" đu chưa, rượu ? "/ Hồ Đình Nghiêm [ 1957- / Montréal -- Virgil Gheorghiu, 7/ 8/ 2016. -- bài đăng lại : 26 / 2/ 2023.
CHỦ NHẬT, 7 THÁNG 8, 2016
'ĐỦ CHƯA, RƯƠU ? ? ' -- Hồ Đình Nghiêm nguồn : https://phamcaohoang.blogspot.com/
đủ chưa, rượu?
HỒ ĐÌNH NGHIÊM
Đinh Trường Chinh vẽ
(...)
Gia đình mình sống ở Huế; nhà đông con, toàn nam cả, chỉ riêng có hai o con gái. Một Huế cổ kính nhiều thành kiến, nhiều soi mói, nhiều 'bình luận viên' ; nhưng lành thay, ba má mình rất dân chủ, rất 'lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con'.
Vì thế; chẳng thấy mảy may trở ngại, khi trao 2 o con gái vào tay 2 chàng : một Nam, một Bắc, hành nghề 'văn nghệ sĩ'.
Mạ mình thương người chị đầu, trong khi ba mình yêu rất mực cô em. Song thân qui thiên đã lâu; nếu còn tại thế; biết thằng con út học đòi vẽ tranh, viết truyện; hẳn ông bà cũng chỉ cười xòa 'niệm tình tha thứ'.
Chị Ngọc Trang có làm đôi ba bài thơ, hồi học đệ nhị trường Đồng Khánh; chính thức có thơ đăng báo trên tạp chí Văn.
(...)
Gia đình mình sống ở Huế; nhà đông con, toàn nam cả, chỉ riêng có hai o con gái. Một Huế cổ kính nhiều thành kiến, nhiều soi mói, nhiều 'bình luận viên' ; nhưng lành thay, ba má mình rất dân chủ, rất 'lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con'.
Vì thế; chẳng thấy mảy may trở ngại, khi trao 2 o con gái vào tay 2 chàng : một Nam, một Bắc, hành nghề 'văn nghệ sĩ'.
Mạ mình thương người chị đầu, trong khi ba mình yêu rất mực cô em. Song thân qui thiên đã lâu; nếu còn tại thế; biết thằng con út học đòi vẽ tranh, viết truyện; hẳn ông bà cũng chỉ cười xòa 'niệm tình tha thứ'.
Chị Ngọc Trang có làm đôi ba bài thơ, hồi học đệ nhị trường Đồng Khánh; chính thức có thơ đăng báo trên tạp chí Văn.
(chủ nhiệm: Nguyễn đình Vượng/ thư ký tòa soạn: Trần Phong Giao).
Thơ để tên thật ban đầu, sau mang bút hiệu Miên Thảo. (không phải tác giả Nguyễn Miên Thảo).
Thơ để tên thật ban đầu, sau mang bút hiệu Miên Thảo. (không phải tác giả Nguyễn Miên Thảo).
Lên Đệ Nhất C, chị có viết bài tiểu luận nghĩ về tác phẩm 'Gia tài người mẹ'; chị cũng đặc biệt yêu 'Đêm tóc rối' + 'Tuổi nước độc' . [tác phẩm của Dương Nghiệm Mậu].
Có trao đổi ý kiến với tác giả; [ấy là] hôm nhà văn Dương Nghiễm Mậu ra Huế; được anh Đnh Cường dẫn về nhà. Duyên khởi mối tình của 2 người từ 'biến cố văn học' đó. Mình đồ vậy ; cuối cùng là đám cưới được tổ chức ở Đà Nẵng vào năm 1971.
Có trao đổi ý kiến với tác giả; [ấy là] hôm nhà văn Dương Nghiễm Mậu ra Huế; được anh Đnh Cường dẫn về nhà. Duyên khởi mối tình của 2 người từ 'biến cố văn học' đó. Mình đồ vậy ; cuối cùng là đám cưới được tổ chức ở Đà Nẵng vào năm 1971.
--------------
(*) - tựa một truyện đầu tay của Dương Nghiễm Mậu (chú thích: Hồ Đình Nghiêm).
- (...) ... - tạm lược ít dòng (Bt)
***
Năm 2006, ở Sàigòn , người làm sơn mài [Dương Nghiễm Mậu] đi bộ thong dong trên đường; bất ngờ có một chiếc xe gắn máy leo lên , tông không khoan nhượng; làm gẫy xương cổ chân. Phải giải phẫu, bó bột; nhưng trong đường truyền viễn liên, vẫn nghe tiếng cười đầy khí thế của người biết chế ngự nghịch cảnh từ Việt nam truyền gửi qua.
10 năm sau, mình bị băng tuyết lạnh lẽo, vô tình xô ngã làm gãy xương chậu; vào nhà thương nằm ê ẩm ... ; và, mơ hồ nghe ra tiếng cười hôm của nhà văn Dương Nghiễm Mậu. ...
Sáu tháng sau hoạn nạn, mình chống gậy đi xiêu lạc, để nghe tin buồn xô tới, "anh Nghiễm mất rồi Nghiêm ơi ! ".
Vỏn vẹn chỉ có bấy nhiêu; bởi dài dòng chẳng cần thiết, chỉ nhiêu đó cũng đủ bôi xóa, nhấn chìm tất cả.
Mãi mãi không còn tìm đâu ra một giọng cười quen thuộc.
Cũng như tự nghìn trùng ; ở Cổng xe lửa số 6, nhà thờ Ba chuông, đã vuột trôi trong ký ức của thằng em út (không biết thổi sáo) lưu lạc.
Chưa tròn năm, mình mất luôn cả 2 ông anh rể tài hoa. Chợt rùng mình, sao thời gian này mình cứ phải siêng viết về những 'niềm đau nhức của khỏang trống'.
Này anh, này chị, này bạn, nay bè lần lượt bỏ đi. Lau sậy bên sông run thân theo con nước chảy xiết.
Anh Dương Nghiễm Mậu thích dòng chữ của Nguyễn Trãi; " Nước chảy dễ gì trôi bóng núi".
Mình xin đóng lại chút tâm tình ngang đây.
Một lần nữa, cám ơn các anh, chị quan hoài; và, han hỏi tới mình.
Mình cũng thích Nguyễn Trãi:
Tam thập dư niên trần thế mộng
Sổ thanh đề điểu hoán sơ hồi .
[ i.e. PhÍ Ích Nghiễm 1936- 2016]
(ảnh: internet)
(ảnh: internet)
------------
Ghi chú : Hồ Đình Nghiêm có 2 người anh rể, vốn là những bậc tài hòa của văn học nghệ thuật miền Nam [VNCH] : Đinh Cường (chồng chị Tuyết Nhung) ; và, Dương Nghiễm Mậu (chồng chị Tuyết Trang).
Ghi chú : Hồ Đình Nghiêm có 2 người anh rể, vốn là những bậc tài hòa của văn học nghệ thuật miền Nam [VNCH] : Đinh Cường (chồng chị Tuyết Nhung) ; và, Dương Nghiễm Mậu (chồng chị Tuyết Trang).
PHẠM CAO HOÀNG.
- HỒ ĐÌNH NGHIÊM sinh 1957 tại Huế.
Học Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Huế (1978).
- vượt biên năm 1980.
- truyện ngắn đầu tay viết ở trại tị nạn Kowlon/ Hong Kong.
- định cư ở Montreal (Canada) từ 1981.
Đã xuất bản 4 tập truyện;
-Nguyệt thực (California 1988) -- Tờ mộng (California 1991)-- Vầng trăng nội thành (California 1997) -- Mùi hương trên đồi ( California 2005)
----------------
Related article
Dương Nghiễm Mậu:
ngọn nến trăm năm
LƯU NA
Thực lòng, tôi không mặn mà với Dương Nghiễm Mậu, cũng như với Thanh Tâm Tuyền.
Mà; 2 cái tên ấy là 2 ngọn đuốc chói lòa trong mắt thế hệ đàn anh chúng tôi, là 2 cái tên suốt đời tuổi trẻ trên đất người; tôi phải nghe.
Với Thanh Tâm Tuyền văn, dầu tôi không thích lắm; nhưng, vẫn nghe được tiếng của một người trí thức luôn gầm gừ với chính mình.
Với Dương Nghiễm Mậu, chỉ là những rối ren nghịch lý tàn bạo tới vô lý; bên dưới giọng văn đều đều như độc thoại-- thí dụ là 'Tuổi nước độc'.
Một đôi lúc, thấy Dương Nghiễm Mậu tới rất gần với cái gì tuyệt vời, " tôi nghĩ thím không còn nhìn thấy được thím " -- thì; cái cách nói rất giật gân, cố ghìm cho thản nhiên; lại phá hư cái tuyệt vời ấy.
Có những người viết văn vô cảm, để mình cảm được cái cần cảm; với Dương Nghiễm Mậu, tôi thấy bị trơ.
Nhưng; dẫu tôi không đọc được Dương Nghiễm Mậu; thì, ông vẫn đứng đó -- như huệ thắm cắm ngoài đồng, như chim lượn giữa trời không.
Những dòng chữ Dương Nghiễm Mậu đã viết, những tác phẩm DNM đã trao;
cho dẫu có với tới được lòng ai không -- thì; vẫn đã như giọt sáp đều đều lăn chảy.
Khi giọt sáp cuối cùng đã tuôn, đã lưu những dấu chân sâu, nơi cánh đồng văn chương; đã là một thành tố của một thuở vàng son 20 NĂM VĂN HỌC miền Nam/ VNCH.
Dương Nghiễm Mậu; và tất cả tên tuổi cùng thời của thuở 1960's, đã cháy cho đến phút cuối cùng của những ngọn nến; hắt lại cho những thế hệ sau một vừng sáng huy hoàng -- mà; mỗi khi một ánh nến vàng úa tắt đi, tôi thấy mình xa thêm cánh đồng huyền thoại.
Cùng với những người của thuở 60's; nay Dương Nghiễm Mậu thành ngọn trăm năm. Có ánh nến nào đễ tiễn đưa một ánh nến, có giọt sáp nào khóc một giọt đã tan ?
Thực lòng, tôi không mặn mà với Dương Nghiễm Mậu, cũng như với Thanh Tâm Tuyền.
Mà; 2 cái tên ấy là 2 ngọn đuốc chói lòa trong mắt thế hệ đàn anh chúng tôi, là 2 cái tên suốt đời tuổi trẻ trên đất người; tôi phải nghe.
Với Thanh Tâm Tuyền văn, dầu tôi không thích lắm; nhưng, vẫn nghe được tiếng của một người trí thức luôn gầm gừ với chính mình.
Với Dương Nghiễm Mậu, chỉ là những rối ren nghịch lý tàn bạo tới vô lý; bên dưới giọng văn đều đều như độc thoại-- thí dụ là 'Tuổi nước độc'.
Một đôi lúc, thấy Dương Nghiễm Mậu tới rất gần với cái gì tuyệt vời, " tôi nghĩ thím không còn nhìn thấy được thím " -- thì; cái cách nói rất giật gân, cố ghìm cho thản nhiên; lại phá hư cái tuyệt vời ấy.
Có những người viết văn vô cảm, để mình cảm được cái cần cảm; với Dương Nghiễm Mậu, tôi thấy bị trơ.
Nhưng; dẫu tôi không đọc được Dương Nghiễm Mậu; thì, ông vẫn đứng đó -- như huệ thắm cắm ngoài đồng, như chim lượn giữa trời không.
Những dòng chữ Dương Nghiễm Mậu đã viết, những tác phẩm DNM đã trao;
cho dẫu có với tới được lòng ai không -- thì; vẫn đã như giọt sáp đều đều lăn chảy.
Khi giọt sáp cuối cùng đã tuôn, đã lưu những dấu chân sâu, nơi cánh đồng văn chương; đã là một thành tố của một thuở vàng son 20 NĂM VĂN HỌC miền Nam/ VNCH.
Dương Nghiễm Mậu; và tất cả tên tuổi cùng thời của thuở 1960's, đã cháy cho đến phút cuối cùng của những ngọn nến; hắt lại cho những thế hệ sau một vừng sáng huy hoàng -- mà; mỗi khi một ánh nến vàng úa tắt đi, tôi thấy mình xa thêm cánh đồng huyền thoại.
Cùng với những người của thuở 60's; nay Dương Nghiễm Mậu thành ngọn trăm năm. Có ánh nến nào đễ tiễn đưa một ánh nến, có giọt sáp nào khóc một giọt đã tan ?
LƯU NA
(www.t-van.net)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]