bài đáng đọc : " SÀI GÒN BỆNH "/ Minh Nguyễn [ i.e. Nguyễn Đức Minh 1944- / Sài Gòn -- trích Việt Văn Mới ( Paris ) -- 17/6/ 2023.
SÀI GÒN BỆNH
N hẫm tính, sau hơn bốn mươi ngày, kể từ đợt giãn cách đầu tiên do virus Vũ Hán gây ra cho tới nay, Sài Gòn đã phải trải qua bốn lần cách ly xã hội cả thảy. Đặc biệt, với việc giãn cách ở những ngày đầu lần thứ tư, dịch bệnh xem ra có phần nghiêm trọng hơn, với số ca lây nhiễm hôm sau cao hơn hôm trước rất nhiều, khiến người Sài Gòn vốn rất tự tin, không khỏi cảm thấy hoang mang, bối rối, tự hỏi “không biết con virus Vũ Hán đáng sợ kia, sẽ tìm tới gia đình mình lúc nào?”. Bởi kẻ thù giấu mặt đang rình rập ở khắp hang cùng ngõ hẻm, trên các tay nắm cửa, tay vịn ra vào siêu thị, ngân hàng, chợ búa, quán xá. Không những thế, vừa mới sáng nay, đọc thông tin trên mạng thấy các chuyên gia y tế gọi tên con virus biến thể Delta là “sự liên hệ thoáng qua”. Điều này có nghĩa là, con virus biến thể Dalta có trọng lương rất nhẹ, chậm rơi xuống bề mặt, mà lơ lửng trong không gian nhiều giờ liền, nên rất dễ lây lan. Vì vậy, chỉ cần hai người đứng gần nhau trong khoảng cách từ 1 đến 2 mét, trong đó có một người nhiễm biến thể Delta thì, chỉ vài giây sau người đứng gần cũng sẽ bị lây nhiễm.
Ôi! Nếu đúng như những gì các chuyên gia tuyên bố, thì tai họa sẽ khôn lường, bởi trong dịch bệnh đâu ai muốn mình là người bị lây nhiễm.
Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, khó lường, bởi các ca lây nhiễm ngày một gia tăng, vô tình biến thành phố Sài Gòn thành trung tâm ổ dich Sars-CoV-2 thứ hai sau Bắc Giang.
Sài Gòn bệnh?
Vâng! Theo một số người nhận định, Sài Gòn không chỉ bệnh mà còn bị tổn thương một cách nghiêm trọng, bởi sự bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ con virus Covid -19, khiến thành phố từng được xem là năng động, là đầu tàu của nền kinh tế cả nước, trở nên ảm đạm, đìu hiu, khi gần chín triệu người dân sống trong nỗi, ám ảnh, sợ hãi: “tối đi ngủ, sáng mở mắt ra, thấy cả con phố mình sinh sông đã bị giăng dây phong tỏa”. Và. Chuyện gì xãy ra sau đó, như mọi người đã thấy, từng nhóm người xếp hàng chờ sàng lọc, ngoáy mũi, may mắn nhận kết quả âm tính thì yên ổn; bằng ngược lại, cấp tốc bị đưa lên xe cứu thương, hú còi Cô vi Cô vi, chở lên Củ Chi cách ly. Xúc động hơn, mới tối hôm qua, trên mà ảnh nhỏ truyền hình, mọi người không khỏi xúc động, dõi theo hình ảnh em bé ba-bốn tuổi, trong bộ đồ chống dịch màu xanh rộng thùng thình không phải cở em, lếch thếch ôm theo con búp bê bằng bông cùng túi xốp đựng bánh snack, leo lên xe cứu thương đi cách ly, khiến ai nhìn thấy cũng phải mũi lòng, đánh rơi nước mắt.
Chưa bao giờ người ta bắt gặp hình ảnh Sài Gòn vắng vẻ, đìu hiu, trông chẳng khác gì thành phố “giới nghiêm” trong thời gian chiến tranh xảy ra trước đây hay đúng hơn là một thành phố chết. Vâng! Xin thưa, Sài Gòn đang lâm trọng bệnh. Sài Gòn đang thực sự bị tổn thương với từng con đường, ngõ hẻm, góc phố, bị dựng hàng rào chắn, kéo dây nhựa giăng giăng, treo bảng cho thuê rao bán nhà đầy rẩy, công ty lớn nhỏ cửa đóng then cài, tiểu thương lơ láo dừng kinh doanh, hàng quán chỉ được phép bán mang về, phương tiện đi lại hạn chế, công nhân thất nghiệp, dân lao động nghèo bươn chãi đỏ mắt tìm kế sinh nhai, người vô gia cư sống chui rúc dưới các gầm cầu, cuộc sông vốn khó khăn nay càng chồng chất khó khăn, người lấy đêm làm nhà chọn vĩa hè sống lây lất qua đêm, nay càng thêm điêu đứng khi thành phố giãn cách.
Ôi! Đâu rồi một Sài Gòn hoa lệ, đông vui, náo nhiệt, đèn đóm sáng choang, xe cộ lưu thông lúc nào cũng đông đúc, dập dìu như mắc cưỡi, từ mờ sáng cho tới tận giữa khuya. Bỗng đâu, được thay vào đó bằng hình ảnh, những con đường vắng hoe vắng ngắt, những cây ATM gạo thịt phát miễn phí, những địa chỉ phát cơm từ thiện, những thanh niên thiện nguyện viên xuôi ngược trên các nẽo đường, hộ trợ, giúp đở, phân phát, đến tận tay bà con lao động nghèo, người cơ nhỡ gặp cảnh khó khăn, từng hộp cơm, nước uống, chút ít tiền bạc, giúp họ sống qua ngày.
Chứng kiến việc người Sài Gòn, không những chia sẻ cho nhau từng hộp cơm, cốc nước, trong suốt thời gian dài giãn cách xã hội, mà còn thể hiện tính nhân văn qua việc đối xử giữa con người với con người, bằng cách vô tư giúp đỡ bất kỳ ai gặp hoàn cảnh khó khăn như, lao động thất nghiệp, người nghèo buôn gánh bán rong, người khuyết tật, bán vé số, vô gia cư, cơ nhỡ, trong tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát . . . mới thấy hết nghĩa tình, tính cách “rặt” Nam Bộ của người Sài Gòn: “cho thì nhận không xin, đủ rồi không lấy thêm, nhường phần đó cho người chưa có khác”.
Ngoài vẻ đẹp của nghĩa cử nêu trên, khắp nơi trên đất nước, ai ai cũng đang mong muốn được chung tay, góp sức, giúp đở, người Sài Gòn bằng việc quyên góp, gửi tặng, hàng tấn thịt cá, rau củ, cùng với tinh thương mến thương, cầu mong cho Sài Gòn mau chóng vượt qua dịch bệnh. Đặc biệt, khách đi đường mới đây đã không khỏi ngạc nhiên cũng như vô cùng xúc động, khi bắt gặp trên các tuyến phố, hình ảnh dễ thương của anh chàng shipper người nước ngoài, chạy xe máy phân phát miễn phí những hộp thức ăn đến tận tay người nghèo, giúp họ có được bữa ăn ấm bụng.
Rủi thay, trong lúc dịch bệnh chưa thể ngăn chặn, số ca lây nhiễm từ biến thể Delta, mỗi ngày một tang lên, từ hai ba con số nhảy vọt lên bốn con số, khiến chánh quyền phải mạnh tay dập dịch, bằng cách đóng của một lúc ba chợ đầu mối, 129 chợ truyền thống; đồng thời, cấm không ai được ra khỏi nhà, ai ở đâu yên đó, không tụ tập quá hai người, hạn chế một số dịch vụ giao thông, đóng cửa các khu vui chơi, nhà hàng, quán ăn . . . tạo ra sự hoảng loan không đáng có, do trước đó chưa hề đưa ra các biện pháp hổ trợ an sinh xã hội. Điều này dẫn tới sự khan hiêm lương thực thưc phẩm giả tạo, trong khi các tỉnh lại tồn đọng, dư thừa hàng tấn rau củ quả, thịt cá, do không được cấp phép vận chuyển.
Nhìn đám đông người đứng xếp hàng rồng rắn, chờ hai - ba giờ đồng hồ, để được đặt chân vào các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, mới thấy rõ sự quản lý yếu kém của chánh quyền trước lệnh phong tỏa toàn thành phố. Điều này, không chỉ làm đảo lộn sinh hoạt của người dân có cuộc sống ổn định, mà còn gây ra khó khăn cho người nghèo, người vô gia cư, người sống bên lề đường, vĩa hè, gầm cầu, bởi họ không còn nhận được sự giúp đở từ các nhà hảo tâm, các thiện nguyện viên, khi họ không được phép bước ra đường.
Chao ôi! Nếu tình trạng dịch bệnh kéo dài thêm vài tuần, nạn thất nghiệp sẽ diễn ra tràn lan, liệu lấy đâu ra tiền để trả nợ, trả tiền thuê nhà trọ, mua thức ăn để sống?
Buồn, tìm lên mạng đọc báo, thấy đăng tin: “Đây là một tin vui với tất cả người dân trên toàn thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp” (*)
Loại thuốc kháng viêm virus có tên Molnupiravir của Mỹ đang là ứng viên tiềm năng nhất cho hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 trong tương lai gần.
Thuốc Molnupiravir phát triển bởi sự hợp tác giữa 2 công ty Rigibel ( Đức) và Merk (Mỹ). Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã hoàn tất với hiệu quả 100% trên các bệnh nhân Covid-19, Sau 5 ngày, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng gần đi đến chặng cuối với hiệu quả rất tốt, dự kiến sẽ có kết quả ngay trong mùa thu năm nay.
Nếu quá trình nghiên cứu suôn sẻ, thuốc Molnupiravir sẽ được đưa ra thị trường trong 4-5 tháng tới. (**)
Tiếp đó, đọc trên báo Thanh Niên online, thấy có người tên Nguyễn Ngọc Tâm, 39 tuổi, quê Quảng Ngãi, cho biết anh chọn Sài Gòn làm nơi lập nghiệp, bởi thành phố phương Nam này đã cho anh nhiều cơ hội trong cuộc sống, nay thấy Sài Gòn bị “ốm” khiến cho anh nghẹn ngào thốt lên “người Sài gòn hào sảng và giàu lòng thương người. Ở đó, mình đã học được đức tính hào sảng và giàu lòng thương người, nhờ bao đợt thiên tai đày đọa khắp các tỉnh thành, người Sài Gòn đã mở lòng ra giúp đỡ. Thế nên khi Sài Gòn đang gồng mình trước dịch bệnh, mình cùng nhóm bạn thân xuất phát từ tâm cũng như dựa vào khả năng để mỗi người một tấm lòng, chung tay góp sức giúp đỡ người dân không có cơm ăn áo mặc, những ai đang ở những điểm nóng của dịch . . . có thể vơi đi những cơ cực”, anh Tâm kể.
Than ôi! Trong tình hình dịch bệnh bùng phát, giãn cách xã hội xảy ra tại nhiều nơi, cả nước đang hướng về miền Nam nói chung Sài Gòn nói riêng, chia sẻ, giúp đở, động viên, người người chống dịch; ngược lại, cũng có thiểu sô người tỏ ra, hả hê, chế giễu, những ai từng khóc thương, hô hào “Chung tay cưu mang Sài Gòn - Sài Gòn bị bệnh gắng lên”, bla bla . . . kèm theo sự mỉa mai, bóng gió “Sài Gòn đang sống chậm đó chứ, ai chẳng có lúc bị sốt, làm chi mà xoắn dữ vậy” hay “Sài Gòn không đến nỗi bệnh mà nơi khác phải cưu mang. Đó là thành phố giàu có và đóng góp thuế nhiều nhất nước mà, người Sài Gòn lại nổi tiếng hào sảng, không để ai chết vì đói”.
Người đời nói quả không sai “trong hoạn nạn mới rõ ai là ai”.
Thôi thì, mời mọi người đọc bài thơ “Sài Gòn Binh Minh”, của nhà thơ Trần Biên Thùy (***)
Không đánh mà đau cơn đại dịch
Người xa người không được gần nhau
Cái bắt tay không dám nắm vào
Thế mới biết con người nhỏ mọn
Tìm giết nhau bá chủ hành tinh
Lừa dối nhau làm của riêng mình
sống ngắn ngủi tưởng ngàn năm chờ đón
Sài Gòn ơi! Bình minh sẽ đến
thế giới đau đâu riêng lẻ Sai Gòn
hãy đứng lên cùng sông núi quê hương
vui ngày mới vững niềm tin tiến bước.
Hy vọng, trong đợt giãn cách mười lăm ngày, Sài Gòn sớm tiêu diệt đượ cơn dịch bệnh Covid -19, trả lại mùa xuân cho nhân loại nói chung và Sài Gòn nói riêng . /.
(*) Báo Vietnamnet
(**) GS. Trần văn Thuấn
(***) Sáng tác đăng trên FB 17-7-2021.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ