cứ nào cả...” (tr. 558)
*/ Anh ta hình như mang tội danh thổ phỉ thì phải. Tôi nói hình như vì chính tai tôi chưa nghe Lý Cà Sa nói về tội trạng mình lần nào, cũng không nghe cán bộ trại giam nói, hoặc nghe người ta đọc tội danh trong khi kiểm kê tù hằng năm.” (tr. 718).


III. NHẬN XÉT RIÊNG CỦA TTBG.

Lý Tưởng là điều rất đẹp, rất đáng ca tụng, một cái đích nhắm cao cả cho con người theo một điều gì đó để hướng về và xây dựng. Người sống “có lý tưởng” là một người có lối suy nghĩ, cách hành sử và những nhân sinh quan đặc biệt so với hằng hà sa số con người bình thường khác. Trong cả một chuỗi dài lịch sử chiến tranh VN, đã có biết bao kẻ hy sinh cho tổ quốc vì cái Lý Tưởng nêu ra của họ. Những vị anh hùng đeo đuổi Lý Tưởng Giành Độc Lập trong thời kháng chiến chống Pháp, những anh hùng đã ngã gục trong cuộc chiến cùng màu da vì Lý Tưởng CS hay Lý Tưởng Tự Do. Nhìn như thế, không ai có thể chê cười những con người cưu mang trong đầu một “Lý Tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Tuy nhiên cũng có một điều khắc nghiệt như một định luật của Tạo Hóa là, để đánh đổi cho cái kết quả của một Lý Tưởng nào đó mình muốn đeo đuổi, thường con người phải trải qua biết bao thử thách chông gai, đôi khi cả cái chết, mà vẫn không dám tin rằng mình sẽ đạt đúng đích của nó. Cũng có những người bỏ cuộc giữa chừng trên con đường thực hiện Lý Tưởng. Nhưng “bỏ cuộc giữa chừng” (hay gọi tắt là “quay đầu, không đi tiếp”) không có nghĩa là “hối tiếc” quãng đường cũ đã đi vàtrút sự “thù hằn” cho những hòn đá, cụm gai nào mình đã phải vấp trên con đường đi cũ ấy. Trong những trường hợp như vậy, thái độ hay hơn hết của một người “trí thức, biết suy nghĩ” (xin mượn chữ của tác giả Vũ Thư Hiên trong ĐGBN) là “làm một hướng đi mới” cho phần đường còn lại của mình.
Trong lịch sử văn chương thế giới, đã có biết bao tác giả tên tuổi đã từng “bỏ Lý Tưởng CS” với cái thái độ rất sòng phẳng và hào sảng. Điển hình là Jean-Paul Sartre, André Gide (người Pháp), Louis Fischer (người Mỹ), Stephen Splender (người Anh)... Riêng Arthur Koesler, nhà văn Hungary, (1905-1983), từng là đảng viên đảng CS Đức thời kỳ 1931-1937, đã chỉ bày tỏ sự đeo đuổi lầm lạc của mình bằng một câu than nhỏ được ghi trong tác phẩm Le Testament espagnol viết năm 1938: “Không có gì bi thảm hơn sự tan vỡ của một ảo tưởng”. Thế thôi! Ông không cần dài dòng, không cần chửi bới, hằn học hay miệt thị những kẻ đã từng đi cùng trên con đường “lầm lạc ảo tưởng” với mình, độc giả vẫn có thể hiểu và thông cảm được tận tường những kinh nghiệm đau khổ nào ông đã trải qua. 
Đêm Giữa Ban Ngày là câu chuyện được ghi lại của một nhà báo, nhà văn, nhà làm phim VN bị tù 9 năm không có án dưới chế độ CS Hà Nội. Trong việc thực hiện cho sự chào đời của tác phẩm, tác giả đã tuần tự trải bày tâm trạng mình qua các mục đích như sau.
Đầu tiên:
“Ý định viết một cuốn sách về một vụ án và những năm tháng trong tù được tôi ấp ủ từ lâu –ngay từ những ngày đầu tiên trong xà lim Hỏa Lò (...) Không ai có thể nói thay chúng tôi về những năm đen tối. Mà cần phải nói về chúng.” (tr. 297).
Rồi mãi đến
mùa hè năm 1985, tại Sàigòn”, tác giả mới “bắt đầu viết cuốn sách.” (tr. 288).
Tác giả cũng biện bạch:
“Cho dù nhà cầm quyền hiện nay có đối xử với tôi rộng rãi đến mấy thì tôi cũng vẫn phải viết về những ngày đen tối nọ. Tôi không coi việc viết về những năm tháng trong nhà tù xã hội chủ nghĩa là sự phản bội lòng tốt của họ đã khoan dung không giết tôi khi tôi còn nằm trong chuồng của họ...” (tr. 307).
Xong lại đưa ra cho mình một “sứ mạng”:
“Viết vì tôi không thể quên lời cha tôi dặn (...), là trách nhiệm, con ạ, là trách nhiệm(tr. 307)” viết “không phải vì mục đích vạch tội ai (...) Mục đích lớn hơn: qua vụ án này con phải để nói lên điều khác. Điều rất quan trọng đối với dân tộc ta. Nhân dân tacần phải hiểu để tránh vết xe đổ. Nước mà không có dân chủ, không có luật pháp, hoặc luật pháp chỉ là xảo ngôn, là mảnh đất màu mỡ cho thể chế độc tài, cho sự lộng hành tùy tiện của những tên độc tài...” (tr. 307).

Nhìn như thế, có thể gọi Đêm Giữa Ban Ngày là kết quả của một mối tâm huyết được tác giả ấp ủ trong lòng từ rất lâu. Chỉ có điều đáng tiếc là với một công trình tim óc kéo dài trong 12 năm và một thành tựu “768 trang đồ sộ” mà tác giả lại KHÔNG ĐƯA RA ĐƯỢC đúng “cái trách nhiệm, cái mục đích lớn hơn” đã nhận từ lời gửi gắm trước khi chết của người cha, ngoài những dữ kiện tài liệu, những giòng chửi rủa miệt thị theo một chế độ cùng những con người liên hệ. Cái chế độ đã từng một thời-gian không ngắn ban phát cho gia đình và chính bản thân tác giả những ưu đãi khó có người bì kịp. Và những con người đã từng vô tình tạo ra rất nhiều cơ hội dễ dãi trong sự “hóng chuyện” tại Hà Nội của một chàng thiếu niên tên Vũ Thư Hiên, để đưa đến sự thành hình hàng khối dữ kiện của tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày tại hải ngoại ngày hôm nay.
(Ở đây, tôi phải mở ra một cái ngoặc đơn để nhắc lại lời tác giả rằng: “Quyền lực là một thứ ma túy cực mạnh. Nó đã thấm vào máu thì con người mất hết tỉnh táo”(ĐGBN tr. 329), rồi tự hỏi:        
“Có thể nào ông Vũ Đình Huỳnh, một người có quyền lực quan trọng trong chế độ CS Hà Nội thời đó mà lại còn có được cái tỉnh táo, cái ‘tâm huyết’ yêu nước thương nòi để muốn gửi gắm tâm huyết ấy lại cho con trai mình trong một bản văn ‘vạch trần Sự Thật’ như tác giả Vũ Thư Hiên đã bày tỏ?”
Nếu ông Vũ Đình Huỳnh là một văn thi sĩ, một nghệ sĩ, hoặc là một nhà làm văn hóa lương thiện, thì điều này rất có cơ sở để thuyết phục được lòng tin của những độc giả –như tôi. Đàng này, ông là Vụ Trưởng Vụ Lễ Tân, và cũng là bí thư riêng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, thì...?!)

(Và cũng xin thêm một cái ngoặc khác: Ở Miền Bắc từ thời kháng chiến chống Tây qua đến chống Mỹ, trong khi biết bao triệu người dân phải sống trong cảnh lầm than, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thì tác giả lại được sinh ra và trưởng thành trong một gia đình thuộc giai cấp thống trị ưu đãi, được đi du học nước ngoài...Thử hỏi, như thế tác giả có xứng đáng nhận lãnh vai trò là “nhà văn phơi bày Sự Thật CS Miền Bắc” như hiện đang tiếm thủ qua cuốn Đêm Giữa Ban Ngày hay không?
Câu trả lời này, xin để dành cho đại đa số độc giả Miền Nam đã phải bỏ nước ra đi vì nạn CS, hoặc đang còn ở trong nước.)    
Dù vậy, cái ý định “vạch trần lịch sử” giúp cho “Nhân dân ta cần phải hiểu để tránh vết xe đổ” đã thực sự không có được như ý chờ mong của tác giả. Điều ấy do đâu? Có hai lý do khả dĩ giải thích được cho sự thất bại của Đêm Giữa Ban Ngày.
1/ Tác phẩm đã không được viết ra từ một ngòi bút có cưu mang một Lý Tưởng thực sự, mà chỉ từ tham vọng của một người “chưa từng có lý tưởng” nhưng được“cơ may” đóng vai trò “chứng nhân tình cờ” cho những sự kiện và con người lịch sử.
Khai triển điều này sẽ thấy rằng, kể từ sau cuộc chiến 1975, đã có biết bao con người Miền Nam thuộc lớp tuổi tác giả bị rơi vào hoàn cảnh oan uổng và khổ đau không kém gì tác giả. Họ chỉ là những nạn nhân bất đắc dĩ của một cuộc chiến “Lý Tưởng”. (Tôi gọi “bất đắc dĩ” là bởi vì những nạn nhân này phần lớn không thuộc về một “giai cấp ưu đãi” Miền Nam như tác giả từng được thụ hưởng ở Miền Bắc). Những hoàn cảnh họ trải qua trong các nhà tù CS từ sau cuộc chiếm đóng của CS trên toàn thể Miền Nam tháng 4/1975, e còn kinh khủng hơn hoàn cảnh 9 năm mà tác giả trải qua trong các nhà tù Miền Bắc.
Và cũng đã có rất nhiều “hồi ký chính trị” được viết lại từ lớp nạn nhân bất đắc dĩ kia. Tuy nhiên, đối với những tác giả này, viết, chỉ để là viết, một hình thức chia xẻ cùng kẻ khác may mắn hơn, hoặc với lớp con em đi sau, những kinh nghiệm tang thươngnào họ từng nếm trải. Chứ họ không viết để “vạch trần” ai cả, hơn nữa, không phải để “hằn học trả thù chế độ” như cái dụng ý của tác giả Vũ Thư Hiên đã phơi bày rõ trong suốt 768 trang sách dài.
(Ở đây tôi cũng tự hỏi, nếu như tác giả và gia đình tác giả VẪN TIẾP TỤC được ưu đãi bởi các nhà lãnh đạo CS tiếp nối ông Hồ, liệu ngày nay độc giả hải ngoại có được cơ may đọc một cuốn sách “vạch trần chế độ CS” của một người từ chế độ CS Hà Nội bước ra hay chăng?)   

2/ VN là một quốc gia nghèo, chậm tiến; người dân VN đã từng phải chịu trải qua biết bao thời kỳ đau khổ trên đủ mọi mặt của dòng lịch sử quay cuồng thay đổi. Sự đau khổ đó sẽ là điều dễ dàng làm nẩy sinh ra những đề tài lớn cho nền văn chương nghệ thuật VN. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, VN vẫn còn chưa có điều may mắn đó. Đến bây giờ mà vẫn không thấy sự xuất hiện của một tác phẩm có tầm cỡ vững vàng.
Tại sao? Đó là câu hỏi mà nhiều hội phái văn chương VN hải ngoại (và tôi tin là cả trong nước VNCS) vẫn thường nêu ra như một chủ đề trong các bàn hội nghị văn học.Người ta cứ kêu um lên là “Văn chương VN bế tắc!”, cứ la ầm lên như thể ngôn ngữ VN sẽ bị tận diệt nếu không kịp thời cho ra đời các tác phẩm vĩ đại đang được đợi chờ kia.

Đó là lý do cho sự xuất hiện vội vã của những “bộ trường thiên” chữ nghĩa mà nội dung lại chẳng có gì đáng nói. (Tôi gọi “trường thiên” là tính theo độ dày của một tác phẩm). Đó cũng là sự trình làng rầm rộ những “tác phẩm đồ sộ” của những nhà văn ồn ào miệng lưỡi mà thật thì “cái Tâm” không những đã thiếu, lại còn thiếu luôntrên cả “cái Tài”!

Thời đại này có thể gọi là thời đại “Văn chương Karaoké”! Nghĩa là, ở trong một xứ sở thừa mứa tự do như nước Mỹ thì việc ai cũng có thể trở thành nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ thuật là điều… dễ hơn đi ngủ! Chỉ có điều đáng buồn là trong cái vườn hoa văn nghệ hải ngoại phần nhiều lại chỉ thấy mọc lên toàn những đám cỏ dại hoang sơ.

Đêm Giữa Ban Ngày cũng là tác phẩm nằm trong cái vòng được gọi là “Văn chương Karaoké” ồn ào ấy! Để diễn tả một câu chuyện của một người đàn ông bị tù chín năm dưới chế độ CS Hà Nội, dẫn đi từ các cuộc đấu khẩu với viên quản giáo đến những lần chuyển trại của anh ta, mà tác giả Vũ Thư Hiên lại phải dùng đến 768 trang giấy thì quả là ... dư thừa quá!

Sự thành công của một tác phẩm không nằm trên những trang giấy dày mỏng, hay trên số lần tái bản đi tái bản lại của nó, mà chính ở cái điều nó có đã làm cho độc giả phải bần thần suy nghĩ về nội dung câu chuyện vừa được đọc hay chăng sau khi đã xếp bản văn.

Với Đêm Giữa Ban Ngày, tôi thú nhận là sự rung động bần thần nói trên đã không thấy có. Mà đâu đó, chờn vờn trong trí nhớ tôi là những lời của tác giả: “Tôi làm mất thời giờ bạn đọc, kể ra một câu chuyện nhạt phèo.”(tr. 201)

Điều này ÐÚNG với tôi, kẻ viết bài này, sau khi đã buông cuốn sách.

 

(Trần Thị Bông Giấy

San Jose, Cali. Oct. 6/2004)



(*) Từ đây, những chữ đậm là của kẻ viết bài này (TTBG) chứ không phải của tác giả Vũ Thư Hiên.
(*) Xin nhắc lại, kể từ đây, những chữ đậm là sự cố ý của TTBG.

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ