Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, Joe Biden, chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/2021, và vào ngày long trọng này, một nhà thơ mới 22 tuổi , cô Amanda Gorman, có vinh dự đọc bài thơ của chính mình. Sự kiện này không phải là ngoại lệ vì trước cô đã có 5 nhà thơ làm nhưng cô là người trẻ nhất:- Năm 1961, Robert Frost đọc trong lễ nhậm chức của Tổng Thống John F. Kennedy.
- Năm 1993, Maya Angelou đọc trong lễ nhậm chức của Tổng Thống Bill Clinton.
- Năm 1997, Miller William đọc trong lễ nhậm chức của Tổng Thống Bill Clinton nhiệm kỳ 2.
- Năm 2009, Elizabeth Alexander đọc trong lễ nhậm chức của Tổng Thống Barack Obama.
- Năm 2013, Richard Blanco đọc trong lễ nhậm chức của Tổng Thống Barack Obama nhiệm kỳ 2.
Đứng tại bậc thềm của Điện Capitol, với chiếc băng đô màu đỏ và áo khoác màu vàng, tay đeo chiếc nhẫn có hình con chim trong lồng gợi đến nhà thơ Maya Angelou với tác phẩm " Tôi biết vì sao chim trong lồng hót , I know why the caged bird sings ". ( chiếc nhẫn là quà tặng của Oprah Winfrey, MC và diễn viên nổi tiếng ), Amanda Gorman đã chinh phục toàn thể người nghe tại chỗ cũng như những người theo dõi qua truyền hình. Trong lời chào mở đầu, Gorman gởi tới tổng thống và phó tổng thống vừa đắc cử và toàn dân Mỹ và thế giới ( Americans and the world ). Cô nói to, rõ ràng và đĩnh đạc, tự tin và kiêu hãnh, kèm theo ngôn ngữ hình thể và không ai biết rằng cách đây vài năm, cô còn nói ngọng. Cho đến lúc trở thành sinh viên đại học, cô không phát âm được âm "R". Từ nhỏ cô bị chứng rối loạn cảm nhận âm thanh ( auditory processing disorder ) và cô kiên trì tập luyện để vượt qua khiếm khuyết này bằng cách nghe đi nghe lại bài hát trong vở nhạc kịch Hamington " Aaron Burr " , bài hát đầy chữ R.Đây không phải là lần đầu Amanda Gorman đọc thơ trong một dịp long trọng như thế, năm 2018 cô đã đọc bài thơ Making Mountains as we run trong lễ nhậm chức hiệu trưởng thứ 29 Đại học Harvard của Giáo sư Lawrence S. Bacon.
Sinh ra và lớn lên tại Los Angeles, Amanda Gorman được mẹ là giáo viên tiếng Anh khuyến khích đọc và viết từ nhỏ. Học năm cuối bậc trung học, cô được học bổng đại học của tổ chức Milken Family Foundation để theo học tại Đại học Harvard danh tiếng. Cô tốt nghiệp ngành xã hội học loại xuất sắc ( cum laude ) năm 2020 , trong thời gian này cô được học bổng sang Madrid, Tây Ban Nha, học trong một học kỳ . Cô trở thành người đầu tiên đoạt được Giải nhà thơ trẻ quốc gia ( National Youth Poet Laureate ) vào năm 2017. Cô sớm tham gia nhiều hoạt động cộng đồng tập trung vào các vấn đề áp bức, nữ quyền, chủng tộc, biến đổi khí hậu. Cô xuất bản tập thơ đầu tiên vào năm 2015 ( The One for Whom Food Is Not Enough ).
Năm 2017, cô đã đọc thơ của mình trên đài truyền hình MTV . Thư viện và Bảo tàng Morgan đã mua bài thơ " In this Place ( An American Lyric ) " và trưng bày vào năm 2018 bên cạnh các tác phẩm của các nhà thơ khác. Cô đã viết bài ca ngợi các vận động viên da đen cho Nike và có hợp đồng với Viking Children Books để viết sách cho trẻ em. Hoạt động của cô mở rộng nhiều lĩnh vực, cô sáng lập tổ chức phi lợi nhuận One Pen One Page, là tổ chức điều hành chương trình lãnh đạo và viết văn cho giới trẻ.
Cô đã từng tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống vào năm 2036 và nhiều lần lặp lại nguyện vọng này. Sau khi nghe cô đọc thơ trong lễ nhậm chức của tổng thống Biden, bà Hillary Clinton và cả bà Michelle Obama cho biết họ ủng hộ nguyện vọng này. Liên tiếp nhiều năm, các tạp chí danh tiếng đều có bài viết về cô, đăng ảnh lên trang bìa. ( Time, số tháng 2/2021; Vogue, số tháng 5/2021 ).
Chính phu nhân tổng thống vừa đắc cử Jill Biden đã đề nghị cô đọc thơ cho lễ nhậm chức. Cô nhận thông báo được chọn đọc vào ngày 30/12/2020 và được yêu cầu viết bài thơ phù hợp với chủ đề chung của lễ nhậm chức là " Nước Mỹ đoàn kết ", không có hướng dẫn nào khác. Mỗi ngày cô viết vài dòng, viết được nửa bài thì xảy ra vụ bạo loạn ủng hộ Trump tại điện Capitol vào ngày 6/1/2021. Trong không khí đó cô hoàn tất bài thơ ngay trong đêm. Cô đã nhắc đến sự kiện này trong bài thơ: " ... a force that would shatter our nation rather than share it." ( một quyền lực có thể làm tan vỡ đất nước chúng ta thay vì chia sẻ nó).
Bài thơ gồm 7 khổ, 723 từ, viết theo thể thơ tự do ( free verse poetry ), toàn bài cũng có nhịp điệu ( rythme ) và vần điệu ( rhymes), ( shade và wade,) When day comes, we ask ourselves where can we find light in this never ending shade?The loss we carry, a sea we must wade/.
và beast và peace : We braved the belly of the beast.We've learned that quiet isn't always peace // dễ nhận thấy nếu đọc thành tiếng thay vì đọc thầm.
Dịch bài thơ này sẽ khó chuyển hết những thủ pháp về điệp thanh ( alliteration) : somehow we’ve weathered and witnessed, braved...belly...beast / norms and notions ;
đảo ngữ ( inversion ): .. in this truth/ in this faith/ we trust ;
gối câu ( enjambement): ... but that doesn’t mean we are/ striving to forge a union with purpose;
lặp lại ( repetition): That even as we grieved, we grew/ That even as we hurt, we hoped/ That even as we tired, we tried/;
ám chỉ ( allusion): ... everyone shall sit under their own/ vine and fig tree/ and no one shall make them afraid. Câu này mượn từ Kinh thánh: But everyone shall sit under his vine and under his fig tree/ And no one shall make them afraid/ For the mouth of the Lord of hosts has spoken.
Cũng có lúc cô khéo léo sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: " we lay down our arms/ so we can reach out our arms/ to one another " ( arms 1 nghĩa là vũ khí, arms 2 là cánh tay ).
Để chuẩn bị viết bài thơ The hill we climb, cô đã tìm đọc lại diễn văn của những người nổi tiếng như Frederick Douglass, Winston Churchill, Abraham Lincoln, Martin Luther King Jr, và nghiên cứu cả bài của những người đã đọc thơ trước cô, đặc biệt là Maya Angelou. Một tuần trước lễ nhậm chức, cô nói với Ron Charles, nhà phê bình sách của tờ The Washington Post: " Tôi hy vọng là bài thơ của tôi sẽ đại diện cho một khoảnh khắc đoàn kết cho đất nước chúng ta" và " với những lời nói của mình, tôi sẽ có thể nói tới một chương mới, một kỷ nguyên mới cho dân tộc chúng ta".
Bài thơ đọc đúng lúc, đúng chỗ, đã được đánh giá cao không những cho dịp đặc biệt này mà nó sẽ tồn tại lâu dài.
Có người gọi nó là điểm sáng trong buổi lễ và hoan nghênh ý tưởng của Gorman như là một thông điệp của sự đoàn kết, phản ảnh quá khứ và hy vọng ở tương lai.
Không lâu sau lễ đăng quang, nhà xuất bản Penguin Young Readers thông báo việc ấn hành 150 000 bản bìa cứng in bài thơ vào mùa xuân 2021, bắt đầu từ tháng 4. Bài thơ cũng được in vào tuyển tập cùng với Change Sings do nhà Viking và trở thành 2 cuốn bán chạy nhất trên Amazone.
Những thành công trong sự nghiệp văn chương, kèm thêm là những hưởng ứng trong các hoạt động xã hội đối với cô gái sinh năm 1998 này khiến chúng ta vững lòng tin ở những bước tiến vững chắc của cô về sau này. Ai dám bảo là ý tưởng tranh cử tổng thống vào năm 2036 là hão huyền.
THE HILL WE CLIMB
When day comes, we ask ourselves where can we find light in this never ending shade? The loss we carry, a sea we must wade. We braved the belly of the beast.
We've learned that quiet isn't always peace and the norms and notions of what just is, isn't always justice. And yet the dawn is hours before we knew it, somehow we do it, somehow we’ve weathered and witnessed a nation that isn't broken but simply unfinished.
We, the successors of a country and a time, where a skinny black girl descended from slaves and raised by a single mother can dream of becoming president, only to find herself reciting for one.
And yes, we are far from polished, far from pristine, but that doesn't mean we are striving to form a union that is perfect. We are striving to forge our union with purpose, to compose a country committed to all cultures, colors, characters, and conditions of man. And so we lift our gazes not to what stands between us but what stands before us. We close the divide because we know to put our future first. We must first put our differences aside.
We lay down our arms so we can reach out our arms to one another . We seek harm to none and harmony for all. Let the globe, if nothing else, say this is true, that even as we grieved, we grew. That even as we hurt, we hoped.
That even as we tired, we tried. That we’ll forever be tied together, victorious, not because we will never again know defeat, but because we will never again sow division.
Scripture tells us to envision that everyone shall sit under their own vine and fig tree, and no one shall make them afraid.
If we’re to live up to our own time, then victory won't lighten the blade but in all the bridges we've made, that is the promise to glade, the hill we climb if only we dare, it's because being American is more than a pride we inherit. It's the past we stepped into and how we repair it.
We've seen a force that would shatter our nation rather than share it, would destroy our country if it meant delaying democracy.
And this effort very nearly succeeded. But while democracy can be periodically delayed, it can never be permanently defeated. In this truth, in this faith, we trust. For while we have our eyes on the future, history has its eyes on us.
This is the era of just redemption. We feared -- at its deception. We did not feel prepared to be the heirs of such a terrifying hour, but within it we found the power to author a new chapter, to offer hope and laughter to ourselves.
So, while once we asked, "how could we possibly prevail over catastrophe?", now we assert, "how could catastrophe possibly prevail over us?" We will not march back to what was, but move to what shall be, a country that is bruised but whole, benevolent but bold, fierce and free. We will not be turned around or interrupted by intimidation.
Because we know our inaction and inertia will be the inheritance of the next generation. Our blunders become their burdens . But one thing is certain. If we merge mercy with might and might with right, then love becomes our legacy and change, our children's birth right.
So let us leave behind a country better than one we were left with, every breath from my bronze pounded chest, we will raise this wounded world into a wondrous one. We will rise through the gold-limbed hills in the west, we will rise from the windswept northeast where our forefathers first realized revolution. We will rise from the lake-rimmed cities of the Midwestern states.
We will rise from the sun-baked South. We will rebuild, reconcile, and recover, in every known nook of our nation, in every corner called our country, our people diverse and beautiful, will emerge battered and beautiful.
When day comes, we step out of the shade, aflame and unafraid.
The new dawn blooms as we free it for there is always light if only we're brave enough to see it, if only we're brave enough to be it.
AMANDA GORMAN
( Có thể nghe bản ghi âm toàn bài thơ được đọc ở đây : )
https://youtu.be/Wz4YuEvJ3y4
Bản dịch
NGỌN ĐỒI TA LEO
Khi ngày đến ta phân vân tự hỏi
Tìm đâu ra ánh sáng trong bóng tối mịt mùng
Mất mát ta cưu mang
Biển sâu ta phải lội
Trong bụng quái vật hiên ngang chống chọi.
Chúng ta học được rằng lặng yên không cứ là hoà bình
Và chuẩn mực lẫn khái niệm về những điều hiện hữu đâu phải luôn là công lý.
Thế mà bình minh đã xuất hiện trước khi ta nhận ra
Bằng cách nào đó ta đã nhận ra
Bằng cách nào đó chúng ta đã vượt sóng gió
Và chứng kiến một quốc gia không tan rã
mà chỉ là chưa vẹn toàn.
Chúng ta, người thừa kế một quốc gia vào thời điểm có đứa bé gái gầy gò da đen, tổ tiên là nô lệ, lớn nhờ mẹ đơn thân, mơ làm tổng thống, chỉ để thấy mình đọc thơ cho một tổng thống nghe.
Và vâng, chúng ta không bóng lộn, cũng chẳng nguyên trinh, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta muốn dựng lên một khối hoàn hảo. Chúng ta đang cố tạo nên khối cùng chủ đích, để có một đất nước cam kết bảo vệ mọi văn hoá, mọi màu da, mọi cá tính và mọi thân phận con người. Và vì vậy chúng ta nâng tầm nhìn không phải chỉ để thấy những gì đứng giữa chúng ta mà là những gì đứng ngay phía trước. Khép lại khoảng cách vì ta biết đặt tương lai mình trên hết. Trước hết chúng ta phải gác qua một bên mọi dị biệt của mình.
Chúng ta hạ vũ khí xuống để cánh tay vươn đến nhau. Chúng ta không tìm cách hãm hại ai mà chỉ muốn tìm sự hài hoà với mọi người. Hãy để trái đất, chứ không ai khác, khẳng định điều này, rằng ngay cả khi đau buồn, ta lớn lên, rằng ngay cả khi bị tổn thương, ta đã hy vọng.
Rằng ngay cả khi mỏi mệt, ta đã cố gắng, rằng chúng ta sẽ mãi mãi gắn bó với nhau đi đến thắng lợi, chẳng phải vì chúng ta không bao giờ nếm mùi thất bại, mà bởi lẽ chúng ta sẽ không thêm lần nữa gieo rắc rẽ chia.
Kinh thánh cho chúng ta hình dung rằng nếu mọi người sẽ ngồi dưới gốc nho và cây vả của mình thì không ai làm cho họ sợ hãi.
Nếu chúng ta sống ngang tầm thời đại thì chiến thắng không nằm ở lưỡi dao, mà ở những chiếc cầu chúng ta xây được, đó là lời hứa sẽ vượt qua, ngọn đồi ta leo, chỉ cần chúng ta dám, vì làm người Mỹ không chỉ là niềm tự hào chúng ta thừa hưởng. Mà đó là quá khứ chúng ta bước vào và chúng ta sẽ sửa chữa nó ra sao.
Chúng ta đã thấy một quyền lực có thể làm tan vỡ đất nước này, thay vì chia sẻ nó, có thể hủy diệt đất nước này nếu điều đó đồng nghĩa với việc trì hoãn nền dân chủ.
Và nỗ lực này gần như đã thành công. Tuy nhiên khi dân chủ có thể định kỳ bị trì hoãn, nó sẽ không bao giờ bị đánh bại mãi mãi. Vào sự thật này, vào niềm tin này, chúng ta kỳ vọng. Và trong khi chúng ta hướng về tương lai, lịch sử vẫn dõi theo mong ngóng.
Đây là kỷ nguyên của cứu chuộc công bằng. Chúng ta sợ hãi khi nó bắt đầu. Chúng ta chưa cảm thấy sẵn sàng trở thành người kế thừa của một giờ phút kinh hoàng như vậy, nhưng khi ở trong nó rồi, chúng ta đã tìm thấy sức mạnh để viết ra một trang sử mới, mang lại hy vọng và tiếng cười cho chính chúng ta.
Cho nên khi ta từng hỏi: " Làm thế nào vượt qua thảm họa?" thì bây giờ ta đã quả quyết: " Thảm họa đánh bại ta sao được?" Chúng ta không lặp lại chuyện quá khứ, mà hướng đến chuyện trước mặt, một đất nước bị tàn phá nhưng nguyên vẹn, nhân từ nhưng táo bạo, khốc liệt và tự do. Chúng ta sẽ không sợ bị đẩy lùi, hay bị đe dọa mà phải bỏ dở dang.
Và chúng ta biết rằng bất động và ù lì của chúng ta sẽ là di sản cho thế hệ mai sau. Những sai lầm của chúng ta sẽ là gánh nặng cho chúng. Nhưng có một điều chắc chắn: nếu ta kết hợp lòng nhân từ với sức mạnh và sức mạnh với lẽ phải, thì tình thương yêu sẽ trở thành di sản và sự đổi thay trở thành quyền bẩm sinh của con cháu chúng ta.
Thế nên hãy để lại phía sau một đất nước tốt hơn lúc mà ta đã nhận về, mỗi hơi thở từ lồng ngực nâu đồng của tôi, chúng ta sẽ nâng thế giới bị tổn thương này thành một thế giới diệu kỳ. Chúng ta sẽ vươn lên từ những ngọn đồi óng vàng ở miền Tây, chúng ta sẽ đứng dậy từ miền Đông Bắc lộng gió, nơi tổ tiên chúng ta lần đầu tiên làm cách mạng. Chúng ta sẽ trỗi dậy từ những thành phố ven hồ của những tiểu bang vùng Trung Tây.
Chúng ta sẽ đứng dậy từ phương Nam rực nắng. Chúng ta sẽ tái thiết, sẽ hòa giải, sẽ phục hồi trong mọi ngóc ngách quen thuộc của đất nước chúng ta, mọi ngóc ngách mang tên đất nước chúng ta, những con người đa dạng và xinh đẹp, sẽ bước ra mạnh mẽ, đẹp xinh trong bầm dập.
Khi ngày đến, chúng ta từ bóng tối bước ra, bừng cháy, chẳng hãi hùng .
Bình minh chớm nở khi ta thở tia nắng ra vì chỉ có ánh sáng khi ta có đủ can đảm để nhận biết nó, chỉ khi ta đủ dũng khí để là ánh sáng.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ