Thứ Tư, 19 tháng 10, 2022

đọc thêm : " vĩnh biệt Nhạc sĩ NGUYỄN ÁNH - 9 [ i.e. Nguyễn Đình Ánh 1940- 2016 ] sưu tầm & thực hiện: NGV -- trích : https://sites.google >

 

Vĩnh biệt Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Sưu tầm & thực hiện NGV.



Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã vĩnh viễn ra đi vào chiều ngày 14 tháng 4 tại Sài-Gòn sau một thời gian dài chống chỏi với bệnh tật . Ông là một nhạc sĩ thuộc thế hệ những nhạc sĩ của Miền Nam Tự Do nói riêng và trong giai đoạn toàn thịnh của Việt nhạc kể từ năm 1974 trở về trước , ông còn là một người nhạc sĩ mang nhiều tâm huyết và sự ưu tư lo lắng cho tiền đồ của nền âm nhạc Việt Nam đang tha hóa từ sau ngày 30 tháng 4.1975

Những phát biểu thẳng thắn và trong sáng của người nhạc sĩ lão thành, như một tiếng chuông cảnh giới trước tình trạng sa sút trầm trọng của nền âm nhạc Việt Nam, đã được những người còn lương tri và tâm huyết với dân với nước hưởng ứng nhưng cũng đã không tránh được những chỉ trích và lăng mạ của những thành phần ngu dốt và thiếu giáo dục .

Trong bối cảnh dân trí càng ngày càng trở nên thấp kém, trong lúc toàn dân ta còn đang loay hoay tìm con đường để giải phóng dân tộc ra khỏi sự cùm gông và hành hạ của chủ nghĩa ngoại lai Cộng Sản duy vật, thì lại có một thành phần không nhỏ trong dân Việt đang tôn sùng và cổ súy cho lối sống chạy theo một chủ nghĩa mới, “chủ nghĩa thực dụng”, một thứ tư tưởng phi nhân bản cũng là của ngoại bang , chỉ xếp hạng con người qua con số của cải vật chất đã tồn trữ được, chỉ đánh giá sự nghiệp của con người qua con số tiền bạc đã kiếm được. Quên rằng dân tộc ta có một nền đạo lý cao cả hơn để theo mà sống còn, tiền nhân đã tạo dựng và truyền lại, đã giúp giống nòi tồn tại, chứ không phải là nhờ vào sự tính toán thực dụng, đua đòi thực dụng mà dân tộc tồn tại .

Chạy theo và ca tụng chủ nghĩa thực dụng ấy,ngày nay người ta suy tôn những thần tượng, "ông hoàng âm nhạc", "bà chúa "Diva", chỉ bằng nhìn vào sự phô trương bên ngoài như đi xe hơi đẳng cấp,ở nhà dát vàng, cho chí thấp kém đến độ đánh giá những phần cơ thể của những người nữ đứng trên sân khấu để mà ca tụng và tôn sùng, mà không còn để tâm tới vấn đề tài năng, đầu óc nặng thực dụng đem đặt vào nghệ thuật đã và đang có kết quả là đầy rẫy những rác rưới và tệ nạn trong xã hội Việt Nam ngày nay, mà rác rưới văn hóa trong đó có rác rưới âm nhạc là điều hiển nhiên không thể ngoan cố mà chối cãi . Sự sa sút của toàn nền văn hoá là điều khó tránh.

Để ca ngợi một người nhạc sĩ , là một trong muôn một những người con dân Việt, còn có tâm huyết với dân với nước, xin hãy đọc tâm sự và nghe dòng nhạc Nguyễn Ánh 9.

“ Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sỹ.

Hồi xưa, người nhạc sỹ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sỹ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.

Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.

Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh… nhưng bây giờ những ca sỹ hát giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc.

“Tôi nói có lẽ sẽ đụng chạm đến những người học thanh nhạc. Người ca sỹ học thanh nhạc hát phải phát âm cho tròn chữ, và cố gắng đưa giọng mình cho tròn trịa, giọng ngân cao vút… nhưng quá mải lo kỹ thuật nên hát không có cảm xúc!

Theo tôi, thị trường nhạc Việt vẫn đang nằm yên. Rồi từ từ, nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại. Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy nhưng đời con, đời cháu của tôi sẽ thấy điều này.

Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sỹ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Tất cả những gì cứ để thử lửa đi, đốt cách mấy thì vàng cũng vẫn là vàng. Mình hãnh diện là người Việt Nam không thua ai hết! “

( Trích trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 )

Nguyễn Ánh 9 độc tấu Dương Cầm :

Ai Đưa Em Về

* Buồn Ơi Chào Mi

* Cô Đơn

* Đừng Để Mắt Em Lệ Thấm Long Lanh

* Không

* Kỷ Niệm

* Mênh Mông Tình Buồn

* Một Lời Cuối Cho Em

* Mùa Thu Cánh Nâu

* Tình Khúc Chiều Mưa


Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại tỉnh Phan Rang, Việt Nam (cũng có nguồn viết ông sinh năm 1939). Ông là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn.

Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc.[1] Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.

Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng hát sinh viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.

Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Ōsaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: "Còn thương nó không bạn?", ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn ghi-ta trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: "Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Đến khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn.

Ca khúc "Không" được Khánh Ly thu lần đầu trong đĩa nhựa của nhãn đĩa Tình ca quê hương. "Không" trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương, cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như "Ai đưa em về", "Chia phôi", "Lời cuối cho em",... được Elvis Phương trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee tại thành phố Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.

Những năm đầu thập niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã từng đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh. Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê nhất được đệm đàn cho hai danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài nhạc phẩm nổi tiếng khác như "Mùa thu cánh nâu", "Đêm tình yêu".

Sau sự kiện tháng 4 năm 1975, thời gian đầu ông có đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Từ 1976, ông làm nhân viên kiểm soát xe lưu thông tại Xa cảng miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 có mở một lớp dạy dương cầm.

Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại với âm nhạc; ông tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như "Mảnh tình nghiệt ngã", "Mênh mông tình buồn". Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 Nguyễn Ánh 9 có viết thêm một số ca khúc nữa như "Tình yêu đến trong giã từ", "Mênh mông tình buồn", "Cho người tình xa" và "Cô đơn"

Các nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 :

* Ai Đưa Em Về Elvis Phương

* Biệt Khúc Quang Dũng

* Bơ Vơ Elvis Phương

* Bơ Vơ Thu Phương

* Buồn Ơi Chào Mi Bằng Kiều

* Cho Người Tình Xa Elvis Phương

* Cho Người Tôi Yêu Quỳnh lan

* Cô Đơn Y Phương

* Hạnh Phúc Ngọt Ngào Bích Hiền

* Không Elvis Phương

* Không 2 Hồ Lệ Thu

* Khúc Nhạc Mừng Xuân Phi Thuý Hạnh

* Kỷ Niệm Quỳnh Lan

* Lặng Lẽ Tiếng Dương Cầm Diệu Hiền

* Lối về Cẩm vân

* Mầu Tím Tình Yêu Hương Giang

* Mênh Mông Tình Buồn Quỳnh Lan

* Một Lời Cuối Cho Em Lê Hiếu

* Một Lời Cuối Cho Em Thế Sơn

* Mùa Thu Cánh Nâu Ngọc Anh

* Phương Trời Nhớ Quỳnh Lan

* Sắc Xuân Nguyễn Hồng Nhung

* Saigon Em Và Tôi Elvis Phương

* Tiếng Hát Lạc Loài Xuân Phú

* Tình Khúc Chiều Mưa Quang Minh

* Tình Khúc Chiều Mưa Kim Anh

* Tình Yêu Đến Trong Giã Từ Elvis Phương

* Trọn Kiếp Đơn Côi Nguyễn Hưng

* Xin Đừng Nói Yêu Tôi Quang Dũng-Hồng Ngọc

* Xin Như Làn Mây Trắng 5 Dòng Kẻ


Bài đọc thêm : Hoài Cổ 42


===============================



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ