đọc thêm (2) : Phan Lạc Giang Đông 1940-- 2001 - đổi TỰA BÀI / Thế Phong Sài Gòn -- trích: Virgil Gheorghiu , 10/ 10/ 2011.
THỨ HAI, 10 THÁNG 10, 2011
NHỚ
PHAN LẠC GIANG ĐÔNG.
Thế Phong
Tôi nhớ rõ lần gặp lại Phan Lạc Giang Đông sau 19 75 -- đó là năm 1989 - lúc này Đông đã dọn nhà về phường 16 quận Tân Bình .
Tôi đèo nhà-báo-lão Giang Kim ngồi sau xe Mô-by-lét xám đến thăm Đông, vào một chiều chủ nhật hơi mưa.
Gặp khá nhiều văn hữu trước 1975 -- rất quen tên lại lạ mặt; như thi sĩ Phổ Đức chẳng hạn
Bỗng nhiên, Đông đề nghị :
".. hay là em đưa anh và bác Kim tới thăm anh ruột của em , Phan Lạc Tuyên, liệu có tiện không ?" .
Phan Lạc Tuyên , cựu đại uúy Quân Lực VNCH tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm thất bại, dùng xe díp chạy qua Campuchia, theo Giải Phóng Miền Nam, Sau chế độ VNCH biến dạng -- rồi 30 /4/ 75, Tuyên về " gỉải phóng Saigon" -- tôi biết chứ -- nhưng không tự ý đến gặp; chỉ là bữa nay Đông rủ đến thăm anh ruột, thì " đi".
Nơi ở của Phan Lạc Tuyên Tuyên gần Khu Trung tâm Công Nhân 3 -- nhà tôn rộng rãi có vườn cây - từ lối đi vào bắt gặp một tượng Phật lớn.
Vào nhà, gặp ngay hai ba kệ sách , báo bày ngổn ngang .
Tiến sĩ Phan Lạc Tuyên tốt nghiệp ở Ba Lan - " tiến sĩ giấy" như nhiều tiến sĩ bây giờ , mua luận đề, sao chép -- riêng Tuyên thì cóp- pi tư liệu " Mẫu hệ Chàm" đã xuất bản ở Saigon của Nguyễn Khắc Ngữ. Tiến sĩ " trẻ" Tuyên khai rút tuổi, sinh năm 1930 ( thay vì 1928 ) .
Cái xiết chăt tay sau 29 năm không gặp nhau -- Tuyên giới thiệu tủ sách xong -- lấy tay chỉ lên tấm ảnh lớn bốn người chụp chung , kí ch cỡ 30 x 40, ảnh đen trắng .
Phan Lạc Tuyên mặc com-lê, thắt cà -vat, đứng cạnh lãnh tụ áo bốn túi, cạnh là một" nữ chiến sĩ gái Nam Bộ mặc bà ba đen, cổ quấn khăn rằn".
Phan Lạc Giang Đông đi bên cạnh, nghe tôi chuyện trò với Tuyên :
-Này Tuyên, đã được nghe mày đọc 2 bài thơ rồi -- một bài từ 1962 làm ở Hà Nội, bài kia ở Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Saigon sau 75 -- và , được nhìn" tấm ảnh lịch sử, có 1 không 2 !".
Mày hỏi tao thích chân dung nào nhất trong 4 vị ư?
Rất chân thực đáp :
" đó là Nàng chiến sĩ gái Nam Bộ, cổ quấn khăn rằn".
Mày muốn biết tại sao ử? bẩm sinh viết văn, làm thơ, hỏi tao thích con số nào nhất, xin thưa chỉ thích " số 35", và ở tấm ảnh này, đó là " Nàng thơ chiến sĩ gái Nam Bộ"!
Đông cười , tiếng cười vỡ toang vang động tỏ vẻ thích thú, sảng khoái - như lần nào tập thơ " Thông điệp" củaPhan Lạc Giang Đông in rô nê ô, trong Tủ sách Đại Nam văn hiến, không giấy phép- có một bài ca tụng' Đông phương hồng" -- tôi viết giới thiệu , biên tập , chẳng hiểu sao lại"tặc lưỡi như con Thạch Sùng " rồi cho qua luôn.
Lúc này tôi và Phan Lạc Giang Đông là lính của quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa :
" hào hoa là lính Không quân / Anh có cái quần đem bán in thơ "!
Sau 30 / 4/ 1975, trung úy Phan Lạc Giang Đông phải đi , trình diện học tập cải tạo dài hạn -- đã có dư luận xầm xì, có kẻ không ưa cho Đông, loan tin ở trại cải tạo, Phan Lạc Giang Đông làm " đài ăng ten nội ứng ", nên được thả tù sớm .
Một lần ,Phan Lạcc Giang Đông tìm gặp tôi ( quầy bán nón vợ tôi, trên lề đường Hai Bà Trưng ( trước cửa Trường Bà Sơ Thiên Phước Tân Định cũ).
Nơi này nhiều văn hữu lui tới tìm gặp tôi ; họa sĩ, nhà văn Động Đình Hồ, văn sĩ Thanh Hữu, có cả thi nhân Bùi Giáng, Lam Giang...
. Vợ tôi bảo:
- Chú " Giang Cuội" mời đi uống cà phê, cứ đi đi, đã có contrai bán phụ rồi !
Giang Đông dẫn tôi tới quán ăn Phương Đông ( góc Hai Bà Trưng + Hồng Thập Tự ( cũ ) - tôi nhớ rõ số nhà 104 -- trước 75 là trụ sở" Hội Đồng Tôn Giáo "( Cao Đài, Phật Giáo, Hòa Hảo, Tin Lành, Công Giáo.. ) thường họp hành
Thời bao cấp, được mời tới quán ăn, thật tình rất" phấn khởi" !. Đông bảo :
...- bữa nay em " đông bạc, mới đi buôn đường dài Hà Nội về :" anh tự do chọn món khoái khẩu, uống" la de" tùy thích, hút " 3 số 5" cho đã !"
Sau bữa ăn đó, không còn gặp Giang Đông - qua " tin Bê-ba-xu", nghe lóm được chuyện Giang Đông tố cáo anh ruột" loạn luân" với vợ em ruột - nên Phan Lạc Giang Đông gửi thư ra Hà Nội , ghi đích danh người nhận :
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng .
Sau, lại nghe tin vui, Phan Lạc Giang Đông đi định cư Hoa Kỳ, diện H.O ở Seattle , viết báo" Tây Bắc", làm thơ rất ồn ào -- Lưu Bá Bắc chuyển sang Anh ngữ " Tất cả dòng sông đều chảy" , tăm tiếng Phan Lạc Giang Đông nổi tựa sóng cồn , dư luận văn chương hải ngoại tán thưởng.
Riêng tôi ,nghĩ vẩn vơ - thi sĩ Giang Đông sẽ không đề cập dòng sông không chảy đâu , hoặc có chảy lại lừ đừ, đập thủy điện be bờ, ngăn luồng, hoặc dòng sông bị lấp chỉ còn dòng chảy con lạch, hoặc có dòng sông bị tắc nghẽn không chảy được nữa!
Tên dòng sông thường được văn sĩ đưa vào tác phẩm , chẳng hạn "Dòng sông định mệnh" / Doãn Quốc Sỹ - ông này tăm tiếng đấy - từ dạo dòng sông định mệnh từ sách tuôn chảy - mà trước đó bản thảo là một " cuộn giấy nối dài vô tận , dán vào nhau , có thể quận tròn đựng trong ống quyển"!
Còn thiếu gì văn sĩ khác bắt nguồn tác phẩm lấy tựa sáh là dòng sông -- Herman Hesse cũng đặt tựa dòng sông cho một cuốn tiểu thuyêt đấy thôi
!Cuốn truyện này được dịch sang Việt ngữ ở thời Việt Nam Cộng Hòa --sau 1975 nhà thơ Ý Nhi, trưởng Chi nhánh Hội Nhà văn tại Tp. HCM tái bản.
Phan Lạc Giang Đông được giải thưởng thơ ở Huê Kỳ -- dùng hiện kim mua xe hơi Mỹ chạy bạt mạng trên highway - chủ nhân tự lái gây tai nạn giao thông .
Cũng chẳng khác gì chuyện xưa, tích cũ" tái ông thất mã" - song với Giang Đông lại " ép-phê" ngược, tiêu tán sức khỏa, tim gan, phèo, phổ, bị" xâm thực" - cuối cùng ra đi :" .. không mang va li, quần áo bỏ lại, chân không ba ta, giã từ cuộc đời,. bè bạn.. ( không nhắc tới vợ cái, con cột, đành chịu không biết lý do tại sao ?) - - còn người tình thì không thể không rồi ! - trước 75 đã khắc họa nàng thơ trong thi tập " Đắc Khanh & Màu sắc quê hương "
( Nxb Bùi Hoàng Khải , Saigon 1965) .
(... nên kể thêm chuyện phiếm về giám đốc nhà xuất bản chỉ in thơ Phan Lạc Giang Đông và 2 tập truyện ngắn " Chết Non" ," Trong Đục" / Trần Văn Minh ( tác giả còn là Tư lệnh Không lực VNCH ) . Trung úy Khải cùng khóa không quân học ở Pháp hay Marrakeck- với nhà văn sĩ quan KQ Dương Hùng Cường.
(... nên kể thêm chuyện phiếm về giám đốc nhà xuất bản chỉ in thơ Phan Lạc Giang Đông và 2 tập truyện ngắn " Chết Non" ," Trong Đục" / Trần Văn Minh ( tác giả còn là Tư lệnh Không lực VNCH ) . Trung úy Khải cùng khóa không quân học ở Pháp hay Marrakeck- với nhà văn sĩ quan KQ Dương Hùng Cường.
( viết potin ký Dê Húc Càn) .
Dê Húc Càn kể
" ...thằng" Khải nhừ" biết " cóc" gì văn với chương"! -- nhà nó ở Hà Nội bán phở., nên anh em đặt tên nó " thằng Khải phở nhừ" .Bây giờ nó sếp sòng một nhà xuất bản mang tên nó , mà chỉ in sách tướng tư lệnh , nên mạnh miệng :"tướng mới đái dắt mà văn đã hay rồi !".Ở bên tây, đã " ma lanh" - vào lớp , giơ tay nói:"Prof. , je suis myope"- là được ưu tiên ngồi bàn đầu.. Quả " tinh, tướng phát xuất khi tóc mới mọc chỏm!".
Phan Lạc Giang Đông kể chuyện giám đốc nhà xuất bản Bùi Hoàng Khải mê " giai nhân nữ ca sĩ" hết xảy ! Sếp nhờ Phan Lạc Giang Đông đưa báo" Lý tưởng" " Chính Huấn" ra tặng ca sĩ Tuyết Mai ( nhà ở hẻm Hai Bà Trưng ) - ".. phi công Khải sai em đưa báo Không quân .biếu giai nhân"..
Một lần, nữ ca sĩ này hỏi tôi:"
... vậy ở KQ có biết thiếu tá phi công Bùi Hoàng Khải ?"
-" Sếp tôi đấy, sao lại không biết ? .
Nhưng dạo này hoa tiêu chỉ còn đeo trên áo bay một nửa cánh bay thôi"."
- Sao lại vậy? -
" Vẫn bay tốt, vì Sếp mắt tinh nên đặc cách " bay đêm !"
"- Anh có bị Sếp nào ức hiếp không ? có thì nói cho tôi biết để can
thiệp nhé !".
Tôi gật đầu cảm ơn, lặng lẽ ngồi sau xe gắn máy hạ sĩ I Giang Đông hướng thẳng về Tân Sơn Nhất .
Tôi gật đầu cảm ơn, lặng lẽ ngồi sau xe gắn máy hạ sĩ I Giang Đông hướng thẳng về Tân Sơn Nhất .
Sau đợt V.C tấn công vào Saigon dịp tân xuân Mậu Thân,Phan Lạc Giang Đông được đặc cách cử đi học sĩ quan tại Trường Võ Khoa Thủ Đức, ra trường lại được đặc cách trở về KQ . ( thường ra, hạ sĩ quan, binh sĩ được gửi đi học Thủ Đức, mãn khóa sẽ không được trở lại quân chủng KQ )-- nhưng nhờ trung tá tổng giám đốc Nha Vô Tuyến truyền Thanh Vũ Đức Vinh can thiệp với tướng Không quân Trần Văn Minh) -- Phan Lạc Giang Đông được trở về đơn vị cũ : Khối Chiến tranh Chiqnh trị Bộ Tư Lệnh Không quân>
Một buổi, Hoàng Vũ Đông Sơn rủ tôi tới quán Cô Răng Khểnh ( chung cư Rạch Miễu )_ uống cà phê -- Đông Sơn cho biết có thưcủa Phan Lạc Giang Đông từ Huê Kỳ nhờ chuyển cho tôi.
Một buổi, Hoàng Vũ Đông Sơn rủ tôi tới quán Cô Răng Khểnh ( chung cư Rạch Miễu )_ uống cà phê -- Đông Sơn cho biết có thưcủa Phan Lạc Giang Đông từ Huê Kỳ nhờ chuyển cho tôi.
Ngồi xuống ghế, chờ từng giọt chảy từ phin cà phê, thì Đông Sơn thong thả, từ từ rút bốp ra, lấytờ giấy bạc dài thòng , khác cỡ tiền Ngân hàng Việt nam phát hành - đó là tờ tờ ngân ảnh 20 Mỹ kim kèm phụ chú:
....- "tiền đô" này Phan Lạc Giang Đông tặng anh T.P. đi uống cà phê chơi ở quê nhà ! Một ly cà phê phin 2000 đồng, vậy biết bao nhiêu lần uống phin đen là nhớ tới tác giả " Đắc Khanh và màu sắc quê hương" !
Thời gian này, chỉ ít khi thôi, lọt vài tai, câu được câu chăng -- vì đau ốm triền miên ;Phan Lạc Giang Đông không viết thư từ thăm hỏi anh em ở bên nhà đươc !
Nhưng có một lần, Hoàng Vũ Đông Sơn hớt hải tìm gặp tôi loan tin:
-.Phan Lạc Giang .Đông qua đời ở Hoa Kỳ rồi, sẽ có một buổi tưởng niệm được tổ chức tại chùa Giác Minh - nơi tạm cư của thượng tọa Thích Đức Nhuận --. có chị Thư Linh, chị Phương Nga ( đương kim phu nhân PLGĐông ) , Phổ Đức, Khải Triều , Phạm Trần Anh ... và nhiều văn hữu khác nữa tham dự.
Kể anh nghe một chuyện tức cười, có một vị sư trẻ khá điển trai, khi xướng danh tưởng niệm Phan Lạc Giang Đông thì phát âm thành Phan Lạc Văn Đông, hay Võ Đông gì đó..!
Thôi chả có gì phải làm ầm ĩ -- vì Phan Lạc VĂN ĐÔNG hay VÕ ĐÔNG - thì lúc sống đã là tác giả ( có VĂN chương rồi) -- lại là sĩ quan Không lục VNCH ( cũng VÕ quan đấy thôi ) -- thì VĂN và VÕ xum xuê hoa lá , đủ cả , có phải vậy không?
Bây giờ: - hãy thắp một nén nhang, hoặc một lời cầu nguyện c ho một kẻ qua đời, mang tên PHAN LẠC GIANG ĐÔNG sinh năm 1940 ở Hải Dương ( Bắc Bộ) , qua đời 2011 ở Seattle ( Hoa Kỳ) , là cựu sĩ quan Không Lục VNCH, tác giả Đắc Khanh & Màu sắc quê hương ( thơ, Saigon 1965), Thông Điệp( thơ, Saigon 19 72) ,
- tác giả được giải thưởng thơ cùng Bằng khen của Tổng thống Hoa Kỳ -- được cựu lãnh tụ Gorbachop mời Phan Lạc Giang Đông sang thăm Máccơva - vì một bài thơ nào đó PLGĐ sáng tác có hơi hướm ca tụng Glanost chi chi đó !...
Hãy yên nghỉ, thôi thế cũng xong một cuộc đời !
Saigon, tháng 12 , năm 2001.
THẾ PHONG
bài đăng lại, 21/ 02/ 2024.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ