RỒI MAI ĐÂY
MỘT BÀI THƠ CỦA TẠ TỴ
... T ạ Tỵ đã ra đi... Anh qua đời ở căn nhà do tiền anh xây từ nhuận bút cuốn sách được trả tới 35 cây vàng (vào năm 1972, đó là cuốn 10 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ HÔM NAY do Lá Bối xuất bản). Trước khi qua đời, họa sĩ Phan Diên ở Mỹ về , cùng tôi đến bên giường bệnh anh nằm ở trên lầu. hai Chẳng biết bệnh gì mà anh chàng chăm sóc nói với chúng tôi, đại khái: bữa nay ông ấy năm dài tô hô trên giường ( tô hô: không mặc quần lót). Nhờ nhà báo Nguyễn Quốc Thái (chàng này nắm thông tin rất bén nhậy) báo cho hay, tôi đến bẹnh viện nằm gần khu vực Nhà Thờ Ngã Sáu Chợ lớn. Anh gặp tôi , hỏi ngay, ai báo tin, rồi mượn di động gọi cho nhà văn Văn Quang, đại khái đã về Saigon và đang nằm dưỡng bệnh. Anh hỏi tôi còn cuốn truyện Nửa Đường Đi Xuống và Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh thì đưa ra tiệm photo ,copy cho anh mỗi thứ một bản, cứ trả tiền đi , sẽ hoàn lại sau.
Hỏi tôi ở Nghĩa Lộ là chỗ nào. Có gần nơi anh đi học tập cải tạo không? và tặng tôi tập thơ Mây bay (in ở Mỹ), tôi đọc hàng chữ ở trang 3 : " Bản của Thế Phong và Nội tướng ,với lòng nhớ thương vô hạn. TẠ TỴ, 1996, U.S.A) " Trong tập thơ này có bài Núi Rừng làm ở Yên Bái 1977, quê hương của cậu. Đọc cho cậu nghe luôn :
"Ở đây những núi cùng rừng / Trời nghiêng lũng thấp. nửa rừng mây che / Núi cao ngăn bước nẻo về / Rằng mê khép kín cơn mê cuối đời / Xa vắng quá bạn bè ơi ! / Màu xanh khỏa lấp chân trời nhớ thương / Lỡ tay đánh mất thiên đường / Xác chìm Địa Ngục còn vương dáng hồng / Xin đừng đợi. cũng đừng mong / Hận thù khép kín một vòng thời gian / Đầm đìa lệ , nến tuôn tràn / Đêm đêm hồn nhỏ băng ngàn về xuôi ./."
Những ngày cuối đời, Tạ Tỵ rất tỉnh táo, nét buồn của người biết mình chẳng còn sống được bao lâu nữa- chẳng buồn cũng chẳng vui. Kể chuyện những năm đi cải tạo với giọng nói bình thản, lên đến Nghĩa Lộ rồi (Yên Bái, - anh biết nơi tôi sinh trưởng và lớn lên tại đó cho đến 18 tuổi) - và điều này trước đó chẳng bao giờ ngờ tới là anh sẽ tới quê hương tôi . Anh cũng chẳng còn bực bội của lần đầu đọc văn Duyên Anh tả, đói quá anh phải ăn cám heo nơi trại cải tạo, và riễu: Tạ & Tỵ được diễn giải: Tài bằng một Tỵ làm ra vẻ một Tạ" trong một cuốn hồi ký..
Từ Mỹ , anh viết thư cho tôi, anh rất hận : "...thằng này vào Trại cải tạo rồi làm ăng ten, chửi cả nước như khi nó còn viết báo Sống". Thực ra oan cho Duyên Anh, câu nói sỏ lá Tài bằng một Tỵ không phải D.A sáng tạo ra, mà chép lại (không ghi chú) câu nói của Huy Sơn, thư ký tòa soạn nguyệt san quân đội Phụng Sự - chẳng biết tranh luận gì với trung úy Tỵ, chàng chuẩn úy đồng hóa phang câu nói trên. Tôi trả lời anh Tỵ: thằng Huy Sơn nó nói câu này hay hơn cả sự nghiệp viết tiểu thuyết Trước mồ trinh nữ & Trường ca của nó." Anh bận tâm làm gì với hai tên đó, nhất là với D.A; thì anh không thể tranh luận với nó được đâu, nó sẽ dùng đủ mọi lối văn hạ nốc ao địch thủ đấy! "vv...
Tôi trả lời anh, nơi anh đi cải tạo không phải ở Làng Bữu đâu (xã Thượng Bằng La, Văn Chấn, Yên bái, nơi có đèo Lũng Lô, địa danh nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Phía đông sang Thu Cúc, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ , phía tây là quốc lộ 37A nối tỉnh Yên bái - đến thị trấn Nghĩa Lộ, phía nam là đèo Lũng Lô sang huyên Phù Yên (Sơn La). Đặc biệt có núi Tè cao khoảng 1300m so mực nước biển , như lá chắn hình cánh cung.( thuộc dãy Fan Si Pan/ Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, chỉ cách nông trại gia đình chúng tôi ở Làng Bữu chừng 2 km.) Nơi này là một địa điểm quân sự rất lợi hại, nó án ngữ hai con đường huyết mạch về hướng tây bắc và quốc lộ 32 chạy qua phía đông, xuôi 16o km nữa là tới Hà Nội. Chẳng biết Tố Hữu có đến nới này lần nào chưa -nhưng thơ ông có nói đến Dốc Pha Đin (đúng ra là Phạ Đin - Phạ tiếng Thái là Trời, Đin là đất). Tôi còn nhớ bốn câu: .
....Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ / Đèo Lũng Lô anh hò chị hát / Dù bom đạn xương tan thịt nát / Không sờn lòng không tiếc tuổi xuân.
Tác giả này hư cấu số một, chưa đến Điện Biên mà làm thơ về Điện Biên cứ như đang cùng chiến sĩ đẩy pháo lên đồi, chưa hề gặp thống soái Staline, đọc thơ thân thích như đứa cháu tụng ông nội .( thương người thương ông thương mười,) chưa hề gặp anh Trỗi ( miền nam phát âm CHỔI ,) làm thơ phong trào ca tụng, thì cứ tưởng Tố Hữu từng nằm úp cùi dìa với anh Trỗi trong nhà tù Saigon .
Bữa anh Tạ Tỵ qua đời là ngày 24/8/2004. Con cháu ở Mỹ về đưa tang, ngày động quan , tôi không đến. .... Có thể tôi , người viết chiêu niệm Tạ Tỵ chậm nhất. Cũng có thể không, vì sau tôi, sẽ còn nhiều người nhớ Tạ Tỵ, một bậc kỳ tài trong làng hội họa Viết Nam, như lời nhà văn nữ Trần Thị Bông Giấy xưng tụng. (Google trích đăng lại theo Thư viện Việt Nam). Vào google / search , gõ tạ tỵ hàng loạt trang nói về họa sĩ tài danh này dài như rễ rau muống gặp mưa.
Tôi nhớ lại, cô bé khóc nhiều nhất (con gái Thượng Sỹ) mắt đỏ hoe, sau đó đến nhà tôi xin tiểu sử, tác giả , tác phẩm để viết bài. Thực ra Tạ Tỵ sinh năm 1921, khai sinh 1922, tốt nghiệp khóa cuối cùng Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương . Vào Saigon trước năm 1954. anh bị động viên vào Trường Sĩ quan Thủ Đức khóa III, ra trường tòng sự tại Bộ Tổng tham mưu Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà (Phòng 5) ... chức vụ cuối cùng Tham mưu trưởng Cục Tâm Lý Chiến , dưới trướng có tới sáu phòng và quan trọng nhất là Đài Tiếng Nói Quân Đội.
Dưới đây, bài RỒI MAI ĐÂY , tác giả làm trước khi nhắm mắt, xuôi tay- trí não tỉnh táo- tin rằng qua đời chỉ còn em về bên mộ gọi hồn ta - với Tạ Tỵ là MỘT-- và, Đinh Hùng thì CÁC - buổi sinh thời Đinh Hùng ao ước: Khi ta chết CÁC em về đây nhé..".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét