THỨ NĂM, 23 THÁNG 4, 2020
về nhà thơ Phổ Đức [ i.e.Lê Phước Độ 1940-- 2013] / bài viết: Hồ Nam
-- nguồn : 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ / Đất Sống xuất bản, 2006.
Phổ Đức : nhà thơ làm thấy số tử vi / bài viết: Hồ Nam
(Vũ Uyên Giang & Hồ Nam/ Đất Sống xuất bản, 2006)
100 khuôn mặt văn nghệ sĩ
Đất Sống xuất bản, USA 2006.
Phổ Đức:
thi sĩ kiêm thầy số tử vi
Đất Sống xuất bản, USA 2006.
Phổ Đức:
thi sĩ kiêm thầy số tử vi
[i.e. Lê Phước Độ 1940- 2013]
(Phổ Đức qua Vũ Uyên Giang)
Phổ Đức làm thơ từ hồi còn đi học, nhưng thơ Phổ Đức [làm theo kiểu thơ] Đinh Hùng -- thứ thơ lựa chữ, ghép vần, vẫn chưa vượt qua được dòng thơ tiền chiến.
Cố gắng bao nhiêu, vẫn chỉ lẽo đẽo thao sau những Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng.
Nhờ chịu khó điếu đóm Đinh Hùng, được Đinh Hùng + ban Tao Đàn tận tình phổ biến, thiên hạ biết tới thơ Phổ Đức khá nhiều. Nhưng thiên hạ càng được làm quen với thơ Phổ Đức bao nhiêu; thì cũng ngấy Phổ Đức bấy nhiêu -- vì, toàn gặp những vần điệu, ý tưởng -- như đã đọc, nghe ở đâu rồi, trở thành quá nhàm!
Phổ Đức in thơ, ra báo, chẳng gây được một tiếng vang nào cả.
Đinh Hùng qua đời, khiến Phổ Đức mất chỗ dựa, bị hụt hẫng, bị đời quên lãng.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phổ Đức không bị học tập cải tạo [dài hạn], cưới được bà vợ thợ may. Phổ Đức dựa hơi vợ, thì quá buồn -- đổi qua học nghề Hi- Di-Trần- Đoàn, đem sách tử vi đẩu số Hi-Di-Trần-Đoàn ra phổ thành thơ, rồi hành nghề lấy số tử vi, ăn sao luận lá số tử vi chẳng ra làm sao -- những bản dịch chợ, bán nơi cổng chùa, chữ tác đọc thành chữ tộ, sai bét ; lại đem phổ thành thơ nữa càng sai thêm, càng ngô nghê hơn hơn nữa ...
Làm nghề thầy số tử vi không khá được, Phồ Đức quay sang điếu đóm Phan Lạc Giang Đông làm thơ, để đăng báo hải ngoại.
Vì bản tính nhút nhát, không dám dấn thân, thi ca Phổ Đức làm sau 30 tháng 4/ 1975, đưa đăng báo hải ngoại, vẫn cứ lờ đờ trôi theo dòng thơ tiền chiến-- chẳng gây được một ấn tượng nơi người đọc. Phổ Đức bị chìm nghỉm trong đám làm thô đông như kiến cỏ, luôn luôn muốn được tôn vinh là thi sĩ, đưa 'sáng tác gọi là thơ' đăng báo kiếm chút danh 'thi sĩ'.
Làm thơ chẳng ra sao, Phổ Đức đi đâu cũng khệnh khạng ta đây: " người làm thơ cùng thời với Đinh Hùng."
Có một lần, Hoàng Hương Trang đã nổi cơn tam bành, chửi cho một trận tắt bếp;
" thi sĩ bám váy vợ, đầu tóc lúc nào cũng bóng lộn như váy lĩnh Mỹ-a vậy; khoe cùng thời với Đinh Hùng hay là điếu đóm cho Đinh Hùng, phải nói rõ'.
" thi sĩ bám váy vợ, đầu tóc lúc nào cũng bóng lộn như váy lĩnh Mỹ-a vậy; khoe cùng thời với Đinh Hùng hay là điếu đóm cho Đinh Hùng, phải nói rõ'.
---------------
*- Hoàng Hương Trang và Phổ Đức đã từng có một thi phẩm in chung. ( Bt).
Cái miệng chanh chua Hoàng Hương Trang lớn quá, khiến Phổ Đức đành im thin thít, như thịt nấu đông, không dám cãi một lời.
Hoàng Hương Trang (bên phải)
chụp chung với nhạc sĩ Lê Thương
(courtesy photo: Hoàng HươngTtrang)
Của đáng tội; Phổ Đức thật ra cũng không đến nỗi nào, là bạn học Phạm Thiên Thư, Nguyên Vũ -- cũng có chút tâm hồn thơ ca, cũng biết luật bằng trắc, giang hồ vặt, từng nằm bàn đèn với Đinh Hùng -- nhưng làm quen với nàng thơ lại là chuyện khác.
Đời này thiếu gì kẻ ghép vần làm thơ, đem thơ đăng báo, in thơ ào ào -- nhưng số là thi sĩ lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay thôi.
Phổ Đức còn hơn bao người làm thơ; còn có được vài câu thiên hạ nhớ tới.
Và, nay Phổ Đức vẫn còn sống, vẫn còn thở, chưa bước vào tuổi 70 -- nếu Phổ Đức còn theo đuổi Nàng Thơ, dám sống hết mình với thơ -- biết đâu những cảm xúc thật lại chẳng hỗ trợ Phổ Đức có được những vần thơ để đời.
Nàng Thơ không đóng cửa với ai hết, nàng thơ lúc nào cũng cởi mở với những người dám sống chết với thơ, một lòng một dạ với thơ.
Tâm thần như Bùi Giáng, nàng thơ còn không phụ, huống chi người bình thường như Phổ Đức. Điều quan trọng là Phổ Đức có lòng thành với thơ, có sống hết mình với thơ không, có dám hết vì thơ không , có dám như Phùng Quán .
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá
PHÙNG QUÁN
Làm nhà thơ khó lắm, nhưng cũng vinh quang lắm -- Phổ Đức thừa khả năng, nhưng lại thiếu bản lĩnh-- mà một người làm thơ không có bản lĩnh, thì thơ đích thực luôn luôn ngoảnh mặt với họ; có làm dáng, có lên giọng thế nào, cũng chỉ kệch cỡm, làm trò hề thôi.
HỒ NAM
(tr. 263- 264 100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ)
==============================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét