Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

đọc thêm: " Hoạ sĩ Nguyễn Trung : " nghĩ về mẹ, tôi vẫn day dứt tới giờ "/ THIỆN -- trích: Dân Trí - 10/02/ 2020.

 


Họa sĩ Nguyễn Trung: Nghĩ về mẹ, tôi vẫn day dứt đến giờ

 THIỆN Thứ tư, ngày 10/02/2016 07:03 AM (GMT+7)

Aa Aa+
"Nghĩ về mẹ, có nhiều chuyện vẫn làm tôi day dứt đến tận bây giờ. Bà thích ăn bánh canh, vì thế tôi đã đi ra chợ để mua bánh canh cho bà. Mẹ nói bà không ăn được vì bún dai quá. Tôi đã cảm thấy bực bội và nói với bà là ở chợ chỉ bán loại này thôi...", họa sĩ Nguyễn Trung nói.
 Bình luận 0

Sau series trừu tượng trắng là dòng blackboard và series xám trắng đen… ông đã tạo ra một kết cấu đơn giản bằng cách viết nguệch ngoạc dòng trắng như phấn trên một phiến đá tối nền màu xám.Sơn chảy nhiều hơn, lỏng hơn, đầy cảm tính và rất tự do, giống như đại dương màu trắng xen kẽ với ánh sáng của màu xám và nâu. sáng tạo của ông dần từ bỏ các vùng đất rộng lớn của màu sắc. Một bảng đen mang ý nghĩa tẩy xoá, vẫn hiển thị mờ nhạt, như thử nghiệm vào lĩnh vực của cái hữu hình và vô hình.

Ông nói rằng những series đó là nỗi nhớ thời thơ ấu. Dòng sông vẫn còn sâu sắc với sự ra đi của thời gian. Sông có thể mềm mại và nhẹ nhàng nhưng cũng tàn nhẫn như thời gian, giống như một dòng sông vô tận. Sơn mịn màng và chảy như nước qua những tảng đá, nếu như ông không còn kiểm soát và để cho sơn hướng dẫn ông trên canvas. Trong ba series trừu tượng này, dường như xuất hiện cơ thể phụ nữ. Người ta có thể phân biệt được mông và có lẽ bộ phận sinh dục.

ADVERTISING

Tranh Nguyễn Trung

Ông không giải thích về những suy đoán, và thích để trí tưởng tượng của người xem được hoàn toàn độc lập. Với một nụ cười tinh quái, ông gợi ý rằng có lẽ đó là dấu vết của thịt người, nhưng họ tự do. Nó không phải là kích thước của họ mà là sức mạnh của họ. Tranh của ông bao gồm chân dung trữ tình của phụ nữ với những khó khăn của chiến tranh, sự đô thị hoá ngày càng tăng của Sài Gòn với những dòng chảy mới nhất, tinh khiết như không khí. Ông đã đi đến sự tự do cao quý.

Bài trò chuyện dưới đây dành cho Thế Giới Tiếp Thị Xuân lại là những góc nhìn hết sức đời thường của người nghệ sĩ, trong đó ông nói nhiều về mẹ, với niềm day dứt khôn nguôi.

Ông có nhớ lần bán đượcbức tranh đầu tiên không?

Đó là vào những năm 1960. Tôi bán được ba trăm đôla, một số tiền lớn thời đó. Tôi đã đi mua ngay một quyển sách về nghệ thuật được xuất bản bởi Unesco. Tôi thậm chí còn ghi vào sách “kỷ niệm cho lần đầu tiên bán được tranh”. Tôi không biết quyển sách đó bây giờ ở đâu nữa.

Chuyện lúc đó cũng rắc rối lắm. Có một cô gái người Mỹ muốn mua bức tranh này, nhưng người ở phòng tranh cứ nói tới nói lui với cô ấy. Sau đó khi trở lại cô ấy phát hiện ra họ đã bán nó cho người khác và cứ khóc mãi. Đó là một kỷ niệm khá đặc biệt.

Hẳn là rất khó xử khi có một fan hâm mộ cuồng nhiệt như vậy (cười).

Trong gia đình của ông có truyền thống nghệ thuật không?

Tôi là người đầu tiên. Mẹ tôi cũng khá quan tâm đến nghệ thuật, chẳng hạn như làm thơ, bình thường thế thôi chứ cũng không có gì quá cao siêu. Bố tôi thì không thích lắm. Ông không muốn tôi học trường mỹ thuật và chúng tôi tranh cãi về điều này suốt.

Ông sẽ làm gì nếu không phải là một hoạ sĩ?

Tôi có thể là một nông dân. Tôi luôn thích trồng trọt. Hoặc một người thợ mộc. Có một xưởng mộc gần nhà của chúng tôi, tôi có thể đứng đó và xem những người thợ mộc làm việc trong nhiều giờ. Họ làm ra các món đồ nội thất rất đẹp. Tôi đã kinh ngạc khi thấy họ biến những mảnh gỗ thành những chiếc bàn ghế thật đẹp chỉ với các công cụ đơn giản. Tôi tự nhủ một ngày nào đó cũng phải thử làm xem sao.

Vậy ông đã thử chưa?

Dĩ nhiên là có, tôi đã tự tay làm một số đồ nội thất cho xưởng vẽ này, như cái bàn để màu vẽ của tôi. Mặc dù nó là một thất bại thảm hại (cười).

Nỗi sợ hãi lớn nhất của ông là gì?

Sự cô đơn. Thật kỳ lạ vì tôi thích ở một mình. Khi tôi làm việc thì khác vì tôi có những bức tranh bên cạnh, cũng giống như có một người bạn để trò chuyện.

Nhưng khi thực sự ở một mình và không có gì để làm, hoặc khi không có bất cứ ai quen biết ở gần, đó là khi tôi thấy cô đơn.

Một lần khi tôi được trợ cấp đi Pháp, tôi ở tại nhà nghỉ của một trung tâm nghệ thuật ở Valenciennes. Tôi vẫn ổn vào ban ngày khi tôi có thể đi ra ngoài, gặp gỡ mọi người. Nhưng vào ban đêm, tôi sẽ cầm điện thoại và gọi cho tất cả mọi người tôi biết. Hoá đơn điện thoại tăng vọt và tôi không có đủ tiền để thanh toán. Phó giám đốc có đề nghị trả tiền cho tôi. Tôi đã rất ngạc nhiên trước sự hào phóng của ông, đặc biệt là khi lần đầu gặp tôi không thích ông ta lắm (cười).

Còn về cái chết? Ông có sợ không?

Tất cả mọi người đều bị ám ảnh với cái chết tại một thời điểm nào đó. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã thực sự sợ hãi trước cái chết, sợ mẹ tôi mất. Mỗi khi có mưa bão sấm sét lớn,tôi khóc rất nhiều vì nghĩ ai đó sắp chết.

Nhưng khi tôi lớn lên, tôi không quan tâm nhiều về chuyện đó nữa. Tôi nghĩ rằng chết là một phần tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên tôi nghĩ về nó khi ai đó tôi biết qua đời. Khi bố tôi mất, anh em của tôi và tôi đã phải đưa ông vào quan tài. Có một sự khác biệt cực kỳ lớn giữa một người còn sống và một xác chết. Đối với tôi, một người chết chẳng còn giá trị gì nữa. Chỉ giống như một khúc gỗ, không hơn, không kém.

Như trong Chiến tranh và hoà bình. Khi Andrei chết, Natasha nhìn xung quanh và tự hỏi anh đang ở đâu trong khi thực tế cơ thể của anh đang ở ngay trước mặt cô. Đó chính xác là cảm giác của tôi khi đó. Bố đang ở đâu? Xác của ông chẳng còn gì cả. Nó mất đi tất cả các giá trị của một chúng sanh. Đó là sự vô thường.

Nhìn lại, ông có bất kỳ điều gìhối tiếc?

Không có gì quá to tát. Chỉ những chuyện nhỏ thôi. Tôi đã cố gắng chăm sóc mẹ khi bà lớn tuổi. Nhưng hồi đó tôi hay đi chơi với bạn bè, nhậu nhẹt, tiệc tùng, và không dành nhiều thời gian với mẹ.

Nghĩ về mẹ, có nhiều chuyện vẫn làm tôi day dứt đến tận bây giờ. Bà thích ăn bánh canh, vì thế tôi đã đi ra chợ để mua bánh canh cho bà. Mẹ nói bà không ăn được vì bún dai quá. Tôi đã cảm thấy bực bội và nói với bà là ở chợ chỉ bán loại này thôi, tôi biết phải làm gì với món bánh canh dai nhách này đây.

Bây giờ tôi cũng thích ăn bánh canh vào buổi sáng. Tôi nhận ra rằng mình có thể làm bánh canh mềm nếu nấu kỹ với nước lèo. Nghĩ lại, tôi thấy mình đã quá ngu ngốc. Tôi có thể nấu mềm bánh canh cho bà. Tôi thấy buồn vì những điều không thể làm cho mẹ. Đó là những điều nhỏ nhặt cứ đeo bám tôi mãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét