NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC VĂN HÓA
HÔM NAY, ÔNG LÀ AI ?
«T háng 12-1657, tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển, nhà văn Albert Camus có đọc hai bài diễn từ vào dịp ông được trao tặng giải thưởng văn học Nobel. Cả hai bài được biết dưới tưa để chung Discours de Suède. Trong bài phát biểu đầu tiên ngày 10-12-57, Camus bày tỏ lòng biết ơn Ban giám khảo đã dành cho ông phần thưởng cao quí này. Ông cho rằng sở dĩ ông có được cái vinh dự đó là vì ông đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của người làm công tác văn hóa ngày nay. Nghĩa vụ đó, theo Camus, là không đứng về phe những kẻ nuôi tham vọng làm nên lịch sử. Trái lại anh ta phải chọn đứng về phía các nạn nhân của lịch sử để đóng góp vào nỗ lực chung hầu giúp cho thế giới khỏi bị tan rã. Và ông đã dành buổi nói chuyện ngày 14-12-1057 tại đại giảng đường đại học Upsal với chủ đề " L' artiste et son temps" để làm sáng tỏ quan niệm của ông về chức năng và trách nhiệm của người nghệ sĩ với thời đại của anh ta, Từ l' artiste, dùng ở đây, nên hiểu theo nghĩa rộng để chỉ tất cả những ai làm công tác văn hóa nói chung,
Mở đầu bài nói chuyện tại giảng đường đại học Upsal, Camus nhắc tới lời cầu nguyện hàng ngày của một hiền triết đông phương xin các thần linh tránh cho ông ta khỏi phải sống trong một thời đại đáng chú ý. Về phần mình, Camus cho rằng thế hệ ông không may mắn nên phải sống trong một thời đại đáng chú ý với hai cuộc Đại Thế Chiến. Trước những cảnh điêu tàn đổ vỡ, chết chóc tang thương ấy, Camus cho rằng người nghệ sĩ nói chung, hay người cầm bút nói riêng, không thể cứ quanh quẩn mãi trong tháp ngà để được một mình tự sướng đi tìm lời lẽ văn chương hoa mỹ để ca ngợi trăng sao hay kể lể những câu chuyện tình mùi mẫn ướt át. Trái lại, anh ta phải đặt mình vào cương vị là người trong cuộc để có ý thức về nghĩa vụ của một người cầm bút chân chính. Cái nghĩa vụ ấy, Camus đã nêu rõ trong bài diễn từ khi nhận giải thưởng. Đó là, xin nhắc lại, : " Không đứng về phe những kẻ nuôi tham vọng làm nên lịch sử, mà phải chọn đứng về phía những người là nạn nhân lịch sử để gìn giữ cho thế giới khỏi bị tan rã" . ( Par définition, l' écrivain ne peut se mettre au service de ceux qui font l' histoire. Il est au service de ceux qui la subissent. - Albert Camus - ESSAIS -- p. 1072 - Bibliothèque de la Pleiade - Gallimard 1966). Đứng về phía những kẻ phải hứng chịu lịch sử, theo Camus, không phải là một lưa chọn dễ dàng, nên ông mới dành buổi nói chuyện tại giảng đường đại học Upsal để làm sáng tỏ quan điểm của ông.
Trước hết, để đảm nhiệm vai trò và chức năng của một người làm công tác văn hóa, người cầm bút phải coi mình là kẻ đã đặt chân xuống tàu, tức embarqué hay người trong cuộc. Từ embarqué, Camus dùng ở đây, mang một ý nghĩa đặc biệt nên xin có thêm một đôi lời để soi tỏ.
Embarqué, với Camus, không đồng nghĩa với từ dấn thân, theo nghĩa văn chương dấn thân (litterature engagée) của J. P. Sartre. Dấn thân là thái độ của một người ngoại cuộc muốn đứng ra cổ võ hay bày tỏ quan điểm, lập trường của mình liên quan đến một ý thức hệ, một chủ nghĩa hay một chế độ chính trị nào. Nhưng sự dấn thân đó có thể là một phiêu lưu mù quáng chẳng đem lại lợi ích gì. Ta có thể nêu trường hợp của André Gide. Lúc đầu, bị mê hoặc bởi kỹ thuật tuyên truyền xảo trá của Staline, nhà văn Pháp này đã không ngần ngại lên tiếng ca ngọi hay cổ võ cho cái được gọi là xã hội thiên đường cộng sản. Chỉ sau khi đi thăm Liên Xô trỏ về, với cặp mắt nhận xét sắc bén, A. Gide mới nhận thức được sai lầm của mình và thú nhận trong cuốn Retour de l'URSS.(1936). Embarqué cũng không đồng nghĩa với tham dự (participer) như là chứng nhân trong cương vị một người ngoại cuộc. Thí dụ như, với tư cách là phóng viên, ta tình nguyện có mặt tại chiến trường. Nhưng chỉ để ghi nhận những gì ta được tai nghe mắt thấy mà thôi. Còn với từ embarqué hay người trong cuộc, ta phải coi mình như là kẻ đã đặt chân xuông một con tàu lênh đênh giữa biẻn cả đầy sóng gió. Gặp cơn phong ba bão táp, cũng như mọi khách đồng hành, ta phải có nghĩa vụ đóng góp vào nỗ lực chung để gìn giữ cho con tàu khỏi bị đắm chìm. Nhưng chỉ với tư cách là một hành khách trên tàu mà thôi. Dừng có bon chen giành giật tay lái như những kẻ có tham vọng làm nên lịch sử, khiến con tàu đang chao đảo, lại có thể bị lật chìm. Nói khác đi, với tư cách là người trong cuộc hay embarqué, Camus muốn ta phải tự đặt mình vào thân phận của những người đi chung cùng một chuyến tàu với ta, chia xẻ với họ những buồn vui hay bất hạnh mà họ phải hứng chịu. Để cho cụ thể, ta hãy xét về nhứng động thái khác nhau đối với hai biến cố lịch sử mới đây: Đó là cuộc chiến tại Ukraine do tham vọng bành trướng lãnh thô của Poutine, và cuộc xung đột giữa quân khủng bố Hamas Palestine và nhà nước Do Thái do tranh chấp về giải Gaza.
Là kẻ dấn thân, khi ta chọn đứng về một phía, hoặc lên án hoặc biên minh cho hành động gây hấn của Poutine. Cũng vậy, sau vụ tàn sát tàn bạo và bắt giũ con tin của quân khủng bố Hamas, ta có thể coi cuộc truy lùng quân khủng bố Palestine trên giải Gaza của Do Thái là hợp lý. Nhưng khi dội bom tiêu hủy hàng loạt các thành phố Palestine trên giải Gaza, thì hành động gọi là tự vệ của Do Thái có còn là chính đáng hay không . Là kẻ tham dự khi, với tư cách là phóng viên, ta tình nguyện có mặt tại chiến trường để chứng kiến tận mắt những gì đang xảy ra ngõ hầu có được bản tường trình đầy đủ, nhưng chỉ trong cương vị một kẻ ngoại cuộc. Chỉ là người trong cuộc hay embarqué, khi người cầm bút, tuy không trực tiếp tham gia cuộc chiến, nhưng biết tự đặt mình vào cảnh ngộ của những đám thường dân Palestine chỉ là nạn nhân vô tội, nhưng lại phải gánh mọi hậu quả chién tranh, Có thế, người cầm bút mới cảm nhận hết được những đau khổ, mất mát của người dân Ukraine hay Palestine để, từ đó lên tiếng kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Có ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình là vậy, người cầm bút mới không biến những điều mình viết ra thành một thứ xa xỉ phẩm dối trá (un luxe mensonger). Camus cho rằng đây là một công tác vô cùng khó khăn, và người cầm bút ngày nay cần cảnh giác để khỏi bị sa lầy vào cái bẫy do thời đại chúng ta giăng ra.
Cái bẫy thời đại, đó là do tiến bộ của khoa học điện tử, chúng ta nay đã bước vào kỷ nguyên thế giới ảo rồi. Ngay từ thời ông, Camus đa ghi nhận rằng người ta không đánh giá tài sản sự giàu sang của nhân vật nào đó bằng số lượng đát đai sở hữu, mà bằng con số tài khoản trong những trương mục của ông ta. Nhận định này càng đúng với thời đại chúng ta hơn, khi ta thấy tấm giấy bạc ngày càng dược thay thế bằng tâm ngân phiếu, rồi tấm thẻ tín dụng, và nay mai chỉ cần bấm vào cái nút trên smarphone là đủ. Điều này có nghĩa là, dù muốn dù không, ta cũng phải tập làm quen với nếp sống ngày càng bị chi phối bởi các ký hiệu. Con người, do đó, ngày càng bị xô đẩy vào thé giới ảo, ngày càng sống tách biệt với thế giới tự nhiên, xa rời với lối sống giao tiếp thân hữu giữa con người với con người. (1).
Nhưng không chi có thế. Cũng như đời sống ngày càng ít bám rễ vào thực tại, các từ ngữ ngày càng bị tước đoạt ý nghĩa nội dung nguyên thủy của chúng, để trở thành những khái niệm mơ hồ trừu tượng. Sự kiện này đã tạo đièu kiện cho những kẻ có dụng ý xấu, lam dụng chúng, bóp méo ý nghĩa chính xác và cụ thể của chúng để phục vụ cho mục đích hay tham vọng cá nhân. Cụ thể là tại các nước bị áp đặt dưới chê độ độc tài toàn trị, người ta đã coi tự do như là quyền tùy tiện vu khống, bắt giũ hay bỏ tù những ai không đồng quan điểm hay chống đói mình. Bởi vậy Camus mới cho rằng, tại các nước này hai chữ "tư do" đã trở thành một thứ từ ngữ tha hóa hay điếm đàng (prostitué), chữ của Camus. Và chỉ khi nào chúng trở thành một hiểm họa, thì mới không còn là thứ từ ngữ tha hóa hay điếm đàng ( Si la liberté est devenue dangereuse, alors est en passe de ne plus être prostituée. Sdd. tr. 1095) Có thể nói đây là trường hợp của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm vào thời Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc (1956), hoặc của tất cả các nhà đấu tranh tù nhân lương tâm tại bất cứ nước nào bị đặt dưới chế độ độc tài toàn tri. Điển hình là thái độ dũng cảm của một số phụ nữ tại Afghanistan hay Iran. Bất chấp những hình phạt khắc nghiệt dành cho họ, thậm chí có thể bị ném đá đên chết, một số phụ nữ tại hai quốc gia này đã không ngần ngại đứng lên biểu tình chống lại những luật lệ khắc nghiệt của giáo điều Đạo Hồi đã dành cho họ. Chỉ có những con người này mới thực sự hiểu được ý nghĩa thực sự của hai chữ tự do. Còn cho tự do là quyền tùy tiện phát biểu theo sở thích riêng để, ưa ai không tiếc lời bốc lên tận trới xanh, còn ghét ai thì cứ việc quạc miệng ra mà vu khống mạ ly, Một thái độ hành sử như vậy chỉ là biểu lộ cho thấy hai chữ tư do, với đám người này, đã được suy diễn phần nào theo nghĩa tha hóa hay điếm đàng mà thôi.
Nhưng đâu chỉ có hai chữ tự do. Thời đại chúng ta còn được chứng kiến không biết bao từ ngữ thanh cao như dân chủ, độc lập, tổ quốc, dân tộc..., đã bị lạm dụng như thế nào để trở thành hoen ố. Chỉ cần những khẩu hiệu được Poutine tung ra dể thúc đẩy công dân Nga nhập ngũ làm bia đỡ đạn cho tham vọng tái lập đế chế Liên Xô của ông ta cũng đủ thấy. Người cầm bút chân chính, do đó, phải biết hoặc dám tìm cách phục hồi tiết hạnh cho các từ ngữ thanh cao này.
Bên cạnh cái bẫy nêu trên, còn một bẫy khác đang chực sẵn. Đó là kỷ nguyên văn minh tin học cũng là kỷ nguyên thông tin đại chúng. Điều này có nghĩa là nó tạo điều kiện cho việc phổ biến tin tức hay tri thức văn hóa được phổ biến rộng rãi hơn, dễ đàng tới quảng đại quần chúng hơn. Chính vì thế nó trở thành phương tiện tranh củ hữu hiệu cho những ứng cử theo chủ nghĩa dân túy (populisme). Thay vì dùng lập luận chính đáng để thuyết phục người dân, họ lại chỉ thích tung ra những khẩu hiệu nghe bùi tai nom bắt mắt tác động tới cảm xúc hơn là lý trí, đê lôi kéo cử tri dồn phiếu cho họ. Về phần những người muốn làm công tác văn hóa cũng vậy. Thay vì tìm tòi sang tạo để nâng cao trình độ thưởng ngoạn chung, anh ta lại chỉ muốn sớm được nổi danh, sớm được nhiều người nhắc đến tên tuổi. Bởi vậy anh ta chỉ lo kể những mẩu giai thoại ly kỳ hấp dẫn liên quan đến một vài nhân vật tên tuổi để câu độc giả, để được nhiều người tò mò muốn đọc. Nào là đại gia này có thú nuôi hàng trăm con mèo trong nhà để vuốt ve nghe chúng kêu meo meo. Nào là cô đào kia đã trải qua không biết bao đời chồng, hoặc anh tài tử nọ thay bồ như thay áo. Nếu chỉ chăm lo viết lách như vậy, anh ta đâu có biết rằng cái giá anh phải trả cho việc mua danh ba vạn bán danh ba đồng ấy, đó là anh ta đã trở thành một kẻ nào khác mạo danh anh ta, chứ không phải là người làm công tác văn hóa chân chính nơi anh ta. Như Camus đã lên tiếng cảnh báo trong đoạn văn sau đây : " La plus grande célébrité aujourd'hui consiste à être admiré sans avoir être lu. Tout artiste qui se mêle de vouloir être célèbre dans notre société doit savoir que ce n'est pas lui qui le sera, mais quelqu'un d' autre sous son nom, qui finira par lui échapper et, peut-être, un jour tuer en lui le vrai artiste." -Sdd. 1083. (Sự nổi danh ngày nay thường là do được người đời hay nhắc đến, chứ không phải vì được nhiều người tìm đọc. Bởi vậy bất kỳ người làm công tác văn hóa nào hôm nay, cần nhận thức được rằng không phải là anh ta được nổi danh, mà là một ai đó đã mạo tên anh ta, để rồi cuối cùng, sẽ làm chết đi con người làm công tác văn hóa chân chính nơi anh ta.)
Để kết thúc, tôi xin tạm tóm lược, theo cảm nhận của riêng tôi, nội dung thông điệp Camus muốn gửi đến chúng ta như sau : Trước bối cảnh lịch sử đầy biến động như cuộc chiến tại Ukraine hay cuộc xung đột tại Gaza giữa quân khủng bố Hamas và Do Thái còn đang diễn ra, người cầm bút chân chính không thể quay mặt làm ngơ cho được. Anh ta cũng không thẻ dùng ngòi bút để bênh vực phe này hay phe kia, hoặc theo dõi để tường thuật như một người ngoại cuộc. Trái lại, anh ta phải coi mình là kẻ đã đặt chân xuống tàu (embarqué), nghĩa là người trong cuộc như mọi hành khách trên cùng chuyến tàu với mình. Điều này có nghĩa là anh ta phải biết sống hòa mình với đám quần chúng vô danh thấp cổ bé miệng, lắng nghe những tiếng thở than thầm kín của họ, để cảm nhận và chia xẻ những đớn đau, tủi nhục, mất mát mà họ chỉ là nạn nhân vô tội do tham vọng của những kẻ muốn làm nên lịch sử gây ra. Có thế, người cầm bút chân chính mới cảm thấy nhu cầu lên tiếng báo động đẻ mọi người thức tỉnh, chú ý tới thân phận của đám người thấp cổ bé miệng ấy, mà mà lên tiếng kêu gọi phải sớm tìm giải pháp chung giúp họ sớm thoát khỏi tai họa họ đang phải gánh chịu. Đó cũng là nhắn nhủ Camus muốn gửi đến chúng ta trong phàn kết của buổi nói chuyện qua đoạn văn trừu tượng nhưng được diễn tả bằng hình ảnh linh hoạt ngoạn mục, khiến ta không khỏi liên tưởng tới những nốt nhạc rộn ràng trổi lên kết thúc cho một bản đại hòa tấu cổ điển : " Les grandes idées, on l' a dit, viennent dans le monde sur des pattes de colombe. Peut-être alors, si nous prêtions l' oreille, entendrions nous, au milieu du vacarme des empires et des nations, comme un faible bruit d' ailes, le doux remue ménage de la vie et de l' espoir. Les uns diront que cet espoir est porté par un peuple, d' autres par un homme. Je crois qu' il est au contraire suscité, ranimé, entretenue par des millions de solitaires dont les actions et les oeuvres, chaque jour, nient les frontières et les plus grossières apparences de l' histoire, pour faire resplendir fugitivement la vérité toujours menacée que chacun, sur ses souffrances et sur ses joies, élève pour tous." (Sdd.-1096)
(Những tư tưởng lớn thường lại đến bằng những bước chân nhẹ nhàng của bày chim bồ câu. Chỉ khi đó, nếu ta chịu khó lắng tai, ta sẽ không chỉ nghe thấy những tiếng khua vang ầm ĩ của những kẻ ôm tham vọng dựng lên những đế quốc nhân danh nhan dân họ. Trái lại, bên cạnh những lời khua môi múa mỏ ấy, ta còn nghe thấy cái âm thanh nhỏ nhẹ như tiếng vỗ cánh nhẹ nhàng, của những lời than thở thầm lặng và ước vọng dấy lên từ hàng triệu trái tim cô đơn, nhưng mỗi lúc lại được làm sống dậy, thêm khua động, duy trì hơn để mỗi lúc trở thành lớn mạnh hơn. Nhờ vào hành động và viẹc làm của họ nên, mỗi ngày. làn ranh giả tạo giữa các biên giới lịch sử, sẽ bị xóa bỏ. để làm sáng tỏ hơn cái chân lý chập chờn thường xuyên bị đe dọa, mà mỗi cá nhân, bằng những nỗi đau và niềm vui riêng, đã trở thành tiếng nói cho toàn thể.)
(1) Ta có thể nêu vụ án nữ tỷ phú Trương Mỹ Lan nguyên chủ tịch Công ty Vạn Thinh Phát và ngân hàng SCB tại Việt Nam làm thí dụ điển hình. Năm 1986, bà Trương Mỹ Lan còn là dân bán vải tại chợ Bến Thành. Nhưng nhờ có óc kinh doanh tinh khôn lanh lợi nên năm 1992 đã cùng chồng là Chu Lập Cơ thành lập công ty Vạn Thịnh Phát rồi ngân hàng SCB với lãi xuất cao để thu hút tiền tiết kiệm của người dân. Sau đó họ đã dùng số tiền ký thác làm vốn đầu tư vào các cơ sở kinh doanh ma, đặc biệt là trong lãnh vực bất động sản. Không chỉ dùng tiền ký thác của người dân, họ còn mượn tiền của ngân hàng nhà để khuyếch đại phô trương tài sản. Kết quả của mánh lới kinh doanh này là không đóng góp hữu ích được gì cho phát triển kinh tế đất nước, chỉ dựng len những khu biệt thự xa hoa hoành tráng, nhưng một số lại bị bỏ hoang. Hậu quả là đương sự cuối cùng bị truy tố và tạm giam về tội chiếm đoạt 364 ngàn tỉ đồng tương đương với 13 ngàn tỉ đô la của nhà nước và tiền tiết kiệm ký thác của người dân. Giờ đây phải ngồi trong tù chắc can phạm Trương Mỹ Lan đã có đủ thì giờ suy ngẫm để nhớ lại những lúc mình được đon đả mời chào khách hàng và vui vẻ chuyện trò với họ hay các bạn đồng nghiệp. Dù chỉ là những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sóng bình thường thôi, nhưng nay mình lại thấy chúng chính là nguồn vui hạnh phúc. Phải chi hồi đó mình đứng có mê muội chạy theo danh vọng với tước hiệu tỷ phủ ảo ảnh cùng những con số bạc tỷ trong các chương mục, nhưng nay cũng chỉ là cát bụi, có phải hơn không ? Phải chi hồi đó mình đừng có quá tham lam ích kỷ, biết nghĩ tới tha nhân một chút nhất là những người phải sông trong cảnh bần hàn quanh ta. Chỉ cần dành một số tiền vụn vặt giúp họ, đem lại niềm vui cho họ và lấy đó làm nguồn vui hạnh phúc cho ta, thì đâu đến nỗi phải rơi vào cảnh ngộ này. Nhưng nay dẫu có ân hận hối tiếc thì cũng đã muộn rồi. (Để biết rõ về vụ án Trương Mỹ Lan chỉ cần gõ trên Youtube : "Vụ án Trương Mỹ Lan", đăc biệt là mục "Tất tần tật về vụ án Vạn Thịnh Phát" trên trang mạng Kiến Thức Thú Vị để biết các mánh lời làm ăn của bà ta như thế nào.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét