Thế Nguyên & Nhóm Trình Bầy Thế Phong | |
Có hai người cầm bút trong thập niên 60 ở Saigon cùng có bút danh và tên trùng nhau;
Cậu quý tử học sinh trường Trung học Trần Lục đã cầm bút rất sớm. Hết thuê" manchette báo" ( tuần báo Kỷ Nguyên Mới), rồi tự làm giai phẩm" Văn Mới" ( tạp chí xuất bản không định kỳ, xin phép kiểm duyệt như sách) - chủ một nhà in Bùi Trọng Hựu ( 150 Võ Tánh, Phú Nhuận) rất yêu văn nghệ, bằng lòng cho in chịu - tới 1970 bắt đầu đứng tên chủ nhiệm tạp chí văn nghệTrình bầy, địa chỉ tòa soạn vẫn đặt tại 291 Lý Thái Tổ, ( Saigon 10). Đó là tờ tạp chí văn chương " độc lập tài chính" tầm cỡ ở Saigon khi ấy, khác "Sáng tạo"," Thế kỷ 20", "Hiện đại" phải nhận viện trợ Mỹ hoặc quỹ văn hóa Sở Nghiên cứu chính trị, xã hội/ giám đốc Trần Kim Tuyến ( mật thám, an ninh chìm thời tổng thống Ngô Điình Diệm ). Bạn bè vừa là học trò vừa làm văn thơ khi ấy của Thế Nguyên là Cao Nguyên Tiệp ( chủ nxb "Tổ Hợp Gió" , in khá nhiều tiểu thuyết nữ sĩ Lệ Hằng ( ban đầu ký bút danh Cao Nguyên Ngọc ), Đinh Trần Nguyễn, Tạ Quang Trung, Pham Thiên Thư, Phan Lạc Giang Đông, vv...nhưng kẻ phụ tá đắc lực nhất chỉ một Diễm Châu - thi sĩ rất không ưa mang tên thật trên giấy khai sinh là Phạm Văn Rao - bèn rao tin " thư ký hộ tịch dốt nát ở Hải Phòng viết chính tả sai ấy mà !". Lúc này Phạm Văn Rao đi học, ở nhà với bố mẹ ở 161 Hồng Thập Tự, có lối đi sau lên gác, tôi thường hay tới ngủ trọ , khi chưa xoay ra tiền trọ trả chủ nhà. Rao có chụp tôi, qua vài "pô ảnh", một tấm y hệt " văn sĩ thực thụ đang hành nghề"- tấmảnh này sau được in nơi bìa 4 " Nhà văn hậu chiến 1950-1956 / Lược sử văn nghệ Việt nam: 1900- 1956 " ( bản tái bản - bìa nâu) - Rao khen: " đúng là một văn sĩ nhà nghề, nào ai biết cảnh khổ sở này, trốn nợ phải xin ngủ lang ở nhà bạn.?". Giai đoạn này tôi thường gặp Phạm Văn Rao, kể cả lần " áp tải " tới Trường Nữ Gia Long thi vấn đáp Tú tài 2 - gặp giám khảo X.. .(, anh ruột người bạn khác, tên Nguyễn Hữu Hưng-) tôi giới thiệu gián tiếp Phạm Văn Rao. - cũng lả bạn Nguyễn Hữu Hưng. ( thật ra Rao không biết Nguyễn hữu Hưng ). Đậu xong, Rao vào học Đại học Sư phạm, tốt nghiệp, rồi qua Huê Kỳ du học, sau làm Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ / Đại học Bách Khoa Sàigòn, thì phải ?( tôi không nhớ chính xác, giai đoạn này tôi không còn liên lạc thường xuyên với Phạm Văn Rao-Diễm Châu .
Tôi nhớ mang máng, khoảng đầu 1963, đi làm về, anh ghé tôi, mang theo những trang bản thảo Hồi chuông tắt lửa đã viết được trong ngày đưa đọc để góp ý. Đâu đó vài tháng sau, anh đưa tập đánh máy stencil bản thảo để tôi đọc và tìm một nhà in rô nê ô tin cậy ở Hai Bà Trưng Tân Định in vào ban đêm cho an toàn - hình như tháng 8/ 1963 phát hành cùng tập thơ " Miền lưu đầy" của Ninh Chữ in rô nê ô. Chủ nhà may CAN - Tạ Văn Ân ( tên khai sinh của Ninh Chữ) - nhà may lớn tầm cỡ Chua đường Huỳnh Thúc Kháng, Saigon 1 - chuyên may com-lê tổng thốngNgô Đình Diệm ) - nằm trên số nhà 10 đường Tự Do - đem thơ rô nê ô mới in tặng chủ xị ban Tao Đàn- Đinh Hùng ( nhân danh CAN , chủ nhà may cắt một bộ com-lê tặng tác giả" Đường vào tình sử") . Còn Thế Nguyên, thì gửi tôi H ồi chuông tắt lửa , nhắc đưa tặng Uyên Thao - trưởng phòng Kiến thức phổ thông Đài - thì đâu đó, chỉ một 2 ngày, ban Tao Đàn / chủ xị Đinh Hùng ( nhiều thính giả mến mộ, không giống Thằng Phải Gió hay phịa" Tao Đàn, Nó hát , Đếch ai nghe !"- rồi trên Đài Phát Thanh có bài điểm sách Hồi chuông tắt lửa. Uyên Thao khen hết lời "cuốn tiểu thuyết hay với cách viết độc đáo của tác giả". Thế là các" cha xứ nhà thờ" thân chế độ Ngô Đình Diệm , đùng đùng phẫn nộ, phản ứng quyết liệt : "... sao Đài Phát Thanh Quốc Gia lại đọc bài viết khen cuốn tiểu thuyết của tên phản động nội ứng V.C. nào đó , dám vu cáo linh mục có con riêng ?!" Dư luận lùm xùm, gây tiếng vang ồn ào, như chưa từng xảy ra - tất nhiên Đại Nam Văn Hiến Xuất Bản Cục không thể không dính chấu" ? Có thể vì vậy, ít ngày sau , nhận được một thư lạ- tên người đặc biệt - gửi tới địa chỉ Đại Nam Văn Hiến Xuất Bản Cục - thuê bao Hộp Thư 1123 Saigon. Đó là giáo sư Nguyễn Văn Trung, ở khu cư xá Đại học, 37 Duy Tân, Sàigòn 3. Thì ra, ông Trung cậy nhờ tôi sắp xếp cho " anh ta" được gặp Thế Nguyên - tác giả một tiểu thuyết Hồi chuông tắt lửa rất" interesting" có một không hai - thời gian này, vì tôi và " anh ta " chưa thể coi nhau là bạn - nên tặc lưỡi : ".. thì cứ đưa thư này cho tác giả, Thế Nguyên sẽ tự quyêt định lấy !".
Còn một chuyện lạ nữa, dư luận đặt chuyện Hồi chuông tắt lửa chưa chắc đúng là tác giả Nuôi con nhơn tình - vì văn phong khác hẳn - luật sư -thi sĩ Tạ Quang Trung có sách in trong Đại Nam Văn Hiến hỏi : "... em hỏi điều này, nếu anh biết thì phải trả lời thực" Hồi chuông tắt lửa" do Diễm Châu viết, Thế Nguyên ký tên. Có đúng hay không? ". Trả lời:- " Theo tôi biết, trước khi in, mỗi chiều đi làm về, Thế Nguyên mang đến đọc cho nghe từng đoạn trong" Hồi chuông tắt lửa" - tôi tin tác giả "Hồi chuông tắt lửa" và' Nuôi con nhơn tình" là một ".
Tối đầu tiên ở Mỹ Tho, Thế Nguyên rủ tôi đi đò sang mấy cồn ở Bến Tre chơi - tôi lắc đầu từ chối ( mà trước đó đã rất thích) - không nói ra cho anh hay, thi sĩ Thế Viên ( thiếu úy Hồ Thế Viên phụ trách An ninh Quân đội tại đây) và Đỗ Kiến Mười ( Trưởng ty cảnh sát Mỹ Tho) đã cho biết: "... bạn sang để ở hẳn bên đó thì hãy sang thăm Cồn Bến Tre - toàn VC không hà... ?" ( Thế Viên là bạn thân văn chương , còn Mười - bạn ở Thư Viện Quốc Gia xưa, thường gặp tôi ăn " cơm tây cầm" ( bánh mì ) buổi trưa, gọi đùa " Mít tờ Xạc " - mà khi đó tôi đâu có đeo kính cận và mặc" quần soọc" như ' trung sĩ quân dịch Jean-Paul Sartre " đâu ?!).
Ngay từ đầu năm 1960 Thế Nguyên rủ tôi về Cần Thơ chơ i- tôi ở đây hàng tháng trời, ban ngày rong chơi, hẹn nhau ăn trưa, tối ở quán, tối ngủ ở nhà thuê gần bờ sông, hướng đi Sóc Trăng ( anh ta xin đổi về Khu Tạo Tác Cần Thơ để làm việc cùng sở với chị Hai, bên vợ ) . Đã có dư luận cho rằng : "... Giải phóng Miền Nam cấp tiền xuất bản nhật báo Làm Dân - tin này không phải "vô căn cứ ". - vậy ra chị Hai bên vợ Thế Nguyên đã móc nối cậu em rể đã từ rất lâu sao ?! Sau đó, vây quanh anh ta có đủ thành phần: cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Lương, đại úy Quân Đội Nhân Dân vào vai " địch hậu" di cư vào Nam, trở thành nhân viên làm Đài Phát Thanh Saigon ( bút danh Nguyễn Nguyên), Trần Tuấn Nhậm, Trần Quang Long ( tác giả" Bông cúc vàng" Nxb Trình bầy in) vv... ( xem thêm ở cuối trang - Ban biên tập Trình bầy.)
Nhà báo Nguyễn Quốc Thái gọi điện thoại mời gấp tới quán 27 Nguyễn Thị Diệu gặp bạn cũ. Bắt tay trò chuyện, rồi tôi chở anh ngồi sau xe gắn máy về nhà - tôi lấy 1 bản cuối cùng Hồi ký ngoài văn chương- bản in ở Huê Kỳ- ký tặng. Anh nói nhiều hơn tôi, tiếc cho tôi " dù bơi giỏi, con rái cả vẫn sải cánh trong ao tù". Tiễn ra cửa, nhìn cánh cửa sắt : " sao cửa sắt nhà bạn ta cao thế nhỉ, hơn 4 mét phải không ? "Tôi chỉ nói ít lời, hỏi thăm cô Mận - cô em gái duy nhất của anh hiện ở đâu?. " Trả lời nhát gừng: ".... Mận, nó ở Mỹ ông ạ!".
Một khách sạn không trưng bảng hiệu - biệt thự ba bốn tấm chi đó - khách đến do giới thiệu truyền miệng với chủ nhân có " gốc đạo Thiên Chúa"- đối diện là quán cà phê NOIR . Nhìn dồng hồ quá 10 giờ đêm, quá trễ nên không thể cụng ly" đen" lần 2 tại đây rồi. Nào đâu có biết đó là lần cuối gặp anh. ! Rõ tiếc !
... cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan đã nghe tiếng được Chúa gọi , giã từ cuộc đời rồi ! "-" Thế ra hai tên bạn quí đã đóng tròn " tuồng tích cuộc đời " rồi sao ? ! tôi tự nhủ vậy "!
*
Bầy duy nhất - đề ngày 15/1 1-2-1971/ xuân Tân hợi - và trang cuối có Mục lục :
CAO THANH TÙNG : Giọng kèn tiếng quyến rũ, 111 - NGUYỄN ĐỒNG ; Tranh Tết, 125.
TRÌNH BẦY Tạp chí văn hóa chính trị xã-hội - ra ngày 1 và 15 mỗi tháng.
Thế Nguyên. Tổng thư ký : Diễm Châu .
Tòa soạn : 291 Lý Thái Tổ - Saigon .
( khi ấy họa sĩ ở đường Nguyễn Tiểu La, Saigon 10). TP chú thích.
| |
Thế Phong ----------------- lời bàn thêm ĐINH BẠCH DÂN Lê Văn Nghĩa viết về: ' TẠP CHÍ TRÌNH BẦY VỚI DIỄM CHÂU - NGUYÊN SA Khi hoạt động cách mạng chống Mỹ trong phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn, tôi và mộtt vài người bạn thường hay đọc các tạp chí Đất nước của giáo sư Nguyễn Văn Trung, Trình bầy của nhà văn Thế Nguyên và Đối diện của LM Chân Tín. Tuổi trẻ ham đọc sách tìm hiểu đủ thừ để nâng cao hiểu biết của mình, chúng tôi có những quyển sách về lý luận văn nghệ gới đầu nền gạch như Tìm hiểu văn nghệ của đại lão nhà văn Vũ Hạnh, Những vấn đề văn nghệ của Lữ Phương - một nhà giáo của Trường Thoại Ngọc Hầu ( Long Xuyên), sau này là Thứ trưởng Bộ Văn hoá của Chính phủ Lâm thời miền Nam. Đọc hết thật nhuần nhuyễn, thuộc như cháo thì coi như chúng tôi đã vững lập trường " văn nghệ chiến đấu" để sáng tác và phê phán " văn nghệ tay sai"( chữ của nhà thơ Trần Quang Long). Văn nghệ thì có những khổ nỗi những cuốn sách nói về cuộc chiến đang xảy ra trên đất nước tôi, về Quân đội Mỹ, về Chính quyền Sài Gòn thì không hề có - ngay cả sách trên vỉa hè Công Lý. Chỉ có những tạp chí như Đất nước, Trình bầy, Đối diện - những tạp chí có khuynh hướng chống Mỹ cứu nước - còn được gọi là những tạp chí khuynh tả - với những bài nhận định, phân tích, những bài dịch thuật từ báo nước ngoài và ngay cả thơ văn đã cung cấp cho chúng tôi, những cái giếng khô cạn, sự hiểu biết - dù không hệ thống nhưng chút ít cũng dễ ăn nói được rổn ràng trong những đêm lửa trại. Những tên tuổi Nguyễn Văn Trung, Thế Nguyên, Diễm Châu ( Võ Hồng Ngự), Nguyên Sa, Nguyễn Quốc Thái, Hoàng Ngọc Biên, Gs Trần Tuấn Nhậm, Trùng Hư- Huỳnh Như Phương... từ tạp chí Trình bầy đã làm tôi ngưỡng mộ từ dạo ấy. Tôi say mê mua bán nguyệt san Trình bầy - tạp chí văn hoá - chính trị - xã hội từ số đầu tiên (01/ 8/ 1970). Được biết logo Trình bầy do nhà văn Thế Phong nhờ hoạ sĩ Vị Ý vẽ miễn phí. Và sau 42 số báo ngắn ngủi, mà số báo nào cũng có những bài nhận định, thơ văn, nhất ký tập thể, truyện chống Mỹ, chống chinh phủ Nguyễn Văn Thiệu thuộc loại cự phách, anh hào, báo tự đình bản vào tháng 9/ 1972. Trong thời kỳ này báo liên tục bị tịch thu, ra toà thì sống gì nổi hở Trời. (Truyện Vài ngày làm việc ở chung sự vụ của Nguyên Sa khời đăng ở đây, sau đó Nhân văn của Phan Kim Thịnh mới in thành sách và bị gọi ra toà từ tác giả đến chủ nhiệm). Đúng là " Những ngày tháng viết văn thật khó/ Những ngày tháng làm báo thật khó/ Những ngày tháng làm người thật khó" (Nguyên Sa). Trong số cuối cùng ban biên tập cho biết đình bản vì hai lý do> Một là vì luật báo chí oo7. Hai là " chưa bao giờ dám coi nhẹ cái nghề làm văn của mình, chúng tôi cảm thấy không thể nào chấp nhận được bất cứ một ý định nào bược văn chương phải lấy việc " phục vụ cái Đẹp" làm bổn phận duy nhất ...". Theo Nguyễn Phi Khanh thì trước khi Trình bầy sinh hoạt văn học nghệ thuật, bản tin văn học do nhòm Trình bầy chủ trương " đã xuất hiện từ 10/10/1966 dưới dạng in và phát hành lậu bằng ronéo, và chỉ ra được 6 số. (...) - tạm lược 20 dòng- nói về Gs Trần Tuấn Nhậm . (Bt) Trở lại chuyện thằng nhỏ tôi lò dò đến " thánh đường" Trình bầy ở số 291 đường Lý Thái Tổ. Tôi được Gs Trần Tuấn Nhậm tiếp ở phòng khách kiêm là phòng làm việc của toà soạn. Một người đàn ông đeo kính cận dày cộp, mặt rỗ hoa mè, đang ngồi hí hoáy bên bàn viết, có lẽ là đang dịch bài vì thi thoảng tôi thấy ông lại giở từ điển để tra cứu. Gs Nhậm cho biết đây là nhà thơ Diễm Châu. Trong lòng tôi nghĩ bụng sao bút hịệu như một người con gái đẹpmà mặt nha thơ xấu như vậy không biết. Tôi cắn răng móc túi lấy tiền dánh mua trọn bộ tạp chí Đất nước để nhớ lại thời kỳ huy hoàng của tạp chí này và đến xin nhà thơ Diễm Châu chữ ký . nhà thơ nói làu bàu: " Tôi có phải tác giả đâu mà ký tặng" nhưng rồi sẵn bút ông cũng làm vài nhát lăng quăng một chữ ký. Sau này, có dịp gặp ông trên dãy cà phê đối diện sân Phan Đình Phùng gần toà soạn Bách khoa ( Ai là kiến trúc sư thành phố mà không biết dãy quán cà phê này? ), anh Mạnh Tường nói vui Diễm Châu còn được gọi là nhà thơ Diễm Rao - vì tên thật của ông là rao - Phạm Văn Rao (Diễm Châu là tên thật của ái nữ ). (...) - tạm lược 35 dòng - nói về Diễm Châu & Nhóm Trình bầy) Bt). Và một bài thơ Nguyên Sa làm cho Trình bầy khi tạp chí này được 36 số ( Phải chi đợi số chót - 42 làm luôn như đọc cáo phó mới là tuyệt đỉnh công phu - chắc nhà thơ Nguyên Sa không ngờ nó vắn số như vậy. Ô hô - thượng hưởng !) Ở tạp chí Trình bầy có chiếc máy in Có chồng giấy cao Có mực đen Thỉnh thoảng có những cô gái tên là Vân Mỗi ngày có chàng làm thơ tên Thái Ở đó có cặp kính cận Diễm Châu Có ông Nguyễn Trường Tộ của Ngữ Có chiếc xe cũ của Nhậm Có khói thuốc lá đen Chiều buồn có la de sủi bọt Có thằng ốm nhom Có thằng nông phu Thằng cài thánh giá trên ngực áo Thằng lạc lõng giữa miền đất hung bạo của Mỹ Châu Giống như bản vỗ Dù những ngày tháng như lúc này Những ngày tháng viết văn thật khó Những ngày tháng làm báo thật khó Anh đang kể chuyện tạp chí Trình bầy cho em nghe đó Tờ báo, tính đến nay, ra được ba mươi sáu số Ba mươi sáu lần sắp chữ / Ba mươi sáu lần vỗ bản Ba mươi sáu lần sửa bài Ba mươi sáu lần Thế Nguyên chạy tiền trả thợ Ba mươi sáu lần những thằng viết bài tự tay đóng báo Ba mươi sáu lần những thằng viết báo tự tay phát hành Ba mươi sáu lần Những thằng phát hành Trở về nhà Chờ đợi Tịch thu ..." Tôi chỉ một chút biết về tạp chí Trình bầy. Muốn tìm hiểu kỹ về tạp chí này xin đọc bài " tạp chí Trình bầy và những nhà văn khuynh tả ở miền nam trước 1975" của GS Huỳnh Như Phương in trong tập Giấc mơ cảnh tượng và cái nhìn ( Nxb Hội Nhà văn 2019). Lê Văn Nghĩa (tr. 370- 376 -- sách đã dẫn). ĐINH BẠCH DÂN Tp. HCM, tháng 08 /2022 --------------------------- |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét