CHỦ NHẬT, 20 THÁNG 5, 2012
YÊU AI, để trở thành MAI BĂNG PHƯƠNG?
Đường Bá Bổn.
L ần cuối gặp , hình như đúng là ngày 10 -10- 2006 , khi vợ chồng chúng tôi đi du lịch xuyên Việt, ghé lại Hà Nội một đêm.
Buổi tối đến gặp anh chị, nhìn thấy nải chuối tiêu rất đẹp, trái đầy cơm, óng vàng, bên gói cốm xanh để bên - hình như chị Mai Phương rất khéo mua bán, chuẩn bị cho một việc gì cần tới .
Băng Sơn ngồi, dáng vẻ không mấy khỏe khoắn, bệnh tật hành hạ ở ngày cuối đời , anh nói ngay, ngày mai phóng viên đài truyền hình tới phỏng vấn đấy mà . Hơn 10 năm xưa, anh chị vào Sàigòn diễn thuyết văn chương, có tới nhà chúng tôi dùng bữa trưa, hồi ấy anh còn khỏe mạnh, ngồi sau xe gắn máy , ôm tôi vững chắc chạy khắp phố phường Sàigỏn.
Đi uống cà phệ ở một quán có mưa nhân tạo trên mái, làm giảm cơn nóng bức chói chang của thành phố Bác. Anh thấy lạ , về Hà Nội, hình như có viết ở đâu đó ít dòng về quán cà phê ấy. Lần sau chót anh tới Sàigòn một mình, tôi đón anh ở phi trường Tân Sơn Nhất, tối chúng tôi về ngủ ở một khách sạn thuộc quận Tân Bình một tối, hai đứa tâm sự đủ thứ chuyện .
Hà Nội sau 10-10- 1954, anh lao đao chuyện cưới xin, vì quen chị ấy từ trước 1954, mê đắm tới mức GHÉP TÊN NÀNG Ở HAI ĐẦU ĐÒN GÁNH, ép chàng vào giữa, cho chắc ăn, chẳng sợ đứa phong tình nào cướp mất . Nghe đâu chị hát hay, một nhạc sĩ từ hậu phương về , nổi tiếng trăng hoa, nhạc mùa thu chàng sáng tác độc đáo, đã có lần để ý mời mọc chị hát nhạc có hướng gió bay từ ngàn xa .
May mắn là chị đã trở thành vợ nhà văn, nhà viếc , nhà báo, nhà bổ tự phong, bán bài , viết mướn , lao lực nhiều, tiền ít . Chẳng thế mà 50 mươi năm sau, anh tự bạch :
" .. tôi, một thứ dở ông dở thằng, học không hay cày không biết, chẳng hiểu là cái thứ gì, nhà văn thì bảo tôi là người làm thơ, nhà thơ thì cho tôi là người viết văn, nhà kịch ... (1).
Chàng nhạc sĩ phong tình kia chúc mừng đám cưới anh chị , rồi bắt qua bạn gái chị, một ca sĩ nổi danh vào thời kỳ 1953-54, cặp đôi với nam ca sĩ Thanh Hiếu, hát ca khúc Tạ Từ của Tu My "hết xảy ", cặp bồ với Đoàn Chuẩn -- sau này, phu nhân nhạc sĩ tới tận nhà cô ta , trao một chùm tay hòm chìa khóa cho cô cùng lời ngọt mía lùi , phân tích tính trăng hoa của phu quân' thèm ăn chóng chán' , cô về ở thì liệu biết cách sắp xếp hậu họa sau này xảy ra.
" .. tôi, một thứ dở ông dở thằng, học không hay cày không biết, chẳng hiểu là cái thứ gì, nhà văn thì bảo tôi là người làm thơ, nhà thơ thì cho tôi là người viết văn, nhà kịch ... (1).
Chàng nhạc sĩ phong tình kia chúc mừng đám cưới anh chị , rồi bắt qua bạn gái chị, một ca sĩ nổi danh vào thời kỳ 1953-54, cặp đôi với nam ca sĩ Thanh Hiếu, hát ca khúc Tạ Từ của Tu My "hết xảy ", cặp bồ với Đoàn Chuẩn -- sau này, phu nhân nhạc sĩ tới tận nhà cô ta , trao một chùm tay hòm chìa khóa cho cô cùng lời ngọt mía lùi , phân tích tính trăng hoa của phu quân' thèm ăn chóng chán' , cô về ở thì liệu biết cách sắp xếp hậu họa sau này xảy ra.
Hoảng quá , Thanh Hằng chắp tay vái chị hai, tự ý rút lui.
T rở lại chuyện gặp Băng Sơn, sau 40 năm xa cách, Kiều Liên Sơn ( 1936- 2006) giắt tôi tới gặp Băng Sơn lần đầu :
"... Giã từ phó tổng biên tập Lê Văn Ba , chúng tôi rủ nhau đến thăm Băng Sơn . Giờ này, có thể đi đưa bài, hoặc còn ngủ ? Băng Sơn viết bài về đêm, lại thức rất khuya. Tôi chưa hình dung được vóc dáng chàng, sau mấy chục năm xa cách, nhưng nhất định khi gặp vẫn nhận được nhau, không đến nỗi như lần đầu gặp bạn cũ Bùi Hữu Khánh ở Sài Gòn .
Căn nhà 2 tầng từ thập niên 50, còn dáng dấp Hà Nội 1954, số nhà chính nằm trên phố Lê Văn Hưu, đi vào lối ngõ phố Ngô Thì Nhậm. Cổng gỗ nước sơn bóng loáng chưa hư hao gì từ 50 năm qua, một cửa nhỏ hình chữ nhật- ở Hà Nội thiết kế cách này - người hóa trong quan sát trước khi mở.
Hai chữ B.S. vẽ thật lớn, cạnh chuông điện, lưu ý bấm 2 tiếng chuông .
Kiều Liên Sơn trả lời một bà trung niên, tóc khá bạc :
' có Thế Phong ở Sài Gòn ra thăm '.
B ây giờ tôi nhận ra ca sĩ Mai Phương, có một thời chàng yêu nàng đắm đuối, cuồng si, đặt tên chàng lọt thỏm vào giữa bút danh Mai Băng Phương .
Thời kỳ 1954, Băng Sơn sáng tác rất hăng , bài vở đăng nhiều nhất trên tuần báo Đời Mới ở Sài Gòn (2) .
Chị cho biết anh đang ngồi uống cà phê với bạn ở bên kia đường Ngô Thì Nhậm. Đúng là phố tối hôm qua chúng tôi ghé thăm Mọc Đình Nhân , cu cậu đang thay vợ ngồi bán hàng, nào : gạo, bia, nước tương, ớt quả, cả muối ... mà cửa hàng chỉ rộng khoảng 10 thước vuông. gặp tình huống này, chỉ còn giã từ, hẹn nhau sau mà thôi .
Tôi đùa :
-Tao thấy dưa gang muối màu vàng thật đẹp, muốn đọc 2 câu ngạn ngữ cho nghe, lại sợ nó giận , nên thôi. Mày ( nói với Kiều Lên Sơn) nhớ 2 câu ấy chứ :
" Trạng chết thì chúa băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn ".
Tác giả Hương Mùa Loạn bị chôn chân , chẳng còn thời giờ để thơ với thẩn nữa !
Tác giả Hương Mùa Loạn bị chôn chân , chẳng còn thời giờ để thơ với thẩn nữa !
Bước vào quán thấy 2 người, tôi nhận được ngay ai là Băng Sơn. Tôi tới trước mặt, xin lỗi, tự giới thiệu :
- Thưa nhà văn Băng Sơn, tôi tên Trần Quang Bốn muốn xin gặp ông Trần Bốn Mốt (3).
Nhìn anh ngỡ ngàng, lúng túng, kể cả bạn ngồi bên, chẳng hiểu chuyện gì, anh nhìn tôi từ đầu đến chân, nhìn kỹ mặt mũi, mà chẳng biết đối phó ra sao ? Cũng không biết trả lới khách lạ thế nào, anh vẫn ngồi, mặt đực ra, mắt ngước lên - còn tôi vẫn đứng, thân người hơi cúi xuống, muốn giấu thầm một nụ cười ...
Phải chờ đến lúc nhìn thấy Kiều Liên Sơn đi vào quán, anh đứng phắt dậy, ôm lấy tôi, nói lớn :
-Vậy, Thế Phong mới ở Sài Gòn ra bao giờ ?
Hỏi nhau chuyện trên trời, dưới đất, và tôi ký tặng anh cuốn sách mới xuất bản năm qua dư luận ồn ào, kẻ khen ít, chê nhiều.(4)
Có tới 60, 70 bài báo tư trung ương đến địa phương, trong nước đến ngoài nước; ở đâu cũng nói đến, bàn về, làm sách bán chạy; các cửa hàng sách gọi giao hàng liên hồi, từng: một, hai, ba, mười bó... mệt nghỉ . Nhà thơ ' đầu nậu Trần Nhật Thu ' thầu sách chỉ đếm tiền đã muốn ' xỉu ' , lần đầu đã là 10 ngàn bản .(4)
Thời giờ mau ơi là mau , mới gặp nhau đã phải giã từ ... "
H à Nội của bom rền đánh phá 12 ngày đêm ròng rã, khi xuống hầm, lúc sơ tán, có khi phải tạm xa nhà cửa về tỉnh lẻ hộ thân, mà anh ( Băng Sơn ) vẫn giữ được ( tập ảnh Album kỷ niệm) trong khi tôi ở Sài Gòn chỉ nghe tiếng súng từ xa, thì tập ảnh lại không còn ?
Đã qua phố Huế nhiều lần, vẫn còn nhìn thấy 2 nền nhà trơ trụi, bia căm thù đế quốc Mỹ đánh phá miền bắc vẫn nằm sờ sờ ra đó.
Cứ nhìn thấy 2 nền nhà kia, nay như vẫn chưa dễ xóa được xoát sa nhọc nhằn! Và có người kể lại, cái tấm bia không còn chữ - hình như ở Hà Nội mà chính tôi nhìn thấy chỉ có đâu vài ba tấm bia lịch sử như thế . Một tấm bia khác ở đường Cổ Ngư ( nay đường Thanh Niên , bời sau 1954, thanh niên xung phong lấp đất hồ , nới rộng làm đường đôi ).
Từ Trấn Võ , còn gọi là chùa Quán Thánh đi ngược lên, thì bia nằm ở phía bên trái, tên tuổi phi công Mỹ lái B. 5 2 bị bắn hạ lần đầu tiên, vẫn còn trên hồ Trúc Bạch.
Chẳng thể quên , không thể không đến phố Khâm Thiên , nhìn tấm bia tưởng nhớ nạn nhân xấu số chết vì bom Mỹ.
B ây giờ không còn vết tích chiến tranh tàn phá của B.52 trải thảm, kẻ dọc, lại ngang, rồi chéo góc, hình ô quả trám, cày xới nát như tương bần.
Hết rồi, cảnh hoang tàn , nhà cửa làm mới, cửa hàng chen chúc mọc lên; nhưng từ cuối phố hướng về Thái Hà Ấp ( xưa ) - vẫn còn nhìn thấy 3 căn nhà gạch xây từ thập niên 50 còn ngạo nghễ đứng thẳng chịu dầm mưa trải nắng theo thời gian vĩnh cửu sinh tồn.
" Cái quá khứ cay đắng đó, cũng là nơi gieo mầm cho một tương lai tốt đẹp hơn" - như ngoạitrưởng Hoa Kỳ nhớ đến hàng hàng lớp lớp mưa bom trên bầu trời Hà Nội năm nào ?
Hà Nội của anh ( Băng Sơn ) của tôi ( Thế Phong ) , của mọi người yêu mến; đi xa vẫn mong ngóng về thăm, của người Hà Nội vẫn luôn gần kề Hà Nội - riêng với Băng Sơn, nhà văn từng yêu từng cánh hoa lộc vừng hoa đỏ lộc vừng trên những lối đi, từ cảm hứng đó, viết được bao chùm thơ mượt mà, nhiều câu văn bỏng cháy về tình yêu muôn thuở dành cho Hà Nội :
" ...Tình cờ hay run rủi, cuối năm vừa đây, nhà văn Thế Phong, một người bạn cũ Hà Nội cách đây 41 năm, từ tp Hồ Chí Minh ra Hà Nội họp (5) đến thăm tôi , sau hơn nửa cuộc đời xa cách. mấy hôm ấy trời Hà Nội bắt đầu những cơn gió mùa thổi giạt hoa lộc vừng dỏ chói trên mặt sóng Hồ Gươm về một góc Hàng Khay, trong cái lạnh đầu mùa, anh xuýt xoa nâng chén trà nóng để nghe cái ấm áp của trình yêu Hà Nội truyền qua làn da bàn tay có bao nhiêu là vạch ngang dọc bôn ba, cái ấm áp khác hằn cốc thủy tinh trà đá trước đó mấy buổi anh uống tại quán cóc phố Nguyễn Du , cạnh trụ sở Hội Nhà văn, mà vị của nó cứ lành lạnh, nhàn nhạt giống như ở cuối chợ Bến Thành hoặc ở đầu ô Cầu Giấy ngoài này. Câu chuyện giữa một người Hà Nội lâu ngày với một người Hà Nội vẫn không xa Hà Nội cứ râm ran. Có lúc ngậm ngùi. Có khi phá lên những trận cười rung rinh mặt tách ...
T rở lại trước năm 1954 , nhóm học sinh Hà Nội trong thành yêu văn chương , lập bút nhóm, thì Nhóm Hoa Phượng là một trong những khuôn mặt sáng giá .
Đào Đức Chinh ( sinh năm 1932- ) em bác sĩ trưởng khoa , có nhà công cấp ở một biệt thự có 4 mặt đường ( Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng+ Hàng Bông Thộ Ruộm và con đường ngắn nhất Triệu Quốc Đạt) . Trưởng bút nhóm lấy bút hiệu Huyền Giang, cô em gái Huyền Vân, Băng Sơn ( Trần Quang Bốn ) , Vân Long ( Nguyễn Văn Long ) , Hương Huyền (Lê thị Hồng Châu) sáng tác thơ, truyện ngắn gửi đi các báo . Bút nhòm thường họp tại tư thất bác sĩ Đào Đức Hoành.
Trước hiệp định Genève 1954, một số học sinh sinh năm 1932 bị động viên vào quân trường Thủ Đức, trong đó có Đào Đức Chinh . Sau hiệp định, bác sĩ Hoành vào Nam cùng Đào Đức Khánh ( anh ruột Đào Đức Chính, một họa sĩ trình bày báo Văn Nghệ Tiền Phong (Saigon ) -- còn Huyền Vân ( em gái Đào Đức Chinh ) ở lại Hà Nội cùng Vân Long, Băng Sơn & Hương Huyền.
Vân Long có thư và thơ qua lại với cô em gái Huyền Giang, ngỏ ý thơ dò tình, có duyên không phận , sau 20-7-1954, cô này gật đầu làm vợ một bộ đội cụ Hồ ; còn Băng Sơn gửi thư và thơ tới cánh chim
' hương sắc ban đêm' ở ngõ Liên Trì, rồi đành buông phao , khi gặp ca sĩ phu nhân bây giờ.
Huyền Giang mang cấp bậc thiếu úy vào 1955, tôi gặp anh ở Sông Lũy , khi đến đây thăm đại úy Henri Guilleminot ( một sĩ quan, sếp cũ ở 3 ème Companie , 1er Bataillon Thái ỏ Nghĩa Lộ vào đầu thập niên 50) hiện ông chỉ huy một trung đoàn sắp trao lại cho Quân Đội Quốc Gia . Con đường văn chương Đào Đức Chinh lẹt bẹt, xuất bản được một tập thơ mỏng, nhưng thăng tiến binh nghiệp, từng tham mưu trưởng Trường Võ Bị Thủ Đức, sau 30 /4/ 75 di tản sang Mỹ, và cuối cùng tình văn chương vẫn lẹt đẹt như xưa , còn tình vợ chồng thì đổ vỡ. (*)
Và bút Nhóm Hoa Phượng chỉ còn lại Băng Sơn và Vân Long có chỗ đứng trong Hội Nhà văn Việt nam, có sách xuất bản sau thời kỳ đổi mới, nhất là Băng Sơn bám trụ vững chắc - và có một địa vị vững chắc trong văn học sử Việt nam. Đó là điều chắc chắn không thể đảo ngược, tôi bắt chước lối nói các chính trị gia, nhưng thật tình nghiêm chỉnh.
B ăng Sơn- Trần Quang Bốn, quê Cẩm giàng, Hải Dương, lên Hà Nội học, lập nghiệp văn chương tại thủ đô Ngàn năm văn vật. Ông sinh ngày 18 tháng 12 năm 1932 ( theo âm lịch, nhà văn có vận' hầu tinh' giống Tố Hữu, Tô Hoài , vv...) qua đời ngày 3 tháng 9 năm 2010 tại Hà Nội., để lại khoảng trên dưới 30 tác phẩm - như Thú ăn chơi người Hà Nội . ( Nxb Văn hóa , Hà Nội 1993, tái bản rất nhiều lần ).
Vân Long có thư và thơ qua lại với cô em gái Huyền Giang, ngỏ ý thơ dò tình, có duyên không phận , sau 20-7-1954, cô này gật đầu làm vợ một bộ đội cụ Hồ ; còn Băng Sơn gửi thư và thơ tới cánh chim
' hương sắc ban đêm' ở ngõ Liên Trì, rồi đành buông phao , khi gặp ca sĩ phu nhân bây giờ.
Huyền Giang mang cấp bậc thiếu úy vào 1955, tôi gặp anh ở Sông Lũy , khi đến đây thăm đại úy Henri Guilleminot ( một sĩ quan, sếp cũ ở 3 ème Companie , 1er Bataillon Thái ỏ Nghĩa Lộ vào đầu thập niên 50) hiện ông chỉ huy một trung đoàn sắp trao lại cho Quân Đội Quốc Gia . Con đường văn chương Đào Đức Chinh lẹt bẹt, xuất bản được một tập thơ mỏng, nhưng thăng tiến binh nghiệp, từng tham mưu trưởng Trường Võ Bị Thủ Đức, sau 30 /4/ 75 di tản sang Mỹ, và cuối cùng tình văn chương vẫn lẹt đẹt như xưa , còn tình vợ chồng thì đổ vỡ. (*)
Và bút Nhóm Hoa Phượng chỉ còn lại Băng Sơn và Vân Long có chỗ đứng trong Hội Nhà văn Việt nam, có sách xuất bản sau thời kỳ đổi mới, nhất là Băng Sơn bám trụ vững chắc - và có một địa vị vững chắc trong văn học sử Việt nam. Đó là điều chắc chắn không thể đảo ngược, tôi bắt chước lối nói các chính trị gia, nhưng thật tình nghiêm chỉnh.
B ăng Sơn- Trần Quang Bốn, quê Cẩm giàng, Hải Dương, lên Hà Nội học, lập nghiệp văn chương tại thủ đô Ngàn năm văn vật. Ông sinh ngày 18 tháng 12 năm 1932 ( theo âm lịch, nhà văn có vận' hầu tinh' giống Tố Hữu, Tô Hoài , vv...) qua đời ngày 3 tháng 9 năm 2010 tại Hà Nội., để lại khoảng trên dưới 30 tác phẩm - như Thú ăn chơi người Hà Nội . ( Nxb Văn hóa , Hà Nội 1993, tái bản rất nhiều lần ).
Trong Cùng một tác giả , tác giả tự ghi:
- Giải thưởng Hội Nhà văn ( viết cho thiếu nhi)
- Giải Thăng Long 5 năm ( 2 lần / Hội Văn Nghệ Hà Nội)
- Kịch thơ ( Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt nam, 1974)
- 360 phố phường Hà Nội , 2007.
----------
* - thông tin cung cấp :
thi sĩ NHƯ HOA-LÊ QUANG SINH ( Huê Kỳ) .
Đường Bá Bổn
----------
(1) - trích TRĂM NGÔI NHÀ NGHỆ SĨ HÀ NỘI / BĂNG SƠN ,
Nxb Thanh Niên Hà Nội 2008.
(2 ) - tuần báo Đời Mới , 117 Trần Hưng Đạo , Saigon-Cholon - chủ nhiệm Trần Văn Ân, chủ bút Hoàng Trọng Miên- ( cố vấn, mưu sĩ chủ nhiệm : Hà Việt Phương, không có tên trên manchette báo )
(3) - trích HÀ NỘI 40 NĂM XA / THẾ PHONG , Nxb Thanh Niên,Hà Nội 1999, tái bản 2006)
(4) - T.T.KH. Nàng là Ai ? / Thế Nhật ( Thế Phong) ,Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 1994 , tái bản 2001.
(5) - hội nghị Les Temps Des Livres tổ chức ở Hà Nội do Đại sứ quán Pháp tổ chức lần đầu vào 1994.
(2 ) - tuần báo Đời Mới , 117 Trần Hưng Đạo , Saigon-Cholon - chủ nhiệm Trần Văn Ân, chủ bút Hoàng Trọng Miên- ( cố vấn, mưu sĩ chủ nhiệm : Hà Việt Phương, không có tên trên manchette báo )
(3) - trích HÀ NỘI 40 NĂM XA / THẾ PHONG , Nxb Thanh Niên,Hà Nội 1999, tái bản 2006)
(4) - T.T.KH. Nàng là Ai ? / Thế Nhật ( Thế Phong) ,Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 1994 , tái bản 2001.
(5) - hội nghị Les Temps Des Livres tổ chức ở Hà Nội do Đại sứ quán Pháp tổ chức lần đầu vào 1994.
- một số văn sĩ, triết gia, đạo diễn từ Pháp sang Hà Nội tham dự , và tùy viên báo chí Robert Lacombe cậy nhà thơ nữ Ý Nhi (trưởng Chi nhánh Nxb Hội Nhà văn tại Tp. HCM) đại diện Đại sứ quán mời một số nhà văn , nhà thơ, nhà báo , giáo sư , sống tại Tp .HCM tham dự vào đầu tháng 10 / 1994. ở Hà Nội.
- tham dự: -- Gs.Hoàng Như Mai, Gs. Cao Xuân Hạo , Huỳnh Như Phương, Ngô Thị Kim Cúc, Hoàng Hưng, Lý Lan, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Thị Minh Ngọc, v..v... ).
-----------------------------------
( bài đăng lại ( tu chỉnh)
(Jan., 24/ 2022 )
----------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét