Thương nhớ Anh Hai Cù Nèo Lê Văn Nghĩa
(NLĐO) - Trong khuôn viên chất chứa nhiều kỷ niệm tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã rơi nước mắt khi nhắc về người bạn tri kỷ một thời - cố nhà văn Lê Văn Nghĩa.
Lễ tưởng niệm 1 năm ngày mất của cố nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa (1953 -2021) vừa được gia đình phối hợp với Hội Nhà văn TP HCM, NXB Trẻ tổ chức vào sáng 24-7 tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong.
Trong khuôn viên chất chứa nhiều kỷ niệm tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã rơi nước mắt khi nhắc về người bạn tri kỷ một thời. Trong ký ức của ông, nhà văn Lê Văn Nghĩa vẽ tranh rất đẹp, say sưa làm họa sĩ cho tập san trong quãng thời gian cả hai cùng làm tờ tin Tổng đoàn.
"Lê Văn Nghĩa là người bạn thân thiết của tôi. Tôi trải qua một tuổi thơ nghèo và cứ nằm mơ về ngày được học tại Petrus Ký. May mắn sao trong quá trình hoạt động cách mạng, tôi gặp nhiều người như Lê Hoàng, Lê Văn Nghĩa và nhiều bạn thân gắn bó với cuộc đời mình. Họ cũng có mặt hôm nay tại ngôi trường này" - ông kể lại.
Khi nhắc về Anh Hai Cù Nèo Lê Văn Nghĩa, nhà văn Bích Ngân. Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM, đã dành tặng những lời thương nhớ: "Vậy là đã tròn một năm nhà văn Lê Văn Nghĩa rời xa cõi nhân gian. Một năm, đồng nghiệp và bạn bè không còn nhìn thấy ông rong ruổi trên chiếc xe máy cũ để dạo chơi mỗi buổi chiều nhưng những trang viết của ông về TP HCM vẫn vẹn nguyên, nồng ấm và nhớ nhung. Vì thế, hôm nay, tất cả chúng ta lại có một buổi hội ngộ, để nhắc đến nhà văn Lê Văn Nghĩa và để thêm yêu mảnh đất mà cả cuộc đời 68 năm của ông đã ôm ấp và nâng niu”.
Buổi tưởng niệm diễn ra trong không khí xúc động. Ảnh: Hội Nhà văn TP HCM
Hình ảnh cố nhà văn trên ấn phẩm Tuổi Trẻ Cười. Ảnh: Hội Nhà văn TP HCM
Cũng trong buổi lễ, đại diện gia đình đã trao tặng nhiều áo dài và 500 cuốn sách cho học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Sách được trao là những ấn phẩm của nhà văn lúc sinh thời đã được NXB Trẻ xuất bản như: "Mùa hè năm Petrus", "Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức", "Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ"; "Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ"...
Ngoài ra, bà Mai Thị Hạnh - phu nhân Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện "Quỹ Chia sẻ Sharing" đã trao 50 triệu đồng; Quỹ học bổng Bùi Trọng Chương trao 25 suất học bổng tổng giá trị 275 triệu đồng, Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Foundation) trao 15 triệu cho các em mồ côi trong đại dịch.
Nhà báo Lê Văn Nghĩa sinh năm 1953 tại quận 6, TP HCM. Ông từng là học sinh Trường Tiểu học Bình Tây và Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký. Ông công tác tại Báo Tuổi Trẻ TP HCM từ năm 1975 đến năm 2014.
Nhà văn Lê Văn Nghĩa
Ông đã từng viết các sách được xuất bản như: "Tào lao xịt bộp" (tập truyện ngắn, 2010), "Mùa hè năm Petrus" (truyện dài, 2012), "Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy" (truyện dài, 2014), "Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ" (truyện dài, 2018), [ Văn học Sài Gòn 1954- 1975/ những chuyện bên lề " ]( Nxb Tổng hợp Tp. HCM 2020 ) ...
Ông qua đời năm 2021 sau nhiều năm mắc bệnh thận, trong thời gian TP HCM đang thực hiện Chỉ thị 16 giãn cách xã hội. Sự ra đi của nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa đã để lại nhiều thương tiếc cho đồng nghiệp và bạn đọc.
Hà Giang
================
lời bàn thêm
- trong sách VĂN HỌC SÀI GÒN 1954- 1975 / NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ; Lê Văn Nghĩa viết về chủ soái Đàm Trường Viễn Kiến Nguyễn Đức Quỳnh ( 1909- 1974 Sài Gòn ] :
ĐÀM TRƯỜNG VIỄN KIẾN
&
NGUYỄN ĐỨC QUỲNH
Không khí sinh hoạt văn nghệ thúc đẩy sáng tác và phê bình văn học đầu tiên sau 1954 thường được nhắc đến là " Đàm Trường Viễn Kiến" mà chủ soái là Nguyễn Đức Quỳnh.
Trước khi nói đến " Đàm Trường Viễn Kiến" xin được quẹo cua về quá khứ mà nói đến " trung tâm Sáng tác Văn nghệ Minh Đức " vào năm 1946. Minh Đức là tênmột nhà xuất bản lúc đó đã in sách của nhà văn Hồ Hữu Tường. ông kể về trung tâm sáng tác văn nghệ này :
"Ấy là đến cuối 5/1946, tình trạng doanh thương của nhà Minh Đức được sáng tươi, chủ nhân thuê một biệt thự rộng, có nơi hội hiệp chứa nổi cả 100 người. Để thực hiện một cái mộng mà tôi đã bắt đầu ấp ủ. Lấy trụ sở của nhà Minh Đức làm một trung tâm sáng átc văn nghệ ".
"Khi tôi xúi ông Trần Thiếu Bảo làm cái đầu tàu lôi kéo các toa xe khác mà hướng vào con đường này., tôi cũng có mục đích vị kỷ mà ẩn nấp sau cáoi bình phong vị tha. Vị kỷ, là nhờ có tgrung tâm này mà kẻ dùng văn, là tôi, được số ng gần gũi, mật thiết trong làng văn, giữa những cậy viết tiền bối để mà " ăn cắp nghề".
"Để góp chuý ít hồ sơ vào văn học sử xin ghi sau đây là một vài ký ức. Nội quy, nếu được gọi như vậy, rất là rộng rãi, phóng túng. Cửa của trung tâm mở rộng. Anh em văn nghệ sĩ, ai đến cũng được., có vắng mặt mà không hoạt động cũng chẳng bị khai trừ khiển trách, chẳng đóng nguyệt liễm mà chẳng có bổn phận nào. Nhưng mà kỷ luật, vỏn vẹn có một điều duy nhất, lại rất sắt thép. Là ai bước vào trung tâm thì xin tạm cởi cái áo, mà cuốn ngọn cờ chính trị mà gởi ở ngoài. Và đi vào trung tâm là nhà văn, là nhạc sĩ, là nghệ sĩ lấy tình văn nghệ mà đối xử với nhau, không để cho anh chiến sĩ mng căm thù, uất hận và thánh kiến vào àm làm thương tổn tình bằng hữu".
:"Nhớ cái nội quy này mà ban đầu có hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, kiến trúc sư Nguyễn Quang Luyện, thi sĩ Tú Mỡ, nhà văn Nguyễn Tuân, Đồ Phồn, Đoàn Phú Tứ, Phạm Ngọc Khuê, Nguyễn Đình Lạp, Hồ Hữu Tường. Số ấy có thể gọi là sáng lập viên và nhân viên thường trực. Gặp nhau vài kỳ, thì thi sĩ Thế Lữ và kịch gia Vi Huyền Đắc nhập bọn, kế rồi Phan Khôi, Khái hưng. Đại khái những vị này là đội quân " chủ lực". Thỉnh thoảng, đ6i lần, thii sĩ Vũ Hoàng Chương đến ngâm thơ của mình. Thỉnh thoảng, nhóm này lẠi tổ chức những buổi họp khoáng đại, như trong dịp lễ kỷ niệm giỗ nhà văn Vũ Trọng Phụng, thì thật là đông đảo, đêm gần cả trăm " (tạp chí Bách Khoa, số 15 tháng 4/ 1972 ).
Không biết có lấy ý tưởng từ " Trung tâm Văn nghệ Minh Đức" này không nhưng nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh - thế hệ đàn anh của những Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế ... cđã lập Đàm Trường Viễn Kiến . Cái tên Đàm Trường Viễn Kiến rất làm khó khăn tìm hiểu cho bậc hậu sinh có ham mê văn học.
Nhà văn Thế Phong, một nhà văn có đủ tư cách và uy tín cũng đã tham dự, giải thích
" Đàm Trường Viễn Kiến" trong quyển Nhà văn hậu chiến 1950-1956 như sau::
" Một hội không là hiệp hội, một nhóm không tên nhóm, một salon văn chương không có vừa ăn vừa uống vừa đàm trong một căn nhà tuềnh toàng gỗ ở hẻm Từ Quang ( chùa Từ Quang) - chủ soái nguyễn Đức Quỳnh. Gọi là đàm trường người điều hợp toạ đàm văn chương siêu việt, trung hoà mọi ý kiến đối nghịch, nơi đã tạo ra nhiều nhà văn thơ có địa vị ở miền Nam. Sau này, lớp trí thức Quan điểm, có mặt Nghiêm Xu6an Hồng, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Tạ Văn Nho, Vương Văn Quảng, Nhóm Sáng tạo- Người Việt có Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên, Thái Tuấn, Duy Thanh, Quách Thoại, Ngọc Dũng, Thạch Chương ( Cung Tiến). Nhóm làm báo Sân khấu, Tin Bắc; Lê Văn- Vũ Bắc Tiến, diễn viên kịch Thiếu Lang... Những Bùi Khải Nguyên, Uyên Thao, Hồ Hán Sơn, Phạm Duy, Cung Trầm Tưởng, Lữ Hồ, Thanh Thương Hoàng, Thế Nguyên, Trần Dạ Từ, Lý Đại Nguyên ... Mỗi người bước vào nhà tới chiếc bàn nhỏ có cuốn " Vượt", đóng gáy da mạ chữ vàng. Ai đến thì ký tên vào với bút tích, với cảm nghĩ, thông báo sáng tác mới làm và kinh nghiệm nghề cầm bút. Động lực của nhóm salon văn chương Đàm Trường Viễn Kiến tạo được kích thích sáng tạo, đánh giá văn chương đúng mức, nói cái khác đi cáoi nôi được bà vú tốt bụng giỏi giang nuôi dưỡng tinh thần".
Vậy, nếu nói về tổ chức sinh hạot cho các cây bút thì Đàm Trường Viễn Kiến có trước cả Bút Việt ( Trung tâm Văn bút sau này).
( tr.212- 214 - sách đã dẫn)
LÊ VĂN NGHĨA
============
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét