Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

bài đáng đọc : " không còn chỗ hiển linh nỗi nhớ "/ Nguyễn Thuỳ Song Thanh 1937 - chết / tphcm -- trích: gio-o.com>

 


 

 


photo: Nguyễn Thị Hải


https://youtube.com/shorts/OHxoXgN2O3I?feature=share - B?m vào dây xem video



Nguyễn Thuỳ Song Thanh

 

KHÔNG CÒN CHỖ HIỂN LINH NỖI NHỚ

 

 

Không còn không gian cũ

Dưới mái nhà xưa

Ảo giác về đâu trú ngụ

 

Em nhớ khói thuốc vờn ria

Hương lam ấp ủ

Dáng anh con cọp ngoan ngồi viết

Ngồi ở đâu. Bàn viết đâu còn

 

 

Em nhớ những lần anh vào bếp

Thần tốc nấu cơm em ăn

Nấu ở đâu. Nhà bếp đâu còn

 

Em nhớ có khi chúng ta nằm bên nhau

Rì rầm cãi cọ

Chỉ em nhịn thua. Chỉ anh dỗ

Nằm ở đâu. Phòng ngủ đâu còn

 

Em nhớ bộ tướng anh dính đầy thơ

Đứng chờ em đầu ngõ

Đêm đêm tan trường về

Đứng ở đâu

 

May quá đầu ngõ vẫn còn kia

Cây dầu già vẫn ngang tàng giữa lối ám

Thả vạn cánh dù xoè kè gió bay nghiêng

 

Không lẽ

Chỗ anh ở bây giờ chỉ là con ngõ cổ thụ không tên

 

Điều không thể

Nó làm em đau khổ

Lẩn quất đâu đây nỗi nhớ

Không còn chỗ hiển linh

 

(17.9.2013)

 

Về bài thơ cây dầu già đầu ngõ của Thùy Song Thanh. Theo lời nhà thơ trẻ Nguyễn Thị Hải người chụp lại cây dầu đầu ngõ đường Nguyễn Kim Sài Gòn, nói với tôi. Đây chính là cây dầu đã được nhà thơ Thùy Song Thanh mang vô đối thoại cùng nhà thơ Nguyễn Khoa Hữu khi chồng ở tù cải tạo về.

 

Biến cố lịch sử 1975 . Chồng là một sĩ quan Miền Nam Việt Nam Cọng Hòa. Nhà thơ bị thu tóm vào Trại Cải Tạo trong nhiều niên. Khi ông được thả ra về gặp lại vợ con trong sự thất cơ sa thế của những kẻ sống trong Miền Nam sa trầm đến độ vợ chồng không còn cái giường để nằm. Trước đó họ là thành phần ưu tú ở Miền Nam, Chồng sĩ quan vợ giáo sư tốt nghiệp đại học và là dạy Anh Văn trung học ở thủ đô Sài Gòn. Của cải họ đã phải bán sạch để lo cho miếng ăn của các con trong thời buổi ấy.

 

Thơ không ảo chữ trốn vào mộng mơ. Thơ Nguyễn Thị Song Thanh nhẹ nhàng nghệ thuật đục chữ rải ra cái bị thảm của đời thường bị tước đoạt quyền làm người giữa thảm họa Lịch Sử Việt Nam 1975 . Không cuồng ngôn không hiệu triệu thơ nhưng nói lên được xúc động đớn đau lớn của lịch sử xiết họng đời sống bé mọn của những cá nhân trong cuồng cơn đốn mạt ấy của cơn lịch sử chiến thắng. Điều rất dễ trở thành một than vãn chữ của kẻ bị bóc lột tự ti. Hoặc lời lè nhè của nhóm chữ nông cạn trí thức đanh đá chanh chua la ó lịch sử. Làm được một bài thơ ngắn. Chữ kiệm. Lung linh bóng thơ. Khoan thai với đời. Mà mô tả được cái chiều đau cảnh thực của cá nhân bị xiết họng trong bức tranh lớn của lịch sử cái ác 1975. Thử hỏi có mấy bài thơ của các nhà thơ nữ sống kinh qua giai đoạn bất hạnh này của Việt Nam 1975, viết lên được như bài “Không Còn Chỗ Hiển Linh Nỗi Nhớ “ của Thùy Song Thanh

 

Lê Thị Huệ, ở Kyoto, 10/11/2022

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ