THỨ HAI, 27 THÁNG 11, 2017
vào đề NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950-1956
/ Thế Phong
( tập 4: Lược sử văn nghệ VN 1900-1956 )
( Đại Nam Văn Hiến, Saigon 1959.)
CHỦ NHẬT, 8 THÁNG 11, 2015
vào đề 'Nhà văn hậu chiến: 1950- 1956' -
- (tập 4 : Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956) -- Đại Nam Văn Hiến/ Saigon 1959)
vào đề
Nhà văn hậu chiến 1950- 1956
Thế Phong
Thế Phong (phải )
& nữ nhà văn Nguyễn Thị Bích Nga
(ảnh: Bích Nga
chụp tại Café 27 Nguyễn Thị Diệu, Saigon/ 2009
- một trang đánh máy trong sách
'Nhà văn hậu chiến 1950-1956'
( bản in rô nê ô đầu tiên ở Saigon, 1959. 0
- ..." tôi [Vũ Ngọc Phan] xin nhắc lại một lần nữa: bộ' nhà văn hiện đại' này chỉ là một bộ phê bình văn học; không phải là bộ 'văn học sử-- trong văn học sử, người viết cần phải ...
- ..." bộ sách'Llược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956' (nói chung) -- và; nói riêng; Nhà văn hậu chiến 1950-1956' (tập 4) chỉ được viết ra; sau khi tôi đọc các tác phẩm văn học; rồi bày tỏ nhận xét riêng, giúp tôi vững tinh thần trở thành một 'littérateur' mà thôi."
Giai đoạn kháng chiến từ 1945 đến 1950; Việt Nam độc lập được gần một năm.
-tiếp; Pháp đưa quân tái chiếm lại Hà nội (19/12/1946) -- cho dù là đảng phái Quốc hay Cộng; đều phải bỏ phù hiệu riệng ,để đoàn kết trong danh xưng 'kháng chiến'chống thực dân tái xâm lăng.
-suốt 9 năm (1945-1954); thì, kháng chiến ở 4 năm về sau này đã hao hụt thực chất, phe Mác- xít ra mặt lãnh đạo -- và; cho đến ngày 20/7/1954, phân chia đất nước, danh xưng 'kháng chiến' mất hẳn ý nghĩa. Song; trên bình diện văn nghệ, ý thức toàn dân kháng chiến đã tạo được nền văn học, cả chiều sâu lẫn chiều rộng.
- giai đoạn văn nghệ phân hóa -- văn nghệ Mác-xít theo hẳn lối sáng tác chỉ huy; chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp quản Hà Nội -- từ vĩ tuyến 17 trở vào , Quốc gia Việt Nam [Việt Nam Cộng Hòa]; bình diện văn nghệ chỉ là một vườn hoang, mọc đủ loại thảo mộc.
- Nhà văn tiền chiến 1930- 1945
(tập 1: LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1900-1956)
(ấn bản của Nxb Vàng Son, Saigon 1974
( bìa: NguyễnTrọng Khôi)
'Lược sử văn nghệ Việt Nam 1900- 1956'
gồm 4 tập:
- a) Nhà văn tiền chiến 1930- 1945 .
- b) Nhà văn kháng chiến chủ lực 1945- 1950
( gồm 2 tập: thượng & hạ).
- tập thượng nói về ' Nhà văn kháng chiến chủ lực ở miền Bắc 7 Trung.
- tập hạ :' Nhà văn miền Nam 1945-1950' .
c) Nhà văn hậu chiến 1950- 1956 .
d) Tổng luận 60 năm văn nghệ Việt nam 1900-1956.
(riêng tập sau cùng, Đàm Xuân Cận chuyển dịch Anh ngữ :
'A Brief Glimpse at the Vietnamese literary scene 1900- 1956'
/ Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1970.
Đàm Xuân Cận [1939 - ]
dịch sang Anh ngữ
A Brief Glimpse at the Vietnamese literary scene
(courtesy photo of Như Hoa- Lê Quang Sinh// USA)
A Brief Glimpse at the Vietnamese literary scene
( First published by Dai Nam Van Hien, Saigon)
bià 1:
TỔNG LUẬN 60 NĂM VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1900- 1956
(chưa in)
bìa 4: (chưa in)
TỔNG LUẬN 60 NĂM VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1900- 1956
(Nxb Thanh niên / Chi nhánh tại Tp. HCM
cấp phép tái bản từ 2007,
giao cho một công ty tư nhân liên kết , chưa xuất bản)
Tập 4, 'Nhà văn hậu chiến 1950- 1956' ; đối với người khe khắt, cho là quá nhiều, người dễ dãi cho là chưa đù. Với tôi, [ Thế Phong] vẫn chỉ là bắt voi bỏ giọ -- và, tất nhiên chủ quan định kiến; nên thiếu sót không thể tránh khỏi.
Nhìn vào người viết sách phê bình văn học trước -- Vũ Ngọc Phan từng kết luận ở cuối trang 'Nhà văn hiện đại', có đoạn,
"... Trước hết; bộ sách này là bộ phê bình văn học, như tôi đã nói nhiều lần-- vậy không lẽ gì bắt buộc soạn giả phải nói đến hết tất cả nhà văn. Sau nữa; trong khi tôi [ Vũ Ngọc Phan] viết những trang phê bình về 'thơ'; có nhiều thi sĩ chưa có quyển thơ nào xuất bản -- kể cả về kịch, tiểu thuyết -- có nhiều nhà văn chưa có sách biên khảo, chưa có kịch hay tiểu thuyết ra đời. Như vậy, biết căn cứ vào đâu cho chắc chắn? Rồi lại; những nhà văn chính trị, tuy đã có văn thơ in trên báo chương; hay xuất bản thành sách - cũng không có trong bộ sách này -- vì một lẽ mà ai cũng hiểu; khi nhớ đến chế độ hiện hành về sách báo. Còn những nhà văn chuyên viết những sách Pháp; thì, tôi cho là : không phải nói đến trong văn học Việt nam (...). Tôi xin nhắc lại ở đây một lần nữa: bộ 'Nhà văn hiện đại' này chỉ là một 'bộ phê bình văn học', không phải là 'bộ văn học sử'. Trong văn học sử; người viết cần phải xét rất kỹ: ảnh hương thân thế nhà văn đến văn phẩm; rồi lại phải định rõ cả sự liên lạc của nhà văn nọ với nhà văn kia -- đồng thời, khác thời đại. Nếu không đủ được những điều cốt yếu ấy; để định rõ được phong trào văn học, thì dù có là 'văn học sử' đi nữa; người ta cũng chỉ coi là một mớ
sử liệu ..."
Với tôi [Thế Phong]; thì, những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp -- như Phạm Duy Khiêm với Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie; hoặc, Nguyễn Tiến Lãng/ Le Chemin de la Révolte ; Phạm Văn Ký/ Frères de Sang, Celui qui regnéra; Cung Giụ Nguyên/ Le Fils de la Baleine ; hoặc sử gia Lê Thành Khôi/ Le Vietnam, Histoire et Civilisation ; Hồ Hữu Tường/ Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc bỡn Nga , Phi Lạc Náo Hoa Kỳ . ; tôi cũng không nói đến trong bộ sách phê bình
này -- như Vũ Ngọc Phan đề cập khi viết bộ phê bình văn học 'Nhà văn hiện đại'.
Cả đến loại sách trinh thám , phong thần kiếm hiệp kỳ tình, phỏng dịch tiểu thuyết -- tôi cũng không đề cập.
Rõ hơn là Phạm Cao Củng có mặt thời tiền chiến, với Kỳ Phát; hoặc, truyện kiếm hiệp ký tên Người Nhạn Trắng xuất hiện ở Hà nội vào thời lỳ 1950 -- tôi cũng không đề cập.
Còn tác giả Hoàng Như Mai ( ở trong vùng Kháng chiến); chúng tôi có bàn tới trong 'Nhà văn hậu chiến 1950- 1956)'-- vì ; vở kịch 'Tiếng trống Hà Hồi' đặc sắc, được trình diễn ở trong Hà Nội .[ vùng chính quyền Quốc Gia kiểm soát].
Và; đó là vở kịch duy nhất được coi là điển hình cho bô môn kịch.
Bước qua bộ môn biên khảo; Duy Sinh (Nguyễn Đức Phúc Khôi) được đưa riêng vào một'tiết'; như một điển hình cho lớp người viết biên khảo; thì cũng vẫn là chủ quan phiến diện -- so với Diên Hương, Thu Giang (Nguyễn Duy Cần) khi đối chiêu lại.--thì Duy Sinh không thể giá trị bằng 2 nhà văn biên khảo vừa nêu danh.
Trở lại bình diện văn nghệ hậu chiến [Nhà văn hậu chiến 1950-1956/ quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà]; gồm trên dưới 100 nhà văn thơ ; chọn 30 vị điển hình,viết cặn kẽ; so với nhà văn thơ khác viết tóm lược. Thì; cũng vẫn là chủ quan thô thiển; tự nhận thiếu sót.
Bởi; nghĩ xa hơn , " không thể viết đầy đủ các nhà văn, thơ trong một tập sách dày khoảng 200 trang [ 27cm]; mà, phải viết mỗi nhà văn thơ điển hình thành một cuốn riêng về họ."
Vậy hãy coi những trang viết được gọi 'phê bình văn học' này; chỉ là 'chữ viết' (écriture); mà không là 'văn chương' (littérature) -- như văn sĩ Michel Butor quan niệm.
Và; bộ sách 'Lư ợc sử văn nghệ Việt nam 1900- 1956' (nói chung) -- và; nói riêng, thì'Nhà văn hậu chiến 1950-1956 (tập 4) ra đời ; chỉ được viết ra, sau khi tôi đọc các tác phẩm văn học; rồi, bày tỏ nhận xét riêng; giúp tôi vững tinh thần trở thành một 'littérateur' mà thôi.
Từ 1950 đến 1956; biến chuyển thời cuộc tác động đích thực vào đời sống văn học -- các nhà văn hậu chiến sống và viết ở miền Bắc.
( vùng chính quyền Quốc Gia & Việt Nam Cộng hòa kiểm soát.) -- nhóm 'Thế kỷ' tạo được một văn sĩ tài ba Triều Đẩu (i.e. Nguyễn Văn Phùng)
. Tác giả này viết về những mảnh đời, qua phóng sự hồi cư nóng bỏng, hàng ngày phải đối phó với đời sống cơm áo.
Nguyễn Minh Lang
[ i.e. Nguyễn Như Thiện 1930- Hà nội 2000]
Băng Sơn
[ i.e. Trần Quang Bốn 1932- 2010]
Vân Long
[ i.e. Nguyễn Văn Long 1934- ] (phải)
(ảnh: Hoàng Khởi Phong chụp ,
Nhật Tiến [i.e. Bùi Nhât Tiến 1936- 2020]
nữ văn sĩ BÀ TÙNG LONG
[i.e. Lê Thị Bạch Vân 1915- 2006 Saigon.]
(ảnh: Internet)
nhà văn Văn Quang
[i.e. Nguyễn Quang Tuyến 1933-2022 ]
cựu sĩ quan Quân Lực VNCH
- nhà văn Thế Uyên
[i.e. Nguyễn Kim Dũng 1935- 2013/ USA.]
Một nhà văn điển hình khác, Hoàng Công Khanh/ Mẹ tôi sớm biệt một chiều thu(tiểu thuyết), 'Bến nước Ngũ bồ' (kịch dã sử) -- hoặc Nguyễn Minh Lang, ngọn bút tài hoa văn chương lãng mạn mới, với 'Gái Hà nội' ( bìa là chân dung, nhân vật truyện là nữ ca sĩ
Tâm Vấn ), Nước mắt trong đệm mưa ( viết chung với Thanh Nam), Cánh hoa trước gió (2 tập ) ...
Hai nhà văn này ; chúng tôi đã đề cập ở Chương 3 ( tiết 2 & 4) -- nhưng 'Nhà văn hậu chiến 1950-1956' / Loại sách Đại Nam văn hiến/ Nxb Huyền Trân của Nhật Tiến) xuất bản năm 1959 , bị kiểm duyệt bỏ trọn tiết; chỉ còn trơ khấc tựa bài & những dòng châm chấm, biểu hiện bị kiểm duyệt xóa.
Tới 1973,' Nhà văn hậu chiến 1950- 1956' ( Đại Nam Văn Hiến xuất bản bìa chữ màu nâu) cho in lại đầy đủ 2 tiết nói về Nguyễn Minh Lang & Hoàng Công Khanh. (*).
----------
(*) hiện nay vẫn chưa kiếm được ấn bản này; các tiết nói về Nguyễn Minh Lang + Hoàng Công Khanh; vẫn để trống. (Thế Phong)
Về nhà thơ điển hình: Đinh Hùng, Nguyễn Quốc Trinh ; còn viết tóm lược : Hoàng Phụng Tỵ, Song Nhất Nữ, Băng Sơn, Vân Long, Trần Nhân Cư....
Bình diện văn nghệ miền Trung, các nhà thơ điển hình: Huyền Chi (nữ), Hoài Minh, Thanh Tuyền ; viết tóm lược: Hồ đình Phương, Huyền Viêm, Thế Viên ...
nữ văn sĩ Nguyễn Thị Vinh
thời xuân sắc
(ảnh: Internet)
Bình diện văn nghệ miền Nam; viết về các nhà văn điển hình:
- Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo (nữ). Triều Lương Chế, Phạm Thái (Nguyễn Ngọc Tân), Chấn Phong, Hư Chu .
- viết tóm lược :
Bà Tùng Long, Quỳ Hương (nữ), Minh Đăng Khánh, Tường Hùng, Kiêm Minh, Nguyễn Hoài Văn, Uyên Thao, Tô Kiều Ngân/ Người đi qua lô cốt, Văn Quang/ Thùy Dương trang, Huy Trâm, Phạm nguyên Vũ [ không phải Nguyên Vũ sau này], Lê Vĩnh Hòa, Nhật Tiến/ Những người áo trắng . ...
Một số nhà văn khác nổi lên, sau năm 1956; Võ Phiến ( tác phẩm xuất bản vào 1957), Nguyễn Đình Toàn ( ở Hà Nội trước 1954, , ký bút danh Tô Hà Vân), Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương (nữ), Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng (nữ), Võ Hồng, Thế Uyên. ...
Riêng về phóng sự tiểu thuyết, là Hoàng Hải Thủy/ Vũ Nữ Saigon, Duyên Anh, Toàn Phong/ Đời phi công , ... tác phẩm đã xuất bản vào cuối 1956; khi chúng tôi đã viết xong' Nhà văn hậu chiến 1950- 1956' , chưa có dịp đề cập.
Và; cũng nhờ nhà phê bình văn học tiền bối Vũ Ngọc Phan; chúng tôi [Thế Phong] được giải vây khốn đốn,
" vậy không lẽ gì bắt buộc người viết phải nói tới tất cả nhà văn."
Về thơ : Thái Thủy, Tôn Thất Quán, Cao Mỵ Nhân, Viên Linh, Hoài Nam (Trần Dạ Từ sau này), Hoài Khanh, Hà Yên Chi, Viên Linh v.v ...
--------------------
(...) - tạm lược một đoạn , khi post bài này trên Blog Thế Phong. (11/ 2015) - TP)
Phải hiểu được rằng: lịch sử một nước, cũng như lịch văn chương luôn luôn đi trên đà diễn tiến, tiếp nối không ngừng. Nói khác đi; sử học, văn học sử một nước không thể bị cắt quãng; cũng không thể bị tùy thuộc vào lập luận của bất cứ một phe nhóm nào; để định giá trị vĩnh cửu.
Riêng tôi, rất cảm phục Vũ Ngọc Phan, ông đã có lời dẫn,
" ... được gọi là văn học sử; không chỉ phán xét thân thế nhà văn đến tác phẩm; còn phải định rõ' liên hệ giữa nhà văn này với nhà văn nọ; định rõ phong trào văn học ."
Càng rõ hơn, được gọi là văn học sử; ít ra phải làm được một bộ sách tuông tự như bộ 'Lịch sử các nền văn chương+ ngôn ngữ Pháp' ( tạm dịch Histoire des littératures de la langue francaise),do nhóm chủ trương : gồm 209 giáo sư văn học thực hiện bộ sách văn học vĩ đại .
***
Xin được gửi lời cảm ơn một số bạn giúp tài liệu & khích lệ, giúp đỡ phương tiện in ấn rô-nê-ô; khi tôi viết bộ sách cũng như in ra vào năm 1959 :
- nhà văn Nhật Tiến { 1936- 2020 ) tác giả Những người áo trắng cho mượn tên nhà xuất bản Huyền Trân & địa chỉ nhà xuất bản tại 504 đường Hồng Thập Tự (Saigon 3.) .
- bạn trẻ Đinh Văn Cường [1939- ] --[ họa sĩ Đinh Cường sau này) tới gác trọ ngườ viết ( phía sau Nhà thờ Công Giáo Lý Thái Tổ, Saigon 10); ngồi xệp trên sàn gỗ chia từng tờ sách in rô nê ô xếp thành tập.
- bạn Vũ Viết Loan ( tên thật đầu tiên trong giấy khai sinh của nhà báo Uyên Thao / nay , Vũ Quốc Châu [ 1933- ) đi mượn giùm chiếc máy chữ Remington cũ rích ( nói đùa : máy chữ có niên đại ,từ thời Tấy vừa hạ thành Hà nội) để đánh stencil ( máy chữ không có clavier nguyên thủy, dấu chữ mất lung tung.)
- chú rể Vũ Quốc Châu [Uyên Thao 1933 - ] & cô dâu Hàng Ngọc Hân - phù rể Đỗ Mạnh Tường (phải) - Phan Thế Hùng ( viết văn ký buát danh Châu Trị) ( trái)
(ảnh: 1967).
- Phan Văn Thức ( giám đốc bộ Canh Nông); cấp tiền ăn uống & giấy stencil & rất nhiều ram giấyduplicateur -- và; sử gia Phạm văn Sơn , chỉ huy trưởng Trưởng Quân Báo Cây Mai cũng,cấp 1 lần, đâu đó 4, 5 ram giấy duplicateur. [ trung úy Nguyễn Văn Dưỡng sau viết văn, ký Văn Nguyên Dưỡng] chuyển giấy tận tay tôi tại Thư Viện Quốc Gia.)
- dược sĩ X...(quên mất tên, nhà ở hẻm đường Phan Văn Trị, đối diện nhà hoạ sĩ Tạ Tỵ) cấp tiền ăn sáng & tiền tiêu vặt.
- sinh viên trường Luật, Đào Minh Lượng ( sau , thẩm phán, chánh án Tòa ánThiếu Nhi Tòa Sơ thàm Saigon)cấp tiến ăn bánh mì, tiền cà phê đen + Le Croque Monsieur, tại Café La Pagode thường xuyên; để tôi ra Thư viện Quốc Gia, 34 đường Gia Long hàng ngày, tháng, năm -- đọc và sưu tầm tài liệu.
- trung úy Nguyễn Quang Tuyến [ 1933-2022 ] ở 29 /C đường Sư Vạn Hạnh ( Saigon 1) nuôi ăn , ở tới 2, 3 năm để viết bộ sách này.(sau là văn sĩ Văn Quang nổi danh, tiếng tăm lẫy lừng.).
- người -tình -bậc- chị VTDV [ 1926- ] ở Cảng Thơm ( Hong Kong) gửi thư đều đặn khích lệ viết; và, phải viết cho hay;nếu không " chị Hai cho ăn đòn !"
Linh Bảo [i.e. Võ Thị Diệu Viên 1926- ]
( courtesy photo of Đinh Thạch Bích /USA)
Đào Minh Lượng (bên phải)[ 1936- 2013] - tác giả thi tập ' Vô Cùng' (Saigon 1960)
(Nguyễn Mạnh Cường (trái) cung cấp ảnh)
sau này Tạ Tỵ viết thẳng toẹt, trong hồi ký văn chương:
" ... Nhưng không phải Thế Phong chỉ nói vả chửi người khác đâu, anh dám nói cả thói xấu, tật hư của riêng anh nữa ... Thế Phong con người rất đam mê, không những văn học mà còn đàn bà. Những người được anh mê, chắc cũng khổ tâm; như Cao Mỵ Nhân và nữ sĩ Linh Bảo. .."
(Những khuôn mặt đi qua đời tôi/ Tạ Tỵ,
- Thằng Mõ xuất bản, USA, 1990)
bìa 4 : Cô gái Nghĩa Lộ / Thế Phong ( nxb Đồng Nai/ VN), tái bản 2003 -- bìa Hồ Văn Giáo - trích đoạn viết về Thế Phong của Tạ Tỵ.
- cũng không thể quên, chịu ơn văn sĩ André Gide; qua cuốn sách viết về Dostoievski -- và; cả V. Biélinsky nữa , tác giả Textes philosophiques. ( xuất bản ở Moscow 1950. )
Thế Phong
( trích : newvietart.com (France)
Thế Phong tác giả & tác phẩm
(ảnh: tác giả tự chụp
Saigon, Nov. 27, 2017.)
"bọn mình, thằng nào cũng "già khụ"; nếu mày không 'chú thích', chắc tao cũng không nhận ra mày ." H.
( 'e-mail 'của văn sĩ H. [ Thanh Thương Hoàng] xa Saigon từ 1999, hiện ở San Jose) gửi Thế Phong - ngày 27 tháng 11, 2017, lúc 12:20 ).
------------
lời bàn thêm:
"Văn Học Sài Gòn 1954- 1975/ những chuyện bên lề "(Nxb Tổng hợp Tp. HCM 2020, Lê Văn Nghĩa đề cập tới cuốn" Ánh Sáng Miền Nam đứa con bị Mai Thảo từ chối":
"Trong từ điển mở Wikipedia, phần tác phẩm của nhà văn Mai Thảo không thấy nhắc đến truyện dài phóng tác Ánh sáng miền Nam và hầu như không ai nghe nói đến "tác phẩm" này sau Đêm giã từ Hà Nội (1956), kể cả tác giả cũng không nhắc đến.
Khi đọc quyển Nhà văn hậu chiến 1950- 1956 của nhà văn Thế Phong, tôi (LVN) mới biết Mai Thảo đã có một truyện dài phóng tác từ phim Ánh sáng miền Nam - một phim hợp tác giữa Việt Nam Cộng hoà vÀ Phi Luật Tân quay từ năm 1956. Trong phim này có sự gòp mặt của Phạm Duy vÀ hai người phụ nữ trong đời ông là Thái Hằng, Khánh Ngọc.
Khi phim này trình chiếu đã bị sự chê bai thậm tệ của báo chí. Duy Mỹ trong bài" Đặt vấn đề sản xuất hỗn hợp trên báo Sinh lực ngày 1/ 1/ 1957 viết: " Ánh sáng miền Nam đã thất bại, cuốn phim xã hội tình cảm kia đã không xã hội một chút nào và không tình cảm một chút nào cả vì người thực hiện đã chắp vá, vá víu một cách vụng dại. non nớt, những cử chỉ, hành động đi ngược lại thực trạng xã hội, phản ngược lại tình cảm tinh tế, kín đáo và phong phú của dân Việt. Nói tóm lại Ánh sáng miền Nam còn là bài học chính đáng trải nghiệm xuẩn động ". (dẫn theo Thế Phong, Nhà văn hậu chiến 1950- 1956, tr. 2015).
Thế mà không hiểu sao, nhà văn Mai Thảo làm cái chuyện ngược đời là phóng tác lại truyện phim này thành một tiểu thuyết cùng tên. Quyển sách này cũng có số mạng " thúi hẻo" như cuôn phim - nghĩa là bị phê phán nặng nề.
Nhà phê bình Uyên Thao viết: " Nhưng ở đây trong phạm vi một bài báo chúng tôi chỉ nói riêng đến cái hỏng, cái hay của một cuốn tiểu thuyết. Cái hỏng trước tiên của cuốn iểu huyết Ánh sáng miền Nam như trên đã nói là cái hồn tính của người Việt không có trong những nhân vật chính trong truyện. Từ đấy người ta thấy biết bao là cảnh trơ trẽn trái ngược với nền giáo lý cổ truyền của dân tộc. Yếu tố tâm lý cũng là một nhát búa nặng đập tan sự xây dựng, lỏng lẻo nôi dung của cốt truyện. Những cảnh lẽ ra phải thắm thiết, nồng nàn trở thành tẻ nhạt, giả tạo. Đọc hết hơn 300 trang giấy người ta chỉ thấy những hỗn loạn của hành động chăp nối, những lời lẽ cầu lỳ mà rỗng tuếch, những cuộc sống không hơn vá víu, pha trộn môt cá ch hẩu lốn. Có thể nói rằng Mai Thảo đã vơ cỏ, lượm rác kết thành Ánh sáng miền Nam". (tạp chí Sinh lực, Sđd, tr. 205).
Riêng nhà văn Thế Phong đã ' hạ chưởng ': " Mai Thảo buôn bán nghệ thuât không đặt vấn đề tín nhiệm chính bản thân, chung quy chỉ vì tiền mà làm.".-- (Sđd, tr. 206).
LÊ VĂN NGHĨA
(tr. 118-119 - Sđd )
--- --------------------------------------------
( bài tu chỉnh đăng lại -- (lần 2 / 8/8/2022)
--------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét